Đề Xuất 5/2023 # Rằm Tháng Giêng Là Tết Gì? Cách Chuẩn Bị Mâm Cỗ Rằm Tháng Giêng # Top 12 Like | Herodota.com

Đề Xuất 5/2023 # Rằm Tháng Giêng Là Tết Gì? Cách Chuẩn Bị Mâm Cỗ Rằm Tháng Giêng # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Rằm Tháng Giêng Là Tết Gì? Cách Chuẩn Bị Mâm Cỗ Rằm Tháng Giêng mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên tiêu được du nhập vào Việt Nam theo phong tục của người Hoa. Tết Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm mới.

Lễ hội trăng tròn bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.

2. Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng được xem là ngày lễ quan trọng sau dịp Tết Nguyên đán, theo tín ngưỡng, tôn giáo và ngành nghề, tùy vào từng gia đình thờ khác nhau như: thờ Phật, thờ Thần Tài Thổ Địa, thờ Chúa…Nhưng nhìn chung và bắt buộc mỗi gia đình là bàn thờ tổ tiên bày tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn những người trên đã phù hộ cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe, học tập thành tài, làm ăn phát đạt trong năm. Có thể thấy đây là ngày lễ quan trọng trong tâm linh mỗi người.

Ở một số vùng miền, Tết Nguyên tiêu được xem như nét văn hóa sinh hoạt tao nhã mang nhiều ý nghĩa nghệ thuật trong khung cảnh thơ mộng hữu tình. Không chỉ cùng nhau ngắm trăng, đọc thơ, ăn bánh trôi mà mọi người còn có dịp xem múa lân, chơi các trò chơi dân gian giải trí cùng nhau.

Ở Việt Nam, ngày rằm là dịp mọi người lên chùa thắp nhang cầu gia đạo bình an, khỏe mạnh và tài lộc. Qua câu “Lễ phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng trong tâm thức của người Việt.

Vì vậy, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội rằm tháng Giêng là một tín hiệu tốt thể hiện cái ‘tâm’ con người.

Bên cạnh đó, ngày này còn là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính đối gia tiên. Với mâm cúng gia tiên, người dân chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn như ngày tết với các món mặn truyền thống như giò, chả, gà, thịt lợn, rau xào… hoặc các món chay.

4. Mâm cỗ rằm tháng Giêng gồm những gì?

4.1. Mâm cỗ tuân thủ nguyên tắc 10 món theo tỉ lệ 4 bát, 6 dĩa

Mâm cỗ cúng tươm tất nhất gồm 10 món theo tỷ lệ: 4 bát, 6 đĩa. 4 bát có thể gồm bát canh măng, canh bóng, miến, mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

4.2. Đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt

Mâm cơm cúng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị cay của ớt, vị mặn của nước chấm, vị chua của dưa hành củ kiệu, vị ngọt của bánh, tất cả hòa quyện tạo nên mâm cỗ trọn vẹn, cầu mong bình an sung túc, xua đi những điều đen đủi sẽ tới trong năm mới.

4.3. Phải có bánh chưng hoặc bánh tét

Bánh chưng là món ăn đầu tiên không thể thiếu trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu là. Bánh chưng tượng trưng cho đất, như một lời cầu mọi sự được vuông tròn trong năm mới. Ở miền Nam thì có bánh tét. Bạn có thể ăn bánh chưng bánh tét quanh năm nhưng mùi vị bánh của những ngày đầu năm khi được quây quần bên mâm cơm gia đình hẳn sẽ rất khác biệt.

Xôi gấc có màu đỏ, được hiểu như mang lại may mắn, đầy đủ cho gia chủ cả năm. Vì vậy, ngoài ba ngày Tết cần thắp hương xôi gấc thì Tết nguyên tiêu món ăn này cũng không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên. Xôi gấc có vị ngọt, dẻo thơm mùi gấc tượng trưng cho sự ngọt lành trong năm mới.

4.5. Gà luộc món ăn thường có trên mâm cỗ rằm tháng Giêng

Gà luôn là món ăn quan trọng trong các món ăn thắp hương. Gà luộc màu vàng ươm tươi mang hy vọng đem lại may mắn, tiền tài và sức khỏe cho gia đình bạn trong năm mới. Gà thường được yêu cầu cầu kỳ, cẩn thận hơn gà ăn thông thường, lớp da phải căng bóng, không chín nát, mào đẹp…

Theo sự tích nàng cung nữ tên Nguyên Tiêu làm bánh trôi nước xoa dịu các vị thần mà từ đó quan niệm của người Việt, việc cúng bánh trôi hy vọng cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy và đoàn viên. Vì vậy, đây là món bắt buộc phải có trên mâm cỗ rằm tháng giêng

4.7. Chân giò bó luộc

Trong phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thứ quan trọng trong mâm cúng. Cúng chân giò lợn được hiểu mong muốn một năm đầy đặn, viên mãn. Có thể thay bằng giò chả hoặc chân giò muối bán ở ngoài.

