Cập nhật nội dung chi tiết về Phật Tử Nên Cúng Dường Tam Bảo Như Thế Nào? mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Là Phật tử quy y Tam Bảo, hàng ngày chúng ta cần cúng dường Tam bảo để tự nhắc nhở tâm quy y. Ngoài ra, cúng dường cũng là một phương pháp tích lũy công đức rất thù thắng.
Vì sao nên hàng ngày cúng dường Tam Bảo?
Cúng dường không phải là việc phức tạp hay tốn kém. Chỉ cần lập một bàn thờ đơn giản, không cần nhiều tiền của, có được gì cũng đều có thể dùng làm phẩm cúng dường dâng lên Phật. Buổi sáng dâng phẩm cúng dường, buổi tối thu dọn, làm cho đúng cách, với cái tâm cho thật đúng đắn. Nhờ tâm đúng đắn khi dâng phẩm cúng dường mà tích lũy nhiều công đức, vì vậy không cần nhiều tiền của vẫn có thể rộng rãi cúng dường.
Cúng dường Tam Bảo phải trở thành một phần trong công phu tu tập hàng ngày. Bàn thờ giữ cho thật sạch, không để bụi bám, mỗi ngày lưu ý lau chùi sạch sẽ. Mỗi sáng thức dậy, rửa tay, mang một bình nước đến trước bàn thờ. Chén nước hôm qua đã lau sạch úp sẵn trên bàn thờ, sáng nay mở từng chén rót nước vào. Khi rót có thể đọc minh chú cúng dường. Cúng nước rồi, đối trước bàn thờ lạy ba lạy. Cứ như vậy, buổi sáng dâng nước cúng dường, buổi tối dẹp nước, chùi chén cho khô sạch, úp trở lại trên bàn thờ. Đây là việc làm đơn giản, ai cũng có thể làm được.
Cúng dường được công đức hay không còn tùy nơi tâm người cúng dường. Vậy phải cúng dường bằng cái tâm như thế nào mới được nhiều công đức? Nếu cúng Tam Bảo với cái tâm cầu mong Tam Bảo hộ trì cho mình được giàu sang, cho mình hết bệnh tật, cho mình được điều này điều kia…cúng dường với cái tâm mong cầu hồi báo như vậy sẽ làm hao tổn công đức.
Người cúng dường ít gì cũng phải nhớ về cảnh sống trong sinh tử luân hồi khi cúng dường, biết mọi sự trong cõi sinh tử luân hồi đều mang tính chất của khổ đau: khổ vì sinh, vì lão, vì bệnh, vì tử. Chúng ta là người ngụp lặn trong sinh tử luân hồi mà lại không hiểu về khổ đau của sinh tử luân hồi, không biết gì về khổ nạn của chính mình.
Chư Phật, chư Bồ Tát nhìn vào cảnh sinh tử luân hồi, thấy chúng sanh khổ đau mà sinh lòng thương xót, đến nỗi nổ tung thành từng mảnh. Các vị thấy rõ, hiểu rõ nỗi khổ mà chúng sanh phải gánh chịu trong cõi sinh tử luân hồi. Còn chúng ta là kẻ chịu khổ sinh tử, vậy mà đối với khổ đau của chính mình lại không hay không biết. Loại khổ đau nào dễ thấy lắm thì còn hiểu được chút ít, còn đối với các loại khổ đau vi tế chúng ta lầm tưởng đó là an lạc hạnh phúc nên cứ mãi bám dính vào, không muốn buông ra.
Nên cúng dường Tam Bảo như thế nào?
1. Cúng dường Phật bảo: Xây dựng chùa chiền, thỉnh tượng cúng chùa, đúc chuông, dâng hoa, trầm, hương, đèn, nến, đóng góp tiền bạc để làm những việc trên hoặc cúng vào quỹ Tam Bảo, thùng Phước sương, đó là người Phật Tử bày tỏ sự biết ân cũng để hoằng dương đạo Phật, làm cho ngôi Phật bảo được huy hoàng và trang nghiêm, nhờ đó tăng thêm lòng thành kính cho những người đi chùa, lễ Phật.
