Đề Xuất 4/2023 # Những Điều Rùng Rợn Về Hình Nhân Thế Mạng # Top 5 Like | Herodota.com

Đề Xuất 4/2023 # Những Điều Rùng Rợn Về Hình Nhân Thế Mạng # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Điều Rùng Rợn Về Hình Nhân Thế Mạng mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hình nhân thế mạng là gì, những câu chuyện hãi hùng về hình nhân thế mạng có thật. Thực hư việc làm hại người khác bằng hình nhân thế mạng và hủ tục về điều này.

Ở nước ta chưa có “Tục tuẫn táng” nhưng đời trước có tục đốt hình nhân thế mạng, vốn xuất xứ từ tục tuẫn táng, nhân đạo hơn so với tuẫn táng.

Theo tâm linh, để vua chúa xuống dưới âm cung có người hầu hạ, tục ta không chôn người sống mà dùng hình nộm làm bằng tre nứa, quấn bằng rơm rạ hoặc nhào nặn bằng đất sét, ngoài dán giấy làm quần áo rồi vẽ mặt mũi, sau đó khi tế lễ xong thì đốt hình nhân đó cùng với vàng mã. Nếu lễ thuỷ thần, long vương, hà bá thì làm thuyền bằng giấy kết trên thân cây chuối rồi đặt hình nhân vào thuyền và thả trôi sông.

Có người nghe theo lời xem bói toán nhảm nhí sắp đến vận hạn bị hung thần quỷ dữ bắt, phải nhờ thầy cúng làm lễ, đốt hình nhân thế mạng. Có người vì mối tư thù nhưng yếu thế không trả thù được bèn nghĩ cách làm hình nhân rồi đề tên họ, huý, hiệu của kẻ thù vào trước ngực hình nhân, cắm ở ngã ba, ngã tư đường cái, thắp hương cắm lên đầu hình nhân để nhờ thần linh bắt tội người đó.

Đây là một tập tục chứa đầy tính chất mê tín, dị đoan đã bị đả phá, bãi bỏ từ đầu thế kỷ. Chính quyền phong kiến đã ra lệnh cấm hủ tục này. Kẻ nào cố tình vi phạm, nếu phát hiện được sẽ bị phạt nặng. Địa phương nào để những tục đó xảy ra, nếu phát hiện được thì lý trưởng nơi đó bị cách chức. Thế mà ngày nay, chúng tôi thấy hủ tục này lại có cơ phát triển, cho nên việc bài trừ hủ tục nhảm nhí này là cần thiết, phù hợp với việc xây dựng nền văn hoá mới.

Hình Nhân Thế Mạng Là Gì?

Ở nước ta chưa có “Tục tuẫn táng” nhưng đời trước có tục đốt hình nhân thế mạng, vốn xuất xứ từ tục tuẫn táng, nhân đạo hơn so với tuẫn táng.

Để vua chúa xuống dưới âm cung có người hầu hạ, tục ta không chôn người sống mà dùng hình nộm làm bằng tre nứa, quấn bằng rơm rạ hoặc nhào nặn bằng đất sét, ngoài dán giấy làm quần áo rồi vẽ mặt mũi, sau đó khi tế lễ xong thì đốt hình nhân đó cùng với vàng mã. Nếu lễ thuỷ thần, long vương, hà bá thì làm thuyền bằng giấy kết trên thân cây chuối rồi đặt hình nhân vào thuyền và thả trôi sông. Có người nghe theo lời bói toán nhảm nhí sắp đến vận hạn bị hung thần quỷ dữ bắt, phải nhờ thầy cúng làm lễ, đốt hình nhân thế mạng. Có người vì mối tư thù nhưng yếu thế không trả thù được bèn nghĩ cách làm hình nhân rồi đề tên họ, huý, hiệu của kẻ thù vào trước ngực hình nhân, cắm ở ngã ba, ngã tư đường cái, thắp hương cắm lên đầu hình nhân để nhờ thần linh bắt tội người đó.

Đây là một tập tục chứa đầy tính chất mê tín, dị đoan đã bị đả phá, bãi bỏ từ đầu thế kỷ. Chính quyền phong kiến đã ra lệnh cấm hủ tục này. Kẻ nào cố tình vi phạm, nếu phát hiện được sẽ bị phạt nặng. Địa phương nào để những tục đó xảy ra, nếu phát hiện được thì lý trưởng nơi đó bị cách chức. Thế mà ngaỳ nay, chúng tôi thấy hủ tục này lại có cơ phát triển, cho nên việc bài trừ hủ tục nhảm nhí này là cần thiết, phù hợp với việc xây dựng nền văn hoá mới.

Chuyện đau lòng từ hôn lễ của những hình nhân thế mạng

Vì muốn chữa bệnh vô sinh cho chồng, vì mong chuyện làm ăn thuận lợi… nhiều gia đình đã nghe theo lời mai mối của các thầy bói để tổ chức lễ thành hôn cho bố mẹ, con cái đang nằm nơi chín suối.

Những câu chuyện nghe tưởng hoang đường nhưng lại đang trở thành vấn nạn nhức nhối, khi mà sự ngu muội vì mê tín dị đoan vẫn còn đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều vùng quê.

Khi cô dâu, chú rể là những hình nhân thế mạng

Bà Tâm (quê ở Bắc Giang) có cậu con trai bị tai nạn giao thông mất từ năm 18 tuổi. Ngày ấy cả gia đình bà vật vã trong đau đớn, nhiều tháng trời vì tiếc thương cậu quý tử nối dõi tông đường duy nhất của dòng họ nổi tiếng đẹp trai, hào hoa, học giỏi nhưng lại đoản mệnh quá sớm khi chưa kịp cho ông bà được hưởng niềm vui cháu bồng cháu bế. Nỗi đau ấy cứ dai dẳng khiến cho bà gầy sọp đi, khuôn mặt lúc nào cũng rầu rĩ vì nhớ thương con.

Thời gian đầu người thân cũng lo bà không gượng dậy được vì suốt ngày ôm ảnh con khóc lóc, nằm bẹp dí trong buồng. Thế nhưng nỗi đau nào rồi cũng nguôi ngoai, bà vẫn phải quên đi để sống, để tiếp tục gánh vác trách nhiệm dâu trưởng bên họ nhà chồng.

Vài năm trôi qua, khi nỗi đau mất con đã vơi đi phần nào thì vợ chồng bà lại phải sống trong tủi nhục vì những lời dị nghị, những câu chuyện nói ra nói vào của anh em họ hàng vì ông bà không làm tròn bổn phận với tổ tiên. Cực chẳng đã, bà bàn với chồng tìm cách nhóm lại “ngọn lửa” tình yêu ở cái tuổi ngoài 50 với hy vọng có thằng cu để “rửa tội” với tổ tiên.

Từ đấy bà phải chạy đôn, chạy đáo khắp mọi nơi tìm các loại thuốc quý, các loại nhân sâm, thảo mộc bổ dưỡng cho “chuyện ấy” dù đắt cũng cố mua về tẩm bổ cho chồng. Hễ nghe ai mách ở đâu có thầy cúng, pháp sư nào giỏi trong chuyện giúp vợ chồng hiếm muộn đạt được ước nguyện có con là bà cũng cất công tìm đến.

Thế nhưng hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn, khi mà mọi phương thuốc, mọi lá bùa bà phải bỏ ra vài trăm triệu mua về vẫn không hiệu nghiệm. Buồn chán, mệt mỏi nhiều đêm bà trốn chồng xuống bếp ngồi khóc một mình vì thương cho số phận tủi nhục của mình vừa mất con lại vừa mang tiếng bất hiếu với tổ tiên, bị họ hàng nhà chồng dèm pha, dè bỉu.

Những tưởng hy vọng đã hoàn toàn bị dập tắt, bà Tâm sống cúi mặt để chấp nhận với thực tại. Thế nhưng bỗng một ngày cô em chồng lại đòi anh em họ hàng tổ chức một cuộc họp để tiết lộ câu chuyện động trời khiến cho ai nghe cũng phải sởn da gà. Cô bảo nghe mấy chị em ngòai chợ mách ở Hải Phòng có vị pháp sư rất giỏi trong chuyện làm pháp, yểm bùa, trừ ma… thế là cô và mấy bà bạn đã rủ nhau tìm đến để giải quyết những khúc mắc trong gia đình.

Khi nghe cô trình bày ước nguyện của dòng họ thì ông này phán có cách rất hiệu nghiệm nhưng gia đình phải chịu tốn kém và làm theo mọi chỉ dẫn của ông. Để tăng tính thuyết phục ông còn nói câu chuyện mà chị kể không phải hiếm, rất nhiều người đã tìm đến điện thờ của ông và được ông giúp đỡ hoàn thành ước nguyện.

Theo lời của vị pháp sư, gia đình bà Tâm phải tìm một cô gái chết trẻ để tổ chức đám cưới cho cậu con trai đoản mệnh của mình. Ngày cưới phải có cô dâu, chú rể đầy đủ được làm bằng các hình nhân thế mạng. Mọi thủ tục từ dạm ngõ, ăn hỏi, lễ vật đều phải tổ chức như đám cưới người trần. Nếu không làm tươm tất, người âm quở trách thì gia đình sẽ gặp nhiều vận hạn… Hãi hùng khi nghe cô em chồng kể chuyện bà Tâm bỏ cuộc họp chạy về úp mặt vào chăn khóc nức nở.

Bà không ngờ cuộc đời bà được gả vào ngôi nhà, dòng họ có danh giá, kinh tế khá giả, có địa vị vì được làm dâu trưởng mà bây giờ lại phải chịu cảnh oan nghiệt này. Thế nhưng trước sức ép của người thân, nỗi dằn vặt của chồng bà đành phải cắn răng, muối mặt đi vay mượn tiền và đi hỏi vợ cho cậu con trai đang nằm nơi chín suối.

