Đề Xuất 3/2023 # Phục Hồi Chức Năng Cho Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não # Top 6 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Phục Hồi Chức Năng Cho Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phục Hồi Chức Năng Cho Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

BSCK2. HUỲNH TẤN VŨ

Giảng viên Trường Đại Học Y Dược TP HCM

Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ

Liệt nửa người hay đột quỵ là thuật ngữ để mô tả trường hợp giảm chức năng đột ngột nửa người bên trái hoặc bên phải do tổn thương của động mạch não.

Tỉ lệ tử vong do TBMMN còn cao và di chứng thường nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe lao động và cuộc sống không chỉ với người bệnh mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

            Liệt nửa người là liệt một tay, một chân và thân cùng bên (có thể kèm theo liệt mặt hoặc không)

Nguyên nhân

Tai biến mạch máu não:

Nhồi máu não: Thiếu máu não cục bộ, chiếm 80% trong TBMMN, xảy ra khi một mạch máu bị tắc hoặc nghẽn, khu vực não mà mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu và hoại tử.

Xuất huyết (chảy máu) não chiếm 20% trong TBMMN: Máu thoát ra khỏi thành mạch chảy vào nhu mô não

Các nguyên nhân khác: Bại não, viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não, vỡ phình mạch não, bệnh tim mạch, u não…

Triệu chứng: Tùy theo nguyên nhân liệt nửa người, các triệu chứng có thể biểu hiện ở các mức độ liệt nặng nhẹ khác nhau. Bao gồm:

Liệt: liệt một tay, một chân cùng bên, có thể có liệt mặt cùng bên hoặc đối bên với chi bị liệt. Ban đầu liệt mềm, sau chuyển sang liệt cứng (tổn thương trung ương) với tăng trương lực cơ, phản xạ gân xương, cảm giác. Mẫu co cứng thường xuất hiện ở giai đoạn hồi phục, thể hiện bằng hiện tượng co cứng gấp ở chi trên và co cứng duỗi ở chi dưới.

Rối loạn cảm giác: Tê, đau, rát, giảm hoặc mất cảm giác bên liệt.

Rối loạn tri giác: có thể hôn mê, vật vả, kích thích…

Rối loạn tâm thần: có thể có hoặc không sau khi bị bệnh

Rối loạn ngôn ngữ: tùy vùng não bị tổn thương mà có thể có các rối loạn về ngôn ngữ: thất ngôn, nói khó, nói ngọng, mất khả năng hiểu ngôn ngữ, mất khả năng diễn đạt ngôn ngữ.

Rối loạn thị giác: bán manh (mất một nữa thị trường một hoặc 2 mắt).

Các hậu quả của bất động: có thể có các thương tật thứ cấp như: loét do đè ép, teo cơ,

Cứng khớp, cốt hóa lạc chỗ, huyết khối tĩnh mạch, bội nhiễm phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu…

Mẫu co cứng thường gặp

 Đầu: Nghiêng sang bên liệt, mặt quay sang bên lành.

Chi trên: Co cứng gấp với:

Xương bả vai bị kéo ra sau, đai vai bị đẩy xuống dưới. Khớp vai khép và xoay trong.

Khớp khủy gấp, cẳng tay quay sấp.

Khớp cổ tay gấp mặt lòng, hơi nghiêng về phía xương trụ, các ngón tay gấp, khép.

Thân mình: Bị co ngắn và kéo ra sau.

Chi dưới: co cứng duỗi với: Hông bị kéo lên trên và ra sau. Khớp háng duỗi, khép và xoay trong. Khớp gối và khớp cổ chân duỗi, các ngón chân khép, bàn chân nghiêng trong.

Trong phục hồi chức năng, phần quan trọng là phòng ngừa co cứng và sử dụng các kĩ thuật cơ bản, các bài tập để chống lại mẫu co cứng.

Các nguyên tắc trong phục hồi chức năng cho người bệnh TBMMN

Phục hồi chức năng phải được bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau đột quỵ, mỗi giai đoạn có các kỹ thuật phục hồi khác nhau phù hợp với tình trạng cụ thể của người bệnh trong giai đoạn đó. Những nghiên cứu về tập sớm nhất cho bệnh nhân thì nên tập sau 24 tiếng thì có lợi hơn là tập trước 24 tiếng sau khi xảy ra đột quỵ. Nếu tập sớm quá thì những đột quỵ như xuất huyết não tăng nguy cơ tử vong, làm giảm mức độ phục hồi đặc biệt là phục hồi về những di chứng trong vận động. Đối với tổn thương đột quỵ do nhồi máu não, nếu tập trước 24h thì sẽ tăng mức độ khối máu não, không có lợi cho bệnh nhân. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên rằng bệnh nhân nên tập sau 24h thì có hiệu quả tốt hơn. Giai đoạn đầu của bệnh người bệnh nên tập trong các tư thế thụ động và kết hợp thêm các tư thế chủ động nhẹ nhàng tại chỗ. Thường sau 48 – 72 tiếng, bệnh nhân mới bắt đầu tập các bài tập chủ động.

Đảm bảo thông khí: Nằm nghiêng; loại bỏ dị vật trong miệng; hút đờm rãi khi cần; Bệnh nhân hôn mê Glasgow < 8 điểm, có ứ đọng đờm rãi phải đặt nội khí quản, thở máy.

Theo dõi sát các chỉ số sinh tồn để có biện pháp xử trí kịp thời

Kiểm soát huyết áp: Với bệnh nhân xuất huyết não khi huyết áp bằng hoặc trên 200/120 mmHg cần hạ huyết áp. Với bệnh nhân thiếu máu não cục bộ chỉ nên hạ huyết áp vừa phải, nên duy trì huyết áp ở mức 150/90mmHg

Chăm sóc toàn diện: Đảm bảo dinh dưỡng, chống loét, điều chỉnh nước, điện giải, đường máu, chống nhiễm trùng,

Cơ thể con người là một khối thống nhất nên trong quá trình tập luyện phải chú ý đến toàn bộ cơ thể với các bài tập vận động cân xứng cả hai bên hướng theo các mẫu vận động bình thường, không sử dụng bên lành bù trừ hoặc thay thế cho bên bị liệt.

