Cập nhật nội dung chi tiết về Sài Gòn – Châu Đốc mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tour Du Lịch Miền Tây Châu Đốc Núi Cấm Trà Sư 2 ngày 1 đêm – Hành hương về vùng Thất Sơn huyền thoại thuộc Châu Đốc tỉnh An Giang. Hành trình đưa quý khách đến đến các danh thắng nổi tiếng như: Thủy Đài Sơn, Thiên Cấm Sơn, Anh Vũ Sơn…Nằm trong dãy Thất Sơn hùng vỹ. Hành hương lên núi cấm viếng chùa Phật Lớn, chùa vạn Linh. Đến núi Sam viếng miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây AN…và đặc biệt khám phá rừng tràm Trà Sư tuyệt đẹp mùa nước nổi hàng năm.
SÀI GÒN – CHÂU ĐỐC – MIẾU BÀ CHÚA XỨ – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – NÚI CẤM
Hotline: 0914666386 – 0962060586
NGÀY 1: chúng tôi – THOẠI SƠN – NÚI CẤM – CHÂU ĐỐC (Ăn sáng, trưa, tối)
Buổi sáng: Quý khách tập trung tại điểm hẹn, 6h30 xe khởi hành đi Châu Đốc, quý khách ăn sáng tại nhà hàng , Mêkông Reststop Tiền Giang, sau đó tiếp tục hành trình theo quốc lộ 1A về miền tây đi ngang qua cầu treo Mỹ Thuận, phà Vàm Cống, tới TP Long Xuyên khách dừng chân dùng cơm trưa.
Buổi chiều: Đoàn tiếp tục hành trình đến Châu Đốc nghe giới thiệu về các danh thắng ở An Giang như: Thủy Đài Sơn, Thiên Cấm Sơn, Anh Vũ Sơn… nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ. Đoàn tiếp tục hành trình lên núi Cấm, ngọn núi cao 716m, được mệnh danh là nóc nhà của miền Tây, trên núi có hồ Thủy Liêm, miếu Sơn Thần, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc cao 32m luôn mĩm cười với khách thập phương (Có xe của khu du lịch đưa quý khách lên núi Cấm công ty bao vé hoặc Quý khách có thể đi bằng tuyến cáp treo dài 3,5 km (vé cáp treo tự túc) đi ngang qua hồ Thanh Long tuyệt đẹp và ngắm toàn cảnh dãy Thất Sơn hùng vỹ đẹp như tranh thủy mạc). Đoàn xuống núi, về thị xã Châu Đốc, Quý khách viếng chùa Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng hiển linh là trung tâm hành hương lớn nhất miền tây. Đoàn trở về dùng cơm tối, sau đó quý khách tự do nghỉ ngơi hoặc Quý khách tự thuê xe đạp lôi, hoặc taxi đi chợ đêm núi Sam hoặc dạo quanh thị xã về đêm.
NGÀY 2: CHÂU ĐỐC – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – chúng tôi (Ăn sáng, trưa)
Buổi sáng: Quý khách ăn sáng tại nhà hàng, sau đó xe đưa đoàn đi tham quan rừng tràm Trà Sư hệ sinh thái rừng tràm ngập nước đẹp nhất Đông Nam Á. Hành trình theo hướng Tịnh Biên đi ngang qua dãy thất Sơn Hùng Vỹ ngắm cảnh núi Cấm, Núi Két và các ngôi chùa Khơme có kiến trúc độc đáo. Đến huyện Nhà Bàng sau đó vào rừng tràm Trà Sư. Quý khách bắt đầu tham quan hệ sinh thái rừng tràm ngập nước tuyệt đẹp vào buổi sáng theo lộ trình. Quý khách tản bộ 500m từ bãi xe vào đến bến đò sau đó đi tắc rán (xuồng máy) khoảng 10 phút chạy dọc bờ kênh trong rừng tràm rợp mát đến trạm dừng đầu tiên. Quý khách chuyển sang đi đò chèo đây là hành trình thú vị nhất. Đò chèo nhẹ nhàng rẽ nước đi vào rừng tràm xanh mướt với khung cảnh tuyệt đẹp. Trên mặt