Cập nhật nội dung chi tiết về Sửa Cổng Nhà Có Cần Xem Tuổi Không? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sửa cổng nhà có cần xem tuổi không?
Theo các chuyên gia phong thủy, sửa cổng nhà nên xem tuổi, nhất là trong các trường hợp xây mới, làm lại cổng theo hướng khác, thay đổi cổng ở vị trí khác, thay đổi vật liệu, kích thước cổng nhà… bởi các hạng mục sửa cổng này dù ít hay nhiều thì cũng tác động tới phong thủy ngôi nhà, ảnh hưởng đến thổ công, kết cấu móng.
Mẫu cổng gỗ nhà cổ đẹp
Trong phong thủy có ba yếu tố được coi trọng là chủ môn táo (bao gồm phòng ngủ, nếp và cửa ra vào). Ba yếu tố này đều quyết định đến phong thủy cuộc sống hằng ngày của gia chủ.
Cổng nhà theo phong thủy chính là yếu tố Táo – nơi đi ra đi vào, là vị trí điểm giao tiếp giữa bên trong ngôi nhà với môi trường bên ngoài. Nếu sửa cổng sai cách hay đặt sai hướng có thể rước vận xấu vào nhà cũng như làm thất thoát vận may ra bên ngoài.
Xem ngày sửa cổng nhà
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, khi sửa cổng bạn nên chọn ngày lành tháng tốt, chọn những ngày phù hợp với tuổi của mình để công việc sửa cổng thuận lợi hơn.
Theo tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy thì việc xem ngày sửa cổng nhà cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
Chọn ngày tốt
Ngày sửa cổng trước tiên phải là ngày tốt. Gia chủ nên chọn ngày có các “sao tốt chiếu” sẽ giúp việc tiến hành thuận lợi như các sao:
Sao Nguyệt Không chiếu sẽ tốt cho việc khởi công xây dựng
Sao Thiên Phúc chiếu tốt cho việc nhận chức, lắp cửa, cổng
Sao Nguyệt Tài: tốt cho việc động thổ, dựng cửa chính
Sao Dịch Nhật tốt cho sửa chữa cổng, động thổ
Sao Sinh Khí: mang lại vượng khí tốt khi sửa chữa nhà cửa
Tránh xung với tuổi gia chủ
Ngày sửa cổng không được xung với tuổi của gia chủ
Ngũ hành không xung với tuổi của gia chủ
Thiên can không được xung với tuổi của gia chủ
Địa chỉ ngày không được xung với tuổi của gia chủ
Gia chủ hạn kim lâu
Trong Kim lâu sẽ được phân làm nhiều yếu tố khác nhau ở từng mức độ với từng mức độ rủi ro cũng cũng không giống nhau. Trong trường hợp hạn Kim lâu đó không có ảnh hưởng lớn gì, gia chủ vẫn có thể tiến hành kế hoạch sửa cổng theo giờ tốt đúng như dự kiến.
Cụ thể như: Khi gia chủ xác định mình đang có hạn Kim lâu Lục súc (chết vật nuôi trong nhà), đây là hạn Kim lâu không ảnh hưởng lớn gì nên vẫn có thể xem ngày giờ để sửa nhà. Nhưng trong trường hợp hạn hớn, gia chủ nên hoãn lại kế hoạch để tìm một thời điểm khác thích hợp hơn.
Những lưu ý khi sửa cổng nhà
Khi sửa cổng nhà ngoài việc quan tâm đến tuổi gia chủ, xem ngày sửa cổng bạn cần đặc biệt quan tâm đến các lưu ý sau:
Hướng cổng
Gia chủ mệnh Kim không nên xây cổng ở hướng Nam. Vì theo phong thủy hướng Nam thuộc mệnh Hỏa, mà Hỏa khắc Kim do đó sẽ gây nhiều bất lợi cho gia chủ.
Gia chủ mệnh Thủy không nên xây dựng hay sửa cổng nhà theo hướng Đông Bắc và Tây Nam. Vì hai hướng này thuộc mệnh Thổ, mà Thổ khắc với Thủy nên cũng sẽ mang đến những điều không may cho gia chủ.