4.8. Các món đậu

4.9. Mâm trái cây ngũ quả

Hoa tươi và một đĩa ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên trong tất cả các dịp lễ, nhất là trên mâm cỗ rằm tháng giêng. Mỗi vùng miền sẽ có mâm ngũ quả khác nhau. Mâm ngũ quả phổ biến thường gồm mãng cầu xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài” cho cả năm được như ý.

Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng Giêng Cần Chuẩn Bị Gì?

Rằm tháng Giêng (còn gọi là Tết Nguyên tiêu) diễn ra vào 15/1 âm lịch hàng năm là dịp lễ được nhiều người Việt chú trọng. Vì thế mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cũng đòi hỏi sự công phu, cẩn thận.

Rằm Tháng Giêng có gì đặc biệt?

Ngày rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt.

Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng rất tươm tất, chu đáo, với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn. Ngày rằm tháng Giêng rơi vào mùa xuân, theo quan niệm dân gian, tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.

Câu nói “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của ngày này. Trong sách Cơ sở văn hóa Việt Nam, GS Trần Ngọc Thêm viết không chỉ ngày đầu năm mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng.

Theo quan niệm của người Việt, phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Thêm vào đó, tháng Giêng công việc ít (có quan niệm tháng Giêng là tháng ăn chơi) nên đây là tháng có nhiều Tết hơn hẳn các tháng khác ( Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu).

Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng

Với ý nghĩa trước là để kính Phật, gia tiên, sau là để cầu mong tài lộc, rằm đầu tiên trong năm còn được nhiều người xưa quan niệm như ăn Tết lần hai.

Đây cũng là cơ hội để người đau ốm đúng dịp Tết nay đã khỏi hay gia đình có chuyện không may được ăn Tết bù. Sự quan trọng của dịp này còn được thể hiện qua câu nói: “Giỗ Tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Đồng thời ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể người dân.

Thành ngữ “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cần có gì?

Trong ngày này, mâm cỗ được từng gia đình chuẩn bị theo điều kiện kinh tế, không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn thường đảm bảo các món cơ bản. Các gia đình có thể lựa chọn ăn rằm và ngày 14/1 hoặc 15/1 âm lịch.

Đối với mâm cỗ chay cúng Phật, cần chuẩn bị hoa quả, chè xôi, rau xào chay nêm ít gia vị, canh nấm hoặc rau củ quả, các món đậu.

Một số gia đình còn bày thêm bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong một năm trôi chảy, thuận hòa. Ngoài ra, lễ vật gồm hương, hoa, đèn nến.

Màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay được cho là tượng trưng cho sự hiện diện của ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ăn cơm chay cũng là cách hướng tới sự thanh thản, an nhiên trong tâm hồn.

4 bát gồm: canh măng, canh bóng, bát miến và mọc.

6 đĩa gồm: thịt gà hoặc lợn luộc, giò/chả, nem, món xào, dưa hành/dưa muối, xôi hoặc bánh chưng. Ngoài ra có thêm nước chấm.

Với mâm cỗ đủ đầy, ngoài để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn gia tiên còn cầu mong một năm mới trọn vẹn, an lành, xua đi điều rủi.

Với sự phát triển của nhịp sống hiện đại, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cũng được nhiều gia đình biến tấu, thêm bớt món ăn hợp khẩu vị nhưng vẫn đảm bảo sự truyền thống để bày tỏ lòng thành kính.

