Cập nhật nội dung chi tiết về Những Lưu Ý Khi Đào Giếng Và Lấp Giếng Xây Nhà. – Kiến Trúc 999 mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đào giếng, lấp giếng cần thận trọng ảnh hưởng đến các dòng năng lượng phong thủy….Kinh nghiệm quan sát cho thấy rằng, giếng nước là nơi tập trung rất nhiều Âm khí. Nên về cơ bản nó có sự tương tác Âm – Dương rất lớn đối với những người sống trong gia đình. Lấp giếng có thể làm mất đi một nguồn năng lượng lớn ( Âm khí tốt), hoặc đào giếng sẽ gây thoái ( Dương khí ) nặng và ngược lại.
Gia đình đang có người ốm yếu, hoặc đang phát tài phát quan, thì nên chú ý hạn chế việc đào hoặc lấp giếng. Vì có thể nó gây ảnh hưởng đến con người, hoặc ảnh hưởng việc làm ăn. Còn nếu trong nhà mọi người đang khỏe mạnh bình thường, mà cái giếng ở vị trí xấu so với tương quan của ngôi nhà, hoặc ở quy mô nhỏ, thì có thể lấp ngay được mà không sợ nguy hiểm.
Đào giếng, lấp giếng cần thận trọng ảnh hưởng đến các dòng năng lượng phong thủy.
Lấp giếng ảnh hưởng cân bằng trường khí.
Giếng tốt và giếng xấu các biểu hiện phân biệt
Nếu cái giếng đó nước lúc nào cũng trong mát, khu vực quanh giếng có cây cỏ tốt tươi, khí quanh miệng giếng mát mẻ thì đó là nơi đất lành, khí thanh, âm dương tương hoà ( các cụ thường gọi là huyệt tốt). Nhà nào có giếng như vậy thì đời nào cũng có người làm quan và sẽ là quan thanh liêm. Nếu cấu trúc nhà tốt thì quan cao chức trọng, phú quý. Gia chủ vận xấu cũng vẫn có chức sắc.
Nếu giếng xấu nên hóa giải cái xấu của giếng bằng biện pháp trấn yểm. Nhất định sẽ sinh ra hiền tài và con cháu sẽ gìn giữ được gia phong trong nhiều đời. Trừ phi tự nhiên thấy giếng đục và khô cạn,có mùi hôi thối, nước phèn, chua, mặn thì nên lấp sớm, không nên để lâu, để càng lâu càng kém.
Trấn yểm giếng xấu sinh ra hiền tài.
6 lưu ý khi đào giếng và lấp giếng
1. Đào giếng, lấp giếng phải xem hướng phong thủy. Vị trí khoan giếng cần phải dựa trên việc phân cung điểm hướng theo hướng nhà và sơ đồ nhà cụ thể.
2. Khi lấp giếng không nhất thiết cần phải dùng đá thạch anh để trấn yểm. Với giếng đã khô cạn chỉ việc đưa tấm xi măng che lên là được.
3. Đào giếng, lấp giếng phải cúng kinh khấn vái cẩn thận đúng cách.
4. Nên khoan giếng vào một trong các sơn Tân, Quý, Ất, Đinh, Cấn, Tốn trong 24 sơn trên La Bàn.
5. Đào giếng, lấp giếng phải tuân theo phong thủy. Giếng khoan trong nhà bắt buộc phải tránh khu vực giữa nhà vì giếng thuộc thủy khắc với trung cung thuộc hành thổ. Trường hợp giếng nằm dưới gầm cầu thang mà không phạm trung cung và nằm ở một trong các sơn trên thì sẽ không ảnh hưởng gì.
6. Giếng nước nếu được lấp đúng cách thì việc xây nhà và đặt giường ngủ lên trên đều không ảnh hưởng gì về mặt phong thủy.
Lấp giếng chia làm 2 trường hợp: Giếng có oan hồn và giếng bình thường.
#. Lấp giếng có oan hồn hay vong … trú ngụ thì khi lấp phải đặt biệt chú ý.
1. Các bước lấp giếng có oan hồn:
Trước ngày lấp giếng, lấy ba cục đất sét vo tròn phơi nắng trong 21 ngày (cái này chắc dùng dương khí lấn âm khí của giếng ). Sau đó, cắt tiết ba con gà ác thịt đen lấy huyết thoa lên. Còn lông, xương gà đốt thành tro, hòa với nước mưa mà vứt xuống nơi định lấp. Tiếp theo, mới vứt tiếp ba cục đất sét nói trên.