2. Cúng dường Pháp bảo: Nhờ giáo lý của đức Phật, người Phật tử biết được đâu là khổ, đường nào tu học để được phước báo, để được giải thoát; đáp lại ân đức ấy, người Phật tử phải đem giáo lý của đức Phật đến cho những người khác biết để họ có lòng tin và tu học. Vậy người Phật tử phải ấn tống kinh sách, băng thuyết pháp
3. Cúng dường Tăng bảo: Thánh Tăng ngày xưa chỉ lo tu học kinh kệ trong chùa, do vậy người Phật tử phải cúng dường chư Tăng gồm có: Y phục, thức ăn, giường và vật trải giường nằm, thuốc thang. Bốn thứ đó gọi là Tứ Sự Cúng Dường. Ngày nay khoa học đã tiến bộ, Phật tử có thể dâng cúng chư Tăng, Ni những phương tiện để phục vụ cho sự hành đạo được dễ dàng hơn.
Thanh tịnh cúng dường: Người Phật Tử khi cúng dường Tam Bảo chẳng những tâm mình phải thanh tịnh mà những lễ vật cũng phải thanh tịnh.
1. Về tâm thanh tịnh: Mỗi khi cúng dường Tam Bảo đừng nên tính toán, có nhiều cúng nhiều, có ít cúng ít, lòng luôn hoan hỷ và chí thành, khi đã cúng dường rồi cũng đừng có bận tâm mình đã cúng ít quá hay nhiều quá. Lòng chí thành là quan trọng hơn hết.
2. Về lễ vật thanh tịnh: Những lễ vật dâng cúng tốt tươi, tinh khiết là quý nhưng tiền của mình bỏ ra mua sắm phải do mình làm ra bằng nghề nghiệp chánh đáng thì mới có nhiều phước đức. Ví dụ một người tay lắm chân bùn làm thuê làm mướn có một ít tiền, mà dùng số tiền ấy mua một ốp nhang hay mua một bó hoa đem đến chùa cúng Phật, công đức lớn hơn một người đem nhiều lễ vật cúng dường Tam Bảo, lễ vật này do đồng tiền có được từ những việc làm bất chánh.
Một người Phật tử nên phát tâm, hễ có dịp thì cúng dường Tam Bảo, việc cúng dường luôn luôn có phước báo cho mình, nó cũng là phương pháp tập cho mình xả ly tiền tài của cải, có như vậy mới mau thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.
Người Phật Tử phải Phước, Huệ song tu, Phước phải cúng dường, bố thí còn Huệ phải tu tập giữ cho tâm mình được thanh tịnh, nhờ đó thì trí huệ phát sinh.
Cúng Dường Tam Bảo Là Gì? Cách Cúng Như Thế Nào?
Cúng dường là gì?
Khái niệm việc cúng dường
Trước hết chúng ta cần phải hiểu cúng dường đó là một khái niệm được dùng trong Phật Giáo. Được dịch nghĩa ra có nghĩa là cung cấp và nuôi dưỡng. Do đó, có thể hiểu đơn giản, mọi hành động dâng hương, hoa cùng những vật phẩm chay tịnh lên Đức Phật, Bồ Tát,… được gọi là cúng dường.
Thông thường, khi lên chùa lễ bái, không ít thì nhiều. Chúng ta đều dâng lên Đức Phật những lễ chay tịnh cùng với lòng thành kính, sùng bái. Hay đơn giản, khi cúng dường trên bàn thờ Đức Phật tại gia, chúng ta cũng thường khấn vái để cầu mong cho mọi sự trong cuộc sống được như ý muốn, tránh điều rủi và gặp điều may.
Từ những hành động ấy, có thể thấy được cúng dường mang nhiều ý nghĩa sâu xa và cao đẹp. Trước tiên, cúng dường là một nghi lễ, một hành động biểu hiện lòng thành kính với Đức Phật và Bồ Tát linh thiêng.
Sau nữa, việc cúng dường có thể coi là sự góp phần nhỏ bé của bản thân mình nhằm nuôi dưỡng Phật pháp được trường tồn với thời gian.
Cúng dường còn là hành động để tích đức cho bản thân mình. Thông qua hành động cúng dường, con người ta cầu mong những điều bình yên trong cuộc sống, mong được Đức Phật xá u, xá mê để đến với cuộc sống thanh tịnh, cao đẹp. Thông qua cúng dường, con người ta cầu mong được cởi bỏ tham sân si, để không còn lầm đường lạc lối, để được Đức Phật cứu vớt và được ở gần Đức Phật hơn.