Bằng mọi cách có thể phải làm cho trương lực cơ trở lại bình thường hoặc gần bình thường trước khi thực hiện vận động, đảm bảo vận động được dễ dàng hơn theo các mẫu vận động bình thường mà trước khi bị liệt người bệnh đã sử dụng.

Tập và hướng dẫn người bệnh vận động theo các cách mà trước khi bị liệt họ đã làm với các mẫu vận động bình thường, sử dụng các bài tập, các kỹ thuật vận sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Khả năng phục hồi tốt nhất của bệnh nhân từ 1 đến 6 tháng sau khi bị  liệt, trong quá trình tập luyện cần phát huy tính tích cực và chủ động của ngưòi bệnh và gia đình, hướng dẫn người bệnh và gia đình để họ có thể tự thực hiện được các bài tập.

Mục tiêu phục hồi chức năng vận động:

Phục hồi và biết tự sử dụng các động tác trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, hạn chế dần sự trợ giúp của người khác, tự chủ dần trong các sinh hoạt cá nhân khi ăn uống, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, đại tiểu tiện

Tự di chuyển được, giảm dần việc người khác trợ giúp như ngồi, đứng, đi lại, sử dụng nạng, sử dụng xe lăn. Tự đi lại được là mục tiêu rất quan trọng vì nó tạo điều kiện thay đổi cơ bản cuộc sống, đặc biệt đối với hoàn cảnh chúng ta khi chưa có phương tiện di chuyển hiện đại cho người liệt.

Lao động được là cơ sở hội nhập và bình đẳng xã hội, trở lại nghề nghiệp cũ hoặc thích nghi với nghề mới,….

Những yêu cầu cơ bản:

Ứng dụng phục hồi chức năng sớm, kỹ thuật hợp lý dựa theo mục tiêu và điều kiện cụ thể của gia đình.

Tập vận động từ động tác cơ bản giản đơn đến động tác hiệp đồng phức tạp và sử dụng động tác hữu ích trong sinh hoạt cuộc sống. Ứng dụng vận động thụ động, có giúp sức, chủ động. Coi vận động chủ động và sử dụng động tác hữu ích là cơ bản của phục hồi vận động.

Tập vận động trên cơ sở lượng giá khả năng vận động khớp, sức cơ, tình trạng co cứng tăng trương lực, nhận thức động tác chủ động… Nên so sánh với bên lành. Chú ý các mốc quan trọng của quá trình phục hồi vận động: động tác chủ động, sử dụng động tác hữu ích, thay đổi tư thế, đứng và đi lại

Quá trình phục hồi vận động chịu ảnh hưởng của tình trạng tri thức và ngược lại cũng thúc đẩy hồi phục tri thức, cho nên trong quá trình PHCN cần quan tâm cả 2 mặt để thúc đẩy lẫn nhau cùng tiến bộ. PHCN vận động sau TBMMN là một quá trình tái rèn luyện, tái thích nghi nên thường phải kiên trì lâu dài. Tuy nhiên có trường hợp mất khả năng phục hồi không đáng kể, trở thành tàn tật thì việc phát huy chức năng bù đắp thay thế của bên lành tuy bất đắc dĩ nhưng cần thiết và phải tập thích ứng với tình trạng thực tế.

Cần tận dụng các điều kiện có thể của gia đình trong PHCN vận động: nhân lực, dụng cụ trợ giúp tự tạo kỹ thuật giản đơn, điều kiện giao tiếp.

Một số kỹ thuật phcn vận động cơ bản:

Trong PHCN có 2 mục tiêu chính: chống mẫu co cứng và phục hồi khả năng vận động tự chủ của bên liệt. Về kỹ thuật có thể phân theo giai đoạn (mất ý thức, liệt mềm, liệt cứng, hiệp đồng và sử dụng động tác)… Để thuận tiện trong thực hành xin nêu một số kỹ thuật theo những mục tiêu, tùy theo tình trạng bệnh nhân để ứng dụng.

Tư thế mẫu chống co cứng: liệt nửa người do TBMMN lúc đầu là liệt mềm (nhẽo) sau đó dần chuyển sang liệt cứng với mẫu co cứng rất đặc trưng: cánh tay khép, cẳng tay gấp, ngón chân gấp, chân duỗi và đổ ra ngoài, bàn chân duỗi, đầu nghiêng bên liệt. Cùng với tăng trương lực cơ bệnh nhân không còn khả năng điều khiển bên liệt theo ý muốn. Mẫu co cứng bệnh lý này đã trở ngại lớn cho vận động. Cho nên ngay từ đầu càng sớm càng tốt cần có biện pháp chống mẫu co cứng bệnh lý từ trong giai đoạn liệt mềm.

Để chống mẫu co cứng đến nay chủ yếu vẫn dùng kỹ thuật “tư thế” trong nằm ngửa, nằm nghiêng bên liệt, năm nghiêng bên lành với vị thế của chi liệt ngược lại với mẫu co cứng như: tay duỗi và dang (cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay), chân gấp (đùi, cẳng chân, bàn chân và cẳng chân 900) và xoay đùi vào trong, đầu thẳng. Kể cả bệnh nhân hôn mê cũng cần để ở tư thế này nếu được nhất là trong giai đoạn liệt mềm. Khi đã chuyển sang liệt cứng, mẫu co cứng hình thành thì phục hồi bằng tư thế cũng rất cần thiết, có thể sử dụng một số phương tiện như gối kê, bao cát đè, chất xốp để đệm ngón tay, ngón chân, nẹp vuông góc của bàn chân v.v… Khi bệnh nhân đã ngồi hay đứng đi cũng cần tiếp tục chống mẫu co cứng bằng tư thế.  Ngoài ra có thể xoa bóp nhẹ nhàng kết hợp với vận động thụ động các khớp bên chi liệt để vừa giảm trương lực cơ, vừa tăng dinh dưỡng và duy trì tầm vận động khớp.