Nghe người ta mách ở xã bên có cô con gái mất sớm vì bệnh máu trắng, bà Tâm liền tìm đến thưa chuyện. Nhà cô gái lúc đầu không hiểu tưởng bà bị tâm thần nên đã tìm cách xua đuổi. Sau nhiều lần như thế, cứ hễ thấy mặt bà là người ta liền đóng cổng không cho bà vào. Những món quà giá trị bà mang đến đều bị họ ném ra đường vì cho rằng bà mang đen đủi đến gia đình họ. Cuối cùng họ hàng nhà bà Tâm phải chi vài chục triệu để rước vị pháp sư kia về “làm phép” với mong muốn “nhà gái” ưng thuận làm lễ cưới cho đôi trẻ.

Nhà gái sau khi thấy vị pháp sư này múa may, nhảy nhót rồi nghe ông vừa phán, vừa hù dọa thì run sợ và miễn cưỡng chấp nhận gả linh hồn cô con gái út của mình cho nhà trai. Đám cưới được tổ chức khá linh đình, có sự chứng kiến của quan viên hai họ, có cô dâu, chú rể được làm bằng các hình nhân thế mạng. Sau lễ thành hôn mọi quà biếu, của hồi môn, lễ vật, thậm chí cả “đôi uyên ương” được đốt cho người âm.

Lễ cưới cho con trai diễn ra đã gần một năm mà “phép thuật” vẫn chưa có hiệu nghiệm. Lúc này biết là mình đã bị lừa, lại thấy vợ mất ăn, mất ngủ, ngày đêm mong ngóng, hy vọng thì chồng bà Tâm mới thú thật mọi chuyện và xin vợ tha thứ.

Có một bí mật mà ông vẫn giấu bà và người thân nhiều năm nay. Đó là khi sinh thằng con trai duy nhất, bà bị nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng không kiểm soát được và phải cắt bỏ tử cung nên không thể có con được nữa. Nhưng vì lo sức khỏe của bà, vì sợ bà mặc cảm với bệnh tật ảnh hưởng đến điều trị nên ông quyết định việc này chỉ một mình ông biết. Thế nhưng trước sức ép của họ mạc phải tiếp tục có con để nối dõi tông đường thì ông lại mơ hồ, hoang mang làm theo chỉ dẫn của những kẻ “buôn thần bán thánh”. Bây giờ, khi đã trải qua nhiều sóng gió, gia đình ông quyết định sống hạnh phúc, ngẩng mặt với đời, tu chí làm ăn trả nợ, vì có như thế thì vợ chồng ông mới không phải một lần nữa mắc tội với tổ tiên.

Làm ăn thất bát vì bố chồng chưa tái hôn

Bố mẹ Tú chia tay nhau từ khi anh mới học lớp 5. Kể từ ấy bố anh phải một mình gà trống nuôi con, rau cháo đắp đổi qua ngày. Lớn lên trong nghèo khổ, không được học hành tử tế nhưng Tú rất chịu khó và có hiếu với cha. Ai thuê gì anh đều làm, không nề hà những công việc nặng nhọc. Tiền kiếm được, một phần để lo cuộc sống áo cơm, một phần anh tiết kiệm lấy vợ.

Tiếng lành đồn xa, mọi người ở xóm dưới ai cũng biết anh nổi tiếng hiền lành, chịu khó. Nhiều cô gái đến tuổi cập kê, gia đình khá giả cũng thầm thương trộm mến anh. Và trong đó anh đã chọn Hoa, cô gái tuy không xinh đẹp nhưng khá nhanh nhẹn, hoạt bát và biết buôn bán để làm tri kỷ trong suốt cuộc đời mình.

Ngày Tú chuẩn bị cưới, sức khỏe của bố anh khá yếu. Nhìn bộ dạng bố tiều tụy, nhiều lần ho ra máu, anh đau lòng khuyên bố đi viện nhưng ông không chịu. Ông biết cảnh gia đình nghèo nên đi viện dù có phát hiện ra bệnh cũng không có tiền chữa trị. Vì thế ông muốn tiết kiệm hết mức để lo cho đám cưới cậu con trai. Ông chạy vạy vay mượn khắp nơi mới đủ tiền sắm lễ, làm cỗ để con trai cả một đời thiệt thòi được bằng bạn, bằng bè trong ngày vui. Hàng xóm, láng giềng ai cũng thông cảm và giúp đỡ nhiệt tình bởi cảm phục tấm lòng hết mình hy sinh vì con của ông.

Sau khi về nhà chồng, vốn có nghề “đánh” quần áo hàng Trung Quốc về đổ buôn trong tay. Hoa liền bàn với chồng bán hết ruộng vườn, cắm nhà để tập trung làm ăn. Anh Tú cả một đời lam lũ thật thà, không hiểu những mánh khóe trên thương trường nên chủ yếu đi theo làm cửu vạn cho vợ là chính. Sự khôn khéo, lanh lợi của Hoa cùng với sự chịu khó và sức khỏe của Tú đã giúp hai vợ chồng làm ăn khá thuận lợi. Chẳng mấy chốc gia đình anh đã trả hết nợ, rồi lại cất được căn nhà khang trang giúp bố ngẩng mặt với đời.

Hai năm sau ngày cưới, căn bệnh lao phổi với thời gian dài hành hạ sức khỏe đã cướp đi mạng sống của bố Tú. Nhìn bộ dạng tiều tụy của cha lúc về với đất, anh đau đớn, giày vò tâm can mình trong nhiều tháng trời. Anh trách mình quá vô tâm không lo cho sức khỏe của bố. Anh thấy hổ thẹn bởi vì anh mà bố hy sinh tất cả, không màng đến hạnh phúc riêng tư, không đi bước nữa để toàn tâm lo cho anh.

Cứ thế anh chán chường, chìm trong đau khổ, suốt ngày rượu chè, bỏ bê làm ăn, không quan tâm đến gia đình. Nhiều đêm trong cơn say, anh một mình lọ mọ tìm ra nghĩa địa ngủ luôn bên cạnh mộ cha đến sáng hôm sau. Cuộc sống của anh những ngày này chỉ có hơi men và sự hằn học của vợ bởi chồng quá bê tha.

Từ ngày chồng bỏ bê làm ăn, chị Hoa phải một mình quán xuyến mọi việc từ làm ăn đến chăm sóc gia đình. Công việc kinh doanh không thuận lợi, khách hàng thua lỗ xù nợ chị trốn biệt tích. Rồi vài lần đánh hàng lậu từ Trung Quốc về bị hải quan bắt mất trắng. Chẳng mấy chốc chị kiệt cả vốn để đầu tư tiếp vào hàng họ. Vừa hoang mang, vừa tức giận nhưng chị vẫn tìm cách khuyên bảo chồng quên buồn đau, tập trung tu chí làm ăn để gây dựng lại kinh tế nhưng mọi thuyết phục đều vô ích. Chồng chị vẫn ngày đêm chỉ biết đến rượu mà thôi.

Rồi một ngày chị nghe người ta nói chồng chị bị ma ám nên mới vậy. Muốn làm ăn gặp may mắn thì phải tìm thấy về trừ tà, giải hạn. Hễ có người mách địa chỉ ở đâu có thày giỏi, dù xa mấy chị cũng lặn lội tìm đến nơi. Khi nghe thày nói gia đình chị bị bố chồng ám vì ông chết mà không có người nâng khăn sửa túi, chị nửa tin nửa ngờ.

Ngẫm lại chị cũng thấy đúng vì bố chồng mất chưa kịp tái hôn và sau cái mất của ông, vợ chồng chị mới gặp nhiều vận hạn như vậy. Vì thế chị phải về bàn với chồng làm theo lời thày dặn là tìm vợ cho bố để công việc làm ăn gặp nhiều thuận lợi.

Lúc mới nghe vợ nói, anh Tú cho rằng vợ mê tín nghĩ ra chuyện hoang đường. Thế nhưng sau nhiều ngày vợ nỉ non, rồi lại thấy thương bố và muốn bù đắp cho ông được phần nào hay phần đó nếu không cũng thấy nhẹ lòng hơn nên anh đã tặc lưỡi làm theo. Thế là hai vợ chồng Tú ngược xuôi tìm người đã mất hợp tuổi với cha, ngược xuôi sắm mọi lễ vật, chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ tái hôn cho bố.

Sau nhiều đắn đo, họ quyết định chọn một bà cô kém bố Tú 5 tuổi đã mất vì bệnh ung thư cách đây gần chục năm khi chưa kịp lập gia đình. Theo lời thày phán, tuổi của bà cô này rất hợp để làm người nâng khăn sửa túi cho bố Tú nên nếu được kết hôn với bà thì ông sẽ không ám gia đình nữa và phù hộ giúp vợ chồng anh tránh được vận hạn, đen đủi trong làm ăn.

Sau vài lần tìm đến người thân của nhà bà cô này nói chuyện thì hai vợ chồng Tú đều bị họ từ chối và xua đuổi. Tính đi tính lại, Tú nghe lời vợ vẫn tổ chức ngày vui cho bố nhưng sẽ làm bí mật. Thế là đêm ngày rằm tháng 7, họ nhà trai vẫn mang lễ vật đến nhà gái xin dâu dù không được sự đồng ý của họ. Nhà trai nhờ anh pháp sư đại diện chủ hôn đến nghĩa địa nhảy múa, cúng bái, yểm bùa, làm phép đưa hồn bà cô về làm vợ bố Tú. Buổi lễ đang dang dở thì “nhà gái” và công an xã đã kéo đến ngăn chặn. Ông pháp sư sau khi bị bắt đã khai thật chẳng có phép màu nào cả mà chỉ lợi dụng lòng tin của vợ Tú để kiếm tiền mà thôi.

Chỉ vì mê tín, tin vào những kẻ buôn thần bán thánh mà kết quả là bố Tú vẫn chưa được tái hôn còn vợ chồng anh thì phải ôm vào mình một khoản nợ nần khá lớn. Lúc này hai người mới nhận ra mình quá ngu muội nên đành chấp nhận bị lừa một lần để “khôn ra” tiếp tục làm ăn bằng chính sức lao động của mình chưa không phải bằng thần thánh, bùa ngải…

Lấy chồng cho bà cô để chữa vô sinh

Là một doanh nhân thành đạt, có vợ đẹp yêu thương, bạn bè quý mến thế nhưng Hùng luôn chán nản vì đã hơn 40 tuổi mà anh chưa được một lần làm cha. Hai người vợ đầu dù rất yêu anh nhưng vẫn dứt áo ra đi vì tình yêu của họ không vượt lên trên được khát khao làm mẹ của người phụ nữ.

