Đề Xuất 5/2023 # Những Điều Cần Biết Về Nghi Thức Thờ Cúng Trong Đêm Giao Thừa Dịp Tết Nguyên Đán # Top 8 Like | Herodota.com

Đề Xuất 5/2023 # Những Điều Cần Biết Về Nghi Thức Thờ Cúng Trong Đêm Giao Thừa Dịp Tết Nguyên Đán # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Điều Cần Biết Về Nghi Thức Thờ Cúng Trong Đêm Giao Thừa Dịp Tết Nguyên Đán mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lễ cúng giao thừa (trừ tịch) là gì?

Giao thừa hay còn gọi là trừ tịch chính là thời điểm giờ phút cuối cùng của năm cũ qua đi sắp bắt đầu sang năm mới. Đêm trừ tịch là đêm cuối cùng của năm rất tối nên thường được ví “tối trời như đêm ba mươi”. Đêm trừ tịch được coi là đêm của sự tĩnh lặng, thiêng liêng để rũ bỏ những phiền muộn. Theo như tục lệ từ xa xưa của người Việt thì vào đêm trừ tịch người ta sẽ làm lễ trừ tịch với ý nghĩa đem bỏ hết tất cả những thứ xấu xa của năm cũ để đón chào những điều mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới và để khu trừ ma quỷ. Lễ trừ tịch được tiến hành vào đêm giao thừa nên thường vào giờ Tý từ 11 giờ đến 1 giờ nên còn được gọi với tên khác là lễ giao thừa.

Lễ cúng đêm giao thừa cúng ai?

Lễ giao thừa được tổ chức là để đón các vị Thiên binh chính là 12 vị hành khiển. Người ta tin rằng, mỗi một năm có một vị hành khiển coi việc nhân gian và sau khi kết thúc năm đó thì vị hành khiển ấy sẽ bàn giao công việc cho vị thần khác vì thế nhân gian sẽ làm lễ cúng để tiễn vị thần cũ, đón thần mới. Sau 12 năm các vị hành khiển sẽ luân phiên trở lại cai quan nhân gian. Vào thời điểm giao thừa thì các vị hành khiển đi thị sát dưới hạ giới nên rất vội vàng không thể vào trong nhà nên bàn cúng thường sẽ được đặt ở ngoài trời để các vị có thể dễ dàng hưởng lễ.

– Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.

– Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.

– Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.

– Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.

– Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.

– Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.

– Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.

– Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.

– Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.

– Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.

– Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.

– Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.

Cần sắp dọn bàn thờ cúng giao thừa như thế nào?

Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dân gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Chính vì vậy mà trong mỗi gia đình người Việt ta thường có bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ là nơi thờ cúng linh thiêng để tỏ lòng thành kính, biết ơn tưởng nhớ tới những người đã khuất của con cháu còn sống. Tùy theo điều kiện gia cảnh của mỗi gia đình mà cách sắp đặt và trang trí bàn thờ sẽ khác nhau tuy nhiên điểm chung chính là bàn thờ tổ tiên luôn được đặt ở vị trí trang trạng nhất.

Cúng giao thừa ngoài trời cần làm như thế nào?

Bàn thờ cúng giao thừa ngoài trời sẽ được đặt ngoài trời có thể là ngay trước cửa nhà gồm một chiếc hương án trên có bình hương, hai ngọn nến hoặc hai ngọn đèn dầu. Lễ vật trong mâm cúng giao thừa thường gồm: một chiếc thủ lợn hoặc một con gà, một đôi bánh chưng, kẹo bánh, mứt, hoa quả, trầu cau, rượu, cốc nước lã, vàng mã và có thẻ là thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Còn đối với lễ cúng giao thừa tại chùa thì lễ vật cúng sẽ là đồ chay. Đến giờ cử hành lễ khi chương trống vang lên thì người chủ lễ sẽ ra làm lễ rồi những người khác sẽ lễ theo để cầu xin một năm mới nhiều may mắn.

Cúng giao thừa trong nhà như thế nào?

