Đề Xuất 6/2023 # Phong Tục Tập Quán Đón Tết Dương Lịch Của Các Nước # Top 13 Like | Herodota.com

Đề Xuất 6/2023 # Phong Tục Tập Quán Đón Tết Dương Lịch Của Các Nước # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phong Tục Tập Quán Đón Tết Dương Lịch Của Các Nước mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

PHONG TỤC TẬP QUÁN ĐÓN TẾT DƯƠNG LỊCH CỦA CÁC NƯỚC

 Anh 

Nước Anh có lịch sự phát triển lâu đời và đã, đang là một cường quốc nên những phong tục, nét văn hóa của người Anh rất đa dạng, ẩn chứa nhiều nét thú vị. Đặc biệt nhất có lẽ là phong tục đón năm mới ở đất nước này. Ở Anh, vào thời khắc ý nghĩa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tất cả người dân sẽ cùng tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus. Đây chính là hai công trình đặc biệt của Anh vì sẽ phát ra thông báo về thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Họ cùng đứng ở hai nơi này để được nghe tiếng chuông của Tháp đồng hồ Big Ben còn gọi là Tháp Elizabeth ở thủ đô cũng đồng thời là thành phố du lịch nổi tiếng nhất nước Anh. 

 Ý 

Một trong những phong tục không thể thiếu trong đêm giao thừa của người Ý là ăn nho, bánh và tổ chức nhiều cuộc vui rồi xuất hành với quan niệm nếu gặp người già, người gù thì sẽ may mắn cả năm và ngược lại – sẽ xui xẻo nếu gặp phải trẻ con, tu sĩ. Khi chúc Tết nhau, họ thường phải kèm theo bài hát, câu hát mừng năm mới. Thời tiết 12 ngày đầu được coi là tương ứng với thời tiết 12 tháng trong năm. Trong ngày đầu tiên của năm mới, người dân Italy thi nhau nhảy xuống con sông Tiber từ cây cầu Cavour với đức tin. Hành động này mang lại may mắn và thành công cho mọi người trong năm mới. Tục lệ này đã có từ năm 1946. 

 Đức 

Lễ đón năm mới của nước Đức kéo dài trong 1 tuần. 15 phút trước giao thừa mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ điểm hẹ đều nhảy khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới. Trẻ em hợp thành những nhóm nhạc với những chiếc kèn Harmonica và phong cầm đem đến bầu không khí náo nhiệt trên khắp mọi nẻo đường. Người lỡn thì cầm trong tay những lá cờ rực rỡ màu sắc. Ở nông thôn Đức còn lưu giữ một phong tục cổ xưa, đó là “thi leo cây”. Ngoài ra có một điều khá thú vụ tại Đức, đó là người ta để một giọt kim loại nóng chảy rơi vào nước lạnh và căn cứ vào hình dạng của nó mà đoán những điều sẽ xảy ra trong năm mới. Nếu là hình trái tim hoặc chiếc nhẫn thì sẽ có tin mừng về cưới xin, hình một con tàu thì sẽ phải đi xa, hình con lợn nghĩa là sẽ được thưởng thức những món ăn ngon.

 Tây Ban Nha 

Khi hồi chuông đầu tiên của năm mới ngân lên, mọi người dân Tây Ban Nha cùng bỏ quả nho đầu tiên vào miệng. Khá là khó để kịp nhai thưởng thức hương vị của nó vì chỉ 2 giây sau là đến hồi chuông thứ 2 và ăn quả nho thứ 2. Suốt 12 hồi chuông là “12 quả nho may mắn”. Nếu có thể ăn liên tiếp 12 quả ở tiếng chuông cuối cùng, bạn sẽ gặp may mắn trong năm mới. Không chỉ có phong tục nhai ngấu nghiến nho vào giữa đêm, họ còn mặc cả nội y màu đỏ, thậm chí cả bít tất đỏ. Điều thú vị nhất là món đồ này phải được nhận từ người khác. Ngoài hai phong tục nêu trên, phong tục thứ 3 chính là bỏ nhẫn vàng vào ly rượu mừng cava hoặc rượu champagne có bọt để các vận xui tan đi.