Người vợ hiện tại kém anh hơn chục tuổi, cũng rất yêu thương chồng nhưng anh luôn lo sợ một ngày nào đó cái hạnh phúc gia đình êm ấm sẽ lại tuột khỏi tay khi anh không thể mang đến niềm vui được làm mẹ cho cô, cái niềm vui mà bất cứ người phụ nữ nào trên thế giới này cũng khát khao được tận hưởng. Bởi thế, dù bận tối mắt tối mũi với công việc kinh doanh nhưng hễ nghe ở đâu có phương thuốc chữa vô sinh là anh cũng tìm đến để chữa trị. Có những chuyến đi dài cả tháng phải giao việc kinh doanh cho người khác mà anh cũng chấp nhận, đến ằn nằm ở dề nhà thầy thuốc với ước ao một lần được hưởng hạnh phúc làm cha.

Ngay cả mẹ anh cũng vậy, gần chục năm rồi, bà nhờ người quen tìm kiếm khắp nơi hàng trăm phương thuốc quý cho con trai vì khát khao có cháu bế nhưng đều vô ích. Niềm khát khao ấy lại càng cháy bỏng khi anh lại là đứa con duy nhất của bà. Bao nhiêu tiền của trong nhà đội nón ra đi, nhưng tháng ngày trôi qua mà tiếng cười trẻ thơ vẫn không thể xuất hiện trong ngôi nhà Hùng.

Buồn chán quá, lại thêm chút mặc cảm tự ti là đàn ông con trai mà “chẳng ra gì”, thế là Hùng bắt đầu bỏ bê công việc, bỏ bê gia đình suốt ngày ngập chìm trong rượu, trong những cuộc ăn chơi mà ở cái tuổi của anh ít người nghĩ đến. Bây giờ đối với Hùng chuyện giữ chân vợ không còn quan trọng nữa, bởi anh đã quá mệt mỏi trong thời gian qua.

Cái cách mà Hùng phản ứng với số phận thật là nực cười. Lúc thì hy sinh tất cả, đánh đổi tất cả chấp nhận mọi cực nhọc để thay đổi thực tại. Thế nhưng lúc lại buông xuôi, đánh mất mình trong hơi men, trong những cuộc chơi vô bổ để quên đi sự đời. Hình ảnh về một doanh nhân thành đạt mà Hùng bao năm gây dựng trong mắt người thân, bạn bè cũng đang mất dần theo sự buông xuôi của anh.

Lúc này mẹ và vợ Hùng rất lo sợ và thấy cần phải có trách nhiệm giúp Hùng quay trở lại cuộc sống lành mạnh và tìm cách tăng cường sức khỏe để tiếp tục cuộc chiến khát khao sinh con. Tìm đến thuốc tây, thuốc ta, tìm linh chi thảo dược đều vô dụng thì giờ họ lại nghĩ đến chuyện thần thánh ma quỷ.

Lúc này mẹ Hùng mới giật mình nghĩ ra bên nhà chồng có bà cô chết trẻ từ năm 19 tuổi chưa kịp lập gia đình. Chuyện này cứ ám ảnh bà và con dâu, họ mất ăn mất ngủ vì nghĩ rằng bà cô dưới cõi âm một mình buồn chán nên quay về quấy nhiễu gia đình. Theo họ những bà cô chết trẻ mà vẫn còn trinh tiết thì sẽ rất thiêng. Bởi thế nếu không lo chu tất mọi việc cho bà cô thì con cháu sẽ bị ảnh hưởng. Cái lý do này tiếp tục củng cố cho niềm tin tìm thần thánh hóa giải vận hạn của mẹ và vợ Hùng.

Nghe bạn bè nói ở Cao Bằng có bà pháp sư rất giỏi trong chuyện trừ ma trừ tà, dù hạn to hạn nhỏ bà cũng hóa giải được hết. Thế là vợ Hùng và mẹ chồng cất công tìm đến để nhờ thầy giúp đỡ. Sau khi nghe họ trình bày hoàn cảnh, trình bày luôn cả lý do mà họ đang nghi ngờ thì bà pháp sư liền phán mọi đen đủi mà nhà Hùng gặp phải đều do bà cô dưới âm tức giận gây ra.

Theo bà pháp sư này thì tuổi của bà cô và tuổi của Hùng thuộc cung tứ hành xung nên anh bị vận hạn nhiều nhất. Bởi thế cần sớm đáp ứng mọi yêu cầu của bà cô thì gia đình mới được yên ổn. Và việc làm đầu tiên, quan trọng nhất là phải tìm ý trung nhân rồi tổ chức đám cưới cho bà cô thì tà ma sẽ được hóa giải. Vị pháp sư này còn cho vợ Hùng một túi bùa và dặn sau lễ thành hôn thì đem đốt lấy thêm nắm đất ở phần mộ của bà cô đem hòa với nước cho chồng uống thì sẽ chữa được vô sinh.

Sau khi được bày cách giải hạn, mẹ và vợ Hùng ra về trong lòng mừng khôn xiết. Họ xoắn đáo mua bán sắm sửa mọi thứ để chuẩn bị cho ngày về nhà chồng của bà cô. Lo cho đám cưới này thì ít mà họ lo cho hiệu nghiệm của gói bùa thì nhiều. Ý trung nhân của bà cô là một thày giáo ở làng bên bị chết trẻ vì tai nạn giao thông. Đám cưới được tổ chức khá tươm tất, anh em họ hàng đến chung vui đều phải kèm theo điều kiện mang quà mừng là tiền âm phủ và lời chúc tụng phải mong vợ chồng Hùng sớm có con trai.

Sau đám cưới, gói bùa mà vợ Hùng cất rất kỹ được đem ra đốt và mang cho chồng uống theo lời của pháp sư. Tối đến, linh nghiệm phép màu chẳng thấy đâu mà chỉ thấy Hùng lăn đùng ra đất đau bụng quằn quại. Cả nhà lúc đấy mới tá hỏa sợ quá phải gọi xe cấp cứu đưa Hùng đến bệnh viện. Các bác sĩ chuẩn đoán Hùng bị ngộ độc và nhanh chóng cho anh rửa ruột. Cũng may tình trạng chưa đến nỗi nguy kịch nên mạng sống của Hùng vẫn được giữ.

Kết quả chữa vô sinh bằng cách tìm chồng cho bà cô mất sớm không biết thế nào nhưng hậu quả trước mắt thì Hùng suýt chút nữa thì mất mạng. Không biết sau lần sợ khiếp vía này thì gia đình Hùng có còn dám mu muội làm chuyện hoang đường nữa không!?

Sinh lão, bệnh, tử là quy luật ở đời. Bởi thế sợi dây liên kết giữa hai thế giới âm dương cần được người đời giữ trong tâm. Nếu như ta quá mê tín mà làm những chuyện động trời để cầu mong hạnh phúc, cầu mong tiền bạc thì thật hoang đường. Cuộc sống chỉ thật sự hạnh phúc khi người ta biết cố gắng, biết yêu thương và quan tâm chăm sóc lẫn nhau mà thôi. Cứ mải mê tin vào thế giới siêu nhiên không có trong đời thực thì sớm muộn chúng ta sẽ bị thế giới đó chi phối và chuyện tổn thất về kinh tế, tinh thần là điều không thể tránh khỏi.

Tiết Lộ Sự Thật Rùng Rợn Của Nghề Luyện Âm Binh

(Quang Tử, viết lại từ lời kể của Akai Shiudichi)

Cách đây khoảng gần 20 năm về trước, trong một đêm đông lạnh giá, ngồi trên bếp lửa hồng, ông nội tôi kể cho tôi nghe một câu chuyện mà tới giờ tôi vẫn nhớ rõ vẻ mặt thất thần của ông tôi lúc kể lại.

Ông nội tôi tên Hương, ông có một người bạn thân lâu năm tên là Lý. Ông Lý ở quê sống rất tốt với mọi người, và thường giúp đỡ bất kì ai gặp khó khăn hoạn nạn trong làng. Chẳng ngại khó ngại khổ, cứ có ai nhờ là ông ấy giúp tận lực, thế nên gần xa ai ai cũng quý mến ông Lý.

Chẳng hiểu thế nào, người tốt như ông ấy cuối đời lại thê thảm. Năm ấy ông Lý 49 tuổi, bỗng dưng đổ bệnh nằm liệt giường. Bệnh tật hành cho ông đau đớn, lê lết, rên rỉ hết ngày này qua tháng khác, thuốc thang gì cũng chẳng đỡ. Thế rồi sau 3 tháng liệt giường liệt chiếu, ông Lý ra đi trong sự đau xót khóc than của con cháu và hàng xóm láng giềng.

Trước khi mất, ông Lý có gọi ông nội tôi tới, nắm chặt tay như muốn thầm cảm ơn ông nội tôi, ông tôi chỉ lặng lẽ gật đầu, dường như giữa hai người có một bí mật nào đó.

Có người thấy ông Lý sống tốt như thế, lại chẳng có lấy một cái chết yên lành, thì ngửa mặt lên trời mà trách than. Còn ông nội tôi thì chỉ chỉ lặng lẽ thở dài, vì chỉ có ông là người duy nhất biết rõ ngọn ngành.

Chuyện là hồi ông nội tôi còn trai tráng, ông cùng với ông Lý, khi ấy là một chàng trai lanh lợi, tràn trề sức sống. Hai người rủ nhau đi đào vàng ở những vùng núi xa xôi trên Lai Châu. Một thời gian dài đào vàng vất vả ở trên đó, cũng không kiếm được nhiều, nên ông nội tôi và ông Lý có ý định làm hết tháng, lấy tiền công rồi về tìm việc khác để làm.

Hôm đó khi hết ngày làm việc, mặt trời đã xuống núi, trên đường ra suối tắm, ông Lý gặp một ông già người dân tộc Mông tên là Hoa, không biết hai người nói với nhau những gì, nhưng tối hôm đó, ông Lý có rủ ông tôi đi cùng tới nhà ông Hoa người dân tộc Mông ấy.