nước phủ đầy một màu xanh lơcủa những mãng bèo màu xanh như những tấm thảm khổng lồ bao phủ khắm rừng tràm. Trong không khí mát mẻ xuồng lướt đi nhè nhẹ tạo cảm giác lâng lâng khó tả, cuộc sống như chậm lại. Quý khách như gạt bỏ những điều phiền muộng của cuộc sống, tận hưởng cảm giác sản khoái khi đi giữa thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp. Tại đây quý khách được tận mắt xem những chú chim dạn dỹ kiếm mồitrên những đám bèo màu xanh. Sau một vòng khám phá, đò đưa quý khách về lại bến đỗ và chuyển sang hành trình tiếp theo. Tắc rán đưa quý khách lướt đi trên con đường độc đạo giữa rừng tràm đến trạm dừng chân tiếp theo. Tại đây quý khách có thể lên đài quan sát ngắm toàn cảnh rừng tràm Trà Sư, đi bộ trên đường đất giữa rừng tràm săn những bức ảnh đẹp, chụp ảnh cây cầu bắt ngang qua bờ kênh. Sau đó đến khu vực nhà hàng gữa chốn thiên nhiên hoang dã được bố trí những cụm nhà sàn nhỏ giữa rừng rất lãn mạng. Quý khách dùng bữa trưa các món dân dã, đạm bạc như: Cá lóc nướng hay gà nướng muối ớt, gà hấp lá chúc, lẩu chua cá, rau ngỗ xào, cá rô đồng với thịt kho tộ….sau bữa trưa tắc ráng đưa quý khách về lại bến đò kết thúc chuyền tham quan rừng tràm Trà Sư.
Buổi chiều: Xe tiếp tục đưa quý khách đi chợ Châu Đốc – còn gọi là “vương quốc mắm” của miền Tây, bán nhiều đặc sản nổi tiếng như mắm thái, khô cá tra phồng, tung lò mò…Đoàn về thành phố HCM, xe dừng cho du khách mua đặc sản Sa Đéc như nem lai vung, bánh phồng tôm Sa Giang, quýt hồng…đoàn qua cầu treo Mỹ Thuận – Vĩnh Long theo quốc lộ 1A lên đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương về lại Sài Gòn. Về tới Sài Gòn, kết thúc tour miền tây Châu Đốc – Núi Cấm 2 ngày 1 đêm.
Giá tour Châu Đốc Núi Cấm Trà Sư 2 ngày 1 đêm
Tiêu chuẩn khách sạn : Khách sạn 3 sao Châu Đốc
Giá tour trọn gói cho người lớn : 1.650.000 đ/k
Giá tour trẻ em từ 4 – 11 tuổi : 1.251.000 đ/k
Lịch khởi hành :
Khởi hành thứ 7 hàng tuần
Note: Tour riêng cho nhóm: 4 – 5 khách: 1.968.000 đ/k, 6 – 8 khách : 1.868.000 đ/k, 9 – 11 khách: 1.668.000 đ/k ngày khởi hành do quý khách lựa chọn.
Giá tour du lịch Châu Đốc bao gồm:
+ Vận chuyển: Xe du lịch đới mới máy lạnh đưa đón tham quan theo chương trình
+ Ăn uống: Theo chương trình 2 bữa ăn trưa + 1 bữa ăn tối + 2 bữa ăn sáng.
+ Khách sạn: 1 đêm khách sạn tại tại Châu Đốc tiêu chuẩn 3 sao, 2 khách/1 phòng hoặc 3 khách/1 phòng đầy đủ tiện nghi.
+ Tham quan: Theo chương trình có hướng dẫn viên, vé vào cửa, tàu, đò tham quan, bao vé xe trung chuyển lên núi Cấm khứ hồi.
+ Quà tặng: Mỗi khách được tặng 1 chai nước suối 500ml.
Giá tour không bao gồm: Ăn uống ngoài chương trình, vé cáp treo núi cấm (Người lớn 155.000 đ khứ hồi, trẻ em 80.000 đ) các chi phí vui chơi, taxi, xe lôi, các phí giải trí cá nhân khác…
Giá tour cho trẻ em:
+ Trẻ em dưới 4 tuổi miễn phí gia đình tự lo nhưng 2 người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em, nếu nhiều hơn phải mua ½ vé.