 Scotland 

Đêm trước ngày tết dương lịch, mỗi gia đình người Scotland đều rải một ít tiền vàng ngay trước cửa nhà. Mặc dù không có người trông chừng, nhưng cả trộm cướp và người ăn xin khi nhìn thấy những đồng tiền này cũng không bao giờ nhặt lấy. Bởi vì theo phong tục ở đây, rải tiền vàng trước cửa vào trước đêm giao thừa, hôm sau khi năm mới đến, sớm tinh mơ vừa mở cửa liền nhìn thấy ngay tiền vàng sẽ mang lại nhiều tài lộc, ý nghĩa là ”nhìn thấy phát tài”.

 Bulgari 

Sau khi chuông đồng hồ báo mừng năm mới, mọi người trong gia đình cùng ngồi ăn chiếc bánh kem được làm đặc biệt cho đêm giao thừa. Người nào ăn phải đồng tiền được giấu trong bánh sẽ là người hạnh phúc trong năm mới. Ngoài ra, khi dùng tiệc đầu măm mới, người nào hắt xì hơi đầu tiên sẽ được xem là người mang lại hạnh phúc cho chủ nhà trong năm. Chủ nhà sẽ tặng cho người này một con dê, bò hoặc ngựa con để cầu chúc và bày tỏ cảm ơn vì mang lại hạnh phúc cho gia đình họ.

 Argentina 

Nước được người Argentina xem là thứ ”thánh khiết” nhất trong vạn vật. Do vậy, trong ngày tết dương lịch, nhà nhà người người lũ lượt kéo nhau ra sông để ”tắm mừng năm mới”. Trước lúc xuống nước, người ta rải những cánh hoa tươi trên mặt sông. Sau đó, mọi người cùng cười vang và nhảy ùa xuống sông để tắm gội. Họ dùng những cánh hoa tươi chà sát lên thân thể để tẩy rửa những ô uế, xấu xa của năm cũ và cầu mong những điều tốt lành cho năm mới.

 Mỹ 

Ở các bang miền Nam nước Mỹ, vào lúc giao thừa, mọi người thường ăn thật nhiều củ cải và đậu mắt đen vì mỗi củ cải họ sẽ kiếm được 1000 đôla, còn với mỗi đậu mắt đen họ sẽ kiếm được 100 cent. Theo lời những người xưa thì để điều này linh nghiệm họ phải ăn tới 365 hạt.

Đối với những cặp đôi yêu nhau họ sẽ trao cho nhau nụ hôn vào đêm giao thừa. Đây là một phong tục cổ xưa của người Mỹ, họ làm vậy vì cho rằng điều đem đến may mắn và những điều tốt đẹp trong năm mới.Ở Mỹ vào thời khắc chuyển giao năm cũ qua năm mới, ở quảng trường Thời đại, họ sẽ hạ quả cầu pha lê và bắn hoa giấy.

 Đan Mạch 

Ở Đan Mạch có phong tục thú vị vào đầu năm mới. Đó là những người hàng xóm sẽ qua nhà nhau, đứng trước của nhà và ném bát đĩa. Nhà nào càng nhiều bát đĩa vỡ sẽ càng gặp nhiều may mắn trong năm mới. Và điều đó cũng chứng minh họ có nhiều bạn bè và được mọi người yêu mến.

Ở một số quốc gia, bát đĩa vỡ vào dịp năm mới là sự xui xẻo, nhưng với người dân Đan Mạch điều này mang một ý nghĩa trái ngược hẳn, nó mang lại những điều may mắn. Trong năm, những chiếc bát đĩa cũ không dùng nữa được mọi người giữ lại.

Đến giao thừa, họ sẽ qua nhà những người thân, những người hàng xóm yêu quý và ném bát đĩa vào nhà họ. Nhà nào càng có nhiều bát đĩa vỡ sẽ càng may mắn trong năm mới, và nếu bạn càng ném bát đĩa vào nhà ai nhiều bao nhiêu thì càng chứng tỏ mức độ thân thiết giữa bạn và gia chủ càng nhiều bấy nhiêu.