Đó là một căn nhà sàn khang trang, vào bên trong, gặp ông lão người Mông, thấy ông ấy đã pha trà đợi sẵn từ bao giờ.

Nghe hai người nói chuyện, ông nội tôi mới biết ông Hoa – lão người Mông đó là thầy phù thủy thờ âm binh.

Khi gặp Lý, thấy tướng của Lý hợp căn với mình, nên ông Hoa muốn truyền nghề lại, một là để không bị thất truyền, hai là nhân đó có thể giúp đỡ cho nhiều người khác nữa.

Thấy Lý hiền lành, có thiên phú dị bẩm, nên ông Hoa quyết định dạy cho Lý tất cả những gì mình biết.

Và từ đó, Lý bước vào những chuỗi ngày tu luyện gian khổ, từng bước trở thành thầy phù thủy luyện âm binh, những tháng ngày khó quên trong cuộc đời Lý.

Nói đến âm binh, có lẽ cũng cần giới thiệu qua một chút, đó là những hồn ma chưa được đầu thai, xong không được ai thờ cúng, vất vưởng đầu đường xó chợ, lang thang khắp nơi từ rừng hoang đến thôn ấp, thị thành… Vì không ai cúng cho ăn nên, chúng đói khổ thê thảm, người đời hay gọi là ma đói, trong kinh Phật gọi là ngạ quỷ. Hễ nơi đâu có cúng thí thực thì tranh nhau đến giành ăn, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu, vì người cúng thì ít mà ma đói thì nhiều.

Lợi dụng điểm này, các thầy phù thủy triệu hồi chúng về, cho ăn hàng ngày, rồi dần dần sai khiến chúng làm theo mệnh lệnh thông qua các bùa phép.Thông thường, các vong linh được các thầy phù thủy triệu hồi về để làm âm binh, cũng đều là những vong linh rất cang cường, hung dữ. Và từ đó, chúng trở thành âm binh, phục tùng mệnh lệnh của thầy pháp.

Nhưng nhiều khi chúng cũng sẽ phản lại thầy, khi không được cho ăn đầy đủ, khi thực hiện không đúng quy cách, hoặc khi thầy phù thủy bị suy yếu pháp lực. Cho nên luyện âm binh là con dao hai lưỡi, rất nhiều thầy cuối đời bị âm binh vật ngược trở lại, chết thê thảm.

Bước đầu tiên luyện âm binh, là luyện mắt. Mắt mà không thấy âm binh, thì nói gì đến điều khiển nữa. Ông Hoa dạy Lý, tối nào cũng ngồi 3 giờ liền, nhìn thẳng vào ngọn nến mà cố gắng không chớp mắt. Nhiều khi nước mắt chảy ròng ròng, hai nhãn cầu đỏ ngầu như muốn nổ ra, Lý chỉ muốn bỏ cuộc …

Nhưng Lý cũng rất cố gắng để vượt qua, tối nào cũng kiên trì đánh vật với cây nến. Sau khoảng 2 tháng thì thành công, đó là khi Lý có thể nhìn thẳng vào mặt trời mà không chớp mắt.

Bước thứ hai, là luyện âm khí. Tối tối, sau 10h đêm, theo lời thầy dạy, Lý xách một xô nước đi tới bãi tha ma, cách lán ở khoảng 2km.

Khi tới nơi đổ nước xuống đất, rồi nằm lên trên. Trước 5h sáng thì trở về, đủ 100 ngày như vậy là thành công. Nhưng trên đường đi hoặc về, không được gặp bất kỳ ai, và không để bất kỳ thứ gì rơi vào trong xô nước đó. Nếu gặp người nào đó, hoặc có cái gì đó rơi vào xô nước thì coi như hôm đó thất bại, phải làm lại.

Đêm đầu tiên Lý xách xô nước đi tới bãi tha ma, đổ xuống và nằm lên. Một mình giữa bãi tha ma tối tăm, Lý vừa run vừa sợ, nằm xuống không dám mở mắt ra.

Cả đêm đó sợ không ngủ được. Vài đêm sau thì Lý mới quen dần. Những đêm sau nữa, Lý có thể nằm ngủ ngon lành cho tới trước 5h sáng, rồi thức dậy ra về.

Chẳng mấy chốc Lý đã ngủ ở bãi tha ma 99 đêm thành công. Tới đêm cuối cùng, Lý có một cảm giác rất lạ. Dường như có ai đó luôn đi phía sau mình, mà khi ngoảnh lại thì chẳng thấy ai.

Tới bãi tha ma, vừa đổ nước xuống, nằm lên, và nhắm mắt lại. Được một lát, Lý bắt đâu nghe thấy những tiếng kỳ lạ, tiếng khóc, tiếng cười hỗn độn đan xen.

Lý mở mắt bật dậy, con ngươi muốn nổ ra, toàn thân run rẩy. Trước mắt Lý là những cảnh tượng hãi hùng chưa từng thấy trong đời. Đây thì những đứa trẻ đầu tóc bù rù khóc đòi mẹ, kia thì kẻ cầm bát xin ăn, kia nữa là những thân hình không đủ bộ phận, những hồn ma hình dáng kì dị, ghê rợn, đủ mọi sắc thái, chập chờn thoắt ẩn, thoát hiện trước mắt Lý.

Đó chính là lúc thành công giai đoạn hai, nằm 100 đêm trên nước ở bãi tha ma, âm khí đã ngấm sâu vào người Lý. Và Lý trở thành người nửa âm, nửa dương, có thể nghe thấy, nhìn thấy những hồn ma, bước vào thế giới của ma quỷ.

Bước thứ ba, đó là triệu hồi các hồn ma về, luyện chú thuật để điều khiển chúng.

Lý được ông Hoa dẫn vào trong căn phòng thờ âm binh. Ngước mắt nhìn quanh, thấy trên cao nhất là một chiếc đầu lâu, và hai bên là hai mảnh xương sườn người. Ông Hoa nói, xương đó là ông lấy từ dưới mộ người bị sét đánh chết, bên dưới là một bát hương to.

Lý rót ba chén rượu, lấy dao trích đầu ngón tay lấy ba giọt máu nhỏ vào, rồi thắp một nén hương, thực hiện nghi lễ gọi hồn ma tới. Mỗi tối một nén hương, khi nào thắp đủ 100 nén, thì âm binh đã được triệu hồi về đầy đủ, và có thể sai đi làm việc được.

Đủ 100 ngày triệu hồi âm binh, rồi được ông Hoa chỉ dạy thêm tất cả những ngón nghề bắt quyết, phù chú, vẽ bùa…Lý tiến bộ rất nhanh, chẳng phụ công thầy dạy dỗ.

Sau rất nhiều vất vả, Lý cuối cùng cũng đến ngày chính thức trở thành thầy phù thủy, có thể đi kiếm tiền nhờ khả năng điều khiển âm binh.

Có một điều quan trọng, mà ông Hoa nhắc đi nhắc lại, đó là 10h tối cho âm binh đi, tới đúng 5h sáng phải gõ chuông gọi quân về. Nếu quá giờ mà quên gọi về, các cửa âm phủ bị đóng lại, âm binh bị chặn không về được, sẽ bị Hắc Bạch Vô Thường cùng quan binh Âm Ty truy đuổi. Như vậy chúng sẽ ghim hận, tìm tới thầy và trả thù.

Và khi gọi chúng về, phải có sẵn một lễ khao quân gồm nhiều thứ, để thiết đãi cho chúng ăn, không thì chúng đói, sẽ phản lại thầy. Phải đặc biệt chú ý điều này, không được quên.

Khi mới vào nghề, Lý khởi nghiệp bằng cách gọi những vong hồn mới chết về để người thân hỏi chuyện.

Có ai thuê, Lý bảo họ ngồi vào điện thờ, thắp hương và viết vào giấy tên tuổi, nơi sinh và nơi mất của vong hồn, rồi cho âm binh đi tìm vong hồn ấy và kéo về, trả lời những câu hỏi của người nhà.

Cứ thế, mọi thắc mắc của những người thuê Lý đều được trả lời thỏa đáng, mọi người truyền tai nhau. Và dần dần, Lý cũng được nhiều người biết đến.

Rồi ngày càng đông người tìm tới Lý nhờ gọi hồn hơn. Có những người có thân nhân bị chết không thấy xác, tìm tới Lý nhờ giúp đỡ. Theo lời Lý dặn trong giấy, quả nhiên sau mấy ngày họ tìm được thi thể. Từ đó về sau, danh tiếng của Lý càng nổi. Sự nghiệp tiến triển, Lý chuyển sang tập làm những thứ khó hơn.

Lý bắt đầu điều khiển quân binh cho đi làm những việc như tát nước, chặt gỗ…mỗi khi có người thuê. Và đoàn âm binh của Lý tỏ ra rất đắc lực. Mọi việc đều được tiến hành từ 10h đêm cho tới 5h sáng.

Đúng 5h, Lý gõ ba hồi chuông gọi quân về, và không quên làm sẵn một mâm cúng thịnh soạn để khao quân.

Thành công đến với Lý quá nhanh, quá nguy hiểm. Chỉ ba năm, Lý đã có thể thành thạo đưa quân đi làm những việc mà ông Hoa – sư phụ của Lý phải mất 5 đến 7 năm mới làm nổi, danh tiếng nổi như cồn.

Lúc này, Lý thấy tự mãn với khả năng của mình. Lý quyết định vượt qua hàng rào những lời răn dạy của sư phụ, bắt đầu nhận lời làm những việc táo bạo hơn như đưa âm binh đi hại người. Đó là điều cấm kỵ của người luyện âm binh.

Lúc còn học nghệ, ông Hoa đã dặn đi dặn lại, dù thế nào đi nữa cũng không được dùng âm binh để hại người, vì ắt sẽ ặp quả báo. Thầy pháp có cao tay ấn đến mức nào, đứng trước quả báo, cũng chỉ là muỗi mòng mà thôi.

Lý đã phớt lờ đi những lời răn của sư phụ. Đồng tiền đã che tai, bịt mắt Lý lại, cứ thế càng ngày Lý càng dấn sâu hơn vào những phi vụ đen tối, đem âm binh đi hại người. Lý đâu biết chúng sẽ nhấn chìm cuộc đời Lý sau này.