Hơn thế, con người ta còn mong rằng, hành động cúng dường này sẽ có thể giúp cho bản thân có một chỗ để nương nhờ nơi cửa Phật. Để sau khi ra đi có thể về với Đức Phật, và trở thành đệ tự của Đức Phật, có một cuộc sống bình an sau khi từ giã cõi đời.
Không chỉ vậy, người ta còn mong muốn rằng, hành động cúng dường này sẽ còn được Đức Phật chứng giám và ghi nhận. Qua đó phù hộ độ trì cho con cháu trong gia đình được bình an. Đây có thể xem là một hành động tích Đức cho con cháu, để gia đạo của mình được ấm êm, gia đình hạnh phúc.
Cuối cùng, hành động cúng dường là để cầu mong cho gia đình và bản thân có thêm Phúc Lộc dồi dào, làm ăn phát đạt, có được sức khỏe tốt không ốm đau bệnh tật, ngày càng giàu có, phú quý cao sang.
Cúng dường Tam Bảo là gì?
Trong các khái niệm về việc cúng dường, khái niệm cúng dường Tam Bảo được nhắc đến nhiều nhất, và cũng là hạt nhân của khái niệm cúng dường. Cúng dường Tam Bảo ở đây bao gồm cúng dường Phật bảo, cúng dường Pháp bảo và cúng dường Tăng bảo, cụ thể là:
Cúng dường Phật bảo, cũng là nghi thức cúng dường mà các tăng, ni, phật tử hay thực hiện nhất. Đó chính là việc dâng lên Đức Phật ở thế giới tâm linh những vật phẩm chay tịnh ngon nhất, lịch sự nhất, để qua đó có thể làm cho Đức Phật sống mãi trong tâm tưởng, trong tấm lòng của mỗi con người.
Cúng dường Pháp bảo, là cách mà con người ta bỏ ra tiền bạc, công sức nghiên cứu những giáo lý của nhà Phật, in ấn kinh Phật để truyền dạy lại cho thế hế sau, để Phật giáo trở lên linh thiêng hơn, phổ biến hơn trong lòng của mỗi con người.
Cúng dường Tăng bảo: trong thực tế, Đức Phật đã đi vào cõi linh thiêng, hư vô và chỉ xuất hiện ở tâm tưởng của mỗi con người. Những người thực sự làm cho Đức Phật và những giáo lý của nhà Phật còn sống mãi là các tăng, ni cùng các phật tử đang sống trong thế giới thực tại.
Vì thế mà đạo Phật có quan niệm rằng, cúng dường cho những vị tăng nhân này cũng là cúng dường cho chính Đức Phật. Việc cúng dường cho những vị này, nuôi dưỡng và cung cấp cho họ còn được gọi là cúng dường Tăng bảo. Bên cạnh đó, ta cũng có thể cúng dường Tăng bảo thông qua việc quyên góp tiền công đức để xây dựng, tu sửa chùa chiền.
Cách để cúng dường Tam Bảo
Cúng dường Tam Bảo là một hành động cao đẹp, để Tam Bảo luôn trường tồn ở thế gian. Để Phật giáo có điều kiện phổ độ chúng sinh, và cứu vớt chúng sinh khỏi bể khổ, đưa chúng sinh đến với miền cực lạc. Người cúng dường Tam Bảo không phân biệt tuổi tác, không phân biệt giới tính hay sang hèn,.. Miễn là người có lòng thành, thì ai cũng có thể cúng, và cúng dường cần chú ý những vấn đề sau:
Lưu ý về những vật phẩm cúng dường
Cúng dường Tam Bảo là dâng những vật phẩm nên Đức Phật, vì thế mà ngừng vật phẩm này cần là vật phẩm chay tịnh, có thể dùng bánh kẹo, oản, xôi hay hoa quả tươi. Tuyệt đối không được dùng vật phẩm giả, vật phẩm đã ôi thiu hay hư hỏng. Cũng không được cúng dường những vật phẩm mặn như thịt cá hoặc đồ xào nấu dính mỡ động vật.