Gia chủ mệnh Hỏa không nên xây cổng về hướng Bắc, vì theo quan niệm phong thủy hướng Bắc thuộc hành Thủy mà Thủy khắc Hỏa nên sẽ không có lợi cho gia chủ
Gia chủ mệnh Mộc không nên xây dựng cổng nhà theo hướng Đông Bắc và Tây Nam. Vì đối với hướng này theo phong thủy sẽ thuộc mệnh Thổ. Mà Thổ khắc với Thủy đó là điều cần nên tránh.
Gia chủ mệnh Thổ không nên xây dựng hay sửa cổng nhà theo hướng Đông và Đông Nam. Vì hai hướng này thuộc mệnh Mộc, mà Mộc khắc với Thổ nên đây chắc chắn cũng là điều không tốt cần nên tránh.
Hình dáng, màu sắc, vật liệu
Khi lựa chọn cổng gia chủ cần lưu ý định vị và chọn phương vị tốt, không bố trí thẳng “trực xung” với cửa cái (cửa chính) bởi sinh khi đi theo đường vòng, ác khí đi theo đường thẳng.
Về hình dáng và màu sắc vật liệu cổng, nên lựa chọn hợp với trạch mệnh.
Gia chủ thuộc hành Thổ nên lựa chọn cổng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá theo gam màu vàng, vật liệu theo gam màu vàng, nâu.
Gia chủ mệnh Thủy nên chọn gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại.
Gia chỉ mệnh Hỏa nên cân nhắc lựa chọn cổng có nhiều nét nhọn, vát chèo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn sẽ rất hợp.
Gia chủ mệnh Kim nên chọn cổng hình dáng cong tròn, màu ghi, trắng, bạc, vật liệu thiên về kim loại
Hiện nay, có rất nhiều gia đình thích cổng có lỗ để dễ dàng nhận diện khách đang đứng ngoài cổng hay có thể dễ dàng quan sát các hoạt động diễn ra bên ngoài. Tuy nhiên, theo quan niệm phong thủy thì cổng nhà nên xây dựng liền một khối và được thiết lập kiên cố, vững chắc sẽ tốt hơn.
Bạn nên tránh lựa chọn loại cổng có hình cung võng xuống ở dưới vì điều này rất có thể sẽ khiến bạn gặp phải những rủi ro không đánh có.
Chiều mở cổng
Các chuyên gia phong thủy khuyên bạn nên chọn hướng chiều mở cổng theo chiều thuận (mở ra ngoài) hoặc treo gương trên tường để tạo cảm giác không gian rộng thêm và đón sinh khí tốt vào trong nhà.
Lối vào cổng cần thông thoáng, dễ di chuyển. Nếu lối đi chật hẹp hoặc bị cây cối rậm rạp che khuất tầm nhìn thì vận khí vào nhà ít hoặc bị mất cân bằng. Cần loại bỏ các vật cản hạn chế lối ra vào. Hoặc khắc phục bằng cách mở rộng lối đi, hoặc không trồng cây to, rậm rạp gần ngõ.Việc thiết kế đường dẫn vào cổng cần đảm bảo nguyên tắc “trực lai trực khứ tổn nhân đinh”. Đường đi từ cổng vào nhà theo đường vòng cung hay đường uốn lượn nhẹ nhàng sẽ tránh tạo xung sát.
Một số lưu ý khác
Cổng nhà cân đối với nhà chính.
Tránh xây cổng theo phong cách “kín cổng cao tường”, nên chừa những khoảng hở giúp không khí lưu thông, tránh tù hãm.
Bài cúng sửa cổng nhà
Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy quan Đương niên
Con kính lạy các tôn thần bản xứ.Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………Ngụ tại: ………………………………………………………………Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng:Vì tín chủ con khởi tạo …………….. (sửa chữa, mở cổng, xây thêm …) căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …)Tín chủ con thành tâm kính mời:Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần,ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương,ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa,ngài Định phúc Táo quân,các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.Nam mô a di Đà PhậtNam mô
Sửa cổng nhà có cần xin giấy phép không?