Rằm Tháng Giêng: Cách Chuẩn Bị Lễ Vật, Bài Cũng Rằm Tháng Giêng

Những cành đào mini cuối cùng mang sắc Tết được nhiều người chọn mua chơi Rằm tháng Giêng làm giảm đi không khí ảm đạm thời chống dịch… Ngư dân Hà Tĩnh hốt “lộc trời” đầu năm, kiếm tiền… Nóng trong tuần: Cầu Thăng Long thông xe sau 5 tháng sửa chữa Đêm nay, không khí lạnh tăng cường, miền Bắc tiếp tục chìm trong giá rét 3 thanh niên bất động trên dốc cầu vượt “tử thần” ở Sài Gòn Băng giá nhuộm trắng nhiều đỉnh núi ở Hà Giang trong cái rét âm độ C Chuyến bay đầu tiên hạ cánh xuống đường băng 2.000 tỷ đồng ở sân bay Tân Sơn Nhất Xe container bốc cháy dữ dội, khói đen bốc lên cuồn cuộn CLIP: Phục vụ Đại hội XIII, xử lý tình huống các đại biểu dương tính với Covid-19 Thêm một ca mắc COVID-19, bệnh nhân là nữ 24 tuổi Trịnh Xuân Thanh sắp hầu tòa cùng bị án Đinh La Thăng 3 tháng sau ly hôn: Lệ Quyên gợi cảm bên “tình tin đồn” kém tuổi, Đức Huy yêu gái trẻ “Chị đẹp thả rông” tiết lộ danh tính người chụp loạt ảnh “khoe ngực”, ai nghe cũng đứng hình Ngượng chín mặt khi đi đẻ: Không mặc quần cũng chỉ… thường thôi! Góc trở mặt Hướng Dương Ngược Nắng: Không chiếm được Cao Dược, Kiên bơ đẹp Châu? Mỹ nữ mắt nai mê trang phục khoét, có bộ cắt sâu không điểm dừng Cô gái “ngực cả mét” ngồi ký hợp đồng, dân mạng lo cho nghị lực của khách hàng bên cạnh Cho con gái ngủ với ông nội, đêm nào cũng nghe tiếng động lạ, mẹ trẻ lén nhìn sững sờ Hotgirl Nghệ An khoe hình mặc hở, mái tóc hồng rực vẫn chưa nổi bằng thềm ngực đầy 9 món ăn kinh dị nhất hành tinh, chỉ những người “gan to”… Ăn bưởi xong chớ vội vứt vỏ vì những công dụng tuyệt vời này… 4 sai lầm tai hại khiến chảo chống dính nhanh hỏng, món ăn… Người châu Á hóa ra cuồng vàng đến mức này! Chuyện ít biết xung quanh đồng tiền Việt Nam: Từ xưởng đúc… Nóng tuần qua: Thủ tướng “chốt” ngày phải hoàn thành đường…

Cách Chuẩn Bị Mâm Cỗ Cúng Phật Ngày Rằm Tháng Giêng

Những món chay vô cùng thơm ngon, hấp dẫn, dễ làm chắc chắn sẽ khiến những tín đồ chay mê mẩn.

Nguyên liệu:

– 30ml dầu

– 230g hành

– 5g gừng

– 5g tỏi

– 920g bắp cải

– 460g giá đỗ

– 230g cà rốt

– 230g măng non

– 230g nấm

– 5ml nước tương

– Rượu, muối, dầu mè

– Lá cuốn bò bía

– 1 quả trứng đánh

– Bột ngô và nước

– Nước chấm: 80ml giấm gạo, 60g đường nâu, 15g tương cà, 5ml nước tương, 10g bột ngô, 60ml nước

– Rửa sạch rau củ, xắt nhỏ hành lá, băm nhỏ gừng tỏi, thái lát nấm và thái sợi bắp cải, cà rốt và cả măng non.

– Chuẩn bị một chảo nóng với ít dầu, bạn cho gừng tỏi băm và hành lá xắt nhỏ vào, xào nhanh.

– Tiếp theo, bạn cho các loại rau củ thái sợi vào, xào đều một lúc đến khi gần chín thì bạn cho ít dầu mè, rượu và muối vào.

– Quết một lớp dầu thực vật lên giấy bạc đã được lót sẵn trong khay nướng.

– Pha loãng một ít bột ngô với nước, múc nhân vào giữa lá nem, cuộn chặt tay.

– Sau đó bạn quết một lớp trứng đánh mỏng đều khắp nem.

– Cho vào lò nướng đã được làm nóng ở nhiệt độ 200 độ C, nướng trong 10 phút, sau đó bạn lấy ra, trở cuốn nem lại, quết thêm lớp trứng và nướng thêm 10 phút nữa.

– Đến phần làm nước chấm: bạn cho nước tương, giấm, đường nâu và tương cà vào nồi, vừa đun vừa khuấy đến khi đường tan hết thì bạn cho nước bột ngô vào, khuấy đều.

Đợi đến khi chín vừa bạn đã có món nem chay ngon bày lên đĩa.

Đậu trắng: 2 bìa

Đậu xanh: 100g

Mọc nhĩ: 5-6 cái vừa

Bột chiên xù: 1 túi

Bột nêm chay, tiêu, dầu ăn

Đậu xanh dù là loại nào cũng phải ngâm nước ấm 2h trước khi làm chả đỗ xanh, đem đãi vỏ, vo sạch rồi đem giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố để xay.

Nấm mèo cũng ngâm trong nước ấm cho nở hoàn toàn, cắt cân và băm nhuyễn.

Đậu phụ rửa lại với nước lọc rồi dùng thìa hoặc dĩa dằm nhuyễn rồi trộn 3 loại nguyên liệu với bột chiên xù cùng bột nêm, tiêu và chút nước mắm. Bạn lưu ý, bạn dằm càng nhuyễn đậu thì cách làm chả đậu xanh càng ngon và đẹp vì miếng đậu không bị gồ gề, sập sội.

