Đề Xuất 3/2023 # Phần 1 Giáo Huấn Của Kinh Thánh # Top 9 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Phần 1 Giáo Huấn Của Kinh Thánh # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phần 1 Giáo Huấn Của Kinh Thánh mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

KINH THÁNH TUYÊN BỐ là sự mặc khải đặc biệt từ Đức Chúa Trời, chính là Lời của Đức Chúa Trời. Nhưng các nhóm tôn giáo khác cũng tuyên bố rằng các bản văn của họ được tiết lộ bởi Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, người Hồi giáo tin rằng sách Kinh Koran được soi dẫn từ vị thần của họ; họ nói rằng thiên sứ trưởng Gáp-ri-ên đã tiết lộ điều đó cho Mô-ha-mét. Người Mormon tin rằng Joseph Smith đã nhận được một sự mặc khải trực tiếp từ Đức Chúa Trời được khắc trên những tấm bảng vàng, sau đó ông đã biên dịch và xuất bản chúng với tên gọi là Sách Mormon. Các tôn giáo khác cũng có những tác phẩm mà họ xem là thánh. Những tín đồ của họ xem những tác phẩm này truyền đạt những chân lý về những điều cơ bản.

Bởi vì những tác phẩm khác nhau này có những thông điệp khác nhau, nên tất cả chúng không thể đến từ Đức Chúa Trời là Đấng không thể nói dối. Vậy thì làm sao chúng ta có thể biết được “sách kinh” nào trên thực tế là tiếng nói của Đức Chúa Trời? Tất nhiên, chúng ta không thể để một số người có thẩm quyền cao hơn nói với chúng ta rằng “Đây là tiếng nói của Đức Chúa Trời” hoặc “Đây không phải”. Nếu có ai đưa ra quyết định như vậy, người đó phải là người có thẩm quyền trên Đức Chúa Trời. Nhưng điều này là không thể nếu chúng ta chấp nhận định nghĩa chung về Đức Chúa Trời là Đấng Tối cao.

Khi xem xét những lời dạy trọng tâm của Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng phạm vi và uy quyền của chúng vượt xa tất cả các tác phẩm khác của con người. Tất cả những lời hay nhất của các bậc thầy, đơn giản là không thể so sánh với những giáo huấn trong Kinh Thánh. Như F. W. Farrar đã viết, “Những vấn đề nào mà cuốn sách này chưa được khám phá? Độ sâu nào mà chưa được thăm dò? Độ cao nào mà chưa được xác định? Lời an ủi nào mà chưa được nói ra? Lương tâm nào mà chưa bị khiển trách? Tấm lòng nào mà chưa được chạm đến?”1

Chúng ta tìm kiếm một chân lý trong thế gian; để chọn lấy

Cái tốt đẹp, cái trong sáng, cái đẹp đẽ

Từ bảng đá khắc chữ và cuộn giấy viết

Từ tất cả những cánh đồng hoa cằn cỗi của tâm hồn;

Và, khi những người tìm kiếm điều tốt nhất đang mòn mỏi

Chúng ta quay lại với đầy những câu hỏi,

Để tìm thấy nơi tất cả các nhà hiền triết đã nói

Có phải tất cả được tìm thấy trong Quyển Sách mà những bà mẹ chúng ta đã đọc.2

KHÁI NIỆM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

Từ đầu đến cuối, Kinh Thánh tập trung vào Đức Chúa Trời. Quan điểm này của Đa-vít được ghi trong 1 Sử-ký 29:11, “Hỡi Đức Giê-hô-va sự cao cả, quyền năng, vinh quang, toàn thắng, và oai nghi đáng qui về Ngài; vì muôn vật trên các từng trời và dưới đất đều thuộc về Ngài. Đức Giê-hô-va ôi! nước thuộc về Ngài; Ngài được tôn cao làm Chúa tể của muôn vật.” Ngài là Đức Chúa Trời quyền năng, Đấng cai trị vũ trụ, hướng mọi vật đến mục đích cuối cùng của chúng vì sự vinh hiển của Ngài.

Ngoài ra, Đức Chúa Trời là Đấng hoàn toàn thánh khiết, và sự thánh khiết của Ngài đã tôn cao Ngài lên xa khỏi con người tội lỗi. Sau khi hình dung về Đức Chúa Trời trong sự thánh khiết đáng kinh ngạc, Ê-sai đáp: “Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi!” (Ê-sai 6:5). Cùng với tội lỗi, chúng ta không thể tồn tại trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, cùng với sự thánh khiết của Ngài, Ngài có lòng nhân từ, tình yêu thương và lòng thương xót vô hạn. “Đức Giê-hô-va làm lành cho muôn người,” Đa-vít tuyên bố, “sự từ bi Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên” (Thi. 145:9). Trong sự thánh khiết, yêu thương và công bình, Đức Chúa Trời đã vạch ra một kế hoạch cứu rỗi cho những con người tội lỗi chúng ta.

Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, đặc biệt là trong sự thánh khiết của Ngài, trái ngược với con người tội lỗi là lẽ tự nhiên; do đó Ngài không phải là một phát minh của con người, như nhiều người đã khẳng định. Nhà biện giáo Cơ đốc Cohn Chapman đã nói, “Điều khó chịu về Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh là Ngài thường xuyên cắt ngang những ước muốn và khao khát cá nhân của chúng ta. Ngài không cho phép chúng ta ích kỷ và luôn đối đầu với chúng ta bằng một tiêu chuẩn cao không thể thỏa hiệp. Đây không phải là kiểu Đức Chúa Trời mà con người làm ra khi con người đặt mục tiêu làm ra một vị thần theo ảnh tượng của chính mình.”3

Bản chất của Đức Chúa Trời là mầu nhiệm mà không một con người nào có thể hiểu hết được. Trong suốt lịch sử, con người đã tin vào nhiều vị thần (đa thần) hoặc một vị thần Nhất thể duy nhất. Chỉ riêng Kinh Thánh trình bày về Đức Chúa Trời duy nhất, đồng thời cũng là một Đức Chúa Trời Ba ngôi — Cha, Con và Thánh Linh. Khái niệm Ba Ngôi này về Đức Chúa Trời không mâu thuẫn với lý trí của con người, như một số người suy nghĩ. Ba Ngôi không có nghĩa là có ba Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là một Đấng Thánh tồn tại đời đời trong ba thân vị. Mặc dù không phải là một sự trái ngược phi lý, nhưng khái niệm về Đức Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp Một không hoàn toàn dễ hiểu đối với tâm trí con người, cũng như không được tìm thấy trong bất kỳ tôn giáo nào khác. Tất cả những điều này lập luận rằng Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh  không phải là một sự trình bày, diễn đạt từ con người mà là một sự mặc khải thiên thượng.

Hơn nữa, về bản chất ba ngôi, Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh trả lời cho sự tìm kiếm của con người về sự hiểu biết Đức Chúa Trời và mối quan hệ với Ngài sâu sắc hơn bất kỳ tôn giáo nào khác. Niềm tin vào một vị thần tối cao được tìm thấy trong nhiều tôn giáo, thậm chí một số tôn giáo có nhiều vị thần thấp hơn. Nhưng các vị thần trong các hệ thống tín ngưỡng đó siêu phàm và xa vời đến mức không thể biết được. Giống như một trong những vị thần của người A-thên vào thời của sứ đồ Phao-lô là một “thần không biết” (Công vụ 17:23). Người Hindu, khi mô tả bản chất của một vị thần, đã sử dụng những cách diễn đạt như “Bóng tối thánh” hoặc “Đấng mà không ai có thể nói lên được.”4 Đối với người theo đạo Phật, bất cứ thực tại nào cũng không thể được định nghĩa hoặc mô tả. Họ nói rằng chúng tôi chỉ có thể giữ một “sự im lặng kính phục” khi đối mặt với những điều không thể biết được.5 Tương tự như vậy, các tôn giáo Phi châu cổ xưa chỉ nói về một “chủ thể không biết”6. Sự nhấn mạnh của Hồi giáo về quyền năng siêu đẳng nơi thần của họ là thánh Allah. Họ cũng xem Allah như là một vị thần trong tự nhiên thần giáo, về cơ bản nằm ngoài tầm hiểu biết với ít sự liên kết với con người và không có đặc tính tình yêu thương!7

Đức Chúa Trời duy nhất trong Kinh Thánh đáp ứng nhu cầu của chúng ta không chỉ về sự mặc khải mà còn cả về sự cứu chuộc. Nhà cải chánh vĩ đại Martin Luther đã nói rất đúng, “Không có cách nào khác hơn là thông qua một thân vị đời đời, chúng ta có thể được cứu khỏi sự sa ngã khủng khiếp của tội lỗi và sự chết đời đời; chỉ một thân vị như vậy mới có thể có quyền trên tội lỗi và sự chết, để bôi xóa tội lỗi của chúng ta và thay vào đó ban cho chúng ta sự công bình và sự sống đời đời; không một thiên sứ hay tạo vật nào có thể làm điều này, nhưng phải do chính Đức Chúa Trời làm.” Chỉ có Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh mới ban sự cứu chuộc và đó chính là Đức Chúa Trời mà chúng ta phải thờ phượng.

Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, là Cha, Con và Thánh Linh, cũng là lời giải thích duy nhất về một Đức Chúa Trời yêu thương đời đời. Một Đức Chúa Trời duy nhất không thể bày tỏ tình yêu thương trong mối quan hệ cá nhân nếu không tạo ra một đối tượng cho tình yêu thương của Ngài. Chỉ khi có những mối quan hệ cá nhân với chính Đức Chúa Trời thì Ngài mới có thể là Đức Chúa Trời – Ngài là “tình yêu thương” với bản chất từ ​​muôn thuở. Chỉ khi Đức Chúa Trời có sự liên kết trong bản thể của Ngài thì Ngài mới có thể cung cấp một mô hình cho sự hiệp nhất trong mối liên hệ giữa chúng ta với nhau (xem Giăng 17:21-22).

Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh cũng đáp ứng nhu cầu về một Đấng siêu việt — tể trị trên tạo vật và lịch sử như là một Đấng có toàn quyền — và về một Đấng đang hiện diện với chúng ta. Con người luôn có xu hướng đánh mất Đức Chúa Trời bởi một trong hai tà thuyết. Thứ nhất,, Ngài có thể bị lạc trong một sự  trừu tượng đến nỗi Ngài hầu như không thể được biết đến, điều này đúng trong nhiều tôn giáo của con người. Thứ hai, Ngài có thể được coi là nội tại bên trong sự sáng tạo đến mức về cơ bản Ngài bị lu mờ bởi chính các tiến trình của tự nhiên và lịch sử, như trong thuyết phiếm thần và thần học tiến trình (process theology). Chỉ có Đức Chúa Trời Ba Ngôi bước vào lịch sử để bày tỏ chính Ngài, đồng thời vẫn ở bên ngoài lịch sử với tư cách là một Đức Chúa Trời siêu việt.9

Bởi vì Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh nằm ngoài lý trí của con người, do đó Ngài không thể là sản phẩm từ sự sáng chế của con người. Như một người đã cảnh báo cách đây nhiều năm, “khi một người phủ nhận giáo lý cơ bản của Cơ đốc giáo (Đức Chúa Trời Ba Ngôi), người đó có thể đánh mất linh hồn của mình, nhưng khi cố gắng để hiểu thấu đáo giáo lý này, người đó có thể sẽ mất trí khôn.”10 Là những người tin Chúa, chúng ta vui mừng được thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng tối cao, vĩ đại và bản chất của Ngài chúng ta không thể hiểu hết được bằng trí óc hữu hạn của mình. Vì chính trong bản chất ba ngôi của Ngài, Ngài làm thỏa mãn ước muốn sâu xa nhất trong lòng chúng ta vì một mối quan hệ với Ngài là Đức Chúa Trời ở trên chúng ta, vì chúng ta và ở trong chúng ta.

KHÁI NIỆM VỀ ĐẤNG CHRIST

Trong tất cả các tác phẩm thánh của các tôn giáo khác, không có người nào giống như Chúa Giê-su Christ. Được sinh ra bởi một nữ đồng trinh trong một nơi thấp hèn, Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng tạo dựng muôn vật, nhưng Ngài đã chết trên cây thập tự bởi tay của con người. J.N.D Anderson tóm tắt vị trí độc nhất của Đấng Christ trong vòng tất cả các tôn giáo. “Các tôn giáo khác, thực sự, có thể bao gồm cả việc tin rằng Đức Chúa Trời, hoặc một trong các vị thần, hiện thân một lần hoặc nhiều lần, trong hình dạng con người, hoặc trong một số ‘vật chất nào đó – ánh sáng thánh’ đã truyền từ một cá nhân này sang một người kế thừa thuộc thế hệ khác. Nhưng chỉ riêng Cơ đốc giáo dám tuyên bố rằng ‘Đấng duy nhất, toàn tại, toàn tri, là căn nguyên của mọi sự tồn tại’ đã can thiệp cách độc nhất vào sự sáng tạo của mình, không phải bằng cách giả định hình dạng đơn thuần hay vẻ ngoài của một con người, mà bằng cách thực sự trở thành Con Người trong hình dạng bằng xương bằng thịt; không phải bằng cách sống và giảng dạy đơn thuần, nhưng bằng cách thực sự chết như một người phạm tội trọng ‘cho loài người chúng ta và cho sự cứu rỗi của chúng ta’ và đã đóng ấn cho lẽ thật này bằng cách sống lại từ cõi chết.”

Đấng Christ là duy nhất về nguồn gốc và về bản chất Con Người và sự sống của Ngài. Ngài đã bước đi trên đất trong những hình thái bình thường của một con người. Tuy nhiên, Ngài không phạm tội (Giăng 8:46). Ngài không bao giờ phải xin lỗi khi cầu xin sự tha thứ cho bất cứ điều gì Ngài đã làm. Những người đương thời đã kinh ngạc trước sự dạy dỗ của Ngài. “Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy!” (Giăng 7:46). “Vì Ngài dạy như là có quyền, chớ không giống các thầy thông giáo” (Ma-thi-ơ 7:29). Ngài không bao giờ xin lời khuyên hay sự cho phép của con ngưởi. Những phép lạ Ngài làm cũng chỉ ra sự độc nhất vô nhị. “Người nầy là ai, mà gió và biển đều vâng lịnh người?” (Ma-thi-ơ 8:27). “Người ta chẳng bao giờ nghe nói có ai mở mắt kẻ mù từ thuở sanh ra” (Giăng 9:32).

Các nhà lãnh đạo tôn giáo khác tuyên bố dạy về cách sống mà họ tìm thấy. Nhưng Đấng Christ tuyên bố Ngài là con đường, là sự sống (Giăng 14:6). Người Hồi giáo giải thích rằng Mô-ha-mét là một tiên tri truyền đạt sự mặc khải của Allah; ông không phải là nền tảng cho đức tin của họ. Đức Phật cũng đã không kêu gọi mọi người đến với ông. Khi ông chết, những môn đệ đã hỏi làm thế nào để họ có thể nhớ đến ông. Câu trả lời của ông là “có nhớ đến tôi hay không thì không quan trọng. Điều cốt yếu là nằm ở lời dạy của tôi.” Nhưng không lâu trước khi Chúa Giê-su qua đời, khi thiết lập Tiệc thánh, Ngài đã truyền lệnh cho các môn đồ, “Hãy làm điều này để nhớ đến Ta” (Lu-ca 22:19).

Tuy nhiên, trong tất cả sự hoàn hảo về đạo đức, sự dạy dỗ có thẩm quyền và việc thi hành phép lạ của Chúa Giê-su, Ngài chưa bao giờ tỏ ra kiêu hãnh hay tỏ thái độ xa cách với mọi người. John Stott nói rằng có một sự nghịch lý ở Đấng Christ mà không thể giải thích theo cách tự nhiên được. “Không hề có một chút gì về sự tự cho mình là quan trọng. Ngài rất khiêm nhường. Chính nghịch lý này đã khiến mọi người bối rối. Ngài kết hợp trong chính Ngài lòng tự trọng cao nhất và sự hy sinh lớn nhất. Ngài biết chính Ngài là Chúa của tất cả mọi người, nhưng Ngài tự nguyện trở thành tôi tớ cho tất cả mọi người. Ngài nói rằng Ngài sẽ phán xét thế gian, nhưng Ngài đã rửa chân cho các môn đồ của mình.”