Việc sửa chữa, cải tạo công trình nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 thì được miễn phép xây dựng. Các trường hợp khác, chủ đầu tư phải có giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
Điều 89 Luật Xây dựng 2014 bao gồm:
Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
Như vậy nếu trường hợp bạn sửa chữa cổng nhà làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài của ngôi nhà mà không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì bạn không cần thực hiện cấp phép xây dựng.
Còn trong trường hợp bạn sửa chữa tường cổng làm thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì bạn chỉ cần thực hiện thủ tục Điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 98 Luật Xây dựng 2014.
AUTHOR DETAILS
Sửa Cổng Nhà Có Cần Xem Tuổi Không, Cần Lưu Ý Gì?
1. Sửa cổng nhà có cần xem tuổi không?
Cổng nhà là một trong ba yếu tố bao gồm phòng bếp, phòng ngủ và cổng chính. Vì vậy cho nên khi có ý định xây dựng hoặc sửa chữa cổng nhà có cần xem tuổi hay không cần phụ thuộc vào hai yếu tố là việc sửa chữa lớn hay nhỏ và vận hạn của gia chủ, cụ thể:
– Sửa cổng nhà thuộc vận hạn gia chủ
Trong trường hợp năm đó gia chủ gặp hạn Kim Lâu thì cần phải xem xét kỹ đó là hạn Kim Lâu gì. Kim Lâu có nhiều mức hạn khác nhau lên mức độ rủi ro cũng khác nhau. Khi đã xem xét kỹ mà không bị hạn quá lớn thì gia chủ có thể tiến hành sửa cổng đúng thời gian mong muốn.
– Sửa cổng phụ thuộc vào việc sửa chữa lớn nhỏ
Còn nếu trong trường hợp gia chủ gặp phải hạn Kim Lâu lớn thì cho dù cần sửa gấp đến đâu chúng ta cũng lên sắp xếp lại công việc và đợi đến khi năm hạn đi qua, tuy sẽ chậm lại một thời gian nhưng có kiêng có lành, để cho gia chủ tránh được những điều không may xảy ra. Không ai chắc chắn được việc làm này có hiệu quả hay không, nhưng nếu có thể chúng ta nên làm theo vì không ai biết trước sẽ có điều gì xảy đến với mình phải không.
Sửa cổng có cần phải xem tuổi hay không còn phụ thuộc vào chiếc cổng đó sửa ít hay nhiều, đối với những cổng chỉ sửa chữa đơn giản thì có thể không cần xem tuổi mà chỉ cần chú ý chọn ngày lành tháng tốt là được. Nhưng với cổng phải đào móng hoặc xây cái mới thì gia chủ nên thận trọng xem tuổi kỹ càng trước khi tiến hành thi công sửa chữa.
Do cổng nhà là vị trí quyết định vượng khí của gia đình nên hãy lưu ý trước khi sửa chữa, một việc làm tuy nhỏ nhưng có thể giúp tránh được những vận hạn không may.
2. Quan niệm về cổng nhà theo phong thủy
– Vai trò của cổng đối đối với ngôi nhà: Đảm bảo an ninh
Đây là vai trò đầu tiên của cổng đối với ngôi nhà, cho dù là nhà to hay nhỏ thì chiếc cổng là thứ không thể thiếu. Nếu không có cổng ngôi nhà sẽ không được đảm bảo an toàn, rất dễ bị kẻ trộm đột nhập bất cứ lúc nào.
– Trong phong thủy: Ảnh hưởng đến cuộc sống gia chủ
Cổng là nơi để vượng khí đi vào nhà, nếu chọn được đúng hướng, thiết kế, màu sắc cổng hợp với tuổi gia chủ thì mọi việc trong nhà sẽ gặp rất nhiều may mắn. Ngược lại nếu chọn sai thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hòa khí gia đình, công việc làm ăn,..
– Thẩm mỹ ngôi nhà: Tạo điểm nhấn, khiến ngôi nhà thêm đẹp, khang trang
Một ngôi nhà đẹp mà thiếu đi chiếc cổng thì đó không phải một ngôi nhà trọn vẹn. Người ta hay có câu nhà cao cổng rộng, ý chỉ sự giàu sang quyền quý, vì vậy một chiếc cổng đẹp sẽ làm tôn lên vẻ đẹp, sự sang trọng cho ngôi nhà.