Sau khi kết thúc lễ cúng giao thừa ngoài trời thì các gia đình có thể tiến hành cúng giao thừa trong nhà. Cúng giao thừa trong nhà chính là lễ cúng tổ tiên và Thổ công của gia đình mình để cầu xin được phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp nhiều may mắn, tốt lành trong năm mới. Mâm lễ cúng trong nhà cũng gần tương tự với lễ cúng giao thừa ngoài trời.

Lễ vật trong mâm cúng thường gồm: bánh chưng, thịt gà, xôi, giò hoặc chả kèm một số món ăn khác tùy theo sự chuẩn bị của mỗi gia đình, hương hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt, rượu bia, nước ngọt, nước lã.

Khi chuẩn bị đầy đủ mâm cúng trên bàn thờ thì chủ nhà tiến hành thắp hương cúng, khấn. Đầu tiên gia chủ sẽ thắp hương khấn Thổ Công là vị thần cai quản trong nhà để xin phép thần cho phép tổ tiên gia đình mình về ăn Tết cùng con cháu. Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ đứng trước bàn thờ một cách trang nghiêm để cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu có một năm mới mạnh khỏe, an khang thịnh vượng.

Sau khi tiến hành xong các thủ tục cúng lễ giao thừa thì các cụ xưa có một số tục mà cho đến ngày hôm nay con cháu vẫn còn lưu truyền và thực hiện như:

– Đi lễ đình, đền, chùa, miếu, điện: thường thì sau khi kết thúc lễ cúng giao thừa ở nhà thì mọi người thường rủ nhau đến các đình chùa, miếu, điện để lễ Thần, Phật phù hộ cho bản thân và người thân của mình được may mắn, bình an. Tùy vào mỗi người, có người có thể chuẩn bị mâm lễ chay và lễ mặn để đi lễ nhưng cũng có người chỉ đến thắp hương tuy nhiên điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm.

– Lựa chọn hướng xuất hành: Khi bắt đầu từ nhà bước ra ngoài chơi hay đi lễ thì người ta hay chọn giờ, hướng xuất hành phù hợp với năm, với tuổi của mình để mong được gặp may mắn, tốt lành trong cả năm.

– Hái lộc: Khi đi lễ tại các đình, chùa, miếu, điện xong thì thường có tục hái lộc có nghĩa là hái một nhành cây hay bông hoa mang về nhà để cắm trên bàn thờ tổ tiên cho tới khi héo tượng trưng cho ý nghĩa lấy lộc của trời đất, thần phật.

– Hương lộc: đây cũng là một trong những tục có từ thời xưa. Theo tục này thì khi người ta đi lễ tại các đình, chùa, miếu, điện sẽ dốt một nắm hương tại nơi mình đi lễ khấn vái rồi sau đó sẽ mang nắm hương đó về bàn thờ nhà mình cắm. Ngọn lửa của hương có ý nghĩa tượng trưng cho sự phát đạt và được lấy từ nơi thờ thần thánh, phật tức là cầu xin các vị thánh, phật phù hộ cho cả năm được phát tài phát lộc, may mắn.

– Tục xông nhà: tục xông nhà cho tới nay vẫn rất được quan tâm và chú trọng. Sau thời khắc giao thừa sẽ chuyển sang năm mới, các gia đình thường tìm một người dễ vía, hợp tuổi với gia chủ để xong nhà có nghĩa là người đầu tiên từ bên ngoài bước vào nhà trong năm mới. Người xông nhà có thể là một thành viên trong gia đình hoặc là một người khác đều được. Việc kén người xông nhà này mang ý nghĩa là mong muốn người xông nhà sẽ mang lại nhiều may mắn, tốt lành đến cho gia đình gia chủ.