Cúng dường Tam Bảo quan trọng là cái tâm, không quan trọng là nhiều hay ít, tăng ni, phật tử có bao nhiêu thì cúng dường bấy nhiêu. Không được cúng dường bằng các thứ đồ đi vay mượn, trộm cắp hoặc tham ô mà có. Nếu dùng những đồ vật này, không chỉ những thỉnh cầu mất đi sự linh nghiệm, mà ngược lại, người cúng dường còn bị Đức Phật quở trách, khiến cuộc đời về sau sẽ gặp nhiều khó khăn, vận hạn.
Mốt số việc có thể làm để cúng dường Tam Bảo
Như đã viết ở trên, cúng dường Tam Bảo bao gồm cúng dường Phật Bảo, cúng dường Pháp Bảo và cúng dường Tăng Bảo. Tất cả những việc làm nhằm duy trì Tam Bảo trên đến đều được xem là cúng dường Tam Bảo.
Thông thường, những việc thường được các tăng, ni, phật tử làm nhất trong cúng dường Tam Bảo là:
Thắp hương để tưởng nhớ đến Đức Phật. Đây là việc làm phổ biến nhất trong nghi lễ cúng dường Tam Bảo. Thường thì vào những ngày rằm, mồng Một hoặc các ngày đầu năm, chúng ta thường hay lên chùa cầu may, mang theo những mâm lễ chay tịnh, những bó hoa tươi cùng những mâm quả tươi ngon nhất. Dâng lên Đức Phật những bó hương thơm để tưởng nhớ công lao trời bể của Ngài.
Trong gia đình, đôi khi những Phật tử có điều kiện sẽ lập ra phòng thờ Phật riêng và hàng ngày ăn chay niệm Phật, tụng kinh gõ mõ, hương khói thường xuyên để Đức Phật cùng trường tồn với gia đình.
Một cách để cúng dường Tam Bảo nữa cũng được nhiều người thực hiện, đó chính là quyên góp tiền công đức. Quan trọng nhất của việc quyên góp này là ở lòng thành kính. Còn lại, ai có nhiều thì quyên góp nhiều, ai có ít thì quyên góp ít. Việc quyên góp này sẽ được sử dụng để xây dựng chùa chiền, tu sửa chùa cũ và để nuôi dưỡng chúng tăng ni để họ yên tâm, ổn định cuộc sống, chuyên tâm và nghiên cứu Phật pháp, giúp phổ độ chúng sinh.
Nếu ai đó là người có học thức, có hiểu biết sâu rộng về Phật giáo, thì có thể cúng dường bằng cách tham gia nghiên cứu những giáo lý nhà Phật, dịch kinh Phật, viết lại kinh Phật một cách đơn giản nhất để ai ai cũng có thể hiểu biết được giáo lý nhà Phật, ai ai cũng có thể đi theo Đức Phật.
Thái độ khi cúng dường Tam Bảo
Việc cúng dường Tam Bảo xem trọng nhất là ở tấm lòng và thái độ của người cúng. Để Phật linh nghiệm, phù hộ độ trì, thì cần phải thực sự thành tâm khi cúng dường. Tuyệt đối không được có thái độ kiêu căng, hống hách hay là khinh thường khi cúng dường.
Đây những lời giải thích đầy đủ về cúng dường Tam Bảo là gì, ý nghĩa của nó ra sao và những lưu ý bạn cần chú ý. Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh hy vọng đã mang đến bài viết đầy đủ và giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của cúng dường tam bảo.
Thế Nào Là Cúng Dường? Vì Sao Phải Cúng Dường Tam Bảo Hàng Ngày?
Về nội dung thì bố thí hay cúng dường chỉ là một, không có gì là sai khác. Tuy cùng chung một nghĩa cử, một hành động, nhưng người ta dùng hai từ khác nhau để phù hợp với đối tượng thọ nhận: cho với lòng hảo tâm, thương cảm thì gọi là bố thí, còn cho với lòng ngưỡng mộ, tôn kính thì gọi là cúng dường.
1. Cúng dường là gì ? Cúng dường có nghĩa là cung cấp và nuôi dưỡng. Tất cả những sự bảo bọc, giúp đỡ, gìn giữ để Tam Bảo được trường tồn đều gọi là cúng dường. Là người Phật tử, chúng ta cũng nên nhớ cần cúng dường với lòng thành kính, tôn trọng, tuyệt đối tránh thái độ kiêu căng, cầu phước.
Cúng dường cần có lòng thành kính và tôn trọng 2. Vì sao chúng ta nên hàng ngày cúng dường Tam Bảo ?