3. Cách làm, sửa cổng nhà theo tuổi hợp phong thủy
Ngôi nhà là nơi ở thường xuyên và lâu dài của các thành viên trong gia đình. Vì vậy trước khi sửa chữa hoặc làm cổng mọi người nên hết sức chú ý đến các vấn đề phong thủy để tránh được những điều không may. Để hiểu rõ hơn về cách làm cổng nhà hợp với mệnh của gia chủ các bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau đây để lựa chọn cho mình các thiết kế cổng tốt nhất, giúp mang lại may mắn.
Mệnh Mộc: Gia chủ mệnh Mộc nên lựa chọn cổng làm bằng gỗ hoặc sắt, có thiết kế các thanh cửa xếp song song và sơn màu xanh lá cây, là rất phù hợp.
Mệnh Hỏa: Những thiết kế cổng có nhiều đường nét nhọn, đan chéo nhau, và sơn màu đỏ hoặc nâu, kết hợp với mái lợp bằng ngói đỏ, sẽ rất hợp với gia chủ có mệnh Hỏa.
Mệnh Thổ: Gia chủ mệnh Thổ nên làm cổng có dáng vuông vức, tường xung quanh cổng nên xây bằng gạch đá có màu nâu hoặc vàng để hợp với mệnh.
Mệnh Thủy: Gia chủ mệnh Thủy nên làm cổng bằng gỗ hoặc kim loại, cùng với thiết kế hoa văn mềm mại và nên sơn cổng màu đen hoặc xanh nước biển.
Mệnh Kim: Gia chủ mệnh Kim nên thiết kế cổng có kiểu dáng vòm tròn màu trắng hoặc bạc và kim loại là chất liệu phù hợp nhất để làm cổng.
Mọi người có thể tham khảo nội dung trên để biết mình thuộc cung mệnh nào, từ đó lựa chọn ra được cách thiết kế, màu sắc, chất liệu làm cửa sao cho phù hợp, giúp ngôi nhà đón được tài lộc, may mắn một cách tốt nhất.
4. Cách xem ngày tốt mở, sửa cổng nhà hợp phong thủy
Có nhiều cách xem ngày sửa cổng nhà, tuy nhiên theo tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy thì trước khi quyết định sửa hoặc xây cổng, gia chủ cần lưu ý đến hai vấn đề chính sau đây để tránh gặp phải những điều không may:
Có các sao tốt chiếu sẽ giúp công việc được tiến hành thuận lợi:
– Tránh ngày kiêng kỵ
Sao Nguyệt Không chiếu sẽ tốt cho việc khởi công xây dựng
Sao Thiên Phúc chiếu tốt cho việc nhận chức, lắp cửa, cổng
Sao Nguyệt Tài: tốt cho việc động thổ, dựng cửa chính
Sao Dịch Nhật tốt cho sửa chữa cổng, động thổ
Sao Sinh Khí: mang lại vượng khí tốt khi sửa chữa nhà cửa
Ngũ hành không xung với tuổi của gia chủ
Thiên can không được xung với tuổi của gia chủ
Địa chỉ ngày không được xung với tuổi của gia chủ
Ngoài ra quý bạn cũng nên xem xét để lựa chọn giờ tốt để bắt tay vào tiến hành. Thêm vào đó tùy theo vận mệnh mà lựa chọn kiểu dáng cổng phù hợp sẽ giúp tăng cường thêm vượng khí và may mắn.
5. Hướng cổng chính không tốt và cách hóa giải
Theo phong thủy sẽ có 4 hướng cổng chính không tốt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tài vận, sức khỏe của mọi người ở trong ngôi nhà. Nếu làm cửa theo những hướng này, bạn nên thực hiện cách hóa giải như sau để giúp gia đình tránh được những điều không may xảy ra.
Hướng về phía Bắc: Phía Bắc là hướng gió lạnh, luồng gió khi vào nhà sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Cách hóa giải ở đây là bạn nên lắp rèm sau các cánh cửa và đặt một chiếc bình phong ở sau cửa chính. Việc làm này sẽ hạn chế không cho gió độc và hơi lạnh thổi vào nhà.