+ Trẻ em 4 – 11 tuổi mua 75% vé người lớn có phần ăn và chỗ ngồi riêng trên xe, trên tàu, ngủ chung với bố mẹ.
Chùa Bà Châu Đốc An Giang
Chùa Bà Châu Đốc An Giang là một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng bậc nhất xứ nam bộ. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người người nhà nhà lườm lượp kéo về cầu bình an, xin tài lộc,… Tuy nhiên ít ai trong số đó biết được những câu chuyện thú vị xung quanh nguồn gốc của ngôi chùa. Bài viết sau đây sẽ lý giải tất cả những câu chuyện ấy và đưa ra cho các bạn những kinh nghiệm trong dịp hành hương về chùa Bà Châu Đốc An Giang.
Chùa Bà Châu Đốc 1 hay còn gọi là chùa Bà Chúa Xứ có địa chỉ ở chân núi Ngọc Lãnh Sơn – Núi Sam- Châu Đốc tỉnh An Giang.
Tuy nhiên, cần phân biệt chùa Bà Châu Đốc An Giang với hai ngôi chùa khác là Chùa Bà Châu Đốc 2 và 3.
Chùa Bà Châu Đốc 2 nằm ở huyện nhà bà – TP Hồ Chí minh, còn chùa Bà Châu Đốc 3 có địa chỉ ở quận 9.
Nếu xuất phát từ trung tâm TP An Giang, các bạn có thể đi đến chùa Bà Châu Đốc theo đường tỉnh 945 và quốc lộ 91 đến Tân Lộ Kiều Lương.
Sẽ có hướng dẫn chỉ đường đến chân núi Sam – nơi tọa lạc chùa Bà Châu Đốc.
Những du khách đến từ xa, tốt nhất các bạn nên tham khảo những tour du lịch trọn gói đến chùa Bà Châu Đốc để có được những chỉ dẫn tận tình nhất.
Hoặc tập hợp thành nhóm và thuê xe khách đến chùa, hiện nay phục vụ xe đi chùa Bà Châu Đốc có nhà xe khách Phương Trang dịch vụ rất tốt.
Đặc biệt, con đường đến chùa Bà Châu Đốc phải băng qua sông mới có thể đến đích được.
Du khách chắc hẳn sẽ nhớ trải nghiệm đi chùa bằng phà tại Châu Giang – phú Hiệp.
2. Truyền thuyết về nguồn gốc chùa Bà Châu Đốc An Giang
Truyền thuyết kể rằng xưa kia, trên đỉnh núi Sam có bức tượng bằng sứ tạc hình một bà lão hiền lành, phúc hậu.
Người dân trong vùng coi bà như thần và thờ tụng trên đỉnh núi.
Nhưng đầu thế kỉ 18, tượng Bà Chúa Xứ tỏ ra rất linh ứng, người dân địa phương bảo nhau đưa tượng bà xuống chân núi để tiện cho việc hương khói và thờ cúng.
Nhưng kỳ lạ là cả làng huy động hết thảy những thanh niên cường tráng nhất nhưng vẫn không thể nhấc nổi tượng bà.
Khi đó, có điềm báo rằng chỉ cần có 9 cô gái đồng trinh là có thể đem được tượng bà xuống núi.
Quả nhiên là thật, tượng bà được chuyển xuống nhưng đi đến chân núi thì lại không thể di chuyển thêm được nữa.
Từ đó, vị trí chân núi Sam người ta dựng miếu thờ bà Chúa Xứ hay nhiều người vẫn gọi là chùa Bà Châu Đốc.
Bởi lẽ đây thực chất là ngôi miếu nhưng lại có quy mô tầm cỡ như một ngôi chùa.
Chùa Bà Chúa Xứ xuất hiện trên đỉnh núi Sam từ khi nào vẫn còn là một câu hỏi lớn, kể cả với các nhà khảo cổ học.