Ném từng cục một, mổi lần ném khấn niệm tống xuất những điều bất hạnh, xui xẻo nếu có ở đây đã xảy ra (do oan hồn người té giếng hay chết đuối).
Sau đó tiến hành lấp giếng. Khi lấp phải đổ sỏi hoặc đá xuống 1 lớp đến ngang mặt nước, rồi 1 lớp cát dầy, rồi đến 1 lớp đất sét , sau cùng mới đến đất thịt, có như vậy mới không nghẽn mạch Thuỷ Long – Long Mạch.
2. Mâm cúng và lời khấn khi lấp giếng có oan hồn.
Chẳng cần phải cầu kỳ đủ kiểu, lễ vật đơn giản chỉ cần mâm trái cây, hoa tươi, cặp đèn cầy đỏ, Trà, Rượu và 1 con cá chép sống (Nếu có lễ vật đơn sơ càng tốt). Sau khi cúng thì đem cá chép đó thả ra sông.
-Lời Khấn: Hôm nay là ngày – tháng – năm ………………………
-Chúng con tên ………………………Tuổi ……………………
Kính lạy : – Bản Xứ thành hoàng Đại vương chi thần..
– Đương Cảnh Thổ địa chánh thần.
– Bản xứ Chúa Thủy Long – Long Mạch tôn thần.Kính thưa chư vị, trước đây vì yêu cầu trong sinh hoạt, Gia đình chúng con đã xin phép đào cái giếng này. Nay vì ………… ( Nêu lý do )
Chúng con thành tâm cầu xin chư vị chứng giám cho chúng con được HOÀN TRẢ LONG MẠCH lại cho tự nhiên.
Xin chư vị ghi nhận và kết nối Long Mạch. Tạo sự kết nối Thủy Long. Dương Khí được kết phát như tự nhiên. An Trạch – Hưng Gia.
Chúng con thành tâm Kính cáo.
3. Mâm cúng và lời khấn khi lỡ lấp giếng có oan hồn sai cách.
Nếu đã lỡ lấp không đúng như vậy rồi thì phải làm 1 lễ cúng tạ lỗi. Khấn xin Thuỷ Long Thần do trước đây tâm trí mờ mịt, không rõ lễ nghi, nên vô ý làm không đúng, nay thành tâm hối lỗi, cúi xin Thuỷ Long Thần nương nhẹ Long uy, Gia ân tác Phúc …
#. Lấp giếng bình thường không có oan hồn.
Thật may mắn cho các bạn nếu nhà bạn có một cái giếng cũ không có oan hồn. Nay bạn xây nhà đẹp mới, một biệt thự đẹp, nhà vườn đẹp, nhà phố đẹp, nhà ống đẹp và không dùng giếng cũ nữa. Bạn xin san lấp nói chung cũng đơn giản thôi.
1. Lấp giếng cũ đào giếng mới không bị gấp gáp về thời gian.
Giếng đang dùng bình thường khi cần lấp, thì chọn ngày có TRỰC TRỪ, trục hết các bi lên. Nếu không trục được thì cũng phải lấy được tấm rế lên, mổi bi đục vài lỗ thủng càng to càng tốt.
Dùng một cây luồng ( Lồ Ô hoặc Tre rổng ruột ) to bằng cổ tay, chẻ đôi thông ruột rồi quấn dây thép lai như khi chưa chẻ đôi. Cắm vào lòng giếng, ngọn khuất dưới mặt đất, thường cở khoảng 1m. Bỏ vào lòng cây luồng 100 cây kim khâu và chỉ ngũ sắc hoăc dây kim tuyến (5 màu). Nếu có các vật dụng cũ kim loại như đinh – ốc vít – sắt vụn v.v… thì bỏ xuống càng tốt.
Đây là cách thu nhỏ giếng lai. Ứng dung Ngũ hành “kim sanh thủy” hỗ trợ. Khỏang 5-7 năm sau cây luồng tự hủy. Long mạch tự luân chuyển một cách tự nhiên, không bị bế tắc đột ngột.