Tam bảo gồm có Phật, Pháp và Tăng. Người Phật tử nhớ ơn Tam Bảo- nhờ có Phật tìm ra con đường giải thoát khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi. Sau khi Phật đã nhập Niết Bàn rồi, nhờ có giáo lý (Pháp) của Ngài còn để lại, đời nọ truyền qua đời kia, người Phật tử nhờ đó mà biết chân lý, theo đó tu hành để giải thoát khổ đau. Còn Tăng là những người đã giữ cho đạo Phật được trường tồn và ngày càng hưng thịnh. Do đó người Phật tử tôn kính Tam bảo, cúng dường Tam bảo để đền đáp ân đức mà Tam bảo đã ban cho. Hơn thế nữa, cúng dường cũng như bố thí để tâm người Phật tử được thăng hoa, vun bồi công đức, và duy trì ngôi Tam bảo được trường tồn để tiếp tục giáo hóa chúng sanh.
3. Cúng dường Tam bảo như thế nào?
Cúng dường Tam bảo gồm có : cúng dường Phật bảo, cúng dường Pháp bảo, cúng dường Tăng bảo.
* Cúng dường Phật bảo:
Tuy Phật đã nhập diệt, nhưng chúng ta vẫn cúng dường Phật những đồ ăn, thức uống để hình dung Đức Phật vẫn còn sống dạy dỗ chúng ta tu học.
Không nên bày biện linh đình, hoang phí. Những món cúng Phật đúng nghĩa là:Hương thơm, Đèn sáng, Hoa tươi, Trái cây, Nước trong. Đôi khi thêm cơm trắng là đủ.
Người Phật tử cũng có thể cúng dường lên Phật 5 món diệu hương:
Giới hương: ta phải giữ giới thanh tịnh để xứng đáng là con của Phật
Định hương: Tập định tĩnh tâm hồn, đừng cho xao động, mê nhiễm
Huệ hương: Chú ý vào văn, tư, tu. Nghĩa là học hỏi giáo pháp của Phật, sau đó suy xét, nghiền ngẫm, và quyết tâm thực hành.
Giải thoát hương: phá trừ ngã chấp, luôn quán vô ngã, tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không.
Giải thoát tri kiến hương: phá trừ luôn pháp chấp, không thấy đất, nước, gió, lửa là thật, vui buồn, sướng khổ là thật.
* Cúng dường Pháp bảo:
Để cúng dường Pháp bảo,trước hết người Phật tử cần phải học và nghiên cứu giáo pháp của Đức Phật để hiểu rõ sự cao quý của giáo pháp ấy. Sau đó, nếu có tài chính thì nên xuất tiền ấn tông kinh điển, phổ biến ra nhiều nơi.
Người Phật tử có trình độ học thức thì nên diễn giảng giáo pháp cho mọi người cùng hiểu, hoặc sáng tác các thể loại văn chương, lý luận cho người đọc thấm nhuần, hoặc phiên dịch các bộ kinh từ ngoại ngữ sang tiếng Việt.
* Cúng dường tăng bảo:
Chư Tăng là những người thay thế Đức Phật mà truyền lại giáo pháp cho chúng ta, vì vậy chúng ta phải cung cấp và nuôi dưỡng chư Tăng.
Thái độ cúng dường phải thành kính, trân trọng, không tự cao, không phân biệt vị Tăng ở chùa nào, xứ nào cả; vị nào ở trong hàng ngũ Tăng đoàn thì chúng ta cứ cúng dường.
Nên chọn những món cần thiết cho đời sống tu học chân chánh của chư Tăng, không nên chiều theo những sở thích riêng tư của vị này vị kia mà cúng dường những món không đúng Chánh pháp, như vậy người cúng cũng không có phước báu mà người thọ nhận cũng mang tội.
4. Kết Luận
Một người Phật tử phải phát tâm, hể có dịp thì cúng dường Tam bảo, việc cúng dường luôn luôn có phước báo cho mình, nó cũng là phương pháp tập cho mình xả ly tiền tài của cải, có như vậy mới mau thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.
Người Phật tử phải Phước, Huệ song tu, Phước phải cúng dường, bố thí còn Huệ phải tu tập giữ cho tâm mình được thanh tịnh, nhờ đó thì trí huệ phát sinh, công đức ngày càng viên mãn.