Theo kết quả khảo cổ của một nhà khảo cổ người Pháp thì tượng Bà Chúa Xứ rất có thể là vết tích cổ của nền văn hóa Óc Eo ở cuối thế kỉ thứ 6.
Và thực chất đây là bức tượng tạc một người đàn ông được tạc bằng đá son bởi người Khmer cổ, nó mang giá trị nghệ thuật và lịch sử rất lớn.
Minh chứng thêm cho điều này đó là lớp đá trầm tích được dùng làm bệ đỡ cho tượng Bà Châu Đốc cũng không phải là loại đá có thể tìm thấy ở địa phương.
Đây là một loại đá có màu xanh đen rất hiếm thấy.
Còn việc tại sao pho tượng lại bị mất đi một bên cánh tay thì được giải thích như sau: xưa kia, khi những tên trộm cổ vật tìm đến đây.
Chúng muốn lấy đi pho tượng nhưng không thể nhấc lên được nên đã tức giận và quật gãy một bên cánh tay tượng.
Do đó, tượng chùa Bà Châu Đốc là pho tượng có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam hiện nay.
4. Kiến trúc chùa Bà Châu Đốc An Giang – miếu Bà Chúa Xứ
Từ khi được chuyển xuống chân núi Sam, chùa Bà Chúa Xứ đã trải qua rất nhiều lần tu sửa.
Từ chỗ ban đầu chỉ là ngôi miếu bằng gỗ tre rồi được tu sửa lại bằng gạch hồ năm 1970. Đến những năm 60 của thế kỉ trước người ta mới dựng lại miếu bằng đá và lợp ngói âm dương.
Từ đó về sau ngôi miếu liên tục được tôn tạo và mở rộng để có được diện mạo mới rộng rãi và khang trang thành chùa Bà Châu Đốc như hiện nay.
Nhìn tổng thể, ngôi chùa có kiến trúc dạng hình tự là “quốc”, phần mai có kiến trúc 3 tầng với góc viền cong vút hình đầu rồng, khối tháp hình bông sen.
Vào phía trong, có thể nhận thấy lối kiến trúc Ấn Độ là chủ đạo. Những bức tượng thần lớn có dáng dấp vạm vỡ đưa bàn tay khỏe khoắn ra đỡ lấy những đầu kèo phía trên.
Những hình vẽ trang trí trên tường và khung cửa đều được gia công tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất cùng với rất nhiều câu đối và những bức hoành phi trang nghiêm.
Chính giữa điện chùa Bà Châu Đốc chính là bức tượng Bà Chúa Xứ. Xung quanh được bố trí bàn thờ Hội đồng, thờ Cô, thờ Cậu, …
Phía sau tượng bà là 4 chiếc cột cổ từ thời khởi nguyên xây chùa vẫn còn giữ lại.
Lễ hội Vía ở Chùa Bà Châu đốc diễn ra vào dịp từ 23-27/4 âm lịch hàng năm. Trong ngày hội chính là vào 25/4 âm lịch.
Đây là một lễ hội rất đặc sắc và đã được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia.
Trong dịp lễ hội Vía du khách sẽ có dịp tham gia chứng kiến nhiều nghi lễ trang trang trọng mà duy nhất chỉ có ở đây như: lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc, lễ túc yết,…
Ngoài ra, dịp lễ hội Vía hay dịp đầu xuân năm mới chùa Châu Đốc đều đón đoàn người hành hương rất đông đến đây cúng khấn vái, cầu lộc, cầu làm ăn phát đạt, mua may bán đắt,…
6. Kinh nghiệm cho du khách đến hành hương chùa Bà Châu Đốc.
Cũng chính bởi sự linh thiêng của chùa Bà Châu Đốc mà nơi đây rất nhiều vấn nạn tồn tại, lời khuyên cho du khách khi đi hành hương tại chùa đó là:
+ Không thuê lễ vật của những “tay cò lễ” ở cổng chùa để đưa vào chùa viếng thần linh.
Thật vậy ở đây có những tiểu thương hành nghề cho thuê lễ vật, du khách sẽ trả tiền để được mang lễ vật đó đi cúng lễ, nhưng rồi lại phải trả lại khi hành lễ kết thúc.