Không ít những tên chủ bãi vàng, những tên buôn lậu bỏ ra số tiền không nhỏ, để nhờ Lý triệt hạ các đối thủ cản bước làm ăn của chúng, và Lý đều nhận lời.

Lý chờ đêm đến, cứ sau 10h là điều âm binh tìm đến những lán trại của những người được thuê để triệt hạ, rồi lệnh cho âm binh đốt lán trại giữa đêm, làm cho những người ấy chạy không kịp đều bị thương.

Có những chủ bãi vàng khi chạy còn bị âm binh chặn đường, xô cho ngã xuống núi, dù không chết nhưng cũng tàn tật. Lý không có ý định giết họ, mà chỉ làm vừa chừng để họ bị thương tật, và không sức làm gì được mà thôi.

Những việc làm đen tối của Lý ngày một nhiều, cuối cùng cũng đến tai của ông Hoa. Ông không kìm nén được tức giận, lập tức tìm đến gặp Lý.

Ông Hoa mắng mỏ hắn một trận. Hắn vẫn lễ phép vâng dạ với thầy, hắn nói là hắn không dùng âm binh giết người, mong thầy hiểu cho.

Ông Hoa thấy trong đôi mắt của Lý giờ chỉ có tiền. Ông bất lực, biết mình có nói gì cũng vô dụng. Không khuyên ngăn được Lý, ông đành thở dài mà ra về.

Sau những ngày trầm tư suy nghĩ, không muốn đệ tử mình dấn sâu thêm vào vực thẳm tội lỗi. Ông Lý đã giải nghệ mấy năm, không còn nuôi âm binh nữa. Nên ông đành quyết định tìm tới một thầy phù thủy khác, nhờ ông ấy đem âm binh của mình đến đánh úp quân của Lý. Mục đích là chặn Lý lại, buộc hắn phải dừng tay tạo ác. Và cuộc chiến giữa các thầy phù thủy bắt đầu nổ ra.

Vì Lý không biết trước, nên khi quân âm binh của thầy phù thủy kia bất ngờ ập đến, bao vây tứ phía. Rồi ào ào xông tới quyết chiến, âm binh của Lý đành chỉ biết đau khổ chống đỡ. Lớp bị chém, bị đâm xối xả, lớp gục xuống gào thét đau đớn…

Đêm hôm đó, trong làn gió mọi người gần xa đều ngửi thấy mùi tanh của máu. Trẻ con đứa đang nín thì khóc thét lên, còn đứa đang khóc thì tái mét, nín bặt lại. Người ta còn nghe thấy những tiếng kêu thất thanh hòa vào trong gió, rợn hết cả người.

Sau đêm đó, đoàn âm binh của Lý thương vong rất nhiều. 5h sáng, khi Lý gõ chuông rút quân về, Lý tá hỏa sực nhớ ra, rằng mình đã quên không chuẩn bị lễ khao quân như mọi khi.

Vừa bị đánh cho thương tích tơi bời, vừa mệt mỏi, đói khát cồn cào. Đã vậy về nhà lại không được cho ăn. Đám âm binh đùng đùng nổi giận. Bao nhiêu bức xúc chúng dồn hết lên đầu Lý. Chỉ chớp mắt, chúng ào ào xông tới tấn công, khiến Lý không kịp trở tay.

Không biết chúng đã làm gì, nhưng khi sáng ra, ông nội tôi bước vào, chỉ thấy Lý nằm vật trên sàn, mắt nhắm, miệng ú ớ mãi mới nói được một câu : “T..tì…tìm ông Ho…Hoa ! “ Rồi lăn ra bất tỉnh.

Ông nội tôi lập tức chạy tới nhà ông Hoa để cầu cứu. Nhưng ông lão từ chối. Ông nói Lý đáng bị như vậy, gieo nhân nào gặp quả nấy, có bị thế thì mọi người mới yên được. Nếu cứu Lý thì hắn ắt sẽ ngựa quen đường cũ.

Không thể ngồi trơ mắt nhìn bạn mình chết, ông nội tôi đã quỳ trước cửa nhà ông Hoa khẩn cầu ông ra tay cứu Lý. Đáp lại ông là vẻ mặt cương quyết của ông Hoa: Không là không!

Thực ra, ông Hoa có một nỗi khổ dấu kín trong lòng, chứ chẳng phải lòng dạ ông sắt đá. Trong tâm ông khi ấy cũng giằng co dữ dội.

Một ngày một đêm trôi qua, ông nội tôi vẫn quỳ ở đó, nhất quyết không đứng dậy cho đến khi ông Hoa nhận lời.

Cuối cùng, ông Hoa cũng mềm lòng, đành phải gật đầu đồng ý. Ông cùng ông nội tôi đi tới nhà của Lý.

Tới nơi, ông nội tôi thấy toàn bộ khu vực quanh đó âm u, lạnh lẽo đến rợn người. Còn ông Hoa thì thấy rất nhiều âm binh mặt mày hung tợn còn đang bao vây quanh đó, chưa chịu buông tha cho Lý.

Ông Hoa đứng yên lặng một lát quan sát, nét mặt toát lên sự sợ hãi. Rồi ông bước vào nhà, nhìn thấy Lý nằm bất động trên giường, đôi mắt vẫn nhắm.

Ông biết, tình hình đã trở nên cực kì nghiêm trọng. Nếu không ra tay sớm, không chỉ Lý sẽ chết mà còn kéo theo bao nhiêu hậu họa về sau, vì lũ âm binh giờ đây đã mất kiểm soát, chẳng ai điều khiển được chúng nữa.

Để càng lâu, chúng càng trở nên mạnh hơn và lôi kéo đông âm hồn tụ về, biến thành một âm sào quỷ huyệt, tác quái gây hại cho dân.

Khổ nỗi ông Hoa đã già, lại đã giải nghệ, không còn ở thời kỳ phong độ như xưa, không còn đủ sức mạnh để khống chế đám âm binh hung tợn đó.

Không còn cách nào khác, ông Hoa phải lặn lội mời tới sư huynh của mình, thủa xưa cùng học pháp thuật chung một thầy, tên là Hoàng. Nể tình đồng môn huynh đệ, cũng vì muốn cứu một mạng người, ngăn chặn hậu họa mai sau, ông Hoàng nhận lời.

Khi hai người vừa tới trước cửa nhà Lý, ông Hoàng bỗng dừng lại, đôi mắt đăm chiêu nhìn vào căn nhà đó. Hồi lâu, ông lắc đầu, vẻ mặt nghiêm trọng, từ từ đưa ánh mắt e ngại nhìn sang ông Hoa.

Dường như đã hiểu được ông Hoàng nói gì, nên ông Hoa chỉ biết nắm chặt tay sư huynh như muốn cầu cứu. Thở dài một hơi, ông Hoàng nói:

– Đó là nghiệp của hắn, đã gây ra ắt phải chịu quả báo. Cả ta và đệ đều hiểu, nếu muốn cứu hắn, nặng thì mất mạng, nhẹ thì cũng trở thành phế nhân.

Dù biết điều đó, nhưng ông Hoa vẫn muốn cứu Lý. Dù sao thì ông cũng là người đưa Lý vào nghề, ông cũng có trách nhiệm trong chuyện này. Nhưng ông Hoàng thì không thể mạo hiểm tính mạng của mình vì việc này. Ông quyết định rút lui.

Nghĩ tới tình nghĩa đồng môn, ông Hoàng rút trong túi đưa cho ông Hoa một quyển sách đã ngả màu, cũ đến mức không thể cũ hơn được nữa. Đó chính là quyển bí kiếp trận pháp trừ tà, do sư phụ hai ông để lại. Theo quy củ môn phái, cuốn bí kiếp này chỉ truyền lại cho đại đệ tử, thế nên chỉ ông Hoàng mới có.

Nhưng tình thế đã trở nên cấp bách, không lẽ trơ mắt nhìn sư đệ đi vào chỗ chết mà không trợ giúp chút nào, ông Hoàng đành phá lệ giao bí kiếp cho sư đệ mình.

Dặn sư đệ bảo trọng, rồi quay lưng bước đi.

Ông Hoa thở dài. Tay lật từng trang sách, mắt chăm chú không rời.

Mấy ngày trôi qua, sau khi đã nghiên cứu kĩ các loại trận pháp trong cuốn bí kiếp. Ông Hoa quyết định sử dụng trận đồ Bát Quái để phong ấn, nhốt đám âm binh ấy lại.

Đây là một pháp trận rất mạnh, tuy nhiên, nó đòi hỏi pháp sư phải tổn hao rất nhiều pháp lực để triển khai. Mà ông Hoa thì giờ đã già, lại giải nghệ một thời gian, pháp lực sút giảm đi rất nhiều. Nhưng mặc kệ, ông quyết liều cái mạng già của mình, thế nào cũng phải nhốt đám âm binh đó lại, cứu đệ tử mình thoát khỏi nguy kịch.

Ông Hoa gọi ông tôi đến để phụ ông chuẩn bị cho trận đồ trấn yểm. Ông sai đào một cái hố bát giác hình mai rùa, rộng chừng 20 mét vuông, sâu nửa mét.

Lấy 8 chiếc cọc cao tầm đầu người, chiếu theo 8 vị trí của Bát quái, đóng sâu xuống 8 góc, chỉ để nhô lên mặt đất khoảng nửa mét.

Ông Hoa làm phép gì đó, yểm vào 8 cái cọc, ông tôi xem không hiểu. Tiếp đến, ông lấy ra một loại pháp dược lỏng màu đen, vẽ lên đất nối 8 cái cọc đó với nhau, thành hình Bát quái. Rồi lại tìm hai con mèo một đen một trắng, đặt vào hai điểm tương ứng như hai mắt âm dương trong thái cực đồ.

Sau nhiều ngày vất vả chuẩn bị, một pháp trận kiên cố đã hình thành, chỉ chờ đúng ngày, đúng giờ để kích hoạt.

Ông Hoa đợi đến đúng rằm tháng 7, ngày mà âm khí mạnh nhất trong năm, chuẩn bị một mâm lễ cúng thịnh soạn, dặn ông nội tôi nửa đêm sẽ hành động.