Hướng về Đông Bắc: Theo phong thủy đây là hướng quỷ môn, khi làm cổng nhà hướng này sẽ gây cảm giác bất an cho các thành viên trong gia đình. Để hóa giải, bạn nên dán hình đuổi tà ở hai bên cổng để xua đuổi những điều không may.
Hướng về phía Đông: Đặt công ở hướng này không quá xấu, nhưng nếu cổng bị trũng ngôi nhà sẽ bị thiếu sinh khí dẫn đến dễ bị bệnh. Cách để hóa giải là bạn nên trồng cây tùng hoặc cây mai ở hai bên cửa, sẽ giúp tăng sinh khí cho ngôi nhà.
Hướng về phía Đông Nam: Đây là hướng làm cổng khá may mắn, nhưng nếu cổng bị trũng thì lại phản tác dụng, vì vậy để hóa giải bạn nên trồng hoa, cây tre trúc trước cổng và rải thêm đá thạch anh sẽ giúp mang lại may mắn cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Sửa Nhà Chung Cư Có Cần Cúng Không? Những Lưu Ý Khi Sửa Nhà Chung Cư?
Sửa nhà chung cư có cần phải xem tuổi không?
Trước đây, trước khi xây nhà, gia chủ cần phải quan tâm đầy đủ đến các yếu tố bao gồm tam tai, hoang ốc, kim lâu, trạch tuổi, thái tuế,…để có thể đảm bảo được nguồn vượng khí cao nhất cho ngôi nhà, từ đó mang lại cuộc sống chất lượng cho chính bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Cho đến tận bây giờ, những yếu tố trên vẫn được người dân áp dụng trong phong thủy nhà ở một cách triệt để nhất. Không chỉ trong việc xây nhà, mà sửa nhà cũng vậy. Đối với những ngôi nhà cần phải thực hiện tu sửa lớn như thay đổi kiến trúc ngôi nhà, đổ lại móng, cất lại nóc,…thì thủ tục xem tuổi, xem ngày là việc không thể thiếu.
Sửa nhà chung cư có cần phải xem tuổi không?
Vậy, đối với những ngôi nhà chung cư thì sao, có giống với ngôi nhà bình thường không? Liệu sửa nhà chung cư có cần phải xem tuổi không?
Theo quan niệm của các chuyên gia phong thủy, việc xem tuổi trước khi sửa nhà chung cư là việc không thể thiếu, tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng trường hợp sửa chữa khác nhau mà gia chủ cần phải có cách xem sao cho phù hợp nhất.
Tốt nhất gia chủ nên chọn sửa nhà vào những năm mà tuổi của gia chủ (hoặc tuổi của người cho mượn tuổi làm nhà) không phạm vào những yếu tố như tam tai, kim lâu, hoang ốc….để đảm bảo nguồn vượng khí trong ngôi nhà không bị ảnh hưởng.
Sửa nhà chung cư có cần mượn tuổi không?
Một số người cho rằng, vào những năm gia chủ gặp nạn như tam tai, kim lâu, hoang ốc,…mà có nhu cầu sửa nhà chung cư thì có thể mượn tuổi người khác để sửa nhà.
Mượn tuổi sửa nhà không phải là khái niệm quá xa lạ. Tuy nhiên, trong thời xưa đa phần ông nhà chỉ mượn tuổi để xây nhà, còn sửa nhà thì không được đề cập đến.
Sửa nhà chung cư có cần mượn tuổi không?
Theo đó, gia chủ có thể mượn tuổi của người đàn ông trong gia đình phù hợp đứng ra, thay mặt cho gia chủ thực hiện các thủ tục quan trọng cần thiết khi xây nhà như làm lễ động thổ, cất nóc, nhập trạch,…để đảm bảo không gây ra sự xung khắc với thần linh của ngôi nhà mới.