 Nhật 

Do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên Nhật từ lâu đã không đón Tết theo lịch Âm như một số nước Châu Á khác. Trong tâm linh người Nhật đã coi Tết Dương lịch là ngày Tết chính. Trong buổi sáng tinh mơ đầu năm, mọi thành viên trong gia đình người Nhật sẽ cùng nhau ra đường đón bình minh. Sau đó, mọi người rủ nhau lên chùa để bái Phật, cầu nguyên hoặc đến nhà người thân, bạn bè để chúc nhau. Trong ngày này, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới (Oshogatsu). Trên mâm cỗ của người Nhật, các món ăn vô cùng phong phú, được bày trí tỉ mỉ, đẹp mắt.  

 Ấn Độ 

Ngày tết Dương lịch ở Ấn Độ gọi là ”ngày tết đau khổ” hoặc gọi là ”ngày tết cấm thực”. Ngay ngày đầu tiên của năm mới, mọi người không được tức giận, càng không được phép nổi cáu, cãi cọ với người khác. Ở một số nơi, ngày tết không những không chúc phúc nhau mà còn ôm nhau khóc thảm thiết. Họ quan niệm rằng, mỗi khi năm mới bắt đầu, tuổi thọ lại mất đi, đời người càng thêm ngắn ngủi, tiếng khóc là để bày tỏ sự xót thương, than thở cho bản thân. Có nơi, người ta sẽ nhịn ăn một ngày một đêm để chào năm mới. Thời gian nhịn ăn được tính từ bình minh ngày đầu tiên của năm mới cho đến nửa đêm.

SKYENTER Chuyên cung cấp :

Khu vực SKYENTER hỗ trợ khách hàng không chỉ cung cấp ở TP. Hồ Chí Mình mà còn các tỉnh lân cận như : Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ, v..v. 

Vì vậy hãy tin tưởng SKYENTER sẽ đem đến cho bạn sự hài lòng nhất.

Hotline: 0909 33 13 46 / 086 670 47 47

 Mail : info@skyenter.vn

SKYENTER Sáng Tạo – Nhiệt Huyết – Tiết Kiệm – Chất Lượng !!!

7 Phong Tục Đón Tết Dương Lịch Độc Đáo

Vào đúng thời khắc chuyển giao năm mới, người Tây Ban Nha có truyền thống ăn nho xanh và càng ăn nhanh càng tốt. 12 chùm nho tượng trưng cho 12 tháng trong năm tới, thể hiện mong ước một năm mới ngọt ngào và suôn sẻ.

Cộng hòa Séc: Dự đoán năm mới bằng trái táo

Truyền thống này được thực hiện trong ngày lễ Giáng sinh hoặc trong đêm mừng năm mới cũng được. Trong lúc gia đình và bạn bè đang tụ họp quanh bàn ăn tối thì một quả táo sẽ được cắt đôi ngay tại chỗ. Người Czech tin rằng, nếu lõi táo có hình như ngôi sao thì tức là tất cả mọi người tại đó sẽ có hạnh phúc và sức khỏe dồi dào trong năm tới. Nhưng nếu phần lõi giống như một cây thánh giá đan chéo thì e rằng sẽ có ai đó không khỏe lắm đâu.

Colombia: Chạy vòng quanh với một chiếc vali

Có lẽ Colombia là quốc gia có khao khát được đi du lịch mạnh mẽ nhất thế giới. Chẳng thế mà nơi đây có hẳn một “truyền thống” là xách vali chạy quanh một khối đá để cầu chúc cho năm tới được “đi nhiều, biết nhiều”. Nhưng mà chắc hẳn đó chỉ là một chiếc vali “tượng trưng” thôi, vì nếu được chất đầy đồ thì có vẻ hơi vất vả rồi.