Đêm ấy, dưới ánh trăng mờ ảo, ông Hoa và ông nội tôi đem lễ vật vào trong giữa trận đồ Bát quái, cùng với một bát hương thật to. Ông Hoa đốt đúng 100 nén hương cắm vào đó.

Ông Hoa giải thích, để dẫn dụ được đám âm binh ấy tiến vào trận đã bày sẵn, cần bày một lễ cúng. Chúng lâu ngày đang đói cồn cào, ta đem đồ ăn thức uống bày ra mời chúng. Thể nào chúng cũng trúng kế mà ào ào tiến vào giữa trận.

Khi ấy, ông sẽ làm phép kích hoạt trận pháp, nhốt chúng lại, giết chúng thì làm không nổi, nhưng chúng cũng không thể thoát ra khỏi trận, đó gọi là phong ấn.

Tiến hành trận pháp này hao tổn rất nhiều dương khí. Mà khi luyện thành thầy phù thủy, ông Hoa đã thành người nửa âm nửa dương, dương khí của ông chỉ còn một nửa so với người bình thường. Thế nên sau trận này, ông Hoa sẽ tổn hết dương khí, không thể sống tiếp.

Giờ tý, đúng nửa đêm, ông Hoa rút ra một tờ giấy màu vàng, dùng bút chấm vào một dung dịch sền sệt màu đỏ, viết lên giấy những kí tự ngoằn nghèo, đầy bí hiểm.

Chẳng phải giải thích thì ông tôi cũng biết ngay đó là vẽ bùa. Còn cụ thể là bùa gì thì trời biết, đất biết, ông Hoa biết, chứ ông nội tôi còn lâu mới biết.

Xong xuôi, ông Hoa ngồi xuống, tay bắt quyết, miệng râm râm đọc thần chú bằng một thứ tiếng kì quái mà ông nội tôi chưa nghe thấy bao giờ.

Lập tức, cảnh vật biến đổi khác thường. Những đám mây đen ùn ùn kéo đến, che kín ánh trăng vằng vặc của đêm rằm tháng Bảy. Bầu trời phút chốc đã chuyển sang tăm tối, mù mịt.

Những cơn gió bỗng nhiên rít lên từng cơn như những tiếng gào thét đầy ma quái. Cát bụi bị thổi tung mù mịt, những ngọn cây nghiêng ngả như muốn văng khỏi mặt đất.

Ông Hoa thì thầm vào tai ông tôi, nói rằng đó là đám âm binh đang kéo đến đánh chén. Hai người tiếp tục nằm án binh bất động, đợi một lúc cho chúng đến đông đủ.

Bất chợt, ông Hoa vùng đứng dậy, vụt đến chỗ trận pháp, lẹ làng như một cơn gió.

Ông rút ra một lá bùa màu vàng, tay bắt quyết, miệng đọc chú, rồi nhanh tay dán vào một trong 8 cây cọc, kích hoạt trận đồ Bát quái.

Đám âm binh thấy động, lập tức ào ào xông đến tấn công ông Hoa. Nhưng vừa đến đường kẻ ranh giới của trận pháp, một mãnh lực khủng khiếp đánh văng chúng trở lại. Đau đớn, chúng gào lên điên dại, mắt trợn lên hướng về phía ông Hoa gầm gừ. Rất nhanh, chúng nhận ra mình đã bị vây chặt ở đây.

Tất nhiên, chúng đâu có dễ dàng chấp nhận. Lớp này đến lớp khác, điên cuồng đem hết sức lực, cố xông ra khỏi kiết giới hình bát giác. Nhưng vô ích, mỗi lần chạm vào kiết giới, chúng giật nảy lên như bị điện giật, đánh bật trở lại. Tất nhiên, cảnh tượng này chỉ có ông Hoa là thấy, ông tôi chỉ là sau này được ông Hoa kể lại.

Ở bên ngoài, ông Hoa bộ pháp nhanh thoăn thoát, vừa di chuyển quanh 8 chiếc cọc, vừa đọc chú, yểm bùa vào từng cái cọc. Xong rồi đốt bùa. Ngọn lửa bùng lên, lập lòe như ánh ma trơi giữa núi rừng mông quạnh. Khi lá bùa cuối cùng cháy hết, ông Hoa khụy xuống, đổ sụp trên nền đất.

Ông nội tôi vội lao đến, đỡ ông dậy. Chỉ thấy gương mặt ông Hoa tái nhợt, ánh mắt thất thần, người không còn chút sức lực nào cả, dương khí trong ông đã tiêu hao hết.

Ông tôi cõng ông Hoa về nhà nghỉ ngơi. Rồi theo lời dặn của ông Hoa, ông tôi quay lại chỗ trận đồ Bát quái. Đóng tất cả 8 cọc ghim sâu xuống, rồi lấy đất lấp bằng cái hố bát giác đó lại. Thu gom mọi thứ, kiểm tra kĩ càng xong mới ra về.

Theo như lời ông Hoa, nếu có ai đó vô tình đi ngang qua, táy máy rút một cái cọc lên, lập tức trận pháp sẽ sụp đổ, đám âm binh hung tợn ấy sẽ ào ào xông ra. Bao nhiêu căm hận vì bị giam nhốt thời gian dài phát tiết, chúng sẽ điên cuồng tấn công, ám hại dân quanh vùng, hậu quả khôn lường.

Về đến nhà, ông Hoa lại đưa cho ông tôi một lá bùa, dặn đem đốt, rồi lấy tro hòa vào chén rượu, đem cho Lý uống. Quả nhiên, Lý uống xong, chỉ khoảng một tiếng thì tỉnh lại. Có thể đi lại binh thường, tuy nhiên sức khỏe không còn được một nửa như trước.

Lý cũng hiểu được, đó chính là quả báo, mình làm thì mình chịu. Còn sống cũng là may mắn lắm rồi. Nghe ông tôi kể lại mọi chuyện, đôi mắt Lý rưng rưng lệ. Lập tức cùng ông nội tôi tới nhà sư phụ, cảm tạ ơn thầy đã liều mạng cứu mình.

Thấy Lý tới, ông Hoa chậm rãi ngồi dậy, khoát tay ra hiệu không cần cảm ơn. Rồi ông thong thả khuyên Lý vài câu, đại khái là sau này phải cải ác tùng thiện, siêng năng tạo phước thật nhiều, mới có thể hóa giải phần nào những nghiệp chướng lúc trước đã tạo, có thế mới mong sống yên ổn được.

Sâu trong lòng, Lý đã thực sự hối hận. Lý hứa sẽ làm đúng như lời ông Hoa căn dặn, và đó là những lời nói thật lòng.

Nhìn gương mặt thầy mình hốc hác, già đi đến cả chục tuổi chỉ trong một đoạn ngắn thời gian. Bằng con mắt của một thầy phù thủy, Lý thấy âm khí đã bao phủ kín trên thân hình gầy guộc ấy, ông Hoa chẳng còn sống được bao lâu. Những giọt nước mắt muộn màng, lặng lẽ lăn dài trên má người đệ tử. Ông Hoa tiếp lời :

– Thôi, con đừng buồn nữa. Con nhớ lời ta làm như vậy, ta đi cũng an lòng.

3 tháng sau, ông Hoa mất. Lý, ông nội tôi, cùng bà con khắp bản làng có mặt đầy đủ, tiễn đưa ông Hoa về nơi an nghỉ cuối cùng. Tiếng kèn đám ma bi ai, nặng trĩu tâm can những người có mặt.

Những ngày sau đó, hàng đêm trong giấc mơ của Lý, luôn văng vẳng những tiếng kêu la, gào thét của lũ âm binh. Vì có một mối liên thông giữa chúng với Lý, nên dù không thoát khỏi trận pháp, chúng vẫn có thể hiện vào giấc mơ của Lý, đòi Lý thả chúng ra, không thì cũng dày vò tâm can Lý bằng đủ mọi cách ma mị mà chúng có thể làm.

Đêm nào cũng vậy khiến Lý cực kì bất an. Cuối cùng, Lý cùng ông tôi từ biệt mảnh đất Lai Châu ấy, lên đường trở về quê nhà.

Lý cố gắng xóa đi cái quá khứ bi thương ấy, bằng cách nỗ lực làm thật nhiều việc thiện. Ai nhờ gì là hăng hái giúp ngay, mà không nhờ Lý cũng giúp, chẳng bao giờ cần một sự báo đáp nào cả. Thế nên làng xóm ai cũng thương, cũng quý, mà mấy ai biết được hết ẩn tình đằng sau. Cho tận đến những ngày cuối đời, bệnh tật hành hạ ông Lý liệt giường chiếu, người đời cho rằng trời bất công. Còn ông nội tôi chỉ lặng lẽ thở dài, ông biết, luật Nhân quả một ly cũng không có sai, chỉ là không phải ai cũng tỏ tường sự thật đằng sau mà thôi.

Kể tới đây đôi mắt ông nội tôi đỏ ngầu rưng rưng lệ. Ông quay sang nhìn vào mắt tôi, chậm rãi nói:

– Cháu à, đừng bao giờ vì cái lợi của mình mà hại người khác. Thay vì thế, hãy giúp đỡ mọi người mỗi khi có thể…

Đã nhiều năm trôi qua, nhưng câu nói của ông vẫn còn văng vẳng trong tâm trí tôi, luôn dẫn bước soi lối cho tôi trên những nẻo đường đời.

( Nguồn : Truỵenmacothat.net  )

Những Điều Cần Biết Về Tang Lễ

ừ sau lễ an táng đến khi cải táng là một thời gian dài, ít nhất là ba năm trở lên, tùy gia đình cải táng sớm hay muộn. Nhưng có 6 việc phải làm:

1) CÚNG BA NGÀY.

Sau khi an táng đến ngày thứ ba, con cháu và thầy cúng ra mộ, cúng mở cửa mả, đắp thêm cho mộ được cao ráo đẹp đẽ, lấy tre nứa rào chung quanh để trâu bò không vào được, rồi về nhà cúng ba ngày.