Có phải các trước giả Phúc âm đã dựng nên một bức chân dung của một người như vậy, hay họ đang tường thuật lại những gì họ đã thấy, sự mặc khải độc nhất của Đức Chúa Trời? Bức chân dung rất hạn chế về Ngài được các trước giả Kinh Thánh làm chứng cho những người sau này. Việc đọc truyện thần thoại của các dân tộc khác nhau cho thấy xu hướng của con người muốn tô điểm sự thật bằng trí tưởng tượng bay bổng. Ngay cả những tác phẩm bên ngoài Kinh Thánh nói về Chúa Giê-su, kể về thời niên thiếu của Ngài, miêu tả Ngài như một thần đồng thời thơ ấu hướng dẫn các thầy của Ngài những bí ẩn trong bảng chữ cái và làm kinh ngạc gia đình và bạn cùng lứa bằng những việc làm siêu phàm. Theo những sách thứ kinh này, vào một dịp nọ khi mới 5 tuổi, Chúa Giê-su được cho là đã tạo hình mười hai con chim sẻ bằng đất sét vào ngày Sa-bát. Khi Giô-sép hỏi về việc làm như vậy trong ngày thánh, Chúa Giê-su đã vỗ tay và chim sẻ bay đi hót líu lo.

Ngược lại, Kinh Thánh miêu tả những phép lạ của Đấng Christ với sự rõ ràng, đơn giản. Mục đích của chúng không phải để mua vui cho khán giả hoặc giải trí cho những người hiếu kỳ, nhưng để chứng tỏ sự vinh hiển của Cha phù hợp với mục tiêu của cuộc đời Ngài. Leon Morris chỉ ra một thực tế đáng kinh ngạc là không ai trong số những người viết các sách Phúc âm tường thuật về Chúa Giê-su mà đã từng tôn vinh Ngài. Họ thỉnh thoảng tường thuật Ngài được nhiều người ca ngợi, nhưng bản thân họ không khen ngợi Ngài một lời nào. Điều này thật khó giải thích nếu những lời kể của họ là những câu chuyện phóng đại nhằm làm cho Chúa Giê-su trở thành một điều gì đó khác hơn một con người. Một số người cho rằng các trước giả Kinh Thánh đã tôn thờ Đấng Christ giống như Đức Phật được các đệ tử của ông tôn thờ! Nhưng phải đến nhiều thế kỷ sau khi Đức Phật mất, ông mới được coi là một vị thánh và chỉ trong một phạm vi giới hạn. Nhưng bức chân dung về Chúa Giê-su trong Thánh Kinh là Con của Đức Chúa Trời được viết trong khi những người biết Ngài vẫn còn sống trong suốt thời gian Ngài còn trên đất.

Tất cả các bằng chứng đều chỉ ra một thực tế là các trước giả Phúc Âm đã cho chúng ta một lời tường thuật khách quan về con người độc nhất này ở giữa vòng họ đang sống. Họ làm như vậy vì họ muốn người khác tin vào sự trung thực của các sách phúc âm. Hơn nữa, Con Người (Christ) mà họ mô tả là quá siêu việt đến mức khiến người ta không nghĩ rằng Ngài có thể được sáng tạo ra từ các tác giả bình thường, đặc biệt là những ngư dân vùng Ga-li-lê. Ngay cả Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), nhà triết học đã mở đường cho chủ nghĩa tự do nhân văn, cũng thừa nhận nguồn gốc siêu nhiên của phúc âm. Ông nói “Phúc âm bày tỏ một lẽ thật quá vĩ đại, nổi bật, và hoàn hảo không thể bắt chước và người phát minh ra nó còn đáng thán phục hơn một anh hùng.” Nếu các trước giả Phúc âm nghĩ ra câu chuyện hư cấu, thì chúng ta phải thừa nhận lời của Robert Dabney nói rằng “những kẻ nói dối này đã tạo ra một hình mẫu về lẽ thật cao quý nhất và đẹp nhất từng thấy ở loài người. Hơn nữa, họ đã sử dụng tất cả nghệ thuật kỳ diệu để tạo nên một bức chân dung tưởng tượng mà kết quả là lên án sự giả dối của chính họ.”

Có lẽ hầu hết tất cả hình ảnh Đấng Christ được các trước giả Kinh Thánh miêu tả đều khó chịu đối với con người mang bản chất tội lỗi, đến nỗi không thể tin rằng người ta có thể hoặc sẽ bịa ra một ý tưởng về một Đấng như vậy. H.G. Wells, mặc dù không phải là một Cơ đốc nhân chính thống, nói rằng Chúa Giê-su “giống như một thợ săn đạo đức đang đào bới nhân loại ra khỏi những cái hang ẩn náu mà họ đã sống cho đến nay …. Có lạ gì khi con người bị lóa mắt và mù lòa đã phản đối chống lại Ngài? … Chúng ta sẽ ngạc nhiên biết bao khi có thể hiểu biết hết về người đàn ông Ga-li-lê này!”

BẢN GHI CHÉP TRONG KINH THÁNH VỀ CON NGƯỜI

Ai sẽ vẽ một bức tranh về những người như chúng ta tìm thấy trong Kinh thánh? Xu hướng của con người là đề cao bản thân hơn những gì họ thực sự là, hoặc hạ thấp bản thân mình xuống dưới bản chất thực sự của họ. Học giả người Hà Lan Desiderius Erasmus (1466-1536) hỏi, “Con người đối với con người hoặc là thần linh hoặc là sói dữ?”

Một mặt, các triết học và thần học của con người thường đưa con người lên cấp độ thần thánh. Nhà triết học Hy Lạp Heraclitus (khoảng năm 540-480 trước Công nguyên) tuyên bố, “Các vị thần là những người bất tử, và loài người là những vị thần phàm trần.” Rất lâu sau đó, nhà triết học người Đức Georg Hegel (1770-1831) đã nói về “thần tính tiềm ẩn” của tất cả mọi người, và các nhà thần học nói về tia lửa thần thánh trong những người cần được thổi bùng lên thành ngọn lửa.

Mặt khác, với ảnh hưởng gần đây của quá trình tiến hóa tự nhiên, các nhà triết học coi con người là quý tộc của động vật. Theo một số nhà tiến hóa, chúng ta chỉ là những sinh vật phức tạp mà hành động của chúng được kiểm soát bởi môi trường của chúng ta, giống như những con chó của Pavlov được huấn luyện để phản ứng với một số tác nhân nhất định.

Sự vĩ đại của con người – sự tự do, sự sáng tạo, khả năng bay lên trên thế giới bằng tâm linh của chúng ta – và sự ràng buộc của chúng ta đối với môi trường tự nhiên như các sinh vật trên trái đất khiến chúng ta cảm thấy bối rối về bản chất của chính mình. Những câu hỏi lớn mà tất cả con người đặt ra – Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Mục đích tồn tại của tôi là gì? —Không bao giờ có thể trả lời được từ nghiên cứu về tự nhiên. Chỉ có sự mặc khải từ Đấng Tạo Hóa mới có thể trả lời câu hỏi của chúng ta. Và không nơi nào ngoại trừ trong Kinh Thánh, chúng ta tìm thấy một bức tranh về bản chất con người giải thích cho thực tế tồn tại của con người.”

Chúng ta là những tạo vật trên đất (Sáng thế Ký 2:7), nhưng chúng ta cũng được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (1:27). Chúng ta thuộc về thế giới này, và do đó chúng ta phải lao động để duy trì môi trường tự nhiên như ngôi nhà của mình. Nhưng chúng ta cũng được tạo dựng để tương giao với Đức Chúa Trời, và do đó nếu không có mối tương giao này chúng ta không bao giờ có thể hài lòng với bản chất con người của mình.