Duy trì vận động bên lành: liệt nửa người do TBMMN là do tổn thương thần kinh trung ương ở não bên ngoài các triệu chứng chính biểu hiện bên nửa người đối diện với phía bán cầu não tổn thương còn bên phía nửa người gọi là lành, thực chất cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, khác với tình trạng tổn thương thần kinh ngoại vi. Vận động bên lành không phải nhằm thay thế bên liệt hoặc tăng sức cơ, mục đích là cải thiện chất lượng vận động, duy trì sức cơ, cải thiện tuần hoàn và chuyển hóa chung, khôi phục phản xạ vận động, hạn chế tác hại của giảm động kéo dài. Vì vậy chủ yếu là vận động chủ động hết tầm, có thể ở tư thế nằm, ngồi, đứng tùy vào khả năng bệnh nhân. Cần chú ý nếu co cơ bên lành quá mạnh hoặc tập tăng sức cơ quá mạnh như tập tạ, tập có trở lực lớn… sẽ gây tăng phản xạ co cứng bên liệt, là điều cần tránh.

Phục hồi vận động bên liệt: Là phần cơ bản trong suốt quá trình và mục tiêu chính của PHCN vận động. Tùy giai đoạn và tình trạng bệnh nhân có thể ứng dụng các loại kỹ thuật cho phù hợp:

Động tác thụ động: Khi bệnh nhân không làm được, cần có sự trợ giúp hoàn toàn của người khác. Đó là các động tác vận động cơ bản của các khớp, nên bắt đầu từ gốc hci rồi đến ngọn chi như gấp duỗi, dạng, khép, xoay… Cố gấng vận động đạt tầm tối đa có thể được, mỗi ngày 2-4 lần và không quá lâu gây mệt cơ. Trong lúc tập thụ động có thể kết hợp xoa bóp để tăng tác dụng. Trường hợp có tăng trương lực cơ và liệt cứng thì vận động thụ động phải nhẹ nhàng từ từ để tránh gây phản xạ co cơ. Cần duy trì tập thụ động cho tới khi xuất hiện co cơ chủ động.

Động tác chủ động có trợ giúp: Khi người bệnh bắt đầu có thể thực hiện động tác một phần theo ý muốn hay mệnh lệnh cần sự trợ giúp thêm của người khác để vận động đạt mức tối đa và đúng. Vận đọng có trợ giúp thêm của người khác khả năng chủ động và kịp thời uốn nắn các lệch lạc vận động, vì chỉ có tự thực hiện được động tác thì mới có cơ sở để tự vận động hữu ích. Động tác chủ động có trợ giúp có thể tiến hành bằng nhiều cách:

Bên lành giúp bên liệt

Người khác trợ giúp

Kết hợp sử dụng một số dụng cụ trợ giúp.

Trong thực hành vận động có trợ giúp rất đa dạng, có thể vận dụng lúc nằm trên giường, lúc ngồi, lúc đứng, lúc đi, lặp đi lặp lại nhiều lần để thành phản xạ

Động tác chủ động: Vận động chủ động là thể hiện quá trình phục hồi dần dần của điều khiển thần kinh trung ương từ động tác đơn giản đơn đến hiệp đồng và tinh tế phức tạp theo ý muốn. Lúc đầu còn vụng về chậm chạp rồi dần dần được hoàn thiện. Lúc này sự cố gắng chủ quan của người bệnh có tính quyết định. Cần hướng dẫn để phục hồi nhanh và uốn nắn kịp thời các lệnh lạc động tác và thói quen xấu ảnh hưởng đến sau này như kém chính xác, động tác thừa, lệch tư thế… Vận động chủ động tiến hành ở tư thế nằm như lăn trở, làm cầu, dồn trọng lượng về bên liệt… Tập chuyển sang tư thế ngồi tập các động tác chi thể và cột sống. Tập đứng và đi. Tập phản xạ tư thế.

Phục hồi vận động chủ động là một quá trình lặp đi lặp lại và hoàn thiện dần dần. Chú ý loại trừ các động tác nguyên thủy xuất hiện cản trở vận động chủ ý.

Thường khả năng vận động chi dưới phục hồi sớm hơn vì không tinh vi như tay nên chú trọng để bệnh nhân đi được đứng, đi sớm là điều rất có ý nghĩa đối với hoành cảnh thiếu phương tiện trợ giúp di chuyển trong đời sống cộng đồng, tạo tâm lý tốt cho người bệnh, đồng thời đi lại được sẽ hạn chế các biến chứng như co cứng, teo cơ, loét do nằm lâu v.v… Chi trên thường phục hồi khó, chậm và không hoàn toàn nên thường để lại di chứng khuyết tật. Có thể sử dụng một số dụng cụ trong tập vận động để phục hồi chức sức co, tăng tầm vận động khớp tăng tính hiệp đồng như hệ ròng rọc, gậy, bóng, thang…

Sử dụng các dụng cụ trợ giúp:

Trong liệt nửa người một số dụng cụ trợ giúp dù chỉ tạm thời nhưng đem lại hiệu quả thiết thực. Các dụng cụ trợ giúp đơn giản, dễ làm, rẻ tiền có thể ứng dụng như:

Các loại nạng 4 chân, nạng nách, nạng tay.

Gậy chống (đầu có bọc cao su để tránh trơn trượt).

Xe lăn (có thể tự tạo giản đơn)

Thang song song (xà kép) taajpd di

Các loại nẹp: vuông góc cổ chân (chống bàn chân thuổng), nẹp bàn tay, cẳng tay…

Giải đeo cánh tay (trong bán trật khớp vai)…

Phục hối sử dụng động tác: Đây là mục tiêu cao nhất của PHCN vận động. Đặc thù về vận động của con người không chỉ là các động tác gấp duỗi, dạng khép, xoay… của từng khớp, mặc dầu đây là các động tác cơ bản. Mục đích cao hơn là với sự điều khiển hoạt động thần kinh tạo nên hiệp đồng động tác với mức cực kỳ tinh vi. Đơn giản như tự phục vụ ăn uống, vệ sinh, di chuyển đến tinh vi như lao động sản xuất đặc trưng của loài người và các hoạt động nghệ thuật… Phục hồi sử dụng động tác là một phần của hoạt động trị liệu từ đơn gairn như cầm thìa xúc thức ăn đưa lên miệng, cầm cốc uống nước, cầm khăn lau mặt, cầm bàn chải đánh răng… đến cởi mặc quần áo, sử dụng nhà vệ sinh v.v… đến chơi thể thao là một quá trình tái rèn luyện, lúc đầu còn vụng về khó khăn vất vả dần dần từng bước tạo tạo thành nên đòi hỏi bệnh nhân có ý chí, kiên trì và được giúp đỡ tỉ mỉ. Biết sử dụng động tác hữu ích theo ý muốn của mình là nguồn hứng khởi cho người bệnh, nếu kịp thời động viên sẽ tạo động lực tiến bộ nhanh chóng.