Thế rồi, lễ vật ấy lại được đem cho người khác thuê. Như vậy, việc hành lễ chẳng phải trở nên vô nghĩa sao ?
+ Không mua đồ lễ trước của chùa
Không mua bất kì thứ gì được chào bán ở khu vực gần cổng chùa, bạn sẽ rất dễ bị chặt chém với mức giá cắt cổ.
Tốt hơn hết, du khách nên chuẩn bị hương nhang hay lễ vật như hoa quả bánh kẹo từ nhà, hoặc nếu cần thiết thì mua tại những cửa hàng và phải hỏi giá thật kỹ.
Tuyệt đối tránh mua hàng của những người mời chào bán rong ở ngoài. Vì ngoài việc bị chặt chém với giá cao, bạn còn có thể bị những “kẻ ăn xin” đeo bám.
+ Chú ý Trang phục đi lễ
Ăn mặc lịch sự và tránh cười nói quá to, vì đó những điều kiêng kỵ khi đi hành hương nơi cửa phật.
Đề phòng những kẻ “ban lộc”. Thật vậy, chùa Bà Châu Đốc có một vấn nạn đó là những kẻ “ban lộc”.
Bạn sẽ bất đắc dĩ mà phải nhận túi quà nhỏ hay vật cúng lễ gì đó mà họ cố tình dúi vào tay bạn rồi viện cớ là “trả lễ” mà đeo bám đòi “món tiền lễ” đó.
Những kẻ này sẵn sàng văng lời tục tĩu nếu số tiền “trả lễ” mà chúng nhận được ít.
Đến chùa Bà Châu Đốc An Giang tốt nhất bạn chỉ nên mang theo một số tiền vừa đủ chi tiêu trong chuyến đi và không đem theo những vật dụng trang sức đắt tiền.
Vì trong lúc đông người rất dễ bị kẻ gian lợi dụng mà móc túi hay cướp giật. và nếu có đem theo túi, ví thì cần giữ cẩn thận.
Chùa Bà Châu Đốc An Giang vào những dịp lễ hội hay đầu xuân năm mới rất đông khách đến hành hương.
Cả ngày khách lườm lượp ra vào có khi đến hàng ngàn người nên khó tránh khỏi cảnh chen lấn, xô đẩy.
Cho nên, nếu muốn hạn chế tình trạng này các bạn có thể căn chỉnh thời gian để đến chùa hành hương vào buổi sáng sớm.
Mách bạn một địa chỉ nghỉ chân, nhà nghỉ cho những du khách từ xa đến cần tìm khách sạn nghỉ chân.
Các bạn có thể lựa chọn khách sạn có view rất đẹp nằm trên sườn núi Sam, đó là khách Sạn Victoria Núi Sam có khuôn viên tuyệt đẹp.
Qua đó bạn đọc có thể có cái nhìn toàn diện đúng đắn hơn về lịch sử, những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết li kì và thú vị xoay quanh nguồn gốc ngôi chùa này.
Thêm nữa những kinh nghiệm khi đến hành hương tại chùa Bà Châu Đốc An Giang chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích có một chuyến đi ý nghĩa.
Đọc thật chậm: Chùa núi Châu Thới tx Dĩ An, Bình Dương- Đường đi, Kinh nghiệm du lịch
Bài Cúng Bà Chúa Xứ Châu Đốc
Truyền thuyết và các huyền thoại xung quanh tượng Bà và nguồn gốc của tượng Bà đến nay cũng ko rõ. Trong quá khứ, khi dân chúng được che chở dưới sự bảo hộ của Bà thì Bà hiện xưng là Bà Chúa Xứ (có nghĩa là Bà chủ Bà Chúa của nơi đất địa này). Cấu trúc tượng bà ko có tay chân hay khuôn mặt rõ ràng, toàn thân bà là hình khối đá nặng hơn 3 tấn, người dân khi Phụng Thỉnh Bà xuống núi và an vị đã vẽ thêm nét mặt của Bà. Do vậy toàn thân Bà được phủ trong áo bào của dân chúng phụng cúng, đầu đội mão, đôi mắt cùng ánh mắt long lanh có thần sống động, đôi khi với các tín đồ rất rất rất ư tin tưởng và phụng thờ, họ luôn cảm ứng về sự linh thiêng của Đức Bà. Riêng Cao Đài Giáo Lý phong bà hiệu là: Khiết Cửu Nương.
Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo kéo dài suốt nhiều tháng.
Theo số liệu của Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch An Giang, nếu năm 1990 có khoảng 1 triệu du khách đến miếu Bà thì năm 2007 đã có trên 2,5 triệu lượt người đến. Sồ tiền khách thập phương hỷ cúng tại miếu mỗi năm lên đến hàng chục tỷ đồng. Nhiều dự án giao thông, trường học, trạm cấp nước phục vụ cho dân làng Vĩnh Tế đã được xây dựng từ nguồn tiền này. Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được chính thức công nhận là lễ hội quốc gia. Năm 2008, lễ hội được tổ chức với tên gọi Tuần lễ quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Lễ hội chính thức khai mạc vào tối ngày 25-05 tại Trung tâm thương mại núi Sam. Lễ khai mạc đã thu hút khoảng 10.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham dự. Dịp này, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã tiến hành nghi thức trao giấy xác nhận và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam đối với “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam” cho đại diện Ban quản trị lăng miếu núi Sam.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ.
cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:….
Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Kinh nghiệm viếng Chùa Bà (Châu Đốc)
Tọa lạc dưới chân núi Sam ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, miếu Bà Chúa Xứ từ lâu đã là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Tây, mỗi năm đón khoảng 2 triệu lượt khách hành hương. Thời điểm đông người viếng nhất là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đặc biệt trong tháng giêng, chùa lúc nào cũng tấp nập khách thập phương.
Tuy nhiên, khi đến những ngày này một điều quan tâm nhất của ban quản lý chùa Bà cũng như chính quyền sở tại là nạn lọc lừa, dụ, gạt và rồi móc túi du khách diễn ra nhan nhản.
– Lễ vật: Lễ vật cúng bà được đông đảo người đi hành hương là heo quay, từ đó xảy ra dịch vụ cho thuê heo quay mướn. Du khách đến đây, có thể thuê heo quay được tính bằng Kg, sau khi cúng vái xong thì chú heo quay ấy sẽ trở về vòng quay cho thuê người tiếp theo…liệu như thế bạn chứng tỏ lòng thành của mình hay chỉ là góp phần cho nạn cò heo quay lộng hành??. Do vậy, nếu bạn không thể mang heo quay từ nhà thì tốt nhất là không mua hoặc thuê heo quay tại chùa.
Nếu không mua trên đường đi thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi kỹ giá cả trước khi mua. Không nên mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc vì ngoài giá đắt hơn. Sau khi mua bạn còn phải tiếp tục “chịu đựng” những người đi theo chèo kéo mua vé số, xin tiền, gửi lộc…
– Ăn xin: Tình trạng ăn xin diễn ra rầm rộ khi ngày lễ diễn ra, đừng nên cho tiền ăn xin vào ngày này nếu như bạn muốn bị hàng chục người ăn xin khác vây bạn như thể bạn là một “ngôi sao”. Mặc khác, tình trạng giả bệnh, giả cụt chân, tay…được biến hóa một cách rất tài tình…lợi dụng tình trạng này mà móc túi, giật đồ diễn ra mà bạn không hay biết.
– Lộc “trời cho “: Bạn đang thẩn thần thành tâm viếng chùa, bỗng một người lạ đến đưa bạn một túi nhỏ trong đó đủ thứ những vật cúng hoặc một tờ giấy 500 đồng được xếp theo đủ kiểu dúi vào tay, túi áo…cho bạn, ngay lập tức hãy trả lại hoặc bỏ mà đi vào chùa nếu như bạn không muốn bị dính vào cảnh người dúi túi lộc đó cho bạn đi theo xin tiền “trả lễ”. Tuy là nói tùy hỷ, nhưng nếu bạn trả lộc ít thì bạn sẽ nhận lại ngay những lời lẽ thô tục.