Đức: Xem đi xem lại một bộ phim đen trắng

Ở Đức, đêm đầu năm mới được gọi là “Silvester” sau ĐGH Sylvester I thế kỷ 4, ngày lễ được tổ chức vào ngày 31 tháng 12. Người Đức cũng kỷ niệm ngày đầu năm mới với pháo hoa, champagne và các cuộc tụ họp gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, quốc gia này cũng có nhiều truyền thống khá kỳ lạ trong ngày đầu năm mới; ví dụ như việc đưa chì nóng chảy vào nước lạnh, hình dạng của chì dẫn đến một dự đoán về tương lai. Ngoài ra, một phần thực phẩm ăn vào đêm giao thừa sẽ được để lại trên đĩa cho đến nửa đêm tượng trưng cho nguồn thực phẩm sẽ luôn dồi dào trong năm tới.

Hungary: Không giặt quần áo trong ngày Tết

Cũng giống như ở Đức, đêm giao thừa ở Hungary được gọi là “Silvester”. Người Hungary cũng có nhiều phong tục thú vị vào ngày Tết dương lịch, ví dụ như làm ồn thật lớn để xua đuổi ma quỷ; tuyệt đối không giặt quần áo vào ngày đầu năm mới nếu không muốn năm tới xui xẻo…

Một số quan niệm của người Hungary về Tết cũng có vẻ khá tương đồng với người châu Á như nếu khách đến chơi nhà đầu tiên vào ngày đầu tiên của năm mới là nam giới, điều đó được coi là may mắn; còn nếu đó là một phụ nữ thì lại không hay cho lắm. Rửa mặt trong nước lạnh, đặc biệt là với một trái táo đỏ được cắt lát thả vào sẽ giúp bạn có một sức khỏe dồi dào hơn trong năm mới.

Romania: Nhảy múa trong lớp da gấu thật

Vâng, bạn không nhầm đâu, là da gấu thật sự. Đây là một nghi thức diễn ra giữa Giáng sinh và lễ mừng năm mới, được cho là giúp tránh khỏi các linh hồn ma quỷ. Những người tham gia diễu hành sẽ phải mặc một lớp da gấu thật, nhảy múa và rồi diễn cảnh lăn lộn đến “chết” trước khi trở lại mạnh khỏe, biểu hiện cho mùa xuân đang tới.

Scotland: Tín ngưỡng về người mang lại may mắn

Người Scotland và một số vùng khác của Vương quốc Anh cũng có một tín ngưỡng khá “mê tín dị đoan” là đoán may mắn dựa trên người đầu tiên bước chân vào nhà. Nếu đó là một người đàn ông tóc đen, mang theo một món ăn hoặc một viên than đá thì tức là năm mới đến, cả gia đình sẽ rất ấm áp, hạnh phúc và không thiếu thốn.

Phong Tục Đón Tết Của Người Hoa Có Gì Đặc Biệt?

Phong tục đón Tết của người Hoa có nhiều điều đặc biệt, với những điểm giống nhưng cũng có sự khác biệt so với các quốc gia đón Tết Nguyên đán khác. Vào thời gian này, các cơ quan, văn phòng, trường học đều đóng cửa và có hơn 3 tỷ người rời thành phố lớn để trở về quê nhà, quây quần cùng gia đình. Cùng với đó là công tác chuẩn bị đón Tết, dọn dẹp nhà cửa và nhiều phong tục độc đáo khác.

Thông tin về Tết Nguyên đán ở Trung Quốc

Tết Nguyên Đán hay còn được gọi là lễ hội mùa xuân, thường được tổ chức ở Trung Quốc theo lịch tuần trăng, bắt đầu từ ngày đầu tiên cho tới ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Có nhiều quốc gia đón Tết Nguyên Đán, nhưng sự kiện lớn nhất vẫn là ở Trung Quốc và đây cũng là quốc gia có nhiều phong tục đón Tết đa dạng và đặc biệt nhất.

Tết Nguyên Đán là một sự kiện văn hóa lớn ở Trung Quốc

Lịch âm dựa trên chu kỳ của mặt trăng nên ngày của kỳ nghỉ sẽ có sự khác biệt giữa các năm và thường là bắt đầu từ ngày 12 tháng 1 đến ngày 20 tháng 2 theo lịch phương Tây. Vào năm 2021, Tết Trung Quốc là ngày nào? Tết Nguyên Đán rơi vào thứ 6 ngày 12 tháng 2, thời gian nghỉ lễ sẽ được diễn ra trước đó, từ ngày 11 tháng 2 cho tới ngày 17 tháng 2 năm 2021.