Những Điều Chưa Biết Về Lễ Cúng Đêm Giao Thừa (Trừ Tịch)

Quân lương cho thiên binh của quan Hành khiển

Theo quan điểm của người Việt xưa, trong vũ trụ có sao Mộc (木星 Mộc tinh) mà phương Đông gọi là sao Thái Tuế (太歲), 12 năm quanh hết một vòng mặt trời. Hàng năm đi ngang qua một cung trên đường Hoàng đạo, ứng với 12 cung từ Tý đến Hợi. Khi sao Mộc đi vào cung Tý năm đó gọi là năm Tý, đến cung Sửu năm đó là năm Sửu …vào cung Hợi là năm Hợi. Người xưa, với quan niệm phong phú về thần linh đã không coi đơn giản đó là một ngôi sao mà là 12 vị thần hành khiển (quan văn), hành binh (quan võ) gọi là thập nhị Đại vương hành khiển và tin rằng đó là những người thay mặt Ngọc Hoàng – vị vua của thiên giới trông coi mọi việc trên thế gian, mỗi vị một năm theo chu kỳ của 12 con giáp. Vì vậy sao Thái Tuế đi vào sao nào thì sao đó được tôn là vị “Hành khiển thâp nhị chi Thần” (行遣十二之神). Bên cạnh mười hai vị hành khiển luôn có mười hai phán quan. Đại vương hành khiển lo việc thi hành những mệnh lệnh của Ngọc Hoàng còn phán quan thì lo việc ghi chép công, tội của mọi người, mọi gia đình, mọi thôn xã. Ví dụ, năm nay là năm Dậu là năm “Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan” phụ trách, hết năm nay, sang năm mới là năm Tuất sẽ do “Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan” phụ trách. Các vị đại vương này còn gọi là đương niên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong cả năm, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng gia đình, từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng đế. Thượng đế, căn cứ vào bản công tội đó để chỉ thị cho người mới xuống cai trị biết để định công, tội.

Theo quan niệm của người Việt xưa, lúc giao thừa, là khoảnh khắc các vị quan Hành khiển cùng quan binh chuyển giao công tác. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì người Việt xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã đến nỗi quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo.

Tâm nguyện về một năm mới an khang, thịnh vượng

Với quan niệm trên, mâm cỗ cúng giao thừa để thể hiện lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Tâm nguyện của gia chủ mong rằng các quan hành khiển năm cũ sẽ báo cáo tốt về mình với Ngọc hoàng để năm mới được phù hộ, độ trì tốt hơn, nhiều may mắn hơn năm cũ. Những thức cúng trên mâm cỗ giao thừa thường không quá cầu kỳ nhưng những đồ cúng dâng phải có là: gà trống ngậm hoa hồng, bánh chưng, xôi gấc, giò chả, hoa quả, gạo muối và rượu. Gà trống, theo quan niệm của Người Việt xưa là biểu tượng của ngũ đức: văn, võ, dũng, nhân, tín là những đức tính rất cần có của một bậc dũng sĩ. Bông hoa hồng đỏ trên miệng gà là hình ảnh tượng trưng cho ông mặt trời vì giao thừa (trừ tịch) là đêm mà mặt trời ngủ sâu nhất, gà trống sẽ cất cao tiếng gáy đánh thức mặt trời dậy để cả năm được tràn ngập ánh sáng, mưa thuận gió hòa, con đường tiền tài, sức khỏe… được rạng rỡ, sáng sủa.

Mâm cỗ giao thừa không chỉ là thể hiện tín ngưỡng tâm linh cổ xưa của người Việt mà nó còn chất chứa những tâm nguyện về một năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc cho gia chủ.

Vương hiệu của 12 vị hành khiển và các phán quan theo quan niệm người Việt xưa:

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, mộc tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, thạch tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, hoả tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.

Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, thiên hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.

Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, thiên mao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành khiển, ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, ngũ miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan.

Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.

Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, thiên bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.

Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, ngũ ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.