Nhưng nan đề về con người hiện tại không chỉ bắt nguồn từ bản chất của chúng ta là những tạo vật được tạo ra. Nó đến từ tội lỗi. Nếu chúng ta là ảnh tượng của Đức Chúa Trời, tại sao chúng ta không hành động giống như Đức Chúa Trời? Một lần nữa Kinh Thánh cung cấp câu trả lời theo cách mà chúng ta không mong đợi từ những trước giả. Theo Kinh Thánh, phẩm chất của chúng ta bị hoen ố vì tội lỗi là cái mà chúng ta phải chịu trách nhiệm. Để chắc chắn, chúng ta phải nhận ra sự thất bại của mình trong những việc chúng ta làm. Chúng ta phải nhận ra sự “vô nhân đạo” của mình đối với người khác. Nhưng nếu không có sự mặc khải thiên thượng, mọi người sẽ cố gắng giải thích lỗ hổng này bằng sự thiếu hiểu biết hoặc qua một số dấu hiệu tiến hóa từ một động vật hung dữ. Tất cả những lời giải thích này giúp con người hoàn toàn thoát khỏi trách nhiệm tội lỗi; họ không thừa nhận sự nổi loạn cố ý chống nghịch lại Đức Chúa Trời. Khi tội lỗi được xem như là sản phẩm đáng thương của môi trường tiến hóa, thì loài người trở nên thấp kém hơn con người vốn được tạo nên.

Có lẽ sự mô tả trong Kinh Thánh về sự xáo trộn nội tâm trong ý thức của chúng ta cung cấp một bằng chứng sâu sắc nhất về kiến ​​thức siêu nhiên của bản chất con người chúng ta. Robert Dabney viết về bức tranh trong Kinh Thánh về “sự mặc khải sâu sắc và sầu muộn của ý thức bên trong chúng ta”, bao gồm sự trống rỗng của những mưu cầu trần thế mà chúng ta bị thúc đẩy bởi lương tâm hư hỏng, những vi phạm tội lỗi của lương tâm và dục vọng, nhưng lại bất lực trong việc thực hiện đổi mới đạo đức. Sau đó, ông thấm thía hỏi: “Bằng sự khôn ngoan nào mà cuốn sách này đã tiết lộ một cái nhìn sâu sắc hơn, trung thực hơn và thấu suốt hơn bất kỳ một triết lý nhân sinh nào, một cái nhìn thấu vào sâu thẳm bên trong lương tâm khốn khổ chúng ta? Khi tâm hồn tội lỗi của con người tìm kiếm một chân lý cho nó trong mọi tiếng rên rỉ hối hận và nỗi thống khổ của mình, há đó chẳng phải là từ tiếng nói của Đấng mà đôi mắt của Ngài đang nhìn thấu đến, dò xét lòng của những đứa con loài người?”

KHÁI NIỆM CỦA KINH THÁNH VỀ SỰ CỨU CHUỘC

Tất cả các tôn giáo đều cung cấp một số phương cách để giải thoát cuộc sống đau khổ của con người và mang lại hòa bình và hạnh phúc. Nhưng sự cứu rỗi được bày tỏ trong Kinh Thánh  chỉ nói về một phương cách thiên thượng duy nhất. Các phương cách “cứu rỗi” khác nhau được tìm thấy trong các tôn giáo trên thế giới đều dựa trên một khái niệm: Sự giải thoát đến từ những nỗ lực của con người. Điều này được minh họa trong câu chuyện sau đây về một số người theo đạo Hindu.

Chúng tôi quay lưng lại với dòng sông và đến một bãi đất trống, lần theo con đường mòn bằng đá giữa các cánh đồng, được bao bởi bức tường đất sét thấp và những bụi gai. Trời bắt đầu nắng lên với mỗi bước chân đạp trên con đường đất bụi. Sau một lúc, chúng tôi gặp một người đàn ông trẻ tuổi, nằm thẳng trên mặt đất và dường như đang tập thể dục. Anh ta chồm dậy, vươn tay trái về phía sau hết mức có thể, nhặt một viên đá từ một đống đá nhỏ nằm ở đó, rồi nằm thẳng người trên mặt đất, vươn tay phải về phía trước càng xa càng tốt, và đặt viên đá đó lên một đống đá nhỏ tương tự …. Tiến sĩ Govindam giải thích với tôi rằng người thanh niên này không được phép nói chừng nào anh ta còn say mê với hình thức parikrama (vòng luân hồi) đặc biệt đáng khen này. 108 viên sỏi phải được thu lượm và sau đó di chuyển từng viên sỏi đến một chỗ nào đó, như cách mà người thanh niên đã làm, theo chiều dài của cơ thể mỗi lần. Sau khi tất cả 108 viên sỏi đã được di chuyển với khoảng cách khoảng hai bước chân, thì chu kỳ này lập lại với từng viên sỏi. Vậy thì phải mất bao lâu để thực hiện việc làm này theo cách này? Có lẽ vài tuần, hoặc vài tháng. Chúng tôi đi qua những người mộ đạo khác là người chọn cách chuộc tội này, trong số đó có một góa phụ già. Tiến sĩ Govindam giải thích với chúng tôi rằng có lẽ bà ấy đang làm việc đó để nhận lấy công đức cho chồng mình ở thế giới bên kia …. Nhiều tuần sau đó, chúng tôi thấy bà ấy vẫn ở đó cách nơi mà chúng tôi đã nhìn thấy bà lần đầu tiên vài kilômet. Bà ấy dường như yếu đến nỗi cứ sau hai mươi mét là bà ấy nằm kiệt sức bên cạnh đống đá nhỏ của mình?”

Cho dù là theo con đường chính nghĩa của người Hindu, kỷ luật theo Bát chánh đạo của Phật giáo, hay là cầu nguyện và ăn chay của người Hồi giáo, tất cả các tôn giáo ngoài Kinh Thánh  đều tìm cách tìm kiếm sự cứu rỗi bằng các việc làm. Cách nghĩ phổ biến là để vào được thiên đường phải “làm tốt nhất những gì mình có thể.” Điều này dễ hiểu khi chúng ta nhận ra rằng những người này có ý thức hay vô thức về bản chất sa ngã của mình, đang bị ràng buộc bởi tội lỗi. Tình trạng của họ được mô tả trong lần phạm tội đầu tiên của tổ phụ loài người: “Ngươi sẽ như Đức Chúa Trời” (Sáng 3: 5). Thật khó để một “vị thần” thừa nhận rằng mình không thể làm được gì cho bản thân!

Tuy nhiên, trong một số tôn giáo, mọi người tin vào những vị thần cứu tinh là những người ban sự cứu rỗi cho các tín đồ của họ. Hình thức Phật giáo được chấp nhận rộng rãi nhất ở Nhật Bản dựa trên câu chuyện về Amita, người đã tích lũy một kho công đức khổng lồ trên đường đến với Phật đến mức ông ấy đã thề sẽ ban sự tái sinh cho tất cả những ai tin vào ông ấy và liên tục lặp lại cụm từ “A Di Đà Phật”. Khái niệm vị thần cứu tinh cũng phổ biến ở Ai Cập cổ đại và vùng Lưỡng Hà.

Tuy nhiên, ngay cả khi người ta tin vào những vị thần cứu tinh, thì họ vẫn tin rằng công đức là cần thiết để được các vị thần ban ơn. Hơn nữa, họ không có cách nào để đối phó một cách nghiêm túc với thực tế rõ ràng của tội lỗi. Như Leon Morris đã chỉ ra, “Những nhà tư tưởng sâu sắc nhất trong nhân loại luôn nghĩ rằng sự tha thứ thực sự chỉ có thể có được khi sự quan tâm thích đáng được trả theo luật đạo đức …. Chúng ta hẳn đã không thấy đây là điều mà Đức Chúa Trời đã gieo vào sâu thẳm trong lòng con người sao. Đối mặt với một tội ác ghê tởm, ngay cả những người vô cảm nhất trong vòng chúng ta cũng có thể thốt lên rằng: ‘Điều đó đáng bị trừng phạt!’” Không có cảm giác được thỏa mãn về sự công bình trong các tôn giáo sai lầm.