Vì Sao Nên Hàng Ngày Cúng Dường Tam Bảo?
Là phật tử quy y Tam Bảo, hàng ngày chúng ta cần cúng dường Tam bảo để tự nhắc nhở tâm quy y. Ngoài ra, cúng dường cũng là một phương pháp tích lũy công đức rất thù thắng. Không phải vì không cúng dường Phật sẽ bị đói khát: Phật vốn không cần phẩm cúng dường của chúng ta. Chỉ là nhờ vào Phật mà khi dâng phẩm cúng dường, chúng ta tích lũy được nhiều công đức.
Phẩm cúng dường có hai loại, một là cúng dường bằng phẩm vật cụ thể bày biện, hai là cúng dường bằng công phu quán tưởng.
Cúng dường không phải là việc phức tạp hay tốn kém. Chỉ cần lập một bàn thờ đơn giản, không cần nhiều tiền của, có được gì cũng đều có thể dùng làm phẩm cúng dường dâng lên Phật. Buổi sáng dâng phẩm cúng dường, buổi tối thu dọn, làm cho đúng cách, với cái tâm cho thật đúng đắn. Nhờ tâm đúng đắn khi dâng phẩm cúng dường mà tích lũy nhiều công đức, vì vậy không cần nhiều tiền của vẫn có thể rộng rãi cúng dường.
Cúng dường Tam Bảo phải trở thành một phần trong công phu tu tập hàng ngày. Bàn thờ giữ cho thật sạch, không để bụi bám, mỗi ngày lưu ý lau chùi sạch sẽ. Mỗi sáng thức dậy, rửa tay, che khẩu trang không để hơi thở làm ô nhiễm phẩm cúng dường, mang một bình nước đến trước bàn thờ.
Chén nước hôm qua đã lau sạch úp sẵn trên bàn thờ, sáng nay mở từng chén rót nước vào. Khi rót có thể đọc minh chú cúng dường. Cúng nước rồi, đối trước bàn thờ lạy ba lạy. Cứ như vậy, buổi sáng dâng nước cúng dường, buổi tối dẹp nước, chùi chén cho khô sạch, úp trở lại trên bàn thờ. Đây là việc làm đơn giản, ai cũng có thể làm được.
Phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng phải cúng phẩm đắc tiền mới được nhiều công đức. Thật ra công đức không đến từ giá trị của phẩm vật cúng dường mà đến từ giá trị của tâm người cúng dường. Tâm người cúng dường mới là yếu tố quyết định lượng công đức nhiều hay ít. Tâm không tham lẫn là cái tâm cần phải có khi cúng dường.
Nhiều người cho rằng cúng nhiều tiền thì được nhiều công đức. Nếu thật là như vậy, người không tiền làm sao cúng dường Tam Bảo? Vô lẽ không tiền thì không thể tích lũy công đức hay sao? Cũng có người mang nhiều tiền của cúng dường Tam Bảo, đến khi gia cảnh sa sút lại tiếc rẻ, phải chi đừng cúng nhiều như vậy. Những loại tâm lý như vậy đều là tâm lý khiến hao tổn công đức. Thực chất công đức không nằm ở giá trị của phẩm vật cúng dường mà nằm ở cái tâm không tiếc lẫn.
Nhiều phật tử khi cúng dường thường mang tâm lý tham lẫn. Lấy ví dụ trường hợp đệ tử mua một cái chuông thật mắc tiền để cúng dường sư phụ, sau đó cứ mỗi lần đến chùa lại cứ nhấp nhổm nhìn xem sư phụ có dùng cái chuông của mình hay không, có thích nó hay không. Nếu sư phụ mang chuông tặng cho người khác, chắc chắn trong bụng sẽ không vui, nghĩ sao cái chuông mình tặng mà Thầy lại nỡ lòng đem cho người khác. Tất cả mọi trạng thái tâm lý này rất quen thuộc với chúng ta, mặc dù đã cúng dường nhưng vẫn tiếp tục giữ làm của mình, không xả được tâm lý tiếc lẫn. Chính tâm lý tiếc lẫn này sẽ khiến công đức bị chiết giảm trầm trọng, thậm chí không còn công đức gì lại còn tạo thêm ác nghiệp.