Văn khấn lễ giao thừa ngoài trời (theo Vietnamnet)

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Bính Thân với năm Đinh Dậu, chúng con là: …………….., sinh năm: ………, hành canh: ……….. tuổi, cư ngụ tại số nhà: ………, ấp/khu phố: ……….., xã/phường: ……….., quận/huyện: …………………., tỉnh/thành phố: ……………………

Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Sơn Tùng

Hướng Dẫn Các Nghi Thức Cúng Trong Đêm Giao Thừa

Cúng giao thừa là nghi thức cúng không thể thiếu trong mỗi đêm 30 tết. Gia đình nào cũng muốn chuẩn bị thật tốt, đầy đủ các nghi thức cúng lễ trong đêm giao thừa để tiễn năm cũ và chào đón năm mới.

Lễ trừ tịch (lễ giao thừa)

Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ trừ tịch này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà năm Canh Tý 2020

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần) Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh Nay phút giao thừa năm cũ Kỷ Hợi với năm Canh Tý. Chúng con là :…sinh năm: …, hành canh: …tuổi, ngụ tại số nhà …, ấp/khu phố …, xã/phường…, quận/huyện/thành phố …, tỉnh/thành phố … Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám. Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Sau khi hết 3 tuần hương thì hóa vàng mã dâng cúng.

Cúng ai trong lễ giao thừa?

Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.

Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn cấp nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Sửa lễ cúng giao thừa

Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.

Lễ vật cúng giao thừa gồm:

Chiếc thủ lợn hoặc con gà

Bánh chưng

Mứt kẹo

Trầu cau

Hoa quả

Rượu nước

Vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển.

Tuy nhiên, trong văn hóa truyền thống của người Việt, người ta vẫn dùng gà trống để cúng. Người Việt quan niệm gà trống là biểu tượng của ngũ đức: Văn, võ, dũng, nhân, tín. Bông hoa hồng đỏ trên miệng gà là hình ảnh tượng trưng cho ông mặt Trời.

Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật… Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.

Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn cấp nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà…

Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời năm Canh Tý 2020

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần) Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan. Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan. Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần. Nay là phút giao thừa năm Kỷ Hợi với năm Canh Tý Chúng con là: …, sinh năm: …, hành canh: … tuổi, cư ngụ tại số nhà:…, ấp/khu phố:…, xã/phường …, quận/huyện/ thành phố …, tỉnh/thành phố … Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng-đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì. Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Các chuyên gia lưu ý, gia chủ phải thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ. Sau đó mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà.

Nhà chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời?

Khi ở chung cư, do không gian chật hẹp không diện tích dưới mặt đất nên việc cúng chỉ cần tập trung ở trong nhà mà không nhất thiết phải cúng ngoài trời. Nếu các gia đình cần cúng ngoài trời nên xuống dưới sân của nhà chung cư chứ không phải ở trên tầng.

Việc cúng ngoài trời cần có khoảng không gian có trời và có đất, do vậy lễ vật cần được đặt gần với mặt đất. Vì thế nếu cúng ở trên khoảng không tầng lầu chung cư thì không gian bày lễ cách nhau quá xa nên không thể gọi là cúng ngoài trời được.

Lễ cúng Thổ Công

Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.

Những lưu ý khi cúng giao thừa

Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất: Từ xưa đến nay làm mâm cúng chủ yếu là thành tâm không cần phải đầy đủ như yêu cầu. Nhưng không phải vì thế mà được phép sơ sài.

Tùy phong tục từng vùng miền và địa phương sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng trên cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,…

Theo quan niệm người Hoa, đêm giao thừa phải có đầy đủ con cháu để rước ông bà về với gia đình ăn Tết. Nếu nhà không đầy đủ thể hiện một năm hạnh phúc không trọn vẹn.

Vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã, to tiếng.

Tránh tạo ra những tiếng động lớn, rơi vỡ.

Không soi gương vào đêm giao thừa vì quan niệm người xưa cho rằng như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ vào đêm đó khiến cả năm gặp điều không may.

Giao thừa là thời khắc linh thiên của dân tộc, đánh dấu một năm cũ trôi qua và chào đón năm mới thuận lợi, nhiều niềm vui hơn thế nên cúng giao thừa luôn được người Việt chuẩn bị kỹ lưỡng từ mâm cỗ, nghi lễ, văn khấn và những điều không nên trong đêm giao thừa.

Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch

Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.

Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

Xông nhà: Thường người ta kén một người “dễ vía” trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Món ăn may mắn vào đêm giao thừa của các nước

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Nghi Thức Cúng Đêm Giao Thừa (Năm 2022)

Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật, thì không sắm lễ cúng Phật, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các vong linh. Không bày lễ cúng ngoài sân, vì đã cúng tất cả trong nhà. Có hai cách khấn cúng: 1. Dành cho trường hợp cúng lễ, nhưng không có thời gian tụng kinh. 2. Dành cho trường hợp cúng lễ, có thời gian tụng kinh.Đồ Lễ & Cách Sắp Lễ– Trà: Pha nước trà có hương thơm.– Thực: Bánh chưng đã bóc bỏ lá (Một chiếc chia làm ba phần dâng cúng: Phật; chư Thiên, chư Thần Linh; vong linh).– Một cốc sữa tươi, đặt cúng bên lễ cúng gia tiên.

Lưu Ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

B. Nghi Thức Cúng Lễ

1. Cúng Lễ Không Tụng Kinh

(Cắm hương chắp tay đọc)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)

(Đọc chú Biến thủy, Biến thực)Chú biến thực: Nam mô tát phạ đát tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần)Chú biến thủy: Nam mô tô rô bà ra đát tha nga đá ra đát điệt tha án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần)Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần)

(Cúng dường Tam Bảo: Nếu gia đình phát tâm cúng dường Tam Bảo về chùa thì đọc tiếp, nếu không cúng dường thì không đọc) Sang canh năm mới…., chúng con muốn cho gia đình một năm được tăng trưởng phúc lành, mọi sự cát tường, tiêu trừ nghiệp chướng, nên chúng con thành tâm tu bồi cội phúc bằng cách cúng dường hộ trì Tam Bảo, để hưởng phúc lành từ nơi tu tập của chư Tăng tại chùa…(nếu tại Chùa Ba Vàng thì đọc: Chùa Ba Vàng, Phường Quang Trung, Tp Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh) với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý phù hợp với việc tu tập để hồi hướng công đức cúng dường của gia đình con đến cho chư Thiên, chư Thần Linh, chư vong linh.– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là … để hồi hướng phúc đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đất ở thuộc gia đình.– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là … để hồi hướng cho chư vong linh gia tiên tiền tổ nội ngoại đôi bên họ: …… (và vong linh thai nhi)– Chúng con cúng dường với số tiền là … để hồi hướng cho chư vong linh có duyên tại nơi đất ở của gia đình tại địa chỉ …– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là … để hồi hướng phúc đến cho chư vong linh oan gia trái chủ, hợp duyên, oán kết của cả gia đình

(Nếu trong gia đình có người cần cầu sức khỏe hoặc công danh hoặc thi cử…. thì đọc tiếp: Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho(tên)… được….)

Chúng con cũng nguyện cầu cho tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh, chư vong linh mà chúng con hiến cúng, được kết duyên pháp lữ với gia đình chúng con, đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật. Con cũng xin hồi hướng phúc lành đến cho gia đình chúng con(nguyện gì đọc nấy)….. và cùng nhau tinh tấn tu hành theo Chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử. Con xin phát nguyện, sẽ dâng cúng lễ vật thực trong(3, 4, 5,….)…. ngày tết, mỗi ngày một lần, tuỳ vào thời gian trong ngày chúng con sắp xếp được. Đến ngày….. chúng con xin làm lễ cúng mãn tết. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Tam Tự Quy Y Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm vô thượng.(1 lễ) Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển.(1 lễ) Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại.(1 lễ)

HẾT

2. Cúng Lễ Có Tụng Kinh

(Cắm hương xong, quỳ gối, chắp tay đọc)

Nguyện Hương Nguyện đem lòng thành kính Gửi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo Thề trọn đời giữ đạo Theo tự tính làm lành Cùng pháp giới chúng sinh Cầu Phật từ gia hộ Tâm bồ đề kiên cố Chí tu đạo vững bền Xa biển khổ nguồn mê Chóng quay về bờ giác Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát!

