Cập nhật nội dung chi tiết về Tại Sao Ngày Giỗ Lại Phải Có Bát Cơm Trắng Và Quả Trứng Luộc? mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có thể bạn chưa biết, ngày giỗ ông bà ta lấy tâm thành là chính, chẳng cần phân biệt lớn bé, giàu nghèo mà chỉ cần ‘bát cơm trắng và quả trứng luộc’ thế là đủ. Vì thế, đa số các gia đình trên dải đất hình chữ S dù là giỗ to hay nhỏ, nhiều hay ít, mâm cao cỗ đầy đến đâu thì trên bàn thờ luôn dâng một bát cơm trắng hoặc một liễn cơm trắng và một quả trứng (gà hoặc vịt) đã bóc vỏ, bên cạnh có thêm một chút muối trắng.
Theo quan niệm từ xa xưa thì:
– 1 quả trứng (gà hoặc vịt) tươi được luộc chín bằng nước sạch. – 1 chén muối đầy hay các cụ xưa còn gọi là ‘bồ muối’, ngày nay các gia đình Việt đã giản tiện bằng 1 đĩa muối nhỏ.
Ý nghĩa dân gian:
Bát cơm úp ngược:
Tượng trưng cho sự ấm no và đủ đầy. Cầu mong cho người đã khuất nơi chín suối không thiếu thốn và không đói khát.
Trứng luộc:
Với ý nghĩa biểu trưng tiếp nối thế hệ, dòng dõi ‘Con Rồng Cháu Tiên – 100 trứng nở ra’ và ‘ăn quả nhớ kẻ trồng cây’, hãy nhớ cội nguồn gốc rễ.
Muối + gừng:
Không chỉ có đĩa muối mà nhiều gia đình còn có thêm đĩa gừng với ngụ ý sâu sa ‘gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau’.
Thuyết Âm Dương ngũ hành:
Chẳng những theo quan niệm dân gian mà những loại đồ lễ này còn được chi phối bởi thuyết Âm Dương ngũ hành tương sinh tương khắc. Nó thể hiện tình cảm giữa người dương trần và người âm thế. Bởi có Âm có Dương mới hài hòa, mọi vật mới phát triển sinh sôi.
Bát cơm úp ngược:
Phần chìm là phần Âm, phần nổi là phần Dương.
Trứng luộc:
Lòng đỏ là phần Âm, lòng trắng là phần Dương. Hơn thế, nó còn mang mầm sống mãnh liệt, thể hiện sự sinh sôi nảy nở.
Bên cạnh đó, trong ngày giỗ các cụ xưa cũng có nhiều điều kiêng kỵ như sau:
– Kiêng không nếm đồ cúng.
– Kiêng không cúng các món ăn tươi sống.
– Kiêng không bày chén bán riêng.
– Kiêng không dùng bát đĩa chén cũ.
– Kiêng không cúng hoa quả giả.
– Kiêng không làm giỗ cho người mất trẻ.
– Kiêng không làm lễ giỗ online.
Tổng hợp
Bạn Có Thắc Mắc Tại Sao Cúng Giỗ Phải Có Bát Cơm Quả Trứng?
Ngày nay, dẫu cuộc sống có trở nên hiện đại cách mấy nhưng tục cúng giỗ những người đã khuất vẫn không thể lu mờ. Ta thường nghe lời các cụ dặn rằng trong ngày giỗ cần phải có “bát cơm, con trứng”. Vậy tại sao cúng giỗ phải có bát cơm quả trứng?
Cúng giỗ được coi là một phong tục của con dân Việt Nam ta. Thường thì sau lần mãn tang tất cả con cháu thì là những kỵ giỗ hàng năm. Việc làm giỗ như này không đơn giản chỉ là để nhớ, tưởng niệm và viết ơn người đã khuất mà cũng là dịp để con cháu về lại để thăm viếng mộ phần, ôn lại truyền thống gia tộc, chia sẻ, động viên nhau trong cuộc sống mai sau.