Vo viên thành từng viên tròn như ủa bóng bàn rồi cho vào lòng bàn tay ấn dẹt, sau đó chiên trong dầu nóng cho đến khi vàng đều 2 mặt.

Nguyên liệu:

– 50g nấm hương, 50g nấm tuyết

– 1 củ su hào, 1 củ cà rốt, vài nhánh rau mùi

– hạt nêm chay, muối trắng, tiêu xay

– Nấm hương, nấm tuyết ngâm nước ấm cho nở rồi cắt gốc, rửa lại bằng nước lạnh.

– Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái quân cờ hoặc tỉa hoa tuỳ thích.

– Cho nấm hương, cà rốt, su hào vào nấu cùng lúc, nêm muối và hạt nêm chay. Khi rau củ gần chín thì cho nấm tuyết vào đun thêm 3-5 phút, nấm tuyết chín tới thì tắt bếp, cho mì chính vào khuấy đều. Múc canh ra bát, rắc rau mùi và hạt tiêu.

Nguyên liệu:

– 250g miến

– 5 tai nấm mèo

– 50g đậu phụ trắng

– 1 củ cà rốt

– 1 thìa canh lạc rang giã nhỏ

– Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở rồi cắt gốc, rửa lại bằng nước lạnh sau đó thái chỉ.

– Vo sạch miến trong nước lạnh. Bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi tắt lửa, cho miến vào ngâm khoảng 3-5 phút. Tuỳ từng loại miến mà thời gian ngâm khác nhau, khi miến nở vừa tới (chín nhưng không quá mềm) thì đổ miến ra rổ, rửa qua nước lọc rồi dùng đũa xóc đến khi ráo nước miến sẽ tơi ngon. Dùng kéo cắt miến thành đoạn 10cm.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi.

– Đậu phụ cắt lát mỏng, rán vàng rồi dùng kéo cắt chỉ.

– Bắc chảo lên bếp, cho cà rốt, nấm mèo vào xào, thêm tí nước lạnh để không cháy chảo, nêm muối, đường vừa ăn. Nấm và cà rốt vừa chín tới thì tắt bếp, cho mì chính vào đảo đều rồi cho miến vào dùng đũa xóc đều.

– Gắp miến trộn ra đĩa, rải đậu phụ bên trên, sau cùng là lạc rang và rau thơm.

* Với cách làm này đĩa miến trộn của bạn sẽ tơi ngon, không bị dính, gia vị được nêm vào rau xào sẽ ngấm qua cho miến có độ mặn vừa phải, người có khẩu vị mặn có chan thêm nước chấm chay chua ngọt hoặc xì dầu.

Nguyên liệu:

– 2 – 3 củ khoai lang tím; 200g bột gạo nếp; 1/4 bát nhỏ đường nâu; 1 nhánh gừng; vừng rang thơm; Đỗ xanh: 200g

– Khoai lang tím rửa sạch, hấp hoặc luộc chín, tán nhuyễn.

– Trộn khoai lang và bột gạo nếp vào với nhau, vì khoai lang đã ngọt bạn không cần thêm đường, từ từ đổ nước ấm tầm 60 độ C vào.

– Vừa đổ nước vừa dùng tay nhồi đến khi khoai mịn dẻo, đậy kín ủ khoảng 30 phút để bột nở, tùy theo độ hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

– Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho sạch, hấp chín đỗ, dùng muôi cán mịn hay dùng máy xay, xay đỗ thật mịn với đường cát trắng tùy theo độ ngọt bạn thích.

– Chia bột nếp thành từng phần bằng nhau và viên tròn.

– Đỗ xanh cũng viên tròn nhưng viên nhỏ bằng ½ viên bột nếp.

– Ấn dẹt phần bột ra lòng bàn tay, đặt nhân đỗ xanh vào giữa viên tròn lại. Lần lượt làm như vậy cho đến hết phần nguyên liệu.

– Đun 1 nồi nước sôi, khi nước sôi thả từng viên chè trôi vào đun sôi đến khi viên chè trôi nổi lên, vớt ra bát.

– Ở 1 nồi khác bạn pha khoảng 2-3 bát con nước cùng đường nâu và vài lát gừng cắt mỏng đun sôi rồi thả chè trôi vào đun khoảng 3-4 phút cho phần nước ngấm vào từng viên chè.

– Tắt bếp chút chè ra bát thêm ít vừng rang thơm lên trên.

Mâm cơm chay cúng Rằm tháng Giêng cũng không cần quá cầu kì, nhiều món, cái này cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện mỗi gia đình.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Rằm Tháng Giêng Là Tết Gì? Cách Chuẩn Bị Mâm Cỗ Rằm Tháng Giêng trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!