Sự cứu rỗi được mô tả trong Kinh Thánh khác nhau như thế nào! Mong muốn tự nhiên của con người trong việc tìm kiếm công đức để nhận được sự cứu rỗi là hoàn toàn không thể; vì mọi vinh quang trong sự cứu rỗi đều thuộc về Đức Chúa Trời. Theo lịch sử thì thực tế về tội lỗi và hình phạt dành cho nó được xác nhận đầy đủ. Sự cứu rỗi được thực hiện bởi tình yêu thương vô tận của Đức Chúa Trời theo một cách mà vẫn bảo tồn sự thánh khiết của Ngài. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đòi hỏi sự công bình trong việc trừng phạt tội lỗi; và tình yêu thương của Ngài đáp ứng điều  đó qua sự hy sinh của Con Ngài. “Đức Chúa Giê-su Christ, là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy. Ngài đã bày tỏ sự công bình mình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia, trong buổi Ngài nhịn nhục; tức là Ngài đã tỏ sự công bình Ngài trong thời hiện tại, tỏ ra mình là công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Giê-su” (Rô-ma 3: 25-26). Vì vậy, trái ngược với các phương cách khắc phục sự khốn khổ của con người do tội lỗi gây ra bằng cách cố gắng tìm kiếm sự phục hồi từ bản chất sa ngã là điều không thể, hoặc phương cách đặt sự thánh khiết và công bình của Đức Chúa Trời qua một bên đều là vô ích. “Phương cách cứu rỗi được đưa ra để con người tham gia vào trong sự toàn năng, tình yêu và sự khôn ngoan của chính Đức Chúa Trời, vừa để thỏa mãn sự công bình tuyệt đối của Ngài, vừa để khôi phục lại sự hư hoại của con người do tội lỗi; vì vậy sự giải cứu này sẽ đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của thiên đàng, và là mọi điều cần thiết cho nhân loại.”

Sự chết của  Con Đức Chúa Trời, như là phương tiện cứu rỗi, trái ngược với tất cả những tôn giáo khác. Ajith Fernando, một học giả Cơ đốc giáo đã phục vụ nhiều năm ở Sri Lanka, kể về một “nhà văn Phật giáo nổi tiếng”, người đã nói với ông rằng “Đức Phật cao cả hơn Chúa Giê-su bởi vì  Chúa Giê-su  đã bị đánh bại bởi sự chết trong trận chiến vì sự công chính của Ngài.” Từ điển bách khoa Do Thái khẳng định, “Không có Đấng Mê-si-a nào mà người Do Thái biết lại có thể chịu chết như vậy; vì ‘Kẻ nào bị treo ắt bị Đức Chúa Trời rủa sả’ (Phục truyền 21:23), là một ‘sự xúc phạm đến Đức Chúa Trời” (Targum, Rashi). Tương tự như vậy, người Hồi giáo cũng từ chối lẽ thật về Chúa Giê-su bị đóng đinh. Kinh Koran nói, “Chúng tôi đã giết Đấng Mê-si-a là Chúa Giê-su, con trai của Ma-ri, Sứ đồ của Allah.’ Họ đã không giết Ngài, cũng không đóng đinh Ngài, nhưng họ nghĩ rằng họ đã làm như vậy” (Sura 4: 156). Rõ ràng thập tự giá của Đấng Christ, như Phao-lô đã viết là “sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại” (1 Côr. 1:23). Nhưng đó là “quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời” cho sự cứu chuộc (1:24).

Hơn nữa, sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời không bắt nguồn từ những câu chuyện thần thoại hay những ý tưởng khai sáng, mà là trong lịch sử.  Những lời của Gresham Machen đã tóm tắt sự độc đáo về lời dạy cứu rỗi trong Kinh Thánh. “Theo Kinh Thánh, sự cứu rỗi không phải là điều được khám phá ra, mà là điều đã xảy ra. Do đó thể hiện tính độc nhất của Kinh Thánh. Tất cả các ý tưởng trong Cơ đốc giáo có thể được tìm thấy trong một số tôn giáo khác, nhưng ý tưởng của các tôn giáo khác thì không có trong Cơ đốc giáo. Vì Cơ đốc giáo không phụ thuộc vào các ý niệm phức tạp, nhưng dựa trên lời tường thuật về một sự kiện. Nếu không có sự kiện đó, thế giới, trong cái nhìn của Đấng Christ, hoàn toàn tối tăm, và nhân loại bị hư mất bởi tội lỗi. Không thể có sự cứu chuộc bằng việc khám phá ra lẽ thật vĩnh cửu, vì lẽ thật vĩnh cửu mang lại sự tuyệt vọng, bởi vì tội lỗi. Nhưng một diện mạo mới được khoác lên cuộc sống bởi điều phước hạnh mà Đức Chúa Trời đã làm khi ban chính Con một của Ngài.

Sự cứu chuộc ấy quá xa lạ đối với con người tự nhiên, nhưng lại rất vĩ đại và thỏa mãn những khát vọng sâu thẳm trong lòng của tất cả mọi người đến nỗi nó không thể được tạo ra bởi loài người. Phao-lô, người đã cố gắng tự cứu mình bằng những việc làm của con người, đã tóm tắt tính chất siêu nhiên về sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời: “Vì Đức Chúa Trời đã nhốt mọi người trong sự bạn nghịch, đặng thương xót hết thảy.  Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được!” (Rô-ma 11: 32-33).

còn nữa

trích từ UNDERSTANDING CHRISTIAN THEOLOGY translated by VMI

Thực Trạng Nghi Lễ Phật Giáo Hiện Nay – Phần 4

Tiếp linh

Khi cầu siêu cho các chân linh, vong hồn, trước hết người ta lập đàn lễ để gọi vong linh về, gọi là khoa Tiếp linh. Đây là khoa cúng mở đầu của khóa lễ cầu siêu. Người bình thường không thể tự mình gọi lên các chân linh, vì thế phải phiền đến các vị sứ giả đi tìm vong đang lưu lạc khắp nơi về tham dự đàn tràng để quy y cửa Phật.

Khoa Tiếp linh diễn ra ở ban thờ Vong.

Trong khoa Tiếp linh, lễ vật là 1 mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, trầu, rượu, thuốc lá; 1 cỗ ngựa đỏ (bao gồm 1 ông ngựa mã, 1 mũ mã, 1 đôi hia mã, 1 bộ quần áo mã) kèm theo 1 lá sớ Tiếp linh nhờ sứ giả cầm sớ, đi tìm vong linh về cho mình. 

Trong phần lễ Tiếp linh, trai chủ sẽ tiến hành đỉnh lễ tôn thần sứ giả tứ bái. Hai bên tả, hữu (thầy cúng) ứng đối theo một bài khấn Tiếp linh.

Các vị tăng (trong hai buổi lễ ngày 01.03.2009 và ngày 29.03.2009 đều là 2 người) tuyên đọc sớ thỉnh mời 5 vị sứ giả là: Thiên phủ Tứ thiên sứ giả, Phi thiên Tập tiệp sứ giả, Địa phủ Diễn ma sứ giả, Thủ phủ Không hành sứ giả và Thổ địa Linh quan sứ giả .

Kết thúc bài khấn Tiếp linh là tới phần Kham thán chung (do các vị tăng tham gia khóa lễ và thầy cúng ngồi ở hai bên đàn lễ cử) nói lên nỗi niềm tưởng nhớ, tiếc thương của gia đình đối với người đã quá cố; đồng thời gửi gắm ước nguyện chư Phật chỉ đường dẫn lối cho vong linh được tới nghe kinh.

Tùy theo quan hệ giữa người đã mất với người chịu lễ có mặt tại đàn lễ mà người ta có thể thán các bài riêng:- Vợ chồng thán cho nhau, Cha mẹ thán con.