Những trở ngại khi PHCN-VLTL cho người bệnh TBMMN

Phục hồi chức năng đối với người bệnh đột quỵ cần sự nỗ lực của thầy thuốc, người nhà và người bệnh. Đối với đột quỵ ở giai đoạn cấp, thường người bệnh và thân nhân tuân thủ điều trị ở rất tốt. Nhưng đến giai đoạn di chứng, giai đoạn bắt đầu phải hồi phục thì gặp rất nhiều khó khăn trong việc phục hồi chức năng như nhân sự cho việc phục hồi chức năng ở nhiều cơ sở y tế còn bị giới hạn, nhất là vùng sâu vùng xa. Việc tập luyện phục hồi chức năng cần sự hỗ trợ rất nhiều từ người thân, tuy nhiên, sự hỗ trợ này có thể được thực hiện rất tốt giai đoạn đầu nhưng ở giai đoạn sau thường bị xao nhãng. Một trong những yếu tố quan trọng khác là từ phía bệnh nhân. Bản thân bệnh nhân sau khi trải qua cơn đột quỵ thì tâm lý trở nên xấu đi, tính cách thay đổi, cần nhiều sự quan tâm, động viên, khuyến khích, thông cảm, cố gắng tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về dinh dưỡng, dùng thuốc, tập luyện.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não: Phòng ngừa theo nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, cụ thể là:

Thay đổi lối sống; loại bỏ các yếu tố nguy cơ như không hút thuốc, không uống rượu,

Ăn uống điều độ,

Tăng cường vận động thể lực, thể dục thể thao,

Sống vui vẻ tránh căng thẳng,

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh đái tháo đường, tim mạch, huyết áp

Theo dõi và tái khám: Sau khi ra viện bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và phục hồi chức năng tại nhà trong chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Bệnh nhân cần được khám lại ít nhất 1 tháng một lần, hoặc khi diễn biến không mong muốn tại các cơ sở điều trị, phục hồi chức năng gần nhất.

Phục Hồi Chức Năng Co Cứng

Theo Lance (1980) “Co cứng là sự tăng lên của trương lực cơ phụ thuộc vào tốc độ kéo giãn kèm theo sự phóng đại của của các phản xạ gân xương do cung phản xạ cơ bị kích thích quá mức, co cứng là một thành phần nằm trong hội chứng tế bào thần kinh vận độngtrên”

Cocứng(Spasticity)làbiểuhiệnthườnggặpcủacáctổnthươngthầnkinh trung ương (hội chứng bó tháp, hội chứng tế bào thần kinh vận động trên) như: Tai biến mạch máu não, u não, chấn thương sọ não, xơ cứng rải rác, chấn thương tủy sống… Co cứng kết hợp với yếu liệt cơ và mất các cử động chọn lọc tinh vi là những yếu tố quan trọng gây giảm hoặc mất chức năng của bệnh nhân. Co cứng có thể ảnh hưởng đến các vận động tự chủ ở những bệnh nhân liệt không hoàn toàn. Ngoài ra co cứng gây khó khăn cho bệnh nhân thực hiện các hoạt động tự chăm sóc hàng ngày như: ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, tắm rửa… Co cứng còn gây khó chịu hoặc đau đớn và là nguyên nhân chính gây co rút biến dạng, mất chức năng và tàn tật saunày.

1. Các công việc của chẩnđoán

– Ở những bệnh nhân mới xuất hiện co cứng, khai thác bệnh sử đầy đủ có thểgiúploạitrừcácnguyênnhângâytăngtrươnglựccơcóthểđiềutrịđược.

– Ởnhữngbệnhnhânbịmộttổnthươngthầnkinhtừtrước,khaithácbệnh sử để loại trừ bất kỳ yếu tố nào gây tăng co cứng (ví dụ: thay đổi thuốc, các kích thích xấu, tăng áp lực nộisọ…)

1.2. Khámvàlượnggiáchứcnăng

Co cứng rất khó để lượng giá, tuy nhiên lâm sàng hay sử dụng các thang điểm sau:

– Thang điểm Ashworth cải biên (Modified Ashworth Scale -MAS): từ0-4

– Thang điểmTardieu

– Thang điểm đánh giá mẫu dángđi

– Đo tầm vận động thụ động và chủ động cáckhớp

– Thang điểm co thắtcơ:

– CácthangđiểmchứcnăngnhưFIM-FunctionalIndependenceMeasure hoặc Gross Motor Function Measure cũng có giá trị, mặc dù chúng không đo lường co cứng trựctiếp

– Các thang điểm đánh giáđau

* Các mẫu co cứng và các triệu chứng lâm sàng

– Các dấu hiệu lâm sàng báotrước

– Cácmẫugấpởchitrên: Thườngthấyởbệnhnhânbạinão,taibiếnmạch nãohoặcchấnthươngsọnão

+ Vai khép và xoay trong

+ Gấp cổ tay và khuỷu

+ Sấp cẳng tay

+ Gấp các ngón tay và khép ngón cái

– Các mẫu gấp ở chi dưới: Thường thấy ở bệnh nhân bại não, xơ cứng rải rác, chấn thương sọ não hoặc tai biến mạch não

+ Háng khép và gấp

+ Gấp gối

+ Gấp cổ chân mặt gan chân hoặc bàn chân nghiêng trong (equinovarus)

– Cácmẫuduỗithườngthấyởbệnhnhânchấnthươngsọnão:

+ Gối duỗi hoặc gấp

+ Bàn chân thuổng và/hoặc cổ chân xoay ngoài (valgus)

+ Ngón chân cái gấp mặt mu chân hoặc gấp ngón chân quá mức

1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâmsàng:

– Các xét nghiệm thường quy (ví dụ: công thức máu, cấy nước tiểu, dịch não tủy) có thể giúp loại trừ nguyên nhân nhiễmtrùng

– Chụp XQuang thường quy giúp loại trừ các vấn đề như đại tràng ứ phân hoặc gẫy xương kín đáo… gây tăng cocứng

– Các thăm dò hình ảnh (MRI, CT Scan) vùng đầu, cổ và cộtsống

– Cácthămdònhưđiệncơđểxácđịnhtốcđộdẫntruyểnthấnkinh

– Cácxétnghiệmgiúpchonghiêncứuđịnhlượngnhưđiệncơbềmặt,phảnxạ H,phảnxạrung,sóngF,đápứngphảnxạcơgấpvàkíchthíchtừ/điệnquasọ.