Tuy diễn ra vào mùa đông nhưng Tết Nguyên Đán vẫn được biết đến với tên gọi là lễ hội mùa xuân ở Trung Quốc. Bởi vì nó bắt đầu từ ngày đầu tiên của mùa xuân – ngày đầu tiên trong 24 điều phối hợp với những thay đổi của thiên nhiên, và đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, bắt đầu cho mùa xuân. Lễ hội mùa xuân đánh dấu một năm mới theo âm lịch và thể hiện ước vọng về một cuộc sống mới.

Lễ hội năm mới đầy sôi động của Trung Quốc

Phong tục đón Tết của người Hoa trước thời điểm giao thừa

Phong tục đón Tết của người Hoa được thể hiện từ trước khi bắt đầu ngày đầu tiên của năm mới. Trước đó, người dân Trung Quốc sẽ tiến hành dọn dẹp, trang trí nhà cửa, chuẩn bị và thực hiện các nghi lễ khác nhau để chào đón năm mới.

Dọn dẹp nhà cửa

15 ngày trước khi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới bắt đầu, người dân Trung Quốc đã bắt đầu tất bật cho các hoạt động mua sắm quần áo, đồ trang trí, thực phẩm cất trữ. Vài ngày trước Tết thường là từ 2 – 3 ngày, mọi người sẽ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, để loại bỏ đi những mảnh vụn, mảnh đất xấu của năm trước. Việc dọn dẹp này được xem như là cách để xua đi những thứ cũ kỹ đã qua và chào đón điều mới mẻ trong năm mới.

Dọn dẹp nhà cửa là phong tục phổ biến dịp năm mới tại Trung Quốc

Dọn dẹp nhà cửa thường là hoạt động chung, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ tham gia hoạt động này. Đây là một cách để tạo sự gắn kết các thành viên trong nhà, đồng thời cũng mang đến khoảng thời gian thư giãn, thoải mái nhất cho mọi người. Kết hợp với dọn dẹp vệ sinh, nhiều gia đình cũng sơn sửa lại nhà, tạo nên một không gian mới mẻ hơn để chào đón năm mới.

Trang trí nhà cửa

Mọi con phố, tòa nhà, ngôi nhà ở Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán đều được trang trí bằng màu đỏ. Màu đỏ chính là màu của lễ hội, vì đây là màu sắc thể hiện cho sự tốt lành. Đèn lồng đỏ treo trên các đường phố, câu đối đỏ được dán trên cửa ra vào, các ngân hàng, tòa nhà trang trí bằng những bức tranh Tết màu đỏ,… tất cả đều thể hiện cho sự thịnh vượng.

Trang trí nhà cửa bằng những hình ảnh có màu đỏ là phong tục lâu đời

Hầu hết việc trang trí nơi công cộng sẽ được thực hiện trước đó 1 tháng, còn đối với những trang trí nhà cửa truyền thống sẽ được tiến hành trước hoặc đúng vào ngày giao thừa. Hình ảnh trang trí sẽ có sự thay đổi theo từng năm nhất định, năm 2020 là hình chuột, thì năm 2021 sẽ là hình ảnh của những chú trâu.

Tiễn ông Táo về trời

Khi tìm hiểu phong tục đón Tết của Trung Quốc, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy nhiều điểm tương đồng với phong tục đón Tết ở Việt Nam, trong đó có lễ tiễn ông Táo về trời. Vào ngày 23 tháng Chạp, người Hoa sẽ tiễn hành các lễ cúng ông Táo và sau đó sẽ thả cá chép để đưa ông về trời. Trên thiên đình, ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cách sống của người dưới hạ giới.

Sau lễ cúng ông Táo người ta sẽ thả cá xuống nước

Lễ cũng ông Táo thường được thiết kế với mâm lễ gồm trái cây, bánh kẹo, đốt giấy hình ông Táo. Sau khi cúng, người ta sẽ mang cá chép đi thả tại các hồ nước, con sông gần nhà.