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)

Tán Pháp Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn, Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp. Nay con nghe thấy vâng gìn giữ, Nguyện hiểu nghĩa chân đức Thế Tôn. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!(3 lần)

(Ngồi đọc kinh)

KINH ĐIỀM LÀNH TỐI THƯỢNG(Mangala Sutta)

Chính tôi được nghe như vầy: Một thời Thế Tôn trú tại nước Xá Vệ (Sàvatthi), ở Vườn Kỳ Đà (Jetavana), khu vườn ông Cấp Cô Độc (Anàthapindika). Rồi một Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng, đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn. Sau khi đảnh lễ xong liền đứng sang một bên cung kính bạch Đức Thế Tôn với bài kệ:

Nhiều Thiên tử và người, Suy nghĩ đến điềm lành, Mong ước và đợi chờ, Để sống đời an lạc, Xin Ngài hãy nói lên, Về điềm lành tối thượng.

Đức Thế Tôn dạy rằng:1. Không thân cận kẻ ngu, Nên gần gũi bậc Trí, Tôn kính người Hiền Thiện, Là điềm lành tối thượng.

Ai sống được như thế, Không chỗ nào thất bại, Đến đâu cũng an lành, Luôn luôn được hạnh phúc. Vị Thiên tử nghe xong, đảnh lễ Đức Thế Tôn và hoan hỉ phụng hành. Nam mô Độ Nhân Sư Bồ Tát!(3 lần)

Mười Hạnh Phổ HiềnĐệ tử chúng con tùy thuận tu tập mười nguyện lớn của đức Phổ Hiền Bồ Tát: Một là kính lễ chư Phật Hai là xưng tán Như Lai Ba là rộng tu cúng dường Bốn là sám hối nghiệp chướng Năm là tùy hỷ công đức Sáu là thỉnh Phật chuyển Pháp Bảy là thỉnh Phật trụ thế Tám là thường theo học Phật Chín là hằng thuận chúng sinh Mười là hồi hướng khắp tất cả.

(Đọc Biến thủy, Biến thực)Chú biến thực: Nam mô tát phạ đát tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần)Chú biến thủy: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần)Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần)

(Cúng dường Tam Bảo: Nếu gia đình phát tâm cúng dường Tam Bảo về chùa thì đọc tiếp, nếu không cúng dường thì không đọc: Sang canh năm mới…., chúng con muốn cho gia đình một năm được tăng trưởng phúc lành, mọi sự cát tường, tiêu trừ nghiệp chướng, nên chúng con thành tâm tu bồi cội phúc bằng cách cúng dường hộ trì Tam Bảo, để hưởng phúc lành từ nơi tu tập của chư Tăng tại chùa……(nếu tại Chùa Ba Vàng thì đọc: Chùa Ba Vàng, Phường Quang Trung, Tp Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh) với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý phù hợp với việc tu tập để hồi hướng công đức cúng dường của chúng con đến các vị chư Thiên, chư Thần Linh và các vong linh.– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là….. để hồi hướng phúc đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đất ở của gia đình.– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng cho chư vong linh gia tiên tiền tổ nội ngoại đôi bên họ:…… (cùng vong linh thai nhi)– Chúng con cúng dường với số tiền là… để hồi hướng cho chư vong linh có duyên tại nơi đất ở của gia đình tại địa chỉ….– Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho chư vong linh oan gia trái chủ, hợp duyên, oán kết của cả gia đình

(Nếu trong gia đình có người cần cầu sức khỏe hoặc công danh hoặc thi cử…. thì đọc tiếp: Chúng con cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho(tên)… được….)