Tuy nhiên, khoa Tiếp linh do chùa Phúc Khánh tổ chức chỉ dừng lại ở phần cử bài văn khấn. Không tuyên đọc sớ Tiếp linh. Không cử phần Kham thán chung cũng như Khám thán riêng.

Trong khóa lễ cầu siêu hoàn chỉnh, kết thúc phần Tiếp linh là khoa Phát tấu.

          Cúng Tổ diễn ra tại nhà Tổ của ngôi chùa. Nội dung của phần Cúng Tổ chỉ gồm có 1 mâm quả, nước, hương, hoa… dâng cúng lên những vị tổ đã có công sáng lập, gây dựng nên ngôi chùa hiện nay.

Khoa Phát tấu là sự nối tiếp của khoa Tiếp linh.

Được các vị sứ giả giúp đỡ mời vong linh về, kế tiếp, gia chủ chuẩn bị lễ Phát tấu để tiến lễ mã ngựa cho 5 vị sứ giả đến Tây Phương thỉnh cầu chư Phật về dự đàn lễ Cầu siêu.

Lễ vật của đàn lễ Phát tấu bao gồm: 1 mâm cơm mặn (tam sinh: thủ lợn, gà, ngan), thuốc lá (5 bao), ngựa mã (5 con), mũ mã (5 chiếc), hia mã (5 đôi), áo mã (5 chiếc).

          Nội dung của khoa Phát tấu là cử bài khấn, trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh.Trong lễ cầu siêu tại chùa Phúc Khánh không có Cúng Tổ và Phát tấu.

Triệu linh

Từ khoa Triệu linh trở về sau, tại chùa Phúc Khánh thường chỉ có một vị tăng và hai thầy cúng đảm nhiệm công việc. Có thể thay đổi vị tăng này tạm ngừng thì vị tăng khác lên đàn lễ thay thế. Biểu hiện này duy trì trong suốt 5 khóa lễ mà chúng tôi có điều kiện quan sát.

Triệu linh là nghi lễ mà đại diện gia đình mời các vong linh thân nhân của họ về để Cầu siêu. Khoa cúng Triệu linh ở các nơi khác diễn ra tại bàn thờ Tam Bảo. Nhưng ở chùa Phúc Khánh, Triệu linh được thực hiện tại bàn thờ Vong.

Trong phần Triệu linh này, người chủ lễ sẽ trình bày một bài khấn có nội dung bao hàm những lời mà đại diện gia chủ (có thể là cha, là con, hay những người thân khác của gia đình) nói lên những khát vọng, những điều khẩn cầu với đức Phật độ trì cho các vong linh của họ; đồng thời cũng là những lời mời gọi vong về đàn lễ để “nương nhờ cửa Phật” mong được siêu thoát, tịnh độ.

Trong khoa cúng Triệu linh, ngoài phần nội dung chính do trai chủ kiến thành đỉnh lễ, còn có những bài khấn riêng dành cho thân nhân của người mất, tùy theo mối quan hệ gia đình:Vợ chồng cúng cho nhau (1bài), Cha mẹ cúng cho con (2 bài)

Sau khi kết thúc lễ Triệu linh, gia chủ sẽ sửa soạn một mâm lễ mặn để cúng chúc thực – mời vong linh về ăn.

 Tắm vong và Hóa mã

Một lễ cầu siêu hoàn chỉnh thì kế tiếp khoa Triệu linh là bốn nội dung liên tục bao gồm: Tắm vong, Sái tịnh, Hóa mã và Khai quang vong. Ở nhiều ngôi chùa, trong khóa lễ cầu siêu cơ bản, người ta thường chỉ tiến hành Tắm vong và Hóa mã. Chùa Phúc Khánh là một trong những nơi như vậy.

Tắm vong

Trước khi đưa các vong vào quy y cửa Phật để làm lễ tụng kinh, người ta thực hiện một nghi lễ đặc biệt là lễ Tắm vong. Ý nghĩa của nghi lễ này là trước khi chính thức vào quy y cửa Phật, các chân linh, vong hồn cần phải “tắm gội” sạch sẽ.

Để tiến hành Tắm vong, nhà chùa chuẩn bị cho mỗi vong linh (trường hợp 49 ngày) ba bát nước gồm: nước hương (nước có rắc tàn hương), nước hoa (nước có rắc cánh hoa hồng) và nước gừng.

Phần Tắm vong thường chỉ có một nhà sư cùng hai thầy cúng tham gia. Tắm vong ở các nơi khác diễn ra tại bàn thờ Tam Bảo vì đây là một phần nội dung của khoa Triệu linh. Nhưng ở chùa Phúc Khánh, Tắm vong được thực hiện tại bàn thờ Vong. Sau khi kết thúc bài văn khấn dành cho lễ Tắm vong, vị sư này sẽ hướng dẫn cho các gia đình mang ba bát nước tắm vong đổ ra vườn. Lễ Tắm vong kết thúc.

Tùy theo thời điểm mà có những bài văn khấn Tắm vong khác nhau. Có bài khấn dành riêng cho dịp 35 ngày hoặc 49 ngày. Lại có bài khấn dành riêng cho những dịp khác. Trong phần Phụ lục của đề tài này có giới thiệu bài khấn được sử dụng tại chùa Phúc Khánh cũng như nhiều ngôi chùa khác mà người viết có điều kiện tìm hiểu.

Hóa mã (còn gọi là Tiến mã)

Đây chỉ là một nội dung nhỏ trong khóa lễ. Người ta quan niệm rằng, sau khi tắm rửa sạch sẽ cho vong linh thì tiến hành hóa mã. Tất cả quần áo, mũ mão, ngựa xe… mà gia chủ chuẩn bị cho người quá cố cùng với 1 bộ quần áo mà phía nhà chùa đã sắp sẵn sẽ được các gia đình mang ra khu vực đốt vàng mã của chùa để hóa, gửi tới vong linh.

Thông thường trong phần Hóa mã ở các chùa khác, các vị tăng sẽ tuyên đọc sớ Trạng mã.

 Như vậy, tương ứng với mỗi vong linh sẽ có một tờ sớ Trạng mã. Tại chùa Phúc Khánh, sau khi cử bài khấn Tiến mã , thay vì tuyên đọc đầy đủ, tờ sớ được đính kèm theo bộ quần áo cho vong linh mà nhà chùa đã chuẩn bị. Tất cả được đưa cho gia đình người quá cố để đem đi hóa chung.

Sái tịnh

          Chuẩn bị một chén nước gừng đặt sẵn trên bàn. Người chủ lễ tiến hành múa Sái tịnh: đọc văn sái tịnh, khai chuông mõ, tán hương… sau đó tay cầm chén nước, tay cầm ba nén hương và một cành hoa nhỏ, vừa niệm chú, vừa dùng cành hoa chấm vào chén nước.

          Ý nghĩa của lễ Sái tịnh là nhằm tẩy trần cho vong khỏi những thứ không sạch sẽ đeo bám trên mình để có thể lên đàn quy y Tam Bảo.

Khai quang

          Khai quang là một nghi lễ khá quan trọng trong phần Triệu linh của lễ Cầu siêu. Mục đích của Khai quang nhằm khai mở lục thức cho vong linh: khai nhãn, khai nhĩ, khai tỵ, khai thiệt, khai thân, khai ý (khai tâm).

          Quan niệm về lục thức khởi nguồn từ lục căn.

Lục căn là 6 giác quan của con người để nhận biết sự việc: 1. Nhãn (mắt) – 2. Nhĩ (tai) – 3. Tỵ (mũi) – 4. Thiệt (lưỡi) – 5. Thân (da thịt) – 6. Ý (tư tưởng).

Lục thức được sinh ra từ lục căn, bao gồm:

1. Nhãn thức: cái biết của mắt do nhìn thấy

2. Nhĩ thức: cái biết của tai do sự nghe

3. Tỵ thức: cái biết của mũi do sự ngửi

4. Thiệt: cái biết của lưỡi do sự nếm

5. Thân thức: cái biết của da thịt do đụng chạm

 6. Ý thức: cái biết của tư tưởng do trí não.