2. Đào giếng mới lấp giếng cũ khi xây nhà mới trúng giếng – gấp.
Cách 1
Các bước chuẩn bị vẫn như trường hợp lấp giếng không gấp về thời gian
Nếu làm nhà ở trên giếng cũ thì ở dưới mặt nền nhà, nên dùng ống nhựa nối thông với đầu trên của cây luồng. Ống nhựa này đặt âm dưới đất, rồi dẫn thông ra một chỗ nào đó cho thông với khí trời.
Cách 2
Lấy ống nước bằng nhựa, đường kính khoảng 4cm. Cẩn thận hơn nữa thì dùng ống tre. Mục đích là sau khi giếng bị lấp thì bản thân cái ống đó cũng sẽ tiêu đi mới tốt.
Xiên thủng nhiều lỗ ngang dọc theo chiều dài ống (cách khoảng 3-5cm). Cắm ống xuống giếng rồi lấp giếng xung quanh để chừa đầu ống lên. Trên mặt ống gắn quả cầu inox chắn rác để tránh gạch đá rơi xuống tắc ống (như ống nước thoát vậy).
Mỗi ngày quét nhà rơi ít cát, dần dần sẽ tự lấp đầy ống. Nhớ đừng để rơi gạch xuống làm tắc giữa chừng.
Nếu vị trí giếng củ không phải ở ngay sàn nhà thì mỗi ngày đổ vào đó 1 thìa nhỏ cát cho đến khi đầy.
Cách 3
Cắm một ống nước bằng nhựa xuống đến đáy giếng, phía trên miệng ống cách mặt đất khoảng 40cm.
Đổ sỏi hoặc đá xuống 1 lớp đến ngang mặt nước. Sau đó đổ một lớp cát dày, rồi đổ một lớp đất sét. Rải một lớp than hoạt tính lên trên, dày khoảng 10cm.
Sau đó đổ lớp đất thịt lên trên cho đến khi đầy miệng giếng.
Mỗi ngày quét nhà rơi ít cát, dần dần sẽ tự lấp đầy ống. Nhớ đừng để rơi gạch xuống làm tắc giữa chừng.
3. Lấp giếng không có oan hồn cũng dùng lễ vật và lời khấn y bài trên.
Không nên lấp giếng theo kiểu vội vã. Vì như vậy Âm Khí bị bế tắt đột ngột, không tốt. Nếu Ở tầm cỡ Địa cầu thì Âm khí bế quá lớn, sẻ sinh ra động đất.
Xác định vị trí khoan giếng theo yếu tố phong thủy
Kiến trúc Nhật Lam trích nguyên văn trong Bát Trạch Minh Cảnh để các Bạn biết được xuất xứ từ đâu (nguyên tác Bát Trạch Minh Cảnh- Dương Quân Tùng đời Đường).
Ca Quyết:
” Tý thượng xuyên tỉnh xuất điên nhân” ( đào giếng tại phương vị Tý trong nhà có người thần kinh bất ổn),
“Sửu thượng huynh đệ bất tương thân” (đào tại Sửu anh em bất hòa),
“Dần, Mão, Thìn, Tỵ giai bất cát” (Dần, Mão, Thìn là không tốt.
“Bất lợi Ngọ, Tuất địa cầu thân” (Ngọ, Tuât gia đình gặp chuyện không tốt nên tìm phương khác).
“Đại hung Mùi, Hợi phương khai tỉnh” (Mùi,Hợii là đại hung).
“Thân Dậu tiên hung hậu cát luân”( Thân, Dậu lúc hung lúc cát luân hồi).
“Duy hữu Càn cung ứng hoại cước” ( Cung Càn là có người bị tật bệnh ở chân).
“Giáp, Canh, Nhâm biên thấu, tuyền thâm” (Giáp, Canh, Nhâm nước, sâu lại sạch thì vận tốt liên miên)
“Táo Tỉnh tương khán nữ dâm loạn” (Bếp lò và giếng đối diện nhau con gái dâm loạn)
“Xuyên tỉnh bất nghi tại Đoài phương Đoài vi trạch, vi thiếu nữ chủ dâm” (Không nên đào giếng tại Phương Đoài, Đoài là thiếu nữ dâm loạn)
Người xưa có đề thơ về việc chọn vị trí khoan giếng hợp phong thủy như sau:
Đào giếng phương tý sinh điên loạn Phương sửu anh em khó thuận hòa Dần mão tỵ thìn đều bất lợi Tuất ngọ tìm nước họa không xa Giếng tại hợi mùi là cực xấu Thân dậu hung rồi lại hóa may Duy ở cung càn chân phát bệnh Tại giáp canh nhâm mặc sức đào Giếng bếp nhìn nhau nữ dâm loạn Phương đoài khơi giếng quả không hay.