Tại sao cúng giỗ phải có bát cơm quả trứng?
Theo truyền thống của các cụ ngày xưa mỗi khi giỗ thì phải có “bát cơm, con trứng” là đủ. Phải có bát cơm úp (xới 2 bát cơm đầy rồi úp ngược vào nhau), một quả trứng gà tươi luộc chín và một đĩa muối. Vì các cụ không quan trọng việc làm cỗ mà chỉ quan tâm đến việc làm giỗ. Vậy t ại sao cúng giỗ phải có bát cơm quả trứng mới được?
– Bát cơm úp ngược là tượng trưng cho sự đủ đầy, cầu mong người đã khuất luôn ấm no, không thiếu thốn và đói khát khi sang thế giới bên kia.
– Việc có một đĩa muối trên bàn, đây là một ngụ ý muốn cho gia đình, anh chị em trong gia đình luôn biết ơn, nhớ đến công lao người đã ra đi. “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
– Quả trứng luộc không thể thiếu khi cúng giỗ. “Quả” ở đây ý muốn gợi nhớ đến câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Còn “Trứng” là thể hiện truyền thống nối tiếp thế hệ ” chúng ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”
Có Cần Làm Lễ Cúng Cơm 100 Ngày Không? Tại Sao Lại Phải Làm Lễ Cúng Cơm
Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố chờ về ăn cơm một lúc cho vui vẻ, đầm ấm. Con cháu cầm bát cơm lên, trước hết mời ông bà, cha mẹ, chờ ông bà, cha mẹ… rồi mới bắt đầu mới dám ăn.
Có nơi xới bát cơm lần thứ hai còn mời nữa. Nếu có khách, trước khi buông bát đũa đứng dậycòn phải xin phép và mời khách tiếp tục xơi cơm. Cuộc sống gia đình đang vui vẻ, êm đẹp như vậy, vắng mặt trong bữa cơm còn nhắc, huống chi vĩnh viễn đi xa. Do đó, trước bữa ăn người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì cúng thứ đấy, thường là tinh khiết, không đòi hỏi cầu kỳ, nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén nước.
Thờ cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thoả nguyện tâm linh, “Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương”.
Nhưng tại sao lại cúng 100 ngày ?
– Cũng tuỳ địa phương, có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức là lễ chung thất). Theo thuyết của Phật giáo: qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty(tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch); sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức lễ tốt khốc nghĩa là thôi khóc). Theo giải thích của các cụ ngày xưa thì thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.
Chúng tôi cho rằng, phong tục này có căn cứ khoa học: Theo thuyết Thần giao cách cảm, ngoài điện trường vật lý đã được ứng dụng trong thực tiễn, còn có điện trường sinh học. Những cá thể có cùng tần số cảm ứng trong điện trường sinh học, mặc dầu ở cách xa nhau rất xa vẫn nhận được những nguồn thông tin của nhau.
Các nhà khoa học đã vận dụng những phát triển đó để giải thích về điềm, về giấc mơ, về những biểu hiện tâm, sinh lý bất thường khi thân nhân (có thể cách nhau rất xa về không gian) có cùng tần số điện trường sinh học có sự biến bất thường. Người ta bảo chết là hết. Nhưng, chết chưa phải là đã hết khi người chết còn tồn tại trong tâm trí người sống. Sau khi chết, tim ngừng đập, máu ngừng chảy, thần kinh cảm giác ngừng hoạt động, vỏ não chưa bị huỷ, xung quanh hiện trường phát từ não vẫn chưa ngừng phát sóng. Lớp đất dày không ngăn được sóng điện vật lý hay sóng điện sinh học. Cá thể sống có tần số điện trường sinh học tương ứng vẫn tiếp nhận được tín hiệu, do đó hiện tượng báo mộng chưa hẳn là vu vơ, không đáng tin. Phải chăng vì lẽ đó mà các cụ cho rằng âm hồn còn phảng phất, chưa siêu thoát.