Tuy nhiên, đối với việc sửa nhà chung cư, việc mượn tuổi người khác là không cần thiết. Bởi vì những giai đoạn quan trọng nhất như động thổ, nhập trạch,…thần linh đã chứng giám chính bản thân bạn là chủ nhân, trụ cột là ngôi nhà, nên dù bạn có mượn tuổi sửa nhà hay không, thì các vị thần cũng nhìn nhận bạn là gia chủ duy nhất của ngôi nhà (trừ trường hợp bạn bán lại ngôi nhà cho người khác, nhưng thủ tục khá rắc rối và phiền phức, chúng tôi sẽ không đề cập trong bài viết này).
Trong trường hợp bạn cần phải sửa nhà chung cư quá gấp vì ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của gia đình, bạn chỉ cần thắp nhang và xin phép bề trên là được, không cần phải mượn tuổi để sửa nhà.
Sửa nhà chung cư có cần phải cúng không?
Không như nhà phố, biệt thự hay những căn nhà riêng, chung cư có sự khác biệt nhất định. Bởi những căn hộ chung cư phụ thuộc vào phần chung của tòa nhà, dù có tách bạch không gian riêng nhưng vẫn có các yếu tố chung đụng nhau mà gia chủ không thể thay đổi được. Do vậy, những yếu tố phong thủy trong căn hộ chung cư như việc sửa nhà chung cư có cần cúng không vẫn tuân theo nguyên tắc cơ bản truyền thống, nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định để tạo sự linh hoạt cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Đối với việc sửa nhà chung cư nhưng không gây ra sự ảnh hưởng quá lớn đến không gian trong ngôi nhà, gia chủ có thể không cần quá bày vẽ trong việc chọn tuổi và cúng, khấn vái trước khi sửa nhà. Những việc sửa nhà bạn có thể thực hiện đơn giản như: thay đổi nội thất trong ngôi nhà, lát lại gạch, sơn lại sàn,…
Sửa nhà chung cư có cần phải cúng không?
Trong khi đó, đối với những công việc ảnh hưởng đến không gian, kết cấu ngôi nhà thì lại khác. Bởi vì theo quan niệm phong thủy của phái Bát trạch, phong thủy chính là mối quan hệ, sự tương tác giữa con người và môi trường xung quanh. Từ xưa đến nay, giữa con người và các sự vật xung quanh đều có mối quan hệ mật thiết với nhau mà dường như không gì có thể thay thế được. Khi gia chủ tiến hành công việc sửa chữa nhà chung cư, vô hình chung sẽ đem lại sự thay đổi không gian trong ngôi nhà, từ đó tác động trực tiếp đến cả gia đình. Một sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng có thể mang lại những tác động, thay đổi khác biệt trong cuộc sống thường ngày.
Đặc biệt là khi gia chủ muốn sửa nhà chung cư, thay đổi vị trí chức năng của các căn phòng trong ngôi nhà, trong đó có cả phòng thờ. Việc thay đổi không gian linh thiêng nhất của ngôi nhà chắc chắn sẽ gây ra những xáo trộn trong không gian, tốt hay xấu phần nào còn phụ thuộc vào gia chủ.
Việc cúng trước khi sửa nhà chung cư trong lúc này là vô cùng cần thiết. Bởi vì mỗi ngôi nhà đều có thổ công, có vai trò bảo vệ và trấn trạch cho các thành viên trong gia đình, giữ lửa hạnh phúc. Vì vậy, gia chủ cần phải cúng bái, xin phép thần linh trước khi sửa nhà.
Bài viết dành riêng cho bạn: Mâm lễ cúng sửa nhà gồm những gì? Văn khấn cúng sửa nhà?
Những lưu ý trước khi sửa nhà chung cư
Bởi vì các căn hộ chung cư có phần chung và riêng tách biệt với nhau, nên trước khi sửa nhà chung cư, gia chủ cần phải lưu ý một số vấn đề. Chung cư không giống với nhà riêng, nên việc sửa nhà chung cư cũng vậy.
Ngoài việc cúng và xin phép thổ công, tổ tiên, bạn cũng cần xin phép ban quản lý của chung cư để thông báo, tránh sửa nhà khi chưa được sự cho phép của ban quản lý tòa nhà, gây ra những tranh cãi, khó khăn không đáng có, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh.