Từ ca quyết trên các Bạn tóm tắt lại theo [06] nguyên tắc sau cho dễ nhớ, dễ tra cứu
Nguyên tắc số 1: Không khoan giếng giữa nhà, vì giữa nhà thuộc hành Thổ (Thủy – Thổ khắc nhau)
Nguyên tắc số 2: Toàn bộ địa chi đều không tốt
Nguyên tắc số 3: Toàn bộ thiên can đều tốt trừ Mậu, Kỷ (Thủy – Thổ khắc nhau). Riêng Canh xem xét thêm nguyên tắc số 5
Nguyên tắc số 4: Giếng và bếp đối diện nhau là không tốt (“Táo tỉnh tương khan(Đối diện) nam nữ dâm loạn” )
Nguyên tắc số 5: Giếng khoan tại phương Đoài (Cung hướng chính Tây): Thiếu nữ dâm loạn.
Nguyên tắc số 6: Toàn bộ Tứ ngung đều không tốt trừ Tốn.
Ngoài ra theo phép xưa, đào giếng không nên đào trên 12 chữ địa chi (tý, sửu, dần…) vì thủy động thuộc dương cho nên nên đào trên các thiên can. (Giáp, ất, bính, đinh, canh, tân, nhâm quý.) Vì có câu: ” Vạn thủy vô tòng thiên thượng khứ. ” (Vạn dòng nước đều theo thiên can mà đi). Bốn chữ dương thiên can là giáp, bính, canh, nhâm tốt hơn âm thiên can là ất, đinh, tân, quý.
Nên khoan giếng ở đâu? Những điều kiêng kỵ khi khoan giếng
Không đặt giếng khoan ở phương tọa ngôi nhà
Xác định phương tọa của ngôi nhà như thế nào. Tọa là phía sau lưng của ngôi nhà, còn phía trước gọi là hướng, như vậy gọi là phương tọa.
Ví dụ tọa hướng của ngôi nhà là một đường thẳng, cho nên nếu tọa Bắc thì nhất định là hướng Nam, còn tọa Đông nhất định là hướng Tây.
Trong phong thủy có câu: Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài lộc. Bởi vậy ngôi nhà được xem là hợp phong thủy là nhà phải có chỗ dựa vững chắc đó là đồi, núi hay nhà cao tầng. Như vậy mới mang lại vượng khí, giúp mọi người trong nhà luôn gặp may mắn và khỏe mạnh.
Khi khoan giếng, bạn nên chọn vị trí tránh với phương vị của ngôi nhà. Nếu đặt giếng ở những vị trí này sẽ trở thành vượng sơn hạ thủy, tức là những tài lộc và vượng khí của ngôi nhà sẽ rơi hết giống giếng nước, dẫn đến những việc không may mắn trong nhà.
Không những thế giếng đặt trên phương tọa của nhà sẽ dẫn thành phá cục, vượng sơn hạ thủy hay khi vượng khí rơi xuống giếng dẫn đến sức khỏe của gia chủ và các thành viên không được tốt.
Không đào giếng trước cửa bếp
Bên cạnh đó, về thực tế bếp đặt cạnh giếng cũng gây mất vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước sạch. Vì việc nấu nướng trong bếp sẽ có nước thải chảy ra. Nguồn nước thải sẽ ngấm vào đất và ảnh hưởng đến mạch nước. Dần dần, nguồn nước sạch bị nhiễm khuẩn gây bệnh tật cho gia chủ.
Không nên đào giếng trước nhà
Việc đào giếng hay khoan giếng chỉ nên tiến hành ở bên hướng trái bởi Thanh Long chính là đại diện của mệnh Thủy. Nếu đào giếng ở bên phải thì phải tùy thuộc vào tuổi của gia chủ, hướng nhà cũng như năm tiến hành, như vậy mới tốt, kích vượng tài cho nhà bạn.