Vì lý do này mà cúng nước là phương pháp cúng dường cực kỳ thù thắng. Không ai mang nước ra cúng mà băn khoăn ít nhiều, mắc rẻ. Nước là món dễ kiếm, bất cứ một ai, dù giàu hay nghèo, đều đủ khả năng cúng mỗi ngày. Đây là phương pháp tạo công đức dễ dàng nhất, lại không bị tâm lý tham lẫn làm tổn hại công đức.
Muốn tu thì phải tích lũy nhiều công đức. Người giàu công đức khi tu sẽ chóng đạt kết quả. Công đức giúp tăng phước, tăng thọ, giúp mọi việc suôn sẻ dễ dàng. Cả trong đời sống hàng ngày cũng vậy, công đức rất cần thiết. Thử nhìn việc trong đời mà xem, nhiều người tài năng xuất chúng nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo, đó là vì thiếu công đức. Nếu chúng ta biết cách tích lũy công đức thì việc đời việc đạo đều sẽ rất thuận tiện suôn sẻ.
Phẩm cúng dường cũng vậy, không cần món đắt tiền, nhưng đã cúng thì phải tùy khả năng mà chọn những gì tốt nhất, đẹp nhất và nhiều nhất để cúng dường. Cúng trái cây thì đừng mang cúng loại trái cây đã hỏng chính mình chê không ăn. Làm như vậy là không được. Hay như người Tây tạng cúng đèn bơ, đợi khi bơ hư mốc không ăn được nữa mới mang ra làm đèn cúng Phật là không được. Cúng Phật như vậy không những không được công đức mà lại còn gieo nhiều ác nghiệp. Phẩm cúng dường phải luôn là những món thanh sạch nhất, tươi tốt nhất.
Nói về tâm người cúng dường
Cúng dường được công đức hay không còn tùy nơi tâm người cúng dường. Vậy phải cúng dường bằng cái tâm như thế nào mới được nhiều công đức? Nếu cúng Tam Bảo với cái tâm cầu mong Tam Bảo hộ trì cho mình được giàu sang, cho mình hết bệnh tật, cho mình được điều này điều kia…cúng dường với cái tâm mong cầu hồi báo như vậy sẽ làm hao tổn công đức.
Người cúng dường ít gì cũng phải nhớ về cảnh sống trong sinh tử luân hồi khi cúng dường, biết mọi sự trong cõi sinh tử luân hồi đều mang tính chất của khổ đau: khổ vì sinh, vì lão, vì bệnh, vì tử. Chúng ta là người ngụp lặn trong sinh tử luân hồi mà lại không hiểu về khổ đau của sinh tử luân hồi, không biết gì về khổ nạn của chính mình.
Chư Phật, chư Bồ Tát nhìn vào cảnh sinh tử luân hồi, thấy chúng sanh khổ đau mà sinh lòng thương xót, đến nỗi nổ tung thành từng mảnh. Các vị thấy rõ, hiểu rõ nỗi khổ mà chúng sanh phải gánh chịu trong cõi sinh tử luân hồi. Còn chúng ta là kẻ chịu khổ sinh tử, vậy mà đối với khổ đau của chính mình lại không hay không biết. Loại khổ đau nào dễ thấy lắm thì còn hiểu được chút ít, còn đối với các loại khổ đau vi tế chúng ta lầm tưởng đó là an lạc hạnh phúc nên cứ mãi bám dính vào, không muốn buông ra.
Phải hiểu khổ sinh tử luân hồi thì mới phát tâm cầu thoát sinh tử luân hồi. Khi cúng dường, chí ít phải cúng dường bằng cái tâm cầu thoát sinh tử luân hồi, được vậy công đức mới đủ mạnh.
Có người đến nghe pháp, vừa nghe đã hiểu, vừa hiểu đã có thể hành trì, vừa hành trì đã đạt kết quả. Thuận tiện như vậy đều vào công đức. Muốn tu phải có công đức. Muốn nghe pháp, hiểu pháp, cũng phải có công đức. Vậy chúng ta phải quan tâm đúng mức đến việc tích lũy công đức. Cần biết cách cúng dường như thế nào để tạo nhiều công đức. Công đức phải dồi dào đường tu mới thoát chướng ngại, đạt kết quả.
Sonam Tenzin Rinpoche thuyết giảng,
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phật Tử Nên Cúng Dường Tam Bảo Như Thế Nào? trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!