Tùy nơi có cách tính ba ngày khác nhau. Một số địa phương tính từ ngày mất là ngày thứ nhất. Cách này là do chỉ để người mất, quàn tại gia một ngày đêm, nên sau ngày chôn là đến ngày thứ ba, tiến hành cúng ba ngày luôn, như vậy là hợp lý.

Một cách tính nữa, tính từ ngày chôn là ngày thứ nhất. Trường hợp này do quàn tại gia hoặc ở nhà lạnh của bệnh viện quá ba ngày, để chờ con cháu về đông đủ.

Dân ta quan niệm rằng sau khi chôn, hồn vẫn còn phiêu diêu chưa ổn định. Mặt khác trước khi chôn, bàn thờ người chết chưa thật sự yên vị, vì bàn vong di chuyển ra nghĩa địa rồi lại đưa về. Đến ngày thứ ba mọi việc đã chu tất cho bàn thờ, mời hồn người chết về yên vị tọa lạc để con cháu phụng thờ.

Bàn thờ người mới mất để ở vị trí riêng biệt, chưa được đưa thờ chung ở bàn thờ Gia tiên. Vì người mới mất chưa được sạch sẽ.

Sắp đặt bàn thờ có ảnh, bát hương…và các thứ cần thiết. Tùy số lượng câu đối trướng mà treo cho hợp lý quanh bàn thờ. Phía sau bàn thờ, treo cao những bức trướng của dòng họ, tổ chức, tập thể; rồi đến trướng các gia đình thông gia, họ mạc…bạn bè thân hữu. Có thể treo vây quanh tạo không gian ấm cúng cho bàn thờ.

Thủ tục cúng ba ngày phần lớn vẫn do thầy cúng làm.

Từ đây đèn hương liên tục thắp cả ngày và đêm. Bàn thờ có nước, trầu, rượu, hoa quả; vài hôm thay một lần. Hàng ngày sáng chiều đến bữa, đều cúng cơm, coi như cha mẹ, ông bà vẫn bên con cháu dùng bữa hàng ngày. Cúng cơm này không cầu kỳ, trong nhà ăn gì cúng thức ấy, chỉ một ít tượng trưng, có bát đũa đặt trong một khay nhỏ, và rượu nước, trầu cau…

Trước đây cúng ba ngày, còn là dịp để tang chủ mời bà con trong họ ngoài làng, bạn bè thân hữu gần xa đến bầy tỏ lòng cám ơn, xin đại xá cho những thiếu sót, khiếm khuyết không tránh khỏi. Sau đó là tổ chức ăn cỗ. Bây giờ tục lệ ăn cỗ ba ngày mở rộng như vậy không còn nữa. Tang chủ có mời cũng không mấy ai đi. Tang chủ cám ơn qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh và vô tuyến truyền hình.

Việc cúng cơm thường nhật, duy trì ít nhất đủ tuần 49 ngày. Có nhà duy trì đến tuần 100 ngày mới thôi. Hương đèn từ đây cũng tắt.

Theo Thọ Mai Gia Lễ việc cúng ba ngày có nhiều thủ tục phiền phức lắm; Cúng ba ngày gọi là ” Tế ngu – – yên vị“.

Ngu có nghĩa là yên vị. Sau khi chôn, hồn phách còn ở cõi phiêu bồng chưa nơi nương tựa. Phải có lễ này để mời hồn về yên vị vào bàn thờ cho con cháu thờ phụng. Đủ Lễ phải có ba tuần tế là: Sơ ngu, tái ngu và tam ngu. Thủ tục cũng đủ các bước như một lễ Thành phục đã nói ở trên. Chủ lễ và tang chủ vái quỳ dâng hương, rượu, nước. Con cháu đứng sau, cũng làm đủ các bước theo chỉ dẫn của thầy cúng. Lúc khóc lúc dừng, khi quỳ lạy, lúc đứng lên…kéo dài hàng tiếng đồng hồ mới xong một buổi tế.

Bây giờ không ai làm dài dòng như vậy, chỉ cúng ngắn gọn là xong.

Sao đổi phương Nam, mây che trời Bắc Tưởng đến cù lao chín chữ, bú mớm ba năm Nhớ khi sớm viếng tối thăm, lòng bao hớn hở Giờ bỗng tây xa, bắc trở trong dạ luống những khát khao Đau đớn thay bể thẳm trời cao, nông nỗi ấy càng thương càng nhớ Nay nhân việc thông đường (hoặc huyên đường) quyên cố lễ ngu yên vị. Gọi là dám xin tổ tiên gần xa đồng lai chứng giám, phù hộ toàn gia trẻ già yên ổn! Thượng hưởng!” 2) CÚNG TUẦN 49 & 100 NGÀY.

– Tuần 49 ngày gọi là cúng ” chung thất – “. Người ta lấy vía đàn ông để tính. Một vía là 7 ngày, bảy vía là 49 ngày. Cúng ở nhà tuần này nhằm làm cho linh hồn người mất được mát mẻ.

Một số người theo đạo Phật và một số nhà muốn ” Quy – ” người mất về chùa, nương nhờ cửa Phật ” ăn mày lộc Phật “! Nên thường nhờ nhà sư làm tại chùa trong tuần 49 ngày, cho linh hồn chóng được siêu thăng tịnh độ.

– Cúng 100 ngày còn gọi là Tốt khốc – – Thôi khóc. Ngày trước thường khóc trong vòng ba tháng mười ngày.

Phật giáo cho rằng người chết xuống âm phủ phải qua ” Thập điện – – Mười cửa ải” vô cùng nguy hiểm. Vòng 49 ngày mới qua 7 cửa ải. Qua vòng 100 ngày mới xong 10 cửa ải, từ đây linh hồn mới siêu thoát hoàn toàn. Con cháu không khóc nữa, thực sự ” yên tâm ” người khuất núi đã thoát hiểm!

Tùy theo tục từng địa phương, có nơi coi cúng 49 ngày là lễ lớn, có nơi lại coi cúng 100 ngày mới là lễ lớn. Dịp này, nội ngoại đến dự lễ, bà con cộng đồng đều có lễ đến thắp hương. Chủ nhà thường mời quan khách bữa cơm thân mật.

3) THỜI GIAN ĐỂ TANG

Việc để tang ở nước ta trước đây theo Thọ Mai Gia Lễ, phân làm hai loại: đại tang và tiểu tang. Tiểu tang có 4 bậc, đại tang chỉ có 1 bậc. Tất cả có 5 bậc, gọi là ngũ phục.

1.) Đại tang:

Thời gian để đại tang là 3 năm, nhưng trên thực tế người ta chỉ để đại tang có 27 tháng. Điều này chưa có lời giải thích, theo chúng tôi có lẽ người ta lấy thời gian mang thai 9 tháng để tính một năm. Như vậy ba năm là 27 tháng! Trong dân gian vẫn có câu vợ khóc chồng:

“Ba năm hai bảy tháng chàng ơi!”

Hồ Xuân Hương khóc ông Phủ Vĩnh Tường với hai câu thơ còn lưu mãi:

“Hai bảy tháng trời là mấy chốc, Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!”

Những người chịu đại tang gồm có:

– Con để tang cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi,

– Nàng dâu để tang cha mẹ chồng,

– Vợ để tang chồng,

– Cháu đích tôn thừa trọng (thay cha khi cha mất) để tang ông bà,

– Chắt thừa trọng (thay cha và ông khi cha và ông đều mất) để tang cụ ông cụ bà.

2.) Tiểu tang:

Theo tục lệ, tiểu tang có bốn bậc khác nhau và thời gian để tiểu tang cũng khác nhau, tùy theo thân hay sơ.

a.) Cơ niên: Để tang một năm. Những người để tang một năm gồm :

– Cha mẹ để tang cho con trai, con dâu trưởng, và con gái (chưa đi lấy chồng).

– Chồng để tang cho vợ.

– Con rể để tang cho cha mẹ vợ.

– Anh em và chị em (chưa đi lấy chồng) kể cả anh chị em cùng cha khác mẹ để tang cho nhau.

– Em để tang cho chị dâu trưởng.

– Cháu trai và cháu gái (chưa đi lấy chồng) để tang cho ông bà nội.

– Cháu để tang cho chú bác ruột và cô ruột (chưa đi lấy chồng).

– Cháu dâu để tang cho ông bà nhà chồng.

b.) Đại công: Để tang 9 tháng. Những người để tang 9 tháng gồm:

– Cha mẹ để tang con gái (đã đi lấy chồng) và con dâu thứ.

– Chị em ruột (đã đi lấy chồng) để tang cho nhau.

– Anh em con chú con bác ruột để tang cho nhau.

– Chị em con chú con bác ruột (chưa đi lấy chồng) để tang cho nhau.

c.) Tiểu công: Để tang 5 tháng. Những người để tang 5 tháng gồm:

– Anh chị em cùng mẹ khác cha để tang cho nhau.

– Chị em con chú con bác ruột (đã đi lấy chồng) để tang cho nhau.

– Con để tang cho dì ghẻ.

– Cháu để tang cho ông chú, bà bác, và bà thím.

– Cháu để tang cho bà cô (chưa đi lấy chồng), chú họ, bác họ, thím họ, cô họ (chưa đi lấy chồng), ông bà ngoại, cậu, và dì ruột.

– Chắt để tang cho cụ ông cụ bà bên nội.

d.) Ti ma: Để tang 3 tháng. Những người để tang 3 tháng gồm:

– Cha mẹ để tang cho con rể.

– Con cô con cậu và đôi con dì để tang cho nhau.

– Cháu để tang cho ông chú họ, ông bác họ, bà cô họ (chưa đi lấy chồng), bà cô (đã đi lấy chồng), và cụ cô (chưa đi lấy chồng).

– Chắt để tang cho cụ chú cụ bác.

– Chút để tang cho kỵ ông kỵ bà bên nội.

Việc tang của người Việt là do Lễ giáo Phong kiến quy định. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” chi phối rõ rệt, ví như thời gian vợ để tang chồng là 27 tháng, tức là đại tang. Chồng để tang vợ có một năm, chỉ được coi là tiểu tang mà thôi. Con gái đã đi lấy chồng thì bị coi là “nữ nhân ngoại tộc” và “dâu là con rể là khách” Người đàn bà, nếu đã đi lấy chồng khi mất đi, được thân nhân để tang một thời hạn ngắn hơn khi chết mà chưa có chồng.