2. Chẩn đoán xác định: Dựa vào lâmsàng

Mặc dù thực tế là co cứng có thể xuất hiện đồng thời với các biểu hiện khác, cần phân biệt co cứng với các biểu hiện sau:

– Cứng đờ: Sức cản vận động không tự chủ, không phụ thuộc tốc độ, cả haichiều

– Co giật do độngkinh

– Loạntrươnglựccơ:nhữngcocơkhôngtựchủgâyxoắnvặn,tưthếbấtthường

– Cử động múa vờn (athetoidmovement)

– Múa giật(Chorea)

– Múa vung(Ballisms)

– Run (tremor): Cử động lắc, không tự chủ, có nhịp điệu lặp đi lặp lại, không tựhết

2.4. Chẩn đoán nguyên nhân

– Các nguyên nhân tổn thương thần kinh trung ương (hội chứng tế bào thần kinh vận động trên) baogồm:

+ Tai biến mạch máu não

+ Tủy sống bị chèn ép hoặc tổn thương

+ U tủy sống, viêm tủy

+ U não

+ Não ứng thủy

+ Chấn thương sọnão

+ Xơ cứng rải rác

+ Xơ cột bên teo cơ

+ Bại não

+ Viêm não…..

– Cácyếutốcóthểlàmgiatăngmộtcocứngcótừtrướcbaogồm:

+ Nhiễm trùng (ví dụ: viêm tai, nhiễm trùng tiết niệu, viêm phổi)

+ Loét do đè ép

+ Các kích thích xấu (ví dụ: móng mọc quặp, gẫy xương kín đáo…)

+ Huyết khối tĩnh mạch sâu

+ Bàng quang quá căng

+ Đại tràng ứ phân, táo bón

+ Thời tiết lạnh

+ Mệt mỏi, căng thẳng

+ Cơn động kinh

+ Tư thế xấu

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điềutrị

– Trước khi PHCN và điều trị co cứng, phải tìm kiếm và điều trị những tổn thương kích thích có hại như : loét da, huyết khối tĩnh mạch sâu, u phân, nhiễm khuẩn tiết niệu, quần áo giầy dép hoặc nẹp chỉnh hình không phù hợp… Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cách nhận biết và phòng tránh các kích thích có hạiđó.

– Điều trị co cứng nên bắt đầu bằng các phương pháp đơn giản, tác dụng có thể đảo ngược, ít tác dụng phụ, sau đó đến những phương pháp phức tạphơn. Phối hợp các biện pháp can thiệp điềutrị.

– Khi điều trị một cơ co cứng, phải lượng giá tác động của các nhóm cơ đối vận.

– Điều trị co cứng phải tránh làm cho hoạt động chức năng của bệnh nhân giảm đi.

– Chỉ điều trị chuyên biệtkhi:

+ Co cứng gây ảnh hưởng đến chức năng: như ảnh hưởng đến việc đặt tư thế bệnh nhân, khi vận động, khi thực hiện các hoạt động chăm sóc hàng ngày (ADL), chăm sóc vệ sinh cá nhân…

+ Co cứng có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: loét, đau, co rút, biến dạng khớp…

– Phòng ngừa các biến chứng như: biến dạng cơ xương khớp, loét do đè

ép…

– Giảmđau

– Chophépkéogiãncáccơbịrútngắn,làmmạnhcáccơđốivậnvàlắp

đặt dụng cụ chỉnh trực phù hợp

– Xác định các yếu tố kích thích có hại: loét do đè ép, nhiễm trùng (bàng quang, móng chân, phần mềm, da…), huyết khối tĩnh mạch sâu, táo bón, bàng quang quá căng, mệt mỏi, cảm lạnh… và giải quyếtchúng.

– Đặttưthếtốtchobệnhnhânkhinằmvàngồi.

3. Cácphươngphápvàkỹthuậtphụchồichứcnăng Các kỹ thuật cơbản

– Kích thích điện chứcnăng.

– Phảnhồingượcsinhhọc(Biofeedback)

– Runggân

– Lạnh trịliệu

– Cácphươngphápnhiệtnóng

– Đặt tư thế đúng để làm giảm các mẫu đồng vận – ví dụ, ngồi trên xe lăn hoặc tư thế đúng trên giường

– Tập mạnh các nhóm cơ đốivận

– Kéogiãn

– Thủy trịliệu

– Xoabóp

Các kỹ thuật thần kinh vận động

– Kỹ thuật Bobath: kỹ thuật ức chế co cứng, hiện đang áp dụng rộng rãi ở Việtnam

– Các kỹ thuật vận động khác (Kabat, Brunnstrom…) và các kỹ thuật vận động – cảm giác (Rood,Perfetti…)

* Dụng cụ chỉnh trực (Orthosis): Nẹp/nẹp chỉnh hình chi trên và chi dưới, cứng hoặc mềm, giúp giữ một chi ở tư thế chức năng, giảm đau và phòng biếndạng

* Bóbộtchukỳhoặcbóbột ứcchếởcổchân,gối,ngóntay,cổtayvà

khuỷu

4.Các điều trị khác

Cácthuốcđườnguống

-Baclofen(Lioresal)

-Diazepam(Valium)

– Dantrolene(Dantrium)

– Tizanidine(Zanaflex)

– Clonidine(catapres)

Các phương pháp điều trị tại chỗ

– Phong bế thần kinh bằng Phenol5%:

– Tiêm Botulinum toxine nhóm A hoặc B

– Điều trị phối hợp Botulinum toxin và Phenol cùng nhau để làm tăng hiệu quảvàgiảmliềulượng,cũngnhưgiảmtácdụngphụkhitiêmnhiềucơ.