Người ta quan niệm quần áo của vong linh là quần áo không sạch sẽ của trần gian. Vì thế, vong linh sau khi được tắm rửa sạch sẽ, khai quang làm sáng rõ lục thức thì gia chủ sẽ tiến hành hóa quần áo vàng mã để vong mặc vào, lên đàn dự lễ quy y.

Để tiến hành Khai quang vong, trai chủ một tay cầm chén nước, một tay cầm ba nén hương và cành sái. Bắt đầu lễ, chống tay thử vào chén nước, trống, nhạc đồ hương giống như sái tịnh. Sau đó đặt chén nước xuống, tay cầm hương + khăn mặt và múa (niệm chú và kết ấn).         

Cúng Phật

Theo tiến trình của một khóa lễ cầu siêu, khoa Cúng Phật phải diễn ra ngay sau Tiếp linh (hoặc Phát tấu, tùy thuộc vào lễ cầu siêu cơ bản hay lễ cầu siêu hoàn chỉnh). Tuy nhiên, ở chùa Phúc Khánh, khoa cúng này lại đặt sau khoa Tiếp linh. Về hình thức, ý nghĩa của lễ này gần giống với lễ Tiếp linh nhưng có điểm khác nhau cơ bản: nếu như trong lễ Tiếp linh, chư tăng đọc sớ nhờ sứ giả đi tìm vong về quy y cửa Phật, thì ở lễ Cúng Phật, lời sớ là sự thỉnh cầu 5 vị sứ giả mời Đức Phật về dự và làm chứng cho đàn lễ cầu siêu. Bài khấn sử dụng trong khoa Cúng Phật là bài Thỉnh Phật . Sớ sử dụng trong khoa Cúng Phật là sớ Phật âm. Ngoài đọc bản sớ, trong lễ Cúng Phật còn tụng kinh.

Tùy theo quy mô của từng đàn lễ cũng như điều kiện kinh tế của gia đình đứng lên lập đàn lễ kéo dài ngày hay ngắn ngày mà người ta tụng nhiều bộ kinh. Thông thường người ta tụng ba bộ kinh là kinh Pháp hoa, kinh Báo ân và kinh Thủy sám. Đây là kinh pháp nhà Phật để hóa giải cho các vong hồn được gọi về, đồng thời giúp cho các chân linh được sáng trí, sáng lòng thông qua nội dung trong kinh của Đức Phật.

Tại chùa Phúc Khánh, vị tăng chỉ tụng kinh Di Đà, không sử dụng sớ Phật âm trong khoa cúng này.

Lễ vật của khoa Cúng Phật là: 1 mâm cơm chay, xôi, oản, chè. Lễ Cúng Phật diễn ra tại bàn thờ Tam Bảo.

Quy y vong

          Quy y vong diễn ra tại bàn thờ Tam Bảo.

Quy y này được gọi là quy y âm. Vong linh khi còn sống có thể đã quy y Tam Bảo – đó gọi là quy y dương. Quy y âm có 3 ý nghĩa: 1. Quy y Phật: vong linh sẽ không phải vào địa ngục; 2. Quy y Pháp: vong linh sẽ không phải làm ngạ quỷ; 3. Quy y Tăng: vong linh sẽ không phải đọa vào cõi súc sinh.

Kết thúc lễ Quy y là cấp điệp cho vong linh. Tờ điệp này do phía nhà chùa chuẩn bị, trong đó ghi tên, ngày sinh, ngày mất của vong linh và trao lại cho gia đình. Theo tìm hiểu của người viết, ở chùa Phúc Khánh không sử dụng tờ điệp cấp này.

Tụng kinh A Di Đà

Sau khi các vong linh đã được quy y, người ta rước vong lên chùa và làm lễ tụng kinh. Kinh được tụng trong nghi lễ này gồm: kinh A Di Đà, kinh Thuỷ sám, kinh Địa Tạng, kinh Lương hoàng sám, kinh Pháp hoa, kinh Báo ân… Ý nghĩa của của việc tụng kinh là tôn vinh công ơn đức Phật; đồng thời, thông qua những lời kinh Phật, thỉnh cầu chư Phật cứu vớt, hóa giải cho các chân linh, vong hồn được siêu thoát – được “nương nhờ cửa Phật” để nhanh chóng đầu thai sinh kiếp người khác.

Khóa lễ cầu siêu tại chùa Phúc Khánh chỉ tụng kinh A Di Đà. Phần này do một vị tăng đảm nhiệm.

Tuyên sớ Biểu âm

          Phần Tuyên sớ Biểu âm ở những chùa khác do một vị tăng tiến hành. Nhưng tại chùa Phúc Khánh, sau khi tụng kinh, chỉ còn lại hai hoặc ba thầy cúng tham dự đàn lễ. Vì vậy, phần tuyên sớ do một thầy cúng chịu trách nhiệm.

Lễ Phá ngục

Sau lễ Tụng kinh, người ta tiến hành bày đàn tràng Phá ngục (còn gọi là đàn ngục) để giải thoát cho các chân linh, vong hồn. Mở đầu cho Phá ngục là nghi lễ Thỉnh xá, phóng xá để yêu cầu quản ngục xoá tên các chân linh vong hồn đã qua đàn cầu siêu ra khỏi danh sách tại địa ngục.

Lễ Giải oan – Cắt kết

Lễ Giải oan – Cắt kết bao gồm các tiểu nghi lễ như tra tội, định tội được mở để mở đường cho các vong được thoát khỏi tội lỗi, kiếp nạn. Giải oan – Cắt kết là để minh oan, xóa tội cho các chân linh vong hồn, đồng thời cắt đứt các oan nghiệp giúp cho các chân linh vong hồn luân hồi, đi sang một kiếp người khác.

Cúng chúc thực, Cúng thí thực

Chúc thực

Chúc thực  là cúng cơm cho vong linh. Có thể cúng cơm chay hoặc cơm mặn, tùy theo sự thỏa thuận giữa nhà chùa và gia đình người quá cố.

Tại chùa Phúc Khánh, ở bàn thờ Vong người ta đặt một mâm cơm chay và một mâm cơm mặn, dùng chung cho tất cả vong linh của các gia đình. Thầy cúng cử bài khấn Chúc thực, không sử dụng sớ Cấp vong như tiến trình cơ bản của khóa lễ cầu siêu .

Thí thực và Phóng sinh (nếu có)

Là sự dâng cúng cơm nước, hoa quả, cho các vong hồn lang thang, cô quạnh… Lễ này ít được tiến hành trong những khóa lễ cầu siêu cơ bản, thường chỉ xuất hiện trong khóa lễ hoàn chỉnh. Chùa Phúc Khánh không tổ chức lễ này cho các gia đình có vong linh gửi lên chùa

.

          Trong phần này chúng tôi trình bày về tiến trình của một khóa lễ cầu siêu – rước vong lên chùa diễn ra tại chùa Phúc Khánh.

          Phía nhà chùa, công việc chuẩn bị cho lễ cầu siêu do các phật tử chấp tác tại chùa đảm nhiệm. Họ mua sắm hoa quả, đồ mã, sớ, bài vị…; nấu cỗ mặn, cỗ chay, xôi chè; bày biện, sắp xếp đồ lễ lên bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ Vong theo vị trí đã quy định từ trước. Các gia đình không phải chuẩn bị thêm lễ vật. Nếu thành tâm, có thể mang đến chùa thêm một ít hoa quả, vàng mã để thắp hương cho vong linh.

          Khóa lễ cầu siêu – rước vong tại chùa Phúc Khánh được tổ chức vào lúc 9h – 11h30 sáng chủ nhật hàng tuần.

Nội dung của khóa lễ cầu siêu – rước vong lên chùa bao gồm 8 nội dung: Tiếp linh, Triệu linh, Tắm vong và Hóa mã, Cúng Phật, Quy y vong, Tụng kinh A Di Đà, Tuyên sớ Biểu âm, Chúc thực.