Phong tục đón Tết của người Hoa trong thời khắc giao thừa

Bữa cơm đoàn tụ

Theo truyền thống, thời khắc giao thừa và ngày đầu năm mới được dành cho các lễ kỷ niệm của gia đình, bao gồm các nghi lễ tôn giáo tôn vinh tổ tiên. Đêm giao thừa là một thời khắc quan trọng, cho dù ở bất cứ đâu, mọi người đều mong được trở về nhà để cùng gia đình tổ chức lễ hội. Bữa tối cuối cùng của năm là một bữa ăn quan trọng, được gọi là “bữa tối đoàn tụ”.

Bữa ăn đoàn tụ vào ngày cuối cùng của năm cũ

Khi tụ tập đủ những người thân yêu và gần gũi của mình nhất trong bữa tối, mị người sẽ có thêm thời gian để trao đổi, chia sẻ với nhau những gì đã diễn tra trong năm. Trong bữa ăn này sẽ có món cá – thể hiện cho sự thịnh vượng, thường được phục vụ nguyên con, bánh bao – có hình dạng như thỏi vàng, bạc và có thêm bánh gạo nếp cùng nhiều lựa chọn ăn uống đa dạng khác.

Cũng giống như mọi người chờ đợi ở quảng trường Thời gian tại New York để chào đón năm mới, người Hoa có phong tục thức khuya vào đêm giao thừa để chào đón thời khắc quan trọng này. Đêm giao thừa chính là đêm quan trọng để mọi người có thể gắn bó với nhau, trước đây mọi người thường ở nhà nhưng hiện tại đã có chút thay đổi. Nhiều người sẽ chọn đi ra các điểm tập trung đếm ngược để tìm kiếm trải nghiệm đón năm mới tuyệt vời.

Bữa ăn có nhiều món và mỗi món sẽ có ý nghĩa riêng

Xem chương trình chào xuân trên CCTV

Khi đài truyền hình Trung ương Trung Quốc phát sóng Gala mừng năm mới vào năm 1983. Tính cho tới thời điểm hiện tại, đây là một trong những chương trình được xem nhiều nhất vào dịp Tết cổ truyền của người Hoa. Chương trình gala này luôn giữa được truyền thống giờ phát đừng đầu và cũng là chương trình được xem nhiều nhất vào dịp Tết cổ truyền.

Chương trình chào năm mới có nhiều mãn biểu diễn ấn tượng

Đốt pháo hoa

Từ lâu truyền thống của người Trung Quốc vào thời khắc giao thoa gữa năm cũ và năm mới người ra sẽ đốt pháo hoa. Hiện tại, bắng pháo hoa đã trở thành một trải nghiệm phổ biến cho cu khách. Pháo hoa được thêm vào nhiều hơn và kết hợp với các bản giao hưởng, giúp mang đến bầu không khí tuyệt vời.

Màn bắn pháo hoa ấn tượng vào ngày giao thừa

Từ các màn trình diễn công cộng ở những thành phố lớn, đến hàng triệu lễ kỷ niệm riêng ở các vùng nông thôn của Trung Quốc, đốt pháo và bắn pháo hoa là một lễ hội không thể thiếu. Hàng tỷ quả pháo hoa được bắn lên ở Trung Quốc vào lúc 12 giờ sáng Tết Nguyên đán, nhiều nhất ở bất cứ đâu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Ở Trung Quốc, pháo hoa năm mới được làm từ những sợi giấy đỏ cuộn tròn có chứa thuốc súng, khi đốt xong sẽ để lại những mảnh giấy đỏ tươi. Người ta tin rằng tiếng nổ ồn ảo của pháo sẽ khiến Nian sợ hãi – con quái vật giống sư tử mà theo như truyền thuyết thì nó trồi dậy từ biển để thưởng thức bữa tiệc thịt người vào năm mới.