Can thiệp ngoại khoa

– Bơm Baclofen nội tuỷ ( Baclofenintrathecal)

– Phẫu thuật cắt chọn lọc rễsau

– Phẫu thuật DREZ (Dorsal Root Entry Zonotomy- Phẫu thuật vùng đi vào của rễsau)

– Phẫu thuật cắt thần kinh chọnlọc

– Phẫu thuật tủy/cắt cộttủy

– Phẫuthuậtchỉnhhìnhcắtgân/chuyểngân/kéodàigân/cắtxương

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

– Ghi chép hồ sơ về sự đáp ứng với điềutrị.

– Do sự dung nạp có thể xảy ra với thuốc, liều thuốc uống nên được điều chỉnh thườngxuyên.

– Kiểm tra định kỳ các dụng cụ cấy (bơm Baclofen, máy kíchthích..)

– Đánhgiánẹpchỉnhhìnhhoặccácdụngcụgiữtưthế.

– Trẻ em co cứng nên được thường xuyên theo dõi sự xuất hiện các biến dạng xương khớp và các bất thường khác, do sự phát triển nhanh của trẻ có thể gây nên co rút vĩnh viễn, vẹo cột sống hoặc mất chứcnăng.

(Lượt đọc: 11489)

Phục Hồi Chức Năng Khớp Gối Sau Phẫu Thuật Kết Xương Vỡ Mâm Chày

Khớp gối là khớp phức tạp bao gồm hai khớp: khớp giữa xương đùi và xương chày là khớp lồi cầu – ổ chảo, khớp giữa xương đùi và xương bánh chè là khớp phẳng.

– Lồi cầu xương đùi gồm lối cầu trong và lồi cầu ngoài, giữa hai lồi cầu là rãnh liên lồi cầu.

– Diện khớp trên của xương chày gọi là mâm chày, có mâm chày trong tiếp khớp với lồi cầu trong và mâm chày ngoài tiếp khớp với lồi cầu ngoài. Giữa mâm chày trong và mâm chày ngoài có gai mâm chày là các điểm bám của dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau.

– Sụn chêm: Sụn chêm trong hình chữ C nằm đệm giữa mâm chày trong và lồi cầu trong. Sụn chêm ngoài hình chữ O nằm đệm giữa mâm chày ngoài và lồi cầu ngoài. Sụn chêm trong gắn với bao khớp ở phía trong, sụn chêm ngoài gắn với bao khớp ở phía ngoài. Sụn chêm chia khoang khớp làm hai khoang, khoang trên sụn chêm và khoang dưới sụn chêm. Sụn chêm làm cho ổ chảo sâu thêm và sụn chêm trượt ra trước khi gấp gối và trượt ra sau khi duỗi gối.

– Dây chằng: Ngoài bao khớp, khớp gối được tăng cường bởi các dây chằng. Dây chằng bên trong (bên chày) và dây chằng bên ngoài (bên mác). Hai dây chằng chéo nằm ở giữa khớp, bắt chéo nhau hình chữ X là dây chằng chéo trước giữ cho mâm chày không bị trượt ra trước so với lồi cầu và dây chằng chéo sau giữ cho mâm chày không bị trượt ra sau so với lồi cầu. Phía trước có gân cơ bánh chè và các mạc phía trong và phía ngoài xương bánh chè. Phía sau có dây chằng khoeo chéo và dây chằng cung khoeo.

Khớp gối có hai loại vận động: vận động bản lề gấp-duỗi và vận động xoay nhưng vận động xoay chỉ thực hiện khi khớp gối ở tư thế gấp.

Mâm chày là phần xương xốp có bề mặt sụn cấu tạo nên một phần khớp gối. Khi người ta đứng hoặc đi lồi cầu xương đùi đè lên mâm chày và trọng lượng của cơ thể dồn lên mâm chày để xuống cẳng chân. Như vậy mâm chày là phần xương chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể.

Mâm chày là phần xương xốp nên khi gãy dễ liền xương nhưng vì là xương xốp nên khi gãy dễ bị lún mất xương. Mâm chày có mặt sụn khớp nên khi gãy sẽ làm mất phẳng sụn khớp, bề mặt sụn khớp sẽ bị khấp khểnh. Khi nắn chỉnh không chính xác sẽ gây hạn chế vận động khớp và làm nhanh thoái hóa khớp về sau.

Vì là xương xốp nên sau phẫu thuật kết xương bệnh nhân không được phép đi chống chân ngay sau phẫu thuật do mâm chày sẽ bị bung ra dưới sức nặng của cơ thể. Thời gian để xương liền khoảng ba tháng vì vậy sau ba tháng bệnh nhân mới được phép đi chống chân xuống đất và tăng lực chống chân dần dần cho đến khi chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể mà không gây đau.

Tùy theo loại gãy xương, kiểu kết xương và trọng lượng bệnh nhân mà thời gian được phép đi chống chân có thể thay đổi nhưng không được dưới ba tháng. Thời gian bình phục để có thể đi lại bình thường, gấp duỗi gối bình thường thông thường khoảng 6 – 8 tháng.

Có nhiều cách phân loại gãy mâm chày của các tác giả khác nhau nhưng đều có những điểm chung là căn cứ vào loại gãy hình nêm, nén ép, hai bình diện.

– Hohl (1958) phân gãy mâm chày thành gãy có di lệch và gãy không di lệch. Gãy di lệch gồm nén ép khu trú, nén ép tách, lún hoàn toàn bình diện và gãy nát.

– Moore (1967) phân gãy mâm chày thành 5 loại:

+ Loại I: Gãy tách mâm chày trong theo mặt phẳng trán

+ Loại II: Gãy hoàn toàn một bình diện mà đường gãy bắt đầu ở khoang đối diện qua gai chày đến bình diện gãy.

+ Loại III: Gãy bong bờ chày (các loại gãy này thường có tỉ lệ cao kèm theo chấn thương mạch máu, thần kinh).

+ Loại IV: Chấn thương nén ép bờ chày kèm với tổn thương dây chằng đối bên.

+ Loại V: Gãy bốn phần mà gai chày bị tách ra từ bình diện và thân xương chày.

Phân loại của Moore đã tính đến hậu quả mất vững khớp gối.

– Schatzker (1979) phân ra 6 loại:

+ Loại I (gãy tách): Gãy chẻ hoàn toàn mâm chày ngoài tạo thành mảnh gãy hình chêm.

+ Loại II (lún-tách): Gãy chẻ mâm chày ngoài mà phần mặt khớp còn lại bị lún vào hành xương.