Xin phép ý kiến của quản lý tòa nhà, mong được phối hợp cùng tòa nhà để giảm thiểu tác động, ảnh hưởng đến môi gian sống chung của cư dân tòa nhà cũng như thói quen sinh hoạt của các hộ gia đình khác trong cùng tòa nhà.
Cần phải có người giám sát quá trình sửa chữa căn hộ chung cư của bạn, hạn chết sự thay đổi, ảnh hưởng tới cấu trúc chung của tòa nhà như hệ thống ống nước, đường dây điện, vách ngăn giữa các căn hộ,…
Sau khi sửa chữa xong nên liên lạc với đơn vị chức năng của tòa nhà chung cư để giám định, tổ chức nghiệm thu trước khi sinh hoạt bình thường để đảm bảo an toàn cho gia đình, cũng như tránh được những rắc rối không đáng có có thể xảy ra sau này.
Không như những căn nhà riêng, biệt thự, nhà phố,…việc sửa nhà chung cư sẽ rắc rối và phiền phức hơn rất nhiều, thậm chí còn có trường hợp không thể sửa căn hộ chung cư bởi vì ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Chính vì thế, tùy thuộc vào từng quy định khác nhau của các tòa chung cư khác nhau mà gia chủ có phương pháp sửa chữa sao cho phù hợp nhất.
Những Lưu Ý Cần Biết Khi Xem Ngày Nhập Trạch Nhà Mới
Xây nhà dựng cửa phải xem ngày lành tháng tốt để khởi công xây dựng. Cũng như vậy bạn cần xem ngày nhập trạch để cầu bình an, may mắn. Việc tìm được ngày đẹp để chuyển nhà được người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng là vô cùng quan trọng. Dù ai cũng nhận thức được sự trọng đại của việc xem ngày đẹp, chọn giờ đẹp để nhập trạch nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ được vấn đề làm sao để chọn được ngày đẹp hợp với phong thủy để chuyển tới nơi ở mới.
Khi xem ngày nhập trạch vào nhà mới cần lưu ý đến hướng nhà và tuổi của người trụ cột gia đình – thường là đàn ông. Trong quan niệm phong thủy, thì có những cung hành khắc nhau vì vậy bạn cần để ý hướng nhà thuộc cung hành nào thì tránh những ngày thuộc cung hành khắc với hành của nhà.
Nếu nhà quay ra hướng Nam thì thuộc vào hành Hỏa nên kỵ những ngày Thủy bao gồm : ngày Thân, Tí, Thìn. Nhà hướng Đông thì thuộc hành Mộc nên kỵ ngày Kim như ngày Tí, Dậu, Sửu. Nhà hướng Đông Bắc thuộc hành Thổ nên không chọn ngày có cung hành Mộc quá mạnh bao gồm ngày Hợi, Mão, Mùi.
Ngoài ra, cần chọn ngày tránh ngày xung với bản mệnh của người trụ cột trong gia đình. Ví dụ, người tuổi Quý Tị thì tránh chuyển nhà mới vào ngày Quý Hợi, Kỷ Tỵ, Kỷ Hợi, Đinh Tỵ, Đinh Hợi – những ngày đó là ngày trực xung với mình.
Không chỉ chọn ngày chúng ta còn phải chọn giờ hoàng đạo để cầu bình an, may mắn và sức khỏe tốt cho các thành viên trong gia đình. Thông thường các ngày hoàng đạo và giờ hoàng đạo đều là tốt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số ngày hoàng đạo có trùng với sao xấu chiếu cụ thể là ngày Tam Nương (3, 7, 13, 18, 22, 27), ngày Dương Công Kỵ (5, 14, 23), ngày sát chủ, Thiên Tai, Địa Hỏa.
Cần lưu ý tránh những ngày xấu ở các tháng như sau:
Tránh những ngày Tam nương: 3,7,13,18,22 và 27 âm lịch hàng tháng.
Tránh ngày Thọ tử: 5,14,23 âm lịch.
Tránh ngày Dương công kị nhật ở các tháng các ngày sau: 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12.