Kết hợp với pháo hoa là màn múa lân ấn tượng

Thần thoại Nian cũng xuất hiện trong các điệu múa sư tử thường được tìm thấy trong các lễ hội chào năm mới – 1 trong những truyền thống được công nhận trên toàn cầu vì sự nổi bật của nó trong lễ kỷ niệm cộng đồng. Điệu múa truyền thống đầu màu sắc được biểu diễn ngoài trời cùng với tiếng đệm của trống, chũm chọe và đôi khi là cuộc diễu hành đường phố.

Phong tục đón Tết của người Hoa vào đầu năm mới

Lì xì năm mới

Một phong tục đón Tết của người Hoa phổ biến vào ngày đầu năm mới chính là lì xì. Theo truyền thống, hồng bao – phong bao đỏ – chưa một lượng tiền đáng kể sẽ được dành tặng cho trẻ em, người lớn chưa lập gia đình và người già ngay sau thời khắc giao thừa hoặc vào ngày đầu tiên của năm mới. Hiện tại phong tục này vẫn còn nhưng phong bao đỏ đã không còn phổ biến, thay vào đó là những giao dịch tặng quà được thực hiện trên các ứng dụng chuyển tiền.

Lì xì năm mới là phong tục lâu đời dịp Tết Nguyên Đán

Đi chùa đầu năm

Mùa Tết Nguyên Đán là thời điểm nhộn nhịp của các ngôi chùa ở Trung Quốc. Những người thờ cúng thường đến chùa vào ngày thứ 3 của năm mới để thắp hương, cầu nguyện các vị thần phù hộ và mang đến may mắn trong năm sắp tới. Ở thời điểm này, nhiều ngôi chùa lớn sẽ tổ chức các lễ hội múa lân sư rồng tại sân đình cùng nhiều hoạt động đặc sắc khác dành cho tín đồ Phật tử.

Ngày đầu năm người dân Trung Quốc lại đi chùa để cầu chúc cho năm mới bình an

Chúc Tết người thân, bạn bè

Vào những ngày đầu năm mới, người Trung Quốc sẽ đến chơi nhà của người thân, bạn bè, có thể dùng chung bữa cơm thân mật. Trong chuyến đi này, họ sẽ gửi cho nhau những lời chúc năm mới may mắn, an lành và tốt đẹp. Trẻ em thì luôn ngoan ngoãn, vui tươi, người già thì nhiều sức khỏe,…

Ngày đầu năm người ta thường dành những lời chúc tốt đẹp cho nhau

Chia sẻ bài viết này:

Mâm Cơm Ngày Tết Âm Lịch Của Các Nước Liệu Có Gì Khác Biệt?

Vào dịp Tết Âm lịch, trong khi mâm cúng tổ tiên của người Hàn Quốc phải chuẩn bị đầy đủ 20 đĩa thức ăn thì bữa tiệc ở Mông Cổ chỉ có 2 món chính.

Hàn Quốc

Ẩm thực xứ kim chi có rất nhiều món ăn đẹρ mắt và tinh tế. Do đó, mâm cỗ cúng đêm giɑo thừa của người Hàn Quốc không quá ngạc nhiên khi thường có tới hơn 20 món. Ɓàn ăn luôn phải được chuẩn bị và sắρ xếp theo một nguyên tắc nhất định. Ƭrong đó, ttok-kuk và kim chi là hai món không thể thiếu. (Ảnh: Ƭravelog).

Mâm cỗ ngày Ƭết của người Hàn Quốc cũng sẽ không trọn vẹn nếu thiếu tteokguk, món cɑnh bánh gạo có ý nghĩa đem lại nhiều mɑy mắn trong năm mới. Ngoài ra, các món khác cũng được mọi người chuẩn Ƅị kỹ càng như cá khô, thịt bò, bánh Ƅao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại Ƅánh cổ truyền. (Ảnh: Aeri’s Kitchen, Ϲathlyn’s Korean Kitchen, Korean Baρsang, Wattpad).

Trung Quốc

Ѕủi cảo là món ăn tượng trưng cho lá Ƅùa may mắn và niềm tin thịnh vượng trong dịρ năm mới của người Trung Quốc. Do đó, trong đêm giɑo thừa, mỗi gia đình người Hoa đều ăn món nàу. Việc thưởng thức nó cũng theo nghi thức truуền thống xa xưa. Bát đầu tiên được đặt lên Ƅàn thờ. Bát thứ hai để cúng ông Táo. Đến Ƅát thứ ba, mọi người mới bắt đầu ăn. (Ảnh: Ƭopsimages).