Loại I (gãy tách) mâm chày ngoài Loại I (gãy tách) mâm chày ngoài

Hình 3: Gãy mâm chày loại I và II (phân loại của Schatzker)

+ Loại III: Gãy lún hoàn toàn trung tâm của mâm chày ngoài mà bờ xương còn nguyên vẹn.

Loại III: Gãy lún trung tâm mâm chày ngoài Loại IV: Gãy mâm chày trong

Hình 4: Gãy mâm chày loại III và IV (phân loại của Schatzker)

+ Loại V: Gãy 2 diện mâm chày (trong và ngoài) mà đường gãy thường tạo thành chứ “Y” đảo ngược.

+ Loại VI: Gãy loại V có sự tách ra giữa hành xương và thân xương, có thể có độ nát khác nhau của một hay hai diện mâm chày và mặt khớp.

Loại V: Gãy hai diện mâm chày Loại VI: Gãy loại V có tách hành và thân xương

Hình 5: Gãy mâm chày loại V và VI (phân loại của Schatzker)

Phân loại của Schatzker hiện nay được sử dụng phổ biến vì nó tính đến phương pháp kết xương, hậu quả mất vững khớp. Honkonen và Jarvinen gần đây đã sửa loại VI trong phân loại của Schatzker thành hai loại nhỏ là nghiêng trong và nghiêng ngoài để tính đến kết quả chức năng khớp trong điều trị với di lệch gập góc còn lại.

– Phân loại của hiệp hội chấn thương chỉnh hình (OTA) dựa trên phân loại của AO/ASIF: đầu trên xương chày được qui định là đoạn 41 và được chia thành 3 loại chính.

+ Loại A là gãy ngoài khớp chia ra A1, A2 và A3

Hình 6: Loại A (phân loại AO)

+ Loại B là gãy một phần mặt khớp, chia ra :

Hình 7: Loại B (phân loại AO)

+ Loại C là gãy hoàn toàn mặt khớp, chia ra:

C1: gãy đơn giản mặt khớp và hành xương.

C2: gãy đơn giản mặt khớp và gãy nhiều mảnh hành xương.

C3: gãy nhiều mảnh mặt khớp.

Hình 8: Loại c (phân loại AO)

– Giảm đau, giảm nề tại chỗ, tăng cường dinh dưỡng kích thích làm mau liền xương

– Duy trì trương lực cơ, phục hồi sức cơ đùi và cẳng chân bên tổn thương

– Phục hồi tầm vận động khớp gối trở lại bình thường.

2.2.1. Giai đoạn 1: giai đoạn chưa được chống tỳ sức nặng lên chân tổn thương (thường kéo dài 3 tháng đầu)

+ Duy trì sức cơ, trương lực cơ đùi và cẳng chân bên tổn thương.

+ Bất động tương đối khớp gối nhưng duy trì tầm vận động các khớp lân cận.

+ Đặt chân (cổ chân và gối) cao hơn mức tim (20 – 30cm trên mặt giường).

+ Chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc túi nước lạnh lên vùng khớp gối cách lớp băng gạc và lớp khăn lót dày 1cm thời gian 10 – 15 phút/lần, 3 – 5 lần/ngày.

+ Tập gấp duỗi khớp cổ chân chủ động hết tầm 10 lần tăng dần lên 20 lần cho mỗi lần tập, tập 2 lần/ngày.

+ Tập co cơ tĩnh (co cơ đẳng trường) cơ đùi và cơ cẳng chân 10 lần tăng dần lên 20 lần cho mỗi lần tập, tập 2 lần/ngày.

+ Nâng chân lên khỏi mặt giường ở tư thế gối duỗi giữ càng lâu càng tốt sau đó hạ xuồng nghỉ 5 phút rồi nâng tiếp 10 lần, tăng dần lên 20 lần cho mỗi lần tập, tập 2 lần/ngày.

+ Khi đau giảm, khuyến khích bệnh nhân chủ động gấp và duỗi gối (loại trọng lực chi) bên tổn thương với biên độ càng rộng càng tốt trong phạm vi có thể chịu đựng được.

+ Giảm nề, tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng để kích thích liền sẹo và can xương.

+ Duy trì trương lực cơ, tăng cường sức cơ đùi và cẳng chân bên tổn thương.

+ Điều trị nhiệt nóng vào khớp gối tổn thương bằng bức xạ hồng ngoại hoặc túi nhiệt 20 phút/lần, 2 – 3 lần/ngày.

+ Điều trị từ trường vào khớp gối cường độ 0,8 – 1,5 mT, 20 phút/lần, 2 lần/ngày để kích thích can xương.

+ Tiếp tục tập vận động khớp cổ chân, co cơ tĩnh và nâng chân khỏi mặt giường như trước.

+ Tập đi bằng nạng hoặc khung tập đi mà không tì sức nặng lên chân tổn thương.

+ Tập đi bằng nạng không tì lên chân tổn thương.

+ Tiếp tục điều trị nhiệt nóng và từ trường như trước.

+ Tiếp tục tập gấp duỗi khớp cổ chân, co cơ tĩnh và nâng chân lên khỏi mặt giường như trước.

+ Tập đi bằng nạng hoặc khung tập đi không tì lên chân tổn thương.

+ Chân tổn thương chịu sức nặng tăng dần lên 25% trọng lượng cơ thể.

+ Tiếp tục điều trị nhiệt nóng và từ trường như trước.

+ Tiếp tục tập gấp – duỗi khớp cổ chân, co cơ tĩnh và nâng chân lên khỏi mặt giường như trước.

+ Tập đi bằng nạng hoặc khung tập đi có tì chân tổn thương tăng dần sức nặng tới 25% trọng lượng cơ thể.

+ Tăng dần sức nặng lên chân tổn thương dần dần đạt tới 100% trong lượng cơ thể.

+ Tiếp tục điều trị nhiệt nóng và từ trường như trước.

+ Tiếp tục tập gấp – duỗi khớp cổ chân, co cơ tĩnh và nâng chân lên khỏi mặt giường như trước.

+ Tập đi bằng nạng hoặc khung tập đi có tì chân tổn thương tăng dần sức nặng để đạt tới 100% trọng lượng cơ thể vào cuối tháng thứ 6.