Khoan giếng ở đâu hợp phong thủy?
Nên khoan giếng ở đâu, bạn cần xác định được cung và phương vị dựa vào thiên can, địa chi để có thể đào giếng ở trị trí thích hợp. Mỗi một cung, một phương vị khác nhau lại có tác động khác nhau đến gia chủ.
+ Giếng đặt ở cung Kiền: Người trong nhà bị đầu nhọt lở, chân tê liệt, thắt cổ, điềm ứng gãy nát đùi.
+ Giếng đặt ở phương Hợi: Con cháu thông minh, thịnh vượng.
+ Giếng đặt ở phương Nhâm: Chọn vị trí khoan giếng theo phong thủy ở phương Nhâm thì không cần lo lắng vì sẽ phát tài vượng đinh, thường có quái vật. Ở gần giếng có suối sâu nữa thì nam nữ dâm loạn.
+ Giếng đặt ở phương Khảm: Gia chủ thường xuyên bị trộm cướp, bệnh tật hoành hành.
+ Giếng đặt ở phương Quý: Gia đạo giàu có, phát tài, trong tủ két luôn có đầy tiền vàng.
+ Giếng đặt ở phương Tý: Trong nhà tất sinh ra người điên.
+ Giếng đặt ở phương Sửu: Trong gia đình anh em thường xuyên xích mích, cãi vã. Ngoài ra còn có người câm điếc, mù lòa.
+ Giếng đặt ở cung Cấn: Gia chủ vượng tài nhưng tuyệt tự, đến già vẫn không có con thơ ẵm bồng.
+ Giếng ở đặt phương Dần: Gia đạo không lúc nào bình yên, tai họa ập đến, bệnh tật triền miên. Vì thế cần tránh phương này khi chọn vị trí khoan giếng theo phong thủy để được an yên khỏe mạnh.
+ Giếng đặt ở phương Mão: Giống như ở phương Dần, đều là bất cát.
+ Giếng đặt ở phương Giáp: Gia đình sẽ có tiền của nhưng đồng thời cũng nhiều bệnh tật. Ở gần nhà lại có suối sâu tất nam nữ trong nhà đều dâm loạn.
+ Giếng đặt ở phương Thìn: Trong nhà đều xảy ra bất cát, phòng trưởng bị hại trước phải nhảy sông.
+ Giếng đặt ở cung Tốn: Gia đạo bình an, tài lộc đại phát.
+ Giếng đặt ở phương Tỵ: Người trong nhà có chút công danh nhỏ.
+ Giếng đặt ở phương Bính: Trong nhà tất có người làm quan to. Tuy nhiên, nếu ở gần giếng có suối sâu tất cả nam nữ trong nhà đều dâm loạn. Vì thế những nhà ở vùng đồi núi khi chọn vị trí khoan giếng theo phong thủy cần lưu ý khi nhà gần suối sâu.
+ Giếng đặt ở cung Ly: Chủ nhà mắt không sáng.
+ Giếng đặt ở phương Đinh: Tài lộc hưng vượng, đặc biệt con trai trong nhà thành đạt.
+ Giếng đặt ở phương Mùi: Chủ nhà có công danh, giàu sang.
+ Giếng đặt ở cung Khôn: Gia đình sẽ được giàu sang phú quý, an khang thịnh vượng.
+ Giếng đặt ở cung Đoài: Đây là phương đại loạn dâm, không con.
+ Giếng đặt ở phương Thân: Gia chủ bị trộm cướp, khó sinh đẻ, nên có thể một trong những nguyên nhân khiến các gia đình hiếm muộn là do chọn vị trí khoan giếng theo phong thủy ở phương Thân.
+ Giếng đặt ở phương Dậu: Trước hung sau cát có nghĩa tiền vận lao đao, hậu vận mới bình an.
+ Giếng đặt ở phương Canh: Cũng giống phương Bính, gia đình rất giàu có. Tuy nhiên, nếu ở gần giếng có suối sau tất cả nam và nữ trong nhà dâm loạn.
+ Giếng đặt ở phương Tân: Trai gái trong gia đình trong sạch, có đạo đức.
+ Giếng ở phương Ngọ: Mọi việc trong nhà đều lận đận, bất lợi.
+ Giếng đặt ở phương Tuất: Gia chủ có con nhỏ chết, con lớn bệnh, mọi việc đều bất cát.
Lời kết
“Tỉnh – Táo” là một từ ghép người xưa thường dùng, ngày nay vẫn hay dùng. Trong tiếng Hán “Tỉnh” nghĩa là cái giếng, “Táo” chính là cái bếp. Ý rằng: Khi hướng nhà tốt rồi, thì giếng, bếp ảnh hưởng đến con người trong một ngôi nhà. Ở góc độ nào đó là không thể chối cải được. Làm gì cũng nên“Tỉnh Táo” như sự khẳng định về tầm quan trọng của GIẾNG và BẾP vậy.
Nếu bạn đang cần kiến trúc sư thiết kế nhà đẹp tphcm, hay công ty thiết kế thi công xây dựng nhà đẹp hãy đến với https://kientruc999.vn
Tác giả- kiến trúc sư : Lê Hải
Chia sẻ bài viết
Văn Khấn Và Bài Cúng Đào Giếng, Tạ Giếng, Lấp Giếng
Văn khấn và bài cúng đào giếng, tạ giếng, lấp giếng:
1 – Bài cúng đào giếng: Vào tối trước ngày tiến hành đào giếng, gia chủ cần sắm sửa: 1 cặp đèn cầy, 1 bình hoa tươi, 1 nải chuối, xôi, gà, gạo, muối, vàng hương,…
Khấn rằng:
Nam mô a di đà phật (3 lần)
Nam mô đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tất (3 lần)
Hôm nay, ngày… tháng… năm… Con là: …. ở tại thôn… xã… huyện… tỉnh…
Con xin kính cáo chư vị thần linh, Thổ Công, Hà Bá, ngày mai là ngày… cho con khai móng đào giếng để dùng, nước trong thanh lọc, mát ngọt dồi dào, không gặp trắc trở, cúng cáo thần linh, độ trì đệ tử, làm được gặp may, thuận lợi mọi điều không ai quở trách. Lòng thành kính cáo cầu xin chư vị phù hộ độ trì không nên quở trách, làm xong hoàn tất con xin tạ ngài, tùy tâm cúng tạ. A di đà phật. Xem bói 2018 tại http://lichvansu.net/xem/xem-tu-vi-2018.html
Đọc văn khấn xong thì rải gạo muối xung quanh vị trí đào.
2 – Cúng tạ đào giếng: Lẽ cần sắm: 1 cặp nến, 1 bình hoa tươi, 1 nải chuối, hoa quả, bánh kẹo, 5 ly rượu, xôi, gạo muối, 1 miếng thịt luộc.
Khấn rằng:
Nam mô a di đà phật (3 lần)
Nam mô đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tất (3 lần)
Hôm nay, ngày… tháng… năm… Con là: …. ở tại thôn… xã… huyện… tỉnh…
Giếng trần con đã đào xong, nước trong tắm mát cả nhà đều yên. Hôm nay chúng con tạ chư thần, Hà Bá ở trong giếng này. Người trần mắt thịt không biết cúng cấp, tấm lòng từ bi, cầu xin chư vị quý Ngài, độ cho con được nước trong hoài mãi. Cầu xin chư vị quý Ngài chứng giám giếng nước trong con đã tạ xong. Lễ mọn lòng thành cúng cấp chư vị thành tâm bái tạ. A di đà phật
3 – Cúng xin lấp giếng: Trước khi lấp giếng vài ngày thì cần rắc muối, gạo xung quanh giếng.
Đến ngày lấp thì cần sắm: 1 bình hoa tươi, 1 nải chuối, trầu cau, rượu thuốc đầy đủ.
Khấn rằng:
Nam mô a di đà phật (3 lần)
Nam mô đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tất (3 lần)
Hôm nay, ngày… tháng… năm… Con là: …. ở tại thôn… xã… huyện… tỉnh…
Cáo xin chư vị Tiền Hiền, có đào cái giếng lâu ngày thế gian, lâu ngày không có nước dùng, lấp đi thì sợ, để thời chẳng an. Hôm nay con xin cáo rõ ràng, Thủy Long Hà Bá ở thời nơi đây, cáo cùng chư vị nơi này, cho con lấp giếng đổ đầy bất ban, không còn giếng lạ thế gian, ra vào đụng chạm hệ thời không yên, giếng xưa đào cũng lâu rồi, người trần không sử dụng nước thời không dâng, cho nên xin lấp cho xong, không còn giếng cũ ở trong đất này, tạ thần tạ thổ nơi đây, bình hoa nải chuối mời thời đi cho. A di đà phật.
Sau đi đọc xong có thể lấp giếng lại, lấp xong thì cúng tạ.
Bài Văn Khấn Đào Giếng Và Cách Sắm Lễ Cúng Đào Giếng
Bài văn khấn đào giếng và cách sắm lễ cúng đào giếng, khi làm lễ cúng đào giếng ngoài việc chuẩn bị đồ lễ cúng đào giếng bạn còn phải chuẩn bị một bài văn khấn đào giếng cầu khấn các ngài bề trên, cầu cho các ngài giúp cho công việc được hanh thông, suôn sẻ, có thể đón tài lộc, vượng khí về với gia chủ.
Cúng đào giếng cần sắm những lễ vật sau !
Ngày mai đào giếng thì bạn phải sắm lễ từ ngày hôm nay. Lễ vật để cúng như sau :
Bài văn khấn lễ đào giếng
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát (3 lần) Hôm nay ngày…. Tháng…., đệ tử họ….. tên…., thôn…xã….huyện….tỉnh Con xin kính cáo chư vị thần linh, Thổ Công, Hà Bá, ngày mai ngày…..cho con khai móng đào giếng để dùng, nước trong thanh lọc, mát ngọt dồi dào cho con, để không trắc trở, cúng cáo thần linh, độ trì đệ tử, làm được gặp may, thuận lợi mọi điều không ai quở trách. Lòng thành kính cáo cầu xin chư vị phù hộ độ trì không nên quở trách, làm xong hoàn tất con sẽ tạ ngài, tùy tâm cúng tạ.
Hỏi Đáp 5. Lấp Giếng
Questions & answer 5- Burying deep well
Hỏi: Trong sách của GS có nói đến việc lấp giếng. Nhà tôi khi làm nhà cũng đã lấp 1 giếng. Nay sống thấy khó ở. Xin GS chỉ dẫn tôi phải làm gì với cái giếng này bây giờ?
Nguyễn Văn Hoàng, Nam Định.
Trả lời: Lấp giếng ẩu thì sau này nhà khó ở, vì làm ô nhiễm Long mạch, động đến cả Thần long mạch. Khi đó Thần sẽ quở trách.
Khi lấp giếng thì phải hút hết nước trong giếng lên, cọ rửa giếng sạch sẽ, hút hết nước bẩn do cọ rửa giếng đi, rồi mới lấp giếng. Giếng phải được lấp bằng đất hoặc cát sạch, không được lấp bằng phế thải xây dựng, hoặc đất cát bẩn có lẫn rác, xác súc vật chết hoặc lẫn hóa chất. Trước khi lấp giếng, cần chọn ngày, thắp hương kính cáo Thần linh Thổ công và Thần long mạch xin phép được động thổ lấp giếng.
Nếu bạn sống trong nhà thấy khó ở thì cần kiểm tra xem có phải do cái giếng hay do những nguyên nhân nào khác (thí dụ do Phong thủy xấu, do nhà có vong lạ đang trú ngụ v.v…). Nếu quả là do cái giếng thì chắc là trước đây đã lấp giếng không cẩn thận, nay bị Thần long mạch quở trách rồi.
Bạn có 2 cách có thể giải quyết việc này:
Một là: Nếu điều kiện cho phép thì bạn nên đào lại giếng, bỏ đất lấp đi, cọ rửa giếng rồi lấp lại. Bạn có thể lấp bằng đất hoặc cát sạch hoặc không lấp gì cả, chỉ đậy một tấm đan bê tông lên mặt giếng. Không cho bất cứ linh thú linh vật bùa chú gì vào giếng. Việc làm này cần chọn ngày, làm lễ xin phép Thần linh Thổ công và Thần long mạch cho được lấp lại giếng. Làm xong cũng có lễ kính cáo đã xong.
Chú thích: Thường thì Thần long mạch không từ chối giải pháp này.
GS Đích.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Lưu Ý Khi Đào Giếng Và Lấp Giếng Xây Nhà. – Kiến Trúc 999 trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!