Đề Xuất 5/2023 # Tại Sao Phải Thờ Cúng Ông Bà Tổ Tiên Và Những Người Đã Khuất # Top 8 Like | Herodota.com

Đề Xuất 5/2023 # Tại Sao Phải Thờ Cúng Ông Bà Tổ Tiên Và Những Người Đã Khuất # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tại Sao Phải Thờ Cúng Ông Bà Tổ Tiên Và Những Người Đã Khuất mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thờ cúng tổ tiên, người đã khuất là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn“. Tuy nhiên, điều này dần phai nhòa theo nhịp sống hiện đại, khi người ta không hiểu vì sao phải thờ cúng tổ tiên, chưa thấm nhuần những giá trị của việc thờ cúng người đã khuất quan trọng như thế nào.

#1. Định nghĩa việc thờ cúng

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu nghĩa của hai từ ” Thờ cúng “.

” Thờ ” là dựng lên cái gì đó về mặt hình thức, về tín ngưỡng như lư hương, hình ảnh.

” Cúng ” là dâng lên những thực phẩm, nước, trái cây, nhang, đèn,… mà cảm nhận được bằng các giác