Việc để tang của ta thể hiện một nền văn hóa lâu đời, có tôn ti trật tự, có phép tắc hẳn hoi, phân biệt thân sơ rõ ràng. Cần phải học hỏi và được giáo dục, mới biết và thực hiện đúng theo phong tục được. Nhìn vào việc con cái để tang ông bà hay cha mẹ, ta biết được gia đình đó có giáo dục theo nếp Việt hay không.

Ngày nay đồ tang phục chỉ được mặc cho đến khi chôn cất thân nhân xong. Sau đó, đeo một miếng vải đen nhỏ bằng đầu ngón tay cái ở nẹp áo trước ngực hay ở trên mũ. Còn đàn bà, đầu vấn khăn trắng (ở nông thôn) hoặc găm miếng vải đen ở trước ngực phía trái khi mặc áo. Điều cốt yếu là Tang tại Tâm!

4) ĐỐT MÃ.

Trần sao Âm vậy, nếp nghĩ này đã ăn sâu vào tiềm thức người ta từ bao đời nay. Người sống phải lo chu cấp cho người âm, những vật dụng sinh hoạt đầy đủ như khi còn sống mà người đó thường dùng. Nên mới có tục đốt mã.

Người chết sau rằm tháng bảy, thường đốt mã vào dịp 49 ngày. Người chết trước Rằm tháng bẩy, chưa đủ 49 ngày tính đến rằm tháng bẩy, thì đốt mã vào dịp Rằm tháng bẩy. Nhưng phải đốt trước ngày mồng 10 tháng bẩy. Còn ngày rằm chỉ đốt cho người chết đã hết tang và cúng cô hồn thôi.

Đốt mã là một tục, nhà nước ta vẫn cho kinh doanh hàng mã và đánh thuế hàng mã! Hà nội có hẳn một phố mang tên phố Hàng Mã, chỉ chuyên bán đồ hàng mã. Bây giờ nhiều phố khác cũng bán đồ hàng mã, vì nó là thứ hàng hóa siêu lợi nhuận!

Đốt mã là một việc nhạy cảm, không biết thế nào là “vừa”. Hiện nay nhiều nhà quá lạm dụng, lãng phí tiền của không cần thiết. Vấn đề là ở cái tâm của từng người. ” Tâm động quỷ thần tri – Ta nghĩ gì, quỷ thần đều biết cả “. Báo hiếu cha mẹ đâu cứ mâm cao cỗ dầy, đốt mã xa hoa ?

5) GIỖ ĐẦU.

Giỗ đầu còn gọi là Tiểu tường. Giỗ đầu, theo tục lệ cúng trước ngày chết một ngày. Qua một năm, có người đã siêu thoát, có người đã được đầu thai theo luật Nhân quả – Luân hồi của nhà Phật. Khi sống tu nhân tích đức tốt, sớm đầu thai vào nhà lành! Ăn ở có nhiều tội lỗi, sẽ đầu thai làm kiếp trâu ngựa để trả nợ! Nếu khi sống có nhiều tội ác, vẫn bị giam ở chín tầng địa ngục, bị lũ ngạ quỷ (ma đói) hành hạ liên tục ngày đêm!

Quan niệm trên là của của Phật giáo, xét ra có tính nhân văn cao; bóc vỏ mê tín ra, ta thấy nhà phật dạy con người phải biết làm điều thiện ngay ở cõi đời đang sống, đó mới là quả phúc tròn đầy!

Trước ngày giỗ hai ngày, con cháu ra dọn cỏ, đắp đất cho mộ phần cao ráo đẹp đẽ. Thắp hương cắm hoa, khấn trình mời hương hồn người đã khuất về hưởng lễ con cháu cúng. Rồi về nhà có trầu rượu chén nước, nén nhang thắp trình, gọi là cúng Tiên thường để hôm sau cúng giỗ chính thức.

Ngày trước sau giỗ đầu, tang chế giảm nhẹ đi; trừ bỏ đồ hung phục không còn mặc áo xổ gấu, sô gai…bỏ gậy mũ…Nhưng vẫn còn để tang cho hết ba năm.

6 ) GIỖ HẾT TANG.

Giỗ này cúng vào năm thứ hai sau ngày mất. Từ giỗ thứ hai cúng đúng ngày mất. Gọi là Đại Tường.

Qua hai năm kể từ ngày mất, người chết đã siêu thoát hoàn toàn. Giỗ này con cháu cũng làm lễ đoạn tang – hết tang. Bởi vậy giỗ này còn gọi là Giỗ hết. Tuy vậy vẫn còn thêm ba tháng nữa mới được làm lễ Trừ phục – bỏ hết mọi đồ tang phục. Lễ này còn có tên khác là lễ Đàm tế (nỗi ưu sầu buồn đau).Nói là thời gian để đại tang 3 năm, nhưng sau 2 năm 24 tháng thêm ba tháng nữa là 27 tháng. Đại tang là 27 tháng, nên người vợ mới khóc chồng: ” Ba năm hai bảy tháng chàng ơi! “

Sau hai năm chọn một ngày tốt trong tháng thứ ba, để làm lễ Trừ phục (bỏ hết đồ tang). Trừ phục có ba việc làm sau:

– Lễ sửa mộ: Đắp thêm mộ phần to đẹp thêm.

– Lễ đàm tế: Cất khăn tang, hủy đốt các thứ thuộc phần lễ tang, thu các thứ đồ tang, bỏ bàn thờ để rước linh vị vào bàn thờ gia tiên.

– Rước bát hương vào bàn thờ gia tiên và cáo yết tổ tiên

Sau Lễ này, đốt bài vị giấy và đưa bát hương vào thờ chung ở bàn thờ Gia tiên, theo thế thứ mà sắp đặt. Có thể lấy 3 chân nhang cắm chung vào bát hương hội đồng ở bàn thờ gia tiên cũng được. Nếu ai chết cũng đưa bát hương vào bàn thờ, bát hương ngày càng nhiều, bàn thờ không có chỗ đặt. Bài vị phải làm bằng gỗ.

Mọi thứ câu đối trướng cũng thu dọn, có thể đốt hoặc chôn đi.

7 ) CẢI TÁNG.

Cải táng – là bốc mộ. Còn có nhiều tên gọi khác như: sang cát, cải cát, sang tiểu, thay áo, cát táng (chôn lần đầu gọi là hung táng)…

Bốc mộ là một việc trọng đại cuối cùng đối với người đã khuất. Tùy đất táng và tuổi người mất mà chọn thời gian bốc mộ. Nhưng ít nhất cũng trên ba năm, mới đủ thời gian phân hủy xác. Lúc này chỉ còn xương. Thời gian bốc mộ thường là cuối mùa đông, tiết trời khô ráo hanh heo là đẹp.

Sở dĩ phải bốc mộ vì quan tài gỗ lâu ngày sẽ mục, ván thiên sập xuống. Hoặc là khi chết chưa tìm được nơi đất đẹp! Con cháu không yên lòng. Bốc mộ để vĩnh viễn quy về một nơi, xây ốp trang trọng cho thỏa lòng con cháu.

Một số nơi từ nam miền trung trở vào không có tục bốc mộ, chỉ chôn một lần. Nhà có điều kiện làm trong quan ngoài quách và xây ốp vĩnh cửu luôn. Bây giờ đã bắt đầu quen dần với việc hỏa táng, điện táng. Một cách thức xử lý xác người chết hợp vệ sinh, không ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích đất đai.

Trước khi bốc mộ, làm lễ cáo yết Gia tiên và cúng thần Thổ thần nơi nghĩa địa. Người ta thường bốc mộ vào ban đêm. Do quan niệm ban đêm thuộc âm, là thế giới của âm phủ. Điều này rất phiền toái cho công việc. Tuy vậy mọi người đều không quản ngại, ai cũng dốc sức cho công việc xong trước 5 giờ sáng. Cũng có nơi làm ban ngày, nhưng phải có mái che không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào.

Khi mở nắp quan tài, mọi người đứng đầu chiều gió. Có thể đốt những bó chổi bằng cây hao hao và đổ rượu vào quan tài. Mục đích là giảm bớt xú khí. Xương cốt rửa sạch, lau khô xếp vào tiểu theo đúng vị trí. Trong tiểu lót giấy trang kim và vải đỏ hoặc lụa đỏ. Đem tiểu đến nơi khác chôn và xây cất, ốp lát tùy điều kiện từng nhà. Lấy nước vang tưới xung quanh gọi là hàn long mạch – ý nói hàn kín mạch đất vĩnh viễn.

Ngày trước bắt buộc con cháu phải trực tiếp lấy cốt, không được để người ngoài làm, như vậy mới thực là báo hiếu! Bây giờ có thể vận dụng hợp lý, không nhất thiết phải làm như xưa.

Trước đây chưa có điều kiện xây ốp. Vào nghĩa địa thấy ngôi mộ dài là chưa bốc. Ngôi mộ tròn là đã bốc.

Khi bốc mộ, nếu gặp mộ ” kết” thì phải lấp ngay lại. Ở Nghệ Tĩnh thường có chõ xôi mang theo, nếu thấy mộ kết thì bỏ xôi vào, đóng nắp quan tài và đắp mộ to lên.

Mộ ” kết ” là mộ có một trong ba biểu hiện sau:

– Khi đào đất thấy có con rắn vàng gọi là ” long xà khí vật ” là điềm tốt.

– Khi mở nắp quan tài có mạng như giây tơ hồng phủ trắng cả áo quan.

– Xương cốt dính liền, không rời nhau và có những giọt nước trắng như sữa.

Chưa bốc mộ cho ông bà cha mẹ, con cháu luôn coi mình chưa làm xong việc báo hiếu. Bây giờ có điều kiện kinh tế, phần lớn bốc mộ quy tập về một nơi, xây ốp khang trang đẹp đẽ, quần tụ trong nội tộc có ông bà tổ tiên ở bên cạnh, như được sum họp ấm áp tình cảm gia đình luôn có bên nhau.

(Còn nữa…)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Điều Rùng Rợn Về Hình Nhân Thế Mạng trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!