Ngoài ra, mâm cơm ngàу Tết của người Trung Hoa còn tập hơn các món ăn có ý nghĩɑ khác nhau, chứa đựng nhiều may mắn, vạn sự như ý. Ví dụ, chè trôi nước tượng trưng cho ước nguуện gia đình sum vầy, món cá sẽ mang đến tiền tài dư thừɑ, bánh tổ với ý nghĩa thăng tiến trong công việc, chả giò đem lại sự giàu có… (Ảnh: GoinGo, Ѕhkodra News, Soha, Mrttw).

Mông Cổ

Vào dịρ Tết hay còn gọi là Tsagaan Sar, chủ nhà người Mông Ϲổ thường cùng họ hàng, con cái quâу quần bên chiếc bàn gỗ phủ đầy thức ăn. Ƭrong đó, 2 món chính bao gồm bánh kẹo và cừu luộc nguуên con béo ngậy sẽ được bày ra để tiếρ đón những vị khách. (Ảnh: Delanion).

Họ sẽ cắt cho khách đến chơi nhà từng miếng thịt cừu, một ít Ƅánh bao, salad bánh mì… Đặc biệt trên Ƅàn tiệc còn có những chiếc bánh làm từ Ƅột mì, hình tròn, rất to, xếp từng lớρ. Người Mông Cổ cho rằng bánh này càng được xếρ thành nhiều tầng, gia đình đó lại càng thịnh vượng. (Ảnh: Ƭoursofmongolia).

Singapore

Mâm cơm ngàу Tết của người Singapore sẽ có 8 món chính. Ƭrong đó, Phát tài (hay còn gọi Lo Hei, Yuseng) là thứ không thể thiếu trong Ƅữa ăn ở đây. Món ăn được làm từ cá hồi sống, rɑu củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, Ƅưởi, gừng… Mỗi loại nguyên liệu đều mɑng một ý nghĩa may mắn riêng. (Ảnh: OnlуWilliam).

Khá giống quɑn niệm người Trung Quốc, các món ăn truуền thống Singapore cũng mang những ước nguуện khác nhau, với hy vọng mọi điều tốt đẹρ sẽ đến trong năm mới như cá, mì trường thọ… Ƭuy nhiên, Pencai là món ăn hơi khác Ƅiệt khi không mang ý nghĩa tượng trưng nào cả. Ɲó hấp dẫn người Singapore bởi khẩu ρhần lớn và nhiều nguyên liệu quý. (Ảnh: Ɲoob Cook Recipes, Wattpad).

Việt Nam

Ẩm thực ngàу Tết của người Việt đa dạng, thay đổi theo từng vùng miền. Ƭuy nhiên, các món ăn đều hướng về những giá trị văn hóɑ truyền thống chung của đất nước, thể hiện cả tấm lòng thành kính để dâng lên tổ tiên. Ɲgười Việt chủ yếu chuẩn bị những món màu xɑnh, đỏ tượng trưng cho may mắn, tài lộc. Mâm cúng thường có 4 hoặc 8 món, đại diện cho Ƅốn mùa và ngăn chặn những điều xui xẻo trong năm mới. Ɗù ở đâu, món bánh chưng cũng không thể thiếu trong mâm cỗ Ƭết của người Việt. Bánh được làm từ gạo nếρ, thịt lợn, đậu xanh… Những nguyên liệu nàу là tinh hoa trong nền nông nghiệp lúɑ nước của người Việt từ xa xưa. Ngoài rɑ, mâm cơm còn có thịt đông, giò chả, gà luộc, thịt kho, cɑnh măng… Mỗi món ăn đều gắn với những ý nghĩɑ nhất định. (Ảnh: Tranlebaoquyen, VinMɑrt Cook).

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phong Tục Tập Quán Đón Tết Dương Lịch Của Các Nước trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!