+ Tập hòa nhập gồm tự phục vụ và trở lại công việc.

+ Tập dáng đi bình thường, cân đối không nạng.

+ Tập lên xuống cầu thang và đi trên các địa hình phức tạp.

+ Tập tự phục vụ và trở lại công việc

+ Tập đi bộ nhanh hoặc chạy bộ nhẹ nhàng.

Mức độ đau được đánh giá theo thang điểm VAS. Dùng một thước chia các khoảng cách đều nhau từ 1 – 10 cho người lớn và các hình vẽ các vẻ mặt cho trẻ em. Hướng dẫn để bệnh nhân tự đánh giá có sự hỗ trợ của người đánh giá.

Hình 9: Thang điểm đánh giá mức độ đau VAS

Bảng 1: Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS

Đo vòng chi so sánh với bên lành.

Sử dụng thước đo góc hai cành, đo và đánh giá kết quả theo phương pháp zero.

Lượng giá theo thang điểm Lysholm (Lysholm Knee Scale 1985), tổng 100 điểm, trong đó dáng đi 5 điểm, đau 25 điểm, chống đỡ xuống chân tổn thương 5 điểm, sưng nề 10 điểm, kẹt khớp 15 điểm, lên xuống cầu thang 10 điểm, tính ổn định của khớp 25 điểm, ngồi xổm 5 điểm:

hang điểm Lysholm (Lysholm Knee Scale 1985)

Nguồn: Hà Hoàng Kiệm (2015). Vật l‎ trị liệu và Phục hồi chức năng. Giáo trình dùng cho đại học. Bộ môn VLTL – PHCN HVQY. NXB QĐND.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Văn Cúng Lễ Hồi Hoàn Địa Mạch

Văn cúng lễ hồi hoàn địa mạch

Bài văn khấn lễ hồi hoàn địa mạch

Văn khấn cúng đầy tháng – cúng thôi nôi cho bé

Văn khấn khi cúng Giỗ

Văn cúng Tết Hàn thực

Văn cúng Tết Đoan Ngọ

Sắm lễ hồi hoàn địa mạch

Để tránh được tai họa thì gia chủ phải lấy nước ở ba con sông, hoà với năm loại đất linh để nặn Thần Quy (Thần Rùa), cho chỉ 5 màu vào thân Rùa. Sau đó, chọn các ngày Thiên Xá, Thiên Nguyên, Địa Nguyên, Cường Nhật, Trùng Mậu, Trùng Kỷ rồi tìm nơi đào đất tạo thành hố bày lễ hoa quả ứng với Ngũ Hành (5 màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen hoặc tím) cùng lễ mặn ứng với Ngũ Hành, hoa 5 màu, hương, vàng mã… cạnh hố khấn cầu theo bài văn khấn bồi hoàn địa mạch.

Văn khấn hồi hoàn địa mạch

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức U minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát

– Con kính lạy Đức Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ đế, Ngũ nhạc thánh đế, Nhị thập tứ khí phần quan, Địa mạch thần quan, Thanh Long Bạch Hổ, chư vị thổ thần cùng quyến thuộc.

– Con kính lạy các ngài Kim Niên Đương cai Tôn thần, Bản cảnh Thành hoàng Tôn thần và các vị thần minh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………………………………

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…. Tháng…. Năm…, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, xin điền hoàn địa mạch. Tín chủ có lời thưa rằng:

Bởi vì trước đây

Do tinh mờ mịt

Thức tính hồn mờ

Đào đất lấp ao

Gầy nên chấn động

Hoặc bởi khách quan

Hoặc do chủ sự

Tổn thương Long Mạch

Mạo phạm thần uy

Ảnh hưởng khí mạch

Nay muốn cho phong thổ an hòa, gia đình chúng con mọi người được an bình, miễn trừ tai họa, nên tín chủ con trượng uy Đại Sỹ, nương đức Tôn thần, cung tạo bồi hoàn, nhương kỳ khẩn đảo thần công, nguyện xin bảo hộ, chứng minh sám hối, thụ hưởng đan thành.

Tín chủ chúng con xin thành tâm cúng dâng Ngài

U minh Giáo chủ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngài Kiên Lao địa thần Bồ Tát, các Ngài Ngũ phương,

Ngũ đế, Hậu Thổ nguyên quân, Sơn nhạc Đế quân,

Đương phương Thổ địa, Thổ phủ Thần kỳ, 24 Khí

Thần quan, 24 Long Mạch Thần quan, 24 Địa Mạch

Thần quan, 24 Sơn Địa Mạch Thần quan, 24 Hướng

Địa Mạch Thần quan, Thanh long Bạch hổ, Thổ bá,

Thổ hầu, Thổ mãnh, Thổ trọng Thần quan, Thổ phụ,

Thổ mẫu, Thổ lương, Thổ gia Thần quan, Thổ tử, Thổ

tôn, Thổ khảm, Thổ khôn Thần quan, Thổ kỳ Ngũ

phương Bát quái và các Thần minh quyến thuộc, Kim

niên Hành khiển Thái tuế chư đức Tôn thần, Đương

cảnh Thành hoàng bản thổ Đại Vương và tất cả các vị

Thần minh cai quản khu vực này, cúi xin thương xót

tín chủ chúng con, nhận lời cầu thỉnh, chuẩn tâu sám

tạ giáng phó án tiền, hưởng lễ vật. Nguyện cho:

Phong thổ phì nhiêu

Khí sung mạch vượng

Thần an tiết thuận

Nhân sự hưng long

Sở cầu như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Sau khi khấn xong, chờ cho tàn ba tuần hương, thì gia chủ dùng nước màu đỏ do tam giang thủy (nước của 3 con sông) nấu thành đem tưới xuống hố. Tiếp đến đặt Thần Rùa vừa nặn xuống hố. rồi dùng cát lấy ở bãi nước nơi ngã ba sông trộn với 5 thứ đỗ là: đỗ xanh, đỗ vàng, đỗ đỏ, đỗ trắng và đỗ đen lấp lên hố cho đầy.

Theo tục xưa: nếu làm động đến Long Mạch thì gia đình phải làm lễ bồi hoàn Long Mạch như trình bày ở trên sẽ tránh được tai họa.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phục Hồi Chức Năng Cho Người Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!