– Giữ chặt ví tiền: Tháng giêng, miếu Bà Chúa Xứ lúc nào cũng đông khách hành hương. Khi vào khu vực chính điện của miếu, bạn phải hết sức cẩn thận với ví tiền của mình. Khi đi chùa, không nên mang theo nhiều tiền mặt, nếu để trong túi xách thì phải cài chặt và quay túi xách ra phía trước để tránh bị mất cắp.
– Chen lấn: Không thể tránh khỏi khi mà hàng trăm ngàn người đổ về chùa bà cùng lúc. Đây là cơ hội của bọn móc túi rinh tiền, điện thoại, nữ trang của bạn, do đó khi đã viếng bà những ngày này tuyệt đối không nên mang nữ trang trên người, điện thoại và ví tiền nên bỏ vào tùi quần có dây kéo cẩn thận và khó luồng tay vào được.
Lễ vật cúng Bà Chúa xứ núi Sam. Những điều cần biết khi bạn chuẩn bị đi viếng Bà Chúa xứ núi Sam
Gần đến ngày viếng bà chúa xứ núi Sam, một trong những lễ hội lớn được công nhận lễ hội văn hóa cấp quốc gia. Có đến đây, du khách mới có thể cảm nhận được sự tâm linh của đông đảo người dân dành cho bà chúa xứ núi Sam là như thế nào…
Lễ vật cúng Bà Chúa Xứ
– Trái cây – Hoa lay ơn – Nhang rồng phụng 5 tất – Đèn cầy – Gạo hủ – Muối hủ – Trà pha sẵn – Rượu nếp Hà Nội 420ml – Nước chai 500ml – Giấy cúng Bà Chúa Xứ – Bánh kẹo – Trầu cau – Chè – Xôi – Cháo trắng – Bộ Tam sên – Vịt luộc – Gà luộc – Heo quay con – Bánh bao
Chùa Bà Châu Đốc 2
Chùa Bà Châu Đốc 2 thuộc huyện Nhà Bè – TP Hồ Chí Minh là một ngôi chùa rất nổi tiếng trong cầu lộc, cầu tiền tài, cầu cho làm ăn phát đạt,… Cho nên rất được các thương nhân từ tiểu thương cho đến những doanh nhân lớn ưu ái chọn chùa Bà Châu Đốc 2 làm nơi cúng bái đầu năm. Tuy nhiên ít ai biết được những sự thật về nguồn gốc ngôi chùa này vốn dĩ là “Chùa mà không phải chùa”
Chùa Bà Châu Đốc có đến ba ngôi chùa cùng tên : Chùa Bà Châu Đốc hay còn gọi là chùa Bà Châu Đốc 1 nằm ở huyện Châu Đốc tỉnh An Giang, chùa Bà Châu Đốc 2 và chùa Bà Châu Đốc 3
Mỗi dịp tết đến xuân về, khắp nơi, người người kéo về 3 ngôi chùa này hành hương cầu may. Tuy nhiên, chẳng mấy ai biết được ý nghĩa và sự linh thiêng của nó từ đâu mà có.
Chùa Bà Châu Đốc 2 – Chùa mà không phải chùa
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến ngôi chùa có tên là chùa Bà Châu Đốc 2. Chùa Bà Châu Đốc 2 có địa chỉ ở đâu?
Đường đến chùa khá khó khăn khi ngôi chùa tọa lạc tại một con hẻm nhỏ- hẻm 908, Đường Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh.
Mỗi dịp rằm tháng Giêng, dòng người kéo về hành hương tại chùa Bà Châu Đốc 2 đông không đếm xuể, cả ngày lẫn đêm đều lườm lượp người ra người vào.
Tuy nhiên, trong cả trăm ngàn người đó, chẳng mấy ai hiểu đúng về Chùa Bà Châu Đốc 2. Bởi thực chất thì chùa Bà Châu Đốc 2 chỉ là hai miếu thờ mà thành.
Thực chất xưa kia chùa Bà Châu 2 chỉ là 2 chiếc miếu thờ được xây rất tạm bợ bằng gỗ dừa.
Thời đó, người dân huyện nhà Bè dựng lên miếu này để thờ những người chết đuối trôi dạt về vùng ngã ba khúc sông trước miếu.