– Bước vào nhà mới gia chủ nên mang theo một cái chiếc đệm (nếu như gia chủ dùng đệm ), hoặc bếp lò để đem lại may mắn. Những thành viên khác trong gia đình nên mang theo tiền để cầu tài phát lộc khi chuyển vào nhà mới.
– Chuẩn bị mâm cúng thần linh bao gồm : hương, hoa, xôi, gà, cau trầu, nước, đèn, gạo, muối…
– Người trụ cột gia đình phải tự tay mang bát hương và thắp nhang báo cáo xin nhập trạch với công thần, thổ địa. Sau đó tiếp tục cúng khấn xin rước vong linh Gia tiên nhà mình về thờ phụng.
– Sau khi khấn bái thần linh, gia chủ tiến hành khai bếp. Lưu ý, lần đầu khai bếp cần đun sôi nước từ 5-10 phút sau đó mới tắt lửa với mục đích khai bếp.
– Nên chuyển nhà vào buổi sáng là tốt nhất. Nếu quá bận gia chủ có thể chuyển vào buổi trưa hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Tuyệt đối không chuyển nhà vào ban đêm sẽ không mang lại may mắn, bình an cho những thành viên sống trong nhà.
– Không được cãi vã, than khóc trong ngày làm lễ nhập trạch.
Ngày đầu tiên bước vào ngôi nhà rất là quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Vì vậy trong ngày chuyển nhà tuyệt đối cấm kỵ những cuộc cãi vã to tiếng, khóc lóc hay than thở bởi nó sẽ tạo nên điềm xấu. Gia đình muốn êm ấm thì phải vui vẻ và hạnh phúc, đầu có xuôi thì đuôi mới lọt được, mới mang đến những điều tốt lành.
Ngay trong ngày đầu tiên về nhà thì gia chủ nên bật sáng tất cả những bóng đèn trong nhà, xả tất cả các ống nước, và cho khởi động những thiết bị trong nhà để bắt đầu cho cuộc sống tại ngôi nhà mới. Có như vậy thì mọi thứ sẽ được hanh thông và ngôi nhà có thêm sinh khí.
Ngọn lửa sẽ làm cho ngôi nhà trở nên ấm áp hơn và có hơi thở. Nếu như chưa nấu ăn thì gia chủ cũng có thể nấu một ấm nước, pha một bình trà. Đặc biệt là nên nấu bằng bếp củi hay bếp gas để có ngọn lửa tượng trưng. Không nên nấu bằng bếp điện bởi vì nó không tạo ra lửa.
Khi dọn về nhà mới thì gia chủ nên là người đặt chân đầu tiên vào nhà. Và cần phải mang theo bài vị gia tiên cùng bước vào nhà. Những thành viên trong gia đình nên cầm theo tiền vàng bước theo sau để thể hiện sự kính trọng, sự giàu có và sung túc của gia đình.
Phụ nữ đang mang thai là những người cực kỳ nhạy cảm đối với phong thủy nhà ở. Để đảm bảo sự an toàn và bình yên thì những người phụ nữ đang mang thai không được tham gia vào lễ chuyển nhà mởi. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Nếu như chỉ lấy ngày tốt mà bạn không chuyển qua sống liền trong nhà mới thì bạn cần phải ngủ lại ở đó một đêm. Bởi vì làm như vậy sẽ giữ cho ngôi nhà được ấm cúng và thu hút được nhiều sinh khí hơn, xua đuổi được tà đạo.
Khi chuyển đến nhà mới, gia chủ nên khấn lạy những vị thần linh trong ngôi nhà trước. Bởi nhập gia tùy tục và gia tiên sẽ được khấn sau thần linh để cho thần linh phù hộ cho gia đình êm ấm, sung túc và làm ăn phát đạt.
Trong những yếu tố về lễ nhập trạch thì việc chọn ngày tốt để làm lễ là điều quan trọng nhất. Nếu như không thật sự hiểu rõ thì gia chủ nên nhờ đến sự giúp đỡ của những chuyên gia phong thủy để đảm bảo cho ngôi nhà có phong thủy tốt nhất.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sửa Cổng Nhà Có Cần Xem Tuổi Không? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!