Sang canh năm mới, con cũng nguyện cầu cho tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh, chư vong linh mà chúng con hiến cúng, được kết duyên pháp lữ với chúng con, đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật. Con cũng xin hồi hướng phúc lành đến cho gia đình chúng con(nguyện gì đọc nấy)….. và cùng nhau tinh tấn tu hành theo Chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử. Chúng con xin phát nguyện sẽ dâng cúng lễ vật thực trong(3, 4, 5,….)… ngày tết, mỗi ngày một lần, tuỳ vào thời gian trong ngày chúng con sắp xếp được. Đến ngày….. chúng con xin làm lễ cúng mãn tết. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Nguyện ngày an lành đêm an lành Ngày đêm sáu thời thường an lành Trong tất cả thời thảy an lành Nguyện ngôi Thượng Sư thương nhiếp thọ

Nguyện ngày an lành đêm an lành Ngày đêm sáu thời thường an lành Trong tất cả thời thảy an lành Nguyện ngôi Tam Bảo thường gia hộ

Tam Tự Quy Y Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm vô thượng.(1 lễ) Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển.(1 lễ) Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại.(1 lễ)

HẾT

Nếu các Phật tử ở xa, muốn cúng dường về chùa Ba Vàng, nhưng không có điều kiện để về chùa, thì quý Phật tử khi cúng lễ xong, gom cất phần tịnh tài (tiền), để gửi ngay hoặc sau khoảng mấy tháng thì gửi. Chùa Ba Vàng và Thầy Thích Trúc Thái Minh không dùng bất kỳ một tài khoản ngân hàng nào khác. Nếu quý vị muốn cúng dường, công đức về chùa Ba Vàng thì chỉ chuyển khoản vào một tài khoản duy nhất sau đây:

Quý vị kiểm tra thông tin cung cấp tài khoản tại trang chùa Ba Vàng ở đường link sau:Thông Báo Số Tài Khoản Của Chùa Ba Vàng

Lưu ý: Nếu như sách nào có in số tài khoản mà không in đường link, mong quý vị xem xét và kiểm tra lại.

Tài Khoản Chùa Ba Vàng

– Số tài khoản: 0141005656888. – Tên tài khoản: Chùa Ba Vàng. – Ngân hàng: Vietcombank Quảng Ninh. – Mã SWIFT (mã số khi chuyển khoản quốc tế): BFTV VNVX014. Khi gửi xong thì nhắn tin vào số điện thoại để thầy biết 0981392858 (Sư thầy Thích Trúc Bảo Việt).

Liên Hệ

Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc, kính mời quý đạo hữu liên hệ với:1) Chùa Ba Vàng: – Số tổng đài Chùa Ba Vàng: 19008968 + Ban Tri khách (cố định): 02036557799 + Ban Tri khách (di động): 0963386533 – Email: chuabavang@gmail.com2) Thầy Thích Trúc Thái Minh: – Email: thaythichtructhaiminh@gmail.com – Nhắn tin vào fanpage: Thầy Thích Trúc Thái Minh:facebook.com/ThayThichTrucThaiMinh

Hướng dẫn nghi thức Tạ mộ cuối năm (2020) Bài cúng tất niên, ông Công, ông Táo năm 2020 Nghi thức cúng các ngày Tết năm 2020 Hướng dẫn lễ cúng khi không ăn Tết tại nhà (lên chùa, về quê… ăn Tết) năm 2020 Hướng dẫn nghi lễ Thanh minh năm 2020 Nghi thức cúng mãn Tết (hóa vàng) năm 2020 Nghi thức khai trương, khai xuân, mở hàng năm 2020 mới nhất Hướng dẫn các nghi thức cúng lễ tại cửa hàng (công ty…) năm 2020 Hướng dẫn cách làm lễ Sang cát (Bốc mộ) Hướng dẫn nghi thức chuyển đổi bàn thờ Hướng dẫn nghi thức động thổ, đổ móng, đổ mái, khánh thành nhà (xưởng,…) mới năm 2020

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Điều Cần Biết Về Nghi Thức Thờ Cúng Trong Đêm Giao Thừa Dịp Tết Nguyên Đán trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!