Về sau, cụ thể là những năm 90, tục thờ cúng trở nên phổ biến.
Một số nhà sư đã tôn tạo lại hai chiếc miếu xưa trở thành hình hài một ngôi chùa và lập ra Hương hội cho ngôi “chùa – miếu” này.
Rồi trong giới thương gia lan truyền lời đồn rằng Chùa Bà Châu Đốc ở Châu Đốc – An Giang hay chính là chùa Bà Châu Đốc 1.
Ngôi chùa cầu tài thiêng bậc nhất nếu dịp đầu năm có thể đến đây để cầu tài thì cả năm đó sẽ mua may bán đắt.
Cho nên, “Hương hội” của 2 miếu thờ đã đến chùa Bà Châu Đốc An Giang để xin làm một nhánh của chùa chính và lập thành chùa Bà Châu Đốc 2.
Đó là lý do tại sao người ta vẫn quen gọi là chùa Bà Châu Đốc 2, nhưng khi đến thì vẫn có tấm biển tên là miếu Ngũ Hành
Do lối vào chùa Bà Châu Đốc 2 – miếu Ngũ Hành rất nhỏ nên mỗi dịp đầu xuân khi du khách thập phương kéo về hành lễ quá đông, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc tại ngõ vào.
Do vậy, với những ai ở gần thì phương tiện lý tưởng để đến đây là xe bus. Chùa Bà Châu Đốc 2 – Phú Xuân- Nhà Bè có 4 tuyến xe bus đi qua đó là : 139, 20, 72, 110.
Hoặc nếu đi phương tiện cá nhân thì các bạn nên đi chung hoặc thuê xe, hạn chế tối đa phương tiện để có thể di chuyển dễ dàng đến chùa nhất.
Khu vực xung quanh chùa Bà Châu Đốc là nơi vấn nạn chặt chém hoành hành.
Du khách khi đến đây rất ưa chuộng bộ hàng mã “Áo Bà” có giá bán 25-50 ngàn/ chiếc, có loại áo chất liệu vải có giá hàng triệu đồng.
Ngoài ra, còn có những sạp hàng bán lễ cúng đã sắp sẵn với giá 100 ngàn đồng với 4-5 loại hoa quả mỗi thứ tượng trưng 1-2 quả.
Nếu là ngày lễ ông công ông táo thì mỗi túi cá ( chỉ có 1 con cá chép vàng nhỏ) có giá 10 ngàn đắt gấp 5 lần nếu được mua ở ngoài.
Ở đây người ta còn bày bán nhiều món ăn sẵn ưa thích của rất nhiều người như bánh xèo, bánh tôm,… Tuy nhiên mức giá cũng đắt gấp 2-3 lần so với bình thường.
Cho nên để đề phòng khi đói, các bạn có thể đem theo đồ ăn từ nhà, tránh việc bị chặt chém với mức giá “trên trời”.
Người hướng phật thì sẽ đi chùa mang theo chữ “tâm”. Bởi theo phật là hướng thiện.
Tuy nhiên, nhiều người đến chùa Bà Châu Đốc 2 lại có xu hướng “dùng tiền nịnh Phật”. Bằng cách đốt đến vài chục nén nhang một lần, hay cả nắm tiền vàng và những bộ “Áo Bà” vô số,…
Đây là điều tối kỵ mà mỗi khách đến hành hương tại chùa Bà Châu Đốc 2 cần biết để tránh, để là một người hướng Phật đúng nghĩa.
Chùa Bà Châu Đốc 2 hay chính xác hơn là miếu Ngũ Hành là nơi được mọi người ưu ái với tên gọi thể hiện sự linh thiêng của “chùa cầu tài lộc”.
Ngôi chùa còn được mệnh danh là mảnh đất thiêng, nơi những tiểu thương có thể “vay vốn” thần linh để làm ăn phát đạt, tiền tài may mắn, mua may bán đắt, …
Tuy nhiên, du khách khi đến chùa cúng bái cần chú ý thể hiện nét văn minh trong văn hóa tâm linh như đã được đề cập trong bài viết ở trên.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sài Gòn – Châu Đốc trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!