Trứng Có Phải Đồ Ăn Chay Không? Khi Nào Ăn Chay Được Dùng Trứng?
Trong số các thực phẩm chay, trứng là một trong những món ăn gây nhiều tranh cãi nhất. Nhiều người cho rằng ăn chay tuyệt đối không được ăn trứng. Có người lại khẳng định một số trường phái vẫn có thể dùng loại thực phẩm này. Vậy trứng có phải đồ ăn chay không? Những người ăn chay nào phải kiêng trứng và được dùng trứng? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây!
1. Trứng có phải là đồ ăn chay không
Để có thể đi vào lý giải câu hỏi trứng có phải đồ ăn chay không, trước tiên chúng ta cần hiểu đồ ăn chay là gì. Đồ ăn chay hay còn được biết tới với nhiều cách gọi như thực phẩm chay, nguyên liệu chay, món chay… dùng để chỉ các sản phẩm có nguồn gốc thực vật phục vụ cho quá trình ăn chay.
Xuất phát từ tất cả các lý thuyết trên, đối với câu hỏi trứng có phải đồ ăn chay không, Bếp chay xin được khẳng định với bạn rằng, đáp án là “không”!
2. Những trường phái ăn chay nào phải kiêng trứng?
Sau khi giải đáp câu hỏi trứng có phải đồ ăn chay không, chắc hẳn nhiều thực khách không khỏi thắc mắc, vậy những trường phái ăn chay nào thì buộc phải kiêng trứng?
Mặc dù trứng không phải là đồ ăn chay, nhưng các trường phái ăn chay cũng chia thành những nhóm được dùng trứng và buộc phải kiêng trứng.
– Ăn chay theo tôn giáo
+ Ăn chay theo đạo Phật: Do có quan niệm nghiêm cấm sát sinh và trân trọng sinh mệnh của vạn vật, nên các Phật tử ăn chay tuyệt đối sẽ không sử dụng trứng.
+ Ăn chay theo Kỳ Na giáo: Tôn giáo này chỉ sử dụng ngũ cốc, trái cây và rau củ trong thực đơn của mình, trứng gà hoàn toàn không được trưng dụng.
+ Ăn chay theo đạo Hồi, đạo Hindu, Công giáo: Những tôn giáo này đều ăn chay vào một khoảng thời gian cố định trong năm. Trong quãng thời gian này họ cũng không được đụng tới các sản phẩm động vật, trong đó có trứng.
– Ăn chay thực dưỡng: Trường phái ăn chay bắt nguồn từ Nhật Bản này còn được biết tới với tên gọi ăn chay gạo lứt, muối mè. Và trứng cũng không phải là sản phẩm xuất hiện trong thực đơn của họ.
– Ăn chay trường, ăn thuần chay: Những người theo các trường phái này buộc phải ăn chay quanh năm và tuân thủ nhiều nguyên tắc nghiêm ngặt, trong đó có việc cấm ăn trứng.
3. Những trường phái ăn chay nào được dùng trứng?
Bên cạnh những trường phái ăn chay có nhiều quy tắc nghiêm ngặt, chúng ta vẫn có một số trường phái linh động trong thực đơn ăn uống và được sử dụng trứng.
– Ăn chay có cả sữa và trứng: Trường phái này chỉ bắt người ăn chay phải kiêng thịt, ngoài ra các sản phẩm như sữa và trứng vẫn được sử dụng một cách thoải mái.
– Ăn chay kỳ, ăn chay bán phần: Chỉ cần ăn chay một vài ngày trông tháng hoặc một vài tháng trong năm, những người theo trường phái này hoàn toàn có thể sử dụng trứng trong những ngày không thực hiện chay tịnh.
Nguồn: https://quanchay.net
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tại Sao Ngày Giỗ Lại Phải Có Bát Cơm Trắng Và Quả Trứng Luộc? trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!