Tham dự khóa lễ cầu siêu là đại diện nhà chùa và thân nhân của người quá cố được đưa rước lên chùa. Do nhiều nguyên nhân, cách họ nhận biết về những nội dung của lễ cầu siêu có nhiều điểm khác nhau. Trong phần tiếp theo, chúng tôi xin đề cập tới một số vấn đề mà chúng tôi rút ra từ quá trình khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn được thực hiện tại chùa Phúc Khánh. (còn tiếp)

23 Tháng Chạp Cúng Táo Quân ( Phần 1)

CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO ( PART 1)

Táo quân là các vị thần cai quản nhà bếp, xưa kia ông cha ta nấu ăn bằng bếp đất sét, còn gọi Táo quân là “ông đầu rau”.

Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Theo phong tục, lễ cúng Táo quân phải được làm tươm tất như 1 lời cầu chúc cho năm mới được sung túc, đủ đầy, cũng là mong muốn các Táo sẽ nương nhẹ, nói tốt về gia đình mình để năm mới được phù hộ cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Táo quân là các vị thần cai quản nhà bếp, xưa kia ông cha ta nấu ăn bằng bếp đất sét, còn gọi Táo quân là “ông đầu rau”. Ngày nay những chiếc bếp đất sét chẳng còn mấy, người ta chuyển từ đun củi, rơm rạ sang đun bằng bếp than, bếp dầu, bếp gas, hiện đại hơn nữa là bếp điện từ, bếp hồng ngoại dùng năng lượng điện…

Nhưng chính xác thì lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu mới đúng? Nên cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp hay trên bàn thờ để tỏ rõ lòng thành, được thần linh phù hộ? Có nơi cho rằng, vì ông Táo là thần linh cai quản nhà bếp, còn ông Công là thần linh cai quản đất đai trong nhà nên khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, cần phải bày 2 lễ, trong đó ông Công được cúng trên bàn thờ chính của gia đình, còn ông Táo thì làm lễ ở dưới bếp.

Nhưng cũng có nơi cho rằng, việc cúng ông Công ông Táo chia làm 2 nơi, riêng ông Táo lại cúng lễ ở dưới bếp như vậy là không hợp lý.

Tùy theo quan niệm dân gian của từng địa phương mà việc cúng ông Công ông Táo ở đâu có nhiều khác biệt. Với những nơi cho rằng không được làm lễ cúng Táo quân ở bếp, người dân sẽ cúng lễ trên bàn thờ chính của gia đình.

Nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào?

Lễ cúng ông Táo phải tiến hành đúng ngày 23 tháng chạp. Khoảng thời gian tốt nhất từ 9h đến 12h, đây là điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời. Chính vì thế các gia đình phải tuân thủ theo đúng giờ và ngày nhất định.

Lễ vật cúng Tết ông Công ông Táo có những gì?

Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn.

Bàn thờ Táo Quân được đặt ở nơi trang nghiêm nhất, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Ngoài ra còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ.

Những đồ vàng mã sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Quân. Sau khi cúng Táo Quân, người ta đem hóa mã.

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng 3 con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng.

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì giản dị hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Công về trời.

Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!

Ngày Mùng 1 Tụng Kinh Gì Và Tụng Kinh Thế Nào Cho Đúng?

Tụng kinh mùng 1 đầu tháng tại nhà là cách để cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn đến với gia đình. Vậy ngày mùng 1 tụng kinh gì?

Cứ đến ngày rằm và mùng 1 đầu tháng, người Việt có phong tục đi lễ chùa để nghe kinh tụng và cầu an đến với người thân trong gia đình

Cứ đến ngày rằm và mùng 1 đầu tháng, người Việt có phong tục sắm lễ cúng tại nhà để cầu sức khỏe, bình an, vạn sự như ý. Đồng thời, mọi người còn đi lễ chùa để nghe kinh tụng và cầu an đến với người thân trong gia đình. Vậy ngày mùng 1 tụng kinh gì cho đúng với phong tục.

Tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời dạy của đức Phật. Đây là cách để thấm nhuần những tư tưởng tốt đẹp, hướng thiện của Phật giáo và thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Song song đó, đây là cách giúp chúng ta tịnh tâm, tạo phúc lành rất tốt.

Tụng kinh mùng 1 đầu tháng là cách để cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn đến với gia đình

Việc tụng kinh được thực hiện ở chùa với không khí trang nghiêm và có các sư thầy chỉ bảo vẫn là tốt hơn cả. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện thì chúng ta có thể tụng kinh ở nhà cũng rất tốt.

Tu tại gia sẽ giúp chúng ta có một đời sống nội tâm an tịnh và sâu sắc. Các Phật tử tự tu tập hàng ngày ở gia đình thường nương vào kinh Phật tụng để tu hành. Tu tại gia sẽ bao gồm các việc như đọc kinh Công phu khuya vào buổi sáng, buổi tối tụng đọc Nghi thức Tịnh độ, tụng kinh Nhật tụng, thực hành ăn chay, niệm Phật và duy trì đều đặn các thời khóa.

Ngày mùng 1 tụng kinh gì?

Theo giáo lý đạo Phật, nghi thức tụng kinh nhằm để cầu an và cầu siêu. Có thể hiểu đơn giản cầu an là cầu cho một người nào đó được khỏe mạnh, an lạc và hạnh phúc. Còn “cầu siêu” là nguyện vọng hay mong muốn người chết được siêu độ, siêu thoát hay được sanh về thế giới chư Phật.

Trong ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, nên tụng đọc kinh Phổ môn

Nhìn chung các bộ kinh đều có tác dụng phá trừ mê mờ, khai mở tâm trí. Do đó, có thể chọn tụng bộ kinh nào cũng được chỉ cần chúng ta chí thành đọc tụng.

Tuy nhiên, chúng ta nên lựa đọc những bộ kinh nào phù hợp với căn cơ và sở nguyện của mình. Những kinh thường được trì tụng ở nước ta từ xuất gia cho đến tại gia có thể kể đến như: Hồng Danh, Di Đà, Vu Lan, Phổ Môn, Dược Sư, Địa Tạng, Lăng Nghiêm, Kim Cang, Pháp hoa…

Với mỗi hoàn cảnh, mỗi trường hợp cần chọn một bộ kinh cho thích hợp để tụng như: cầu an thì tụng kinh Phổ Môn, Dược Sư,cầu siêu thì tụng kinh Di Đà, Vu Lan… cầu sám hối thì tụng kinh Lương Hoàng Sám, Thủy Sám…

Tụng kinh mùng 1 Tết có ý nghĩa là như một nghi thức đề cầu an cho năm

Tụng kinh ngày mùng 1 hàng tháng và tụng kinh mùng 1 hôm rằm là việc cần làm nhằm để cầu mong mọi chuyện suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió. Trong ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, nên tụng đọc kinh Phổ môn. Trong ngày 14 và 30 âm lịch hàng tháng cần thực hiện lễ sám hối theo Nghi thức Sám hối .

Như vậy, kinh mùng 1 Tết là kinh cầu an và có ý nghĩa là như một nghi thức đề cầu an cho năm.

Trước khi tụng kinh mùng 1, phải tẩy trần sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, tư thế ngồi đứng đoan chính, tụng vừa đủ nghe

Trước khi tụng kinh mùng 1, phải tẩy trần sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, tư thế ngồi đứng đoan chính, tụng vừa đủ nghe.

Có 2 thời gian cố định chọn để tụng kinh đó là buổi khuya và buổi tối. Thời khuya, thường tụng chú Lăng Nghiêm và Đại bi thập chú. Còn buổi tối là tụng Kinh Di Đà. Trong mỗi quyển kinh đều có ghi rõ phần nghi thức tụng kinh ở phần đầu trước. Phật tử có thể tiến hành theo đó.

Những đồ dùng gia đình như cốc, ly, chén, gương, bát được làm bằng thủy tinh nên thường rất dễ vỡ và dễ khiến gia chủ lo lắng. Vậy, Mùng 1 Tết làm vỡ bát hay gãy đũa là điềm gì? Cách hóa giải thế nào?

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phần 1 Giáo Huấn Của Kinh Thánh trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!