Cập nhật nội dung chi tiết về Những Phong Tục Thú Vị Trong Rằm Tháng 7 mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Rằm tháng 7 được nhiều nơi gọi là Tết tùy theo phong tục của địa phương, dân tộc mình. Đây là dịp gia đình đoàn tụ, tưởng nhớ tổ tiên. Bánh gai, bánh gù là món không thể thiếu, quà cho cha mẹ là một đôi vịt béo… là những phong tục đẹp trong những ngày này.
Phiên chợ bất thường rằm tháng 7
Với người Tày ở Hà Giang, rằm tháng 7 được gọi là “Tết Chỉn Chất” hay còn gọi là Tết rằm tháng Bảy. Ngày này con cháu có dịp sum vầy, quay về đoàn tụ với gia đình, thăm nom họ hàng và tưởng nhớ tổ tiên. Đặc biệt, đối với những người con gái Tày sau khi lấy chồng, đây còn là ngày để trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ sau một thời gian dài đằng đẵng ở bên nhà chồng. Thế nên, cho dù bận rộn công việc đến đâu, hễ cứ đến ngày rằm tháng Bảy, người Tày ở Hà Giang lại tạm gác tất cả các công việc để cùng nhau vui Tết Chỉn Chất. Mỗi gia đình đều chuẩn bị Tết Chỉn Chất từ những tháng trước, như nuôi vịt, phơi lá, phơi chuối khô để làm bánh…, trong đó không thể thiếu các món ăn truyền thống như bún vịt, bánh chuối, măng, núc nác nộm…
Phiên chợ của người Tày.
Vì là một ngày lễ lớn nhất của cộng đồng người Tày ở Hà Giang sau Tết Nguyên Đán, nên từ ngày 10 tháng Bảy trở đi không khí Tết Chỉn Chất đã tràn ngập trên khắp các bản làng người Tày ở Hà Giang. Theo đó, cứ đến ngày rằm tháng Bảy hằng năm, dù không phải là ngày chủ nhật để họp chợ phiên như quy định, nhưng đồng bào Tày từ các bản đều túa ra chợ, để tạo thành một phiên chợ bất thường chuẩn bị cho Tết Chỉn Chất. Phiên chợ trở nên vô cùng đặc biệt, bởi hôm đó người dân chỉ bày bán những lễ vật cho ngày Tết rằm tháng Bảy. Phiên chợ bất thường được người Tày Hà Giang họp từ sáng sớm tinh mơ, tại các khu chợ phiên quen thuộc của các bản làng, và cũng được kết thúc rất sớm so với các chợ phiên thông thường, để người dân còn có thời gian chuẩn bị cho buổi lễ Tết rằm tháng Bảy được chu đáo và tươm tất.
Tặng cha mẹ một đôi vịt béo, một chục bánh gai
Với người Tày, người Nùng ở Cao Bằng, Rằm tháng Bảy – lễ “Pây Tái” – là một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán. Trong dịp này, người phụ nữ Tày, Nùng cùng chồng sửa soạn lễ cúng tạ ơn ông bà tổ tiên. Người Tày, Nùng cũng có tín ngưỡng cúng “Xá tội vong nhân” vào dịp Rằm tháng Bảy, mọi thủ tục và nghi thức cúng bái cũng giống như người Kinh.
Làm bánh gai dịp rằm tháng 7.
Người Tày, Nùng thường chuẩn bị quà cho cha mẹ một đôi vịt béo, một chục bánh gai. Cả gia đình quây quần bên mâm cơm ấm cúng, thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương. Món ăn không thể thiếu trong dịp Rằm tháng Bảy ở Cao Bằng là thịt vịt quay lá mác mật ăn với bún trắng, canh thịt vịt nấu măng. Món thịt vịt đặc trưng nhất của người Tày, Nùng là món vịt quay mác mật. Vịt mổ xong, tẩm ướp đầy đủ gia vị, nhồi lá mác mật vào bụng con vịt rồi khâu lại, phết một chút mật ong rừng lên ngoài da, sau đó đem quay.
Ý nghĩa thứ hai của Rằm tháng Bảy là tưởng nhớ vong linh những chiến binh của nghĩa quân Nùng Trí Cao – một anh hùng dân tộc Tày sống ở thời nhà Lý thế kỷ 11. Nùng Trí Cao là con của một thủ lĩnh địa phương, được triều đình nhà Lý đào tạo, giao quyền cai quản, bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc trước sự xâm lấn của nhà Tống ở phương Bắc. Trong một trận chiến ác liệt ở Tổng Quỷ, gần cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hoà (Cao Bằng), nhiều quân binh cùng Nùng Trí Cao tử trận. Vì thế, nhân dân thương tiếc lấy ngày 14/7 làm ngày giỗ của quân binh. Trong ngày này, người dân thường làm “péng tái” (người Kinh gọi là bánh gai) để cúng vong hồn binh sỹ. “Péng tái” dịch ra nguyên nghĩa là bánh đưa đường. Tương truyền, khi quân của Trí Cao lên đường đánh giặc, đi đến đâu, người dân cũng làm bánh gai cho quân sỹ làm lương thực.
Quỳ lạy chúc mừng ông bà cha mẹ
Người Thái ở Lai Châu tổ chức ăn rằm tháng 7 âm lịch theo tiếng thái gọi là “xíp xí bơn chết”. Người Thái quan niệm rằm tháng 7 là xá tội vong nhân, gia đình cầu bình an và khỏe mạnh, cầu cho hạn hán qua đi và điều may mắn sẽ đến trong những tháng tới.
Con cháu nội, ngoại đã ở riêng đều có lễ đến Tết ông bà, bố mẹ và cầu chúc sức khỏe.
(Ảnh: FB Tự hào dân tộc Thái)
Người Thái tổ chức cúng ông bà, tổ tiên vào sáng sớm ngày 14, ngày này con cháu dù đi xa thì cũng cố gắng về để sum họp bên gia đình. Mâm cúng đặt lên bàn thờ tổ tiên có trầu cau, rượu, nhang vàng, xôi nếp, bánh dày, con gà hay thịt lợn… Gia đình phải tính số người đã mất để lấy giấy màu “cắt” cho mỗi người một bộ quần áo và lấy giấy vàng bạc gấp thành thuyền để tiễn đưa người mất. Ngoài mâm cúng tổ tiên, gia đình cũng làm mâm cúng thổ thần, thổ địa và một mâm cúng ngoài hiên cho ma đường, ma xá không vào được nhà hưởng lộc. Người Thái có tục lệ, trong lễ xíp xí, con cháu nội ngoại ở riêng đều mang lễ lạt đến chúc mừng bố mẹ, ông bà. Người có điều kiện thì Tết lễ to như gà, vịt, lợn, không thì chai rượu, vài kí gạo hay gói bánh để tỏ lòng biết ơn công ơn mẹ cha sinh dưỡng.
Mâm cúng bày xong, chủ gia đình thắp hương lòng thành cầu nguyện ông bà, tổ tiên phù hộ cho gia đình, con cháu mạnh khỏe, gặp nhiều điều may mắn. Trong lúc chờ xong một tuần hương, chủ nhà phải lên rót 3 lần rượu ra các chén trên mâm để mời tổ tiên và người về sau hưởng lộc. Hết tuần hương, gia đình xin với tổ tiên hạ lễ, bày mâm để gia đình con cháu ăn uống sum vầy. Trước khi ngồi vào mâm, con cháu quỳ lạy chúc mừng bố mẹ, ông bà mạnh khỏe.
Mâm dọn xong thì con cháu quỳ lạy tạ ơn bố mẹ và chúc bố mẹ sức khỏe. (Ảnh: FB Tự hào dân tộc Thái)
Đặc biệt, sang ngày 15 âm lịch, người Thái tổ chức cúng bên ngoại, tức là cúng bố mẹ vợ. Lễ cúng phải thực hiện bên ngoài nhà nên gia đình làm một cái nhà nhỏ tạm ngoài vườn để bày lễ cúng. Nếu cặp vợ chồng nào có cả bố và mẹ vợ mất thì đều phải thực hiện lễ cúng này. Gia đình có điều kiện thì cúng to, không thì tùy tâm thắp hương cầu khấn. Người thắp hương không phải là người đàn ông mà người vợ chủ nhà phải đảm nhiệm việc đó, vì đó là bố mẹ mình. Trong hai ngày 14 và 15, sau bữa ăn gia đình, các thành viên đến nhà anh em trong bản để chúc mừng và dự lễ xíp xí, tối đến thì tụ tập đông vui để múa hát.
Ăn rằm cả tháng
Người Dao đỏ ở Yên Bái lấy ngày 14 là ngày chính rằm. Tuy nhiên, bà con không ăn rằm vào mỗi ngày 14, mà rải ra cả tháng. Bắt đầu từ ngày 1/7, khắp xóm trên bản dưới nhà nhà đều chuẩn bị gạo nếp ngon, lợn gà, rượu để chuẩn bị đón rằm. Người Dao quan niệm ăn rằm càng đông đủ con cháu, hàng xóm thì càng đông vui. Cỗ rằm tháng 7 được tổ chức theo từng gia đình. Mỗi gia đình chuẩn bị 5-7 mâm cỗ để mời anh em, hàng xóm. Tổ chức ở nhà này thì các nhà khác góp sức, góp nguyên vật liệu, xong nhà này thì lại đến nhà khác. Mâm cúng gia tiên được bà con chuẩn bị cầu kỳ, gồm một con lợn khoảng 40-50 kg, một con gà luộc, rượu, tiền giấy. Các thầy cúng được mời đến để báo cáo, xin tổ tiên, các đấng thần linh phù hộ cho bà con có cuộc sống ấm no. Tết Rằm tháng Bảy của đồng bào Dao đỏ ở Yên Bái còn đặc biệt ở chỗ chỉ đến rằm này các bà, các mẹ mới gói những chiếc bánh gù đen – một loại bánh đặc trưng của đồng bào Dao. Loại bánh này được làm từ gạo, giã với tro, thân cây vừng tạo thành bánh có màu đen, khi luộc chín có mùi vị rất lạ. Ngoài ra, còn bánh dày, bánh mật là những loại bánh không thể thiếu vào ngày tết và rằm tháng bảy. Có lẽ cũng chính điều này, mà rằng tháng 7 được nhiều trẻ nhỏ mong đợi.
Tết Rằm tháng Bảy của người Giáy
Ngay từ ngày 13/7 âm lịch, các gia đình bắt tay vào làm bánh gù. Bánh làm bằng gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong… Ngoài bánh gù mâm cơm cúng còn có các vật phẩm khác như: một con vịt, một con gà và một khổ thịt lợn luộc. Một thứ rất quan trọng trong các lễ vật là giấy màu, tượng trưng cho vải vóc của con cháu dâng lên tổ tiên; vàng; vàng mã sẽ được bà con tự làm cùng với hoa, quả, bánh kẹo bày trang trọng trên bàn thờ…
FB Văn hóa dân tộc Giáy
Vào giờ đẹp ngày 14 âm lịch, gia chủ sẽ thắp hương, cắm ba nén ở cửa ra vào và trên ban thờ, trong phần khấn, người chủ gia đình sẽ báo đến tổ tiên về kết quả làm ăn của gia đình, xin với tổ tiên phù hộ cho con cháu được sức khoẻ và làm ăn phát đạt, học hành tấn tới…
FB Văn hóa dân tộc Giáy
Sau lễ cúng chính sẽ đến lễ cúng ngoài chuồng gia súc, gia cầm, cầu cho vật nuôi lớn nhanh, không ốm đau bệnh tật…
Rằm của người La Chí ở Lào Cai
Rằm tháng bảy là tết được đồng bào La Chí ở Lào Cai tổ chức to nhất. Đồng bào quan niệm đây là dịp để “cúng mừng việc cấy xong và xin tổ tiên bảo vệ ruộng, nương”. Vào dịp này, mâm cúng và các hoạt động văn hóa – thể thao dân tộc được tổ chức tưng bừng. Cỗ cúng trong ngày rằm gồm: xôi, thịt gà, thịt lợn, ngan hoặc vịt. Các hoạt động thường được tổ chức là hát giao duyên, chơi đánh bộ binh, đánh quay, đu quay, ném còn… tại nhà già làng có uy tín nhất.
Rằm của người Cao Lan không thể thiếu bánh gai Với đồng bào Cao Lan, rằm tháng bảy không thể thiếu bánh gai. Bánh được gói bằng lá chuối đã được hong tái qua nắng nên rất dẻo và thơm. Người phụ nữ Cao Lan nào cũng biết làm bánh và dù công việc bận rộn đến đâu cũng phải thu xếp để có thời gian làm bánh gai trong ngày rằm tháng bảy. Để có được chiếc bánh gai thơm ngon, ngoài bột phải giã nhuyễn thì nhân bánh gai cũng được đặc biệt chú ý. Nhân bánh phải có độ thơm bùi của đỗ, dừa khô và có pha chút gia vị của núi rừng. Có nơi nguyên liệu là bột gạo nếp được giã nhuyễn cùng quả chuối chín đã được sấy khô trước đó nhiều ngày, sau đó đem đồ, hoặc hấp cách thủy, nên giữ được độ thơm lâu. Theo tục lệ của đồng bào Cao Lan, những chiếc bánh đầu tiên lấy ra được dâng lên thắp hương tổ tiên trước, sau đó các thành viên trong gia đình mới được thưởng thức.
(Theo: vietnamnet)
Phong Tục Cúng Rằm Tháng 7 Ở Trung Quốc
Chuyện xưa kể rằng ngày rằm tháng Bảy âm lịch cửa địa ngục mở ra, âm cung xóa tội vong nhân, hồn người chết ở cõi âm được về gặp người sống ở cõi dương gian
Từ truyền thuyết xa xưa…
Phong tục cúng cô hồn của nhiều nước Châu Á ngày nay có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là “Phóng diệm khẩu” (放焰口 – Fàng yànkou), nghĩa là thả quỷ miệng lửa.
A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi kiếp nạn. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và soạn lễ cúng Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”.
A Nan đem chuyện thuật lại với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ…
Phong tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, với nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn).
Tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng “xá tội vong nhân”, tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn để mong họ phù hộ cho mình.
… đến những phong tục thời nay
Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 âm lịch. Mặt khác dân gian còn gọi tháng bảy là “tháng cô hồn” không đem lại may mắn nên người ta thường tránh khởi sự làm ăn mua bán xây nhà trong thời gian này.
Trong dịp lễ cúng cô hồn, chư tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người quá cố. Những khóa lễ đặc biệt được tổ chức ở các chùa suốt cả ngày lẫn đêm trong dịp rằm tháng 7 để cầu nguyện cho những vong hồn đang bị đói khát dày vò được ấm no, an lành. Thường thì tăng ni phật tử ở Trung Hoa tổ chức lễ cúng cô hồn từ ngày 14 tháng 7 cho đến ngày 30 tháng 7 âm lịch. Và người ta còn quan niệm rằng, trong những ngày ấy, cửa địa ngục sẽ mở ra cho các vong linh về thăm người thân của họ, cho đến ngày 30 tháng 7 thì cửa ngục đóng lại. Cũng trong dịp này, tín đồ Phật tử ở Trung Hoa còn làm các việc phước thiện: bố thí, cúng dường, phóng sinh… để hồi hướng công đức cho cha mẹ và người thân của mình.
Người Trung Quốc còn có tục thả thuyền giấy hoặc đèn hoa đăng trên sông vào buổi tối như một cách để chỉ đường dẫn lối cho những linh hồn phiêu dạt biết đường trở về âm phủ trước khi cửa đóng hẳn.
Vào dịp này, ở một số nơi cũng thường tổ chức văn nghệ quần chúng, mời người dân địa phương đến xem, hàng ghế đầu tiên luôn là hàng ghế trống để dành cho các linh hồn tới cùng chung vui.
Nguồn: https://www.facebook.com/GiaiTriGiaoLuuNgoaiNgu/posts/sắp-tới-rằm-tháng-7-lễ-cúng-cô-hồn-rồi-các-bạn-ạ-xin-giới-thiệu-với-các-bạn-một-/947164955339697/
Rằm Tháng Giêng Và Những Phong Tục Truyền Thống
BNEWS Thành ngữ có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt.
Tết Nguyên Tiêu là ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt. Sau ngày này còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười).Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu
Thành ngữ có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt.
Trước đây, lễ Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn, bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khỏe mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù… Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.
Về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Trước sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng sẽ ra đồng đốt cây, cỏ, lá khô để diệt sâu bọ.
Lại có ý kiến cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật…
Với người dân Việt Nam, sau một năm lao động vất vả, người dân tự thưởng cho mình một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, du xuân. Tết Nguyên Tiêu đánh dấu sự kết thúc tháng “ăn chơi” để bắt tay vào công việc của một năm mới.
Phong tục truyền thống trong ngày Rằm tháng Giêng
Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường làm lễ cúng tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Tuy nhiên, cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào là tốt nhất thì nhiều người còn băn khoăn.
Theo phong tục, Lễ cúng rằm tháng Giêng thường được mọi người cúng vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch).
Hiện nay, tùy điều kiện mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.
Cách chuẩn bị đồ cúng Rằm tháng Giêng
Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường sắm hai lễ: cúng Phật và cúng gia tiên.
Mâm lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, quả tươi, đèn (nến), xôi, oản…. Nếu gia chủ là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và tụng đọc bài lễ bái Tam Bảo.
Mâm lễ cúng gia tiên là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.
Mâm lễ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm. Đồ lễ khác gồm: Hương, hoa, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, thuốc lá…
Bài Văn khấn thần linh Rằm tháng Giêng
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Kính lạy:
Hoàng Thiên, Hậu Thộ chư vị Tôn thần.
Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.
Ngài Bản gia Thổi địa Long mạnh Tôn thần.
Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
Các tôn thần cai quản ở trong khu vực này.
Hôm nay là ngày………….. tháng ………. Năm………..
Tín chủ con là:……………………………………..
Ngụ tại…………………………………………….
Thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.
Chúng con thành tâm cúi xin các Ngài thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lực, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh ượng, lộng tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện lòng tâm.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Chuẩn Bị Mâm Lễ Cúng Rằm Tháng 7 #Chuẩn Cho Phong Tục Việt
Ngày rằm tháng 7 hàng năm là một trong những ngày rằm quan trọng nhất của năm chính vì thế chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 7 và việc tổ chức như thế nào không phải ai cũng nắm hết được, các bạn cùng Đồ Cúng Việt hiểu hơn thông qua bài viết dưới đây nhé
Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ đặc biệt quan trọng đối với người Việt. Đây không chỉ là một ngày rằm đơn thuần mà theo đạo Phật, ngày rằm tháng 7 còn là lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, đồng thời cũng là ngày xá tội vong nhân (hay còn gọi là lễ cúng cô hồn) để cầu siêu, tưởng nhớ những vong hồn lang thang, vất vưởng.
Thông thường, rằm sẽ là ngày 15 Âm lịch hằng tháng và cúng rằm cũng sẽ diễn ra đúng vào ngày này. Tuy nhiên, trên thực tế lễ cúng rằm tháng 7 sẽ không cúng đúng ngày 15 tháng 7 Âm lịch mà sẽ thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 và không cần xem ngày xấu hay tốt.
Người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế.
Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa” đó nên người âm sẽ rất khó để “trở về” hay không thể nhận được đồ thờ cúng. Do đó, người dân thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước và thói quen này hình thành từ đời này sang đời khác.
2. Chuẩn bị đồ cúng rằm tháng 7 gồm những gì cho chuẩn.
Hiện nay việc chuẩn bị cho làm lễ cúng rằm tháng 7 luôn là nét văn hóa truyền thống của người Việt nên cần hiểu đồ lễ mâm cúng bao gồm những gì và chuẩn theo tín ngưỡng tâm linh, không hẳn ai cũng biết để sắm lễ đầy đủ. Các bạn cùng Đồ Cúng Việt tìm hiểu đồ lễ, mâm cúng rằm tháng 7 cô hồn có gì nhé
Với lễ cúng Phật thường cho những gia đình theo đạo Phật sẽ trình cúng, những gia đình không có điều kiện có thể lên chùa, ở nhà cúng gia tiên và cúng cô hồn. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình mà sắm lễ sao cho phù hợp, không có quy định cụ thể về đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà.
Nếu gia đình bạn cúng mùng 1 tháng 7 âm mà không kèm với cúng cô hồn thì sắm lễ như cúng mùng 1 hàng tháng như bình thường gồm hương hoa, trầu, rượu, nước. Thì hãy tham khảo các mẫu văn khấn mùng 1 thổ công, gia tiên hàng tháng chuẩn.
Lễ cúng chúng sinh nên trước cửa chính ngôi nhà hoặc cúng ngoài trời.
Mâm cỗ cúng chúng sinh bao gồm:
Tiền vàng từ sắm từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ
Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)
Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá khác nhau)
Bỏng ngô, ngô luộc, sắn luộc, khoai lang luộc
Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
Lưu ý: Nên cúng các đồ chay không có máu của chúng sanh, không cúng xôi, gà. Khi bày tiền vàng trên mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.
Mâm cỗ cúng chúng sinh hay cô hồn thể hiện lòng thương từ bi của người trần với những linh hồn còn vương vấn cõi trần không nơi nương tựa. Lễ cúng thường được đặt ngoài trời trước cửa nhà vào chiều tối 14 hay giữa trưa 15/7 âm lịch. Việc sắm sửa lễ vật mâm cỗ cúng chúng sinh thông thường là đồ chay bao gồm:
Đối với mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên làm trong nhà còn với cúng cô hồn chúng sinh ở ngoài trời trước cửa nhà hoặc thực hiện ở chùa.
– Với những gia đình thờ Phật thì mâm cúng Phật được đặt ở vị trí cao rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên.
– Trong ngày rằm tháng 7 thì có rất nhiều vong hồn còn vất vưởng nên món cúng như quần áo vàng mã dành cho gia tiên nên ghi rõ người nhận, khi cúng đọc văn khấn thần linh thổ địa rồi sau đó đọc to rõ tên hương hồn người nhận
Việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn.
Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thì việc thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày “Xá tội vong nhân” cho nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước ngôi nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là “cúng cô hồn, “cúng thí thực” (tặng thức ăn).
Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hay trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng là vào buổi chiều.
Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm tức đồ vàng mã làm bằng giấy có tính tượng trưng nhưng hình dạng giống như đồ thật như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức, mũ, nón… đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại, để cho người âm cảm nhận được sự tương đồng với trần thực.. để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.
Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, 12 chén cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa… và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, vong hồn ma đói không nơi nương tựa.
Ở chùa khi cúng chúng sinh xong người ta thường gọi những đứa trẻ xung quanh đến rồi cho chúng cùng nhảy vào tranh cướp những vật cúng: như bỏng, oản…
Cầu nguyện Đấng từ phụ chí tôn
Cầu nguyện các đấng thiêng liêng cao cả
Cầu nguyện linh hồn Thầy Lương Minh Đáng
Cầu nguyện các Đấng thiêng liêng có trách nhiệm tại khu vực mình ở
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm….
Con cùng đông gia quyến đẳng chúng con tưởng nhớ tới ngày quá cố của ông bà, cha mẹ
Con xin cầu nguyện các Đấng cho con được nhận năng lượng tổng hợp của các Ngài để con giúp ông bà cha mẹ, cùng gia tiên của họ …. được về khối sáng, được tu học hoặc tái kiếp(nếu các cụ muốn)
Con cũng chào đón các linh hồn bất tử bất diệt đang chờ sự tiến hoá trong khuôn viên nhà và tất cả ngoài khuôn viên, hãy nhận những năng lượng tổng hợp tình thương này để được siêu thoát
Mời các cụ gia tiên, linh hồn bất tử bất diệt cùng với mình ngồi thiền 30 phút, rồi truyền điện theo cấp lớp của mình: ban thờ, nhà ở, xung quanh xóm làng, làng xã, nghĩa địa, đình chùa, trường học ….
Truyền xong,
Cầu nguyện Thượng đế
Cầu nguyện các Đấng thiêng liêng
Con cùng gia tiên, các linh hồn bất tử bất diệt vô cùng cảm ơn sự soi sáng của các Ngài
Tiếp theo cúng theo văn khấn rằm tháng 7
Việc chuẩn bị văn khấn bài cúng rằm tháng 7 để tiến hành cúng 1 cách suôn sẻ phù hợp nghi lễ của phong tục truyền thống là việc quan trọng, bạn chưa biết nội dung văn khấn có gì, Đồ Cúng Việt xin chia sẻ văn khấn chuẩn khi cúng để phục vụ cũng như giữ gìn nét đẹp truyền thống.
Bài khấn cúng cô hồn áp dụng vào mùng 2 và 16 âm lịch hằng tháng
Nội dung bài văn khấn cúng cô hồn ngày 2 và 16 âm hàng tháng
Bài khấn cúng cô hồn áp dụng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch
Bài khấn cúng cô hồn được sử dụng vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch
4. Mâm lễ cúng rằm tháng 7 mua đúng chuẩn ở đâu.
Hiện nay dịch vụ cung cấp dịch vụ đồ cúng trọn gói được cung cấp nhiều trên thị trường, bạn đang tìm kiếm dịch vụ vào tốt và chuẩn, đảm bảo theo đúng như tín ngưỡng tâm linh để tỏ lòng thành kính mà không biết lựa chọn và cũng không đâu đủ niềm tin.
Dựa trên nhu cầu thực tế và ngày càng nhiều, Đồ Cúng Việt hiện nay cung cấp đầy đủ trọn gói các dịch vụ đồ cúng cho rằm tháng 7 hay có ngày lễ khác, chúng tôi đã nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ tốt nhất phù hợp với tín ngưỡng tâm linh văn hóa người Việt
Với việc bạn sẽ chuẩn bị nhiều lễ vật như trên, nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị chu đáo thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi hotline 1900 3010 để được tư vấn và đặt hàng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Phong Tục Thú Vị Trong Rằm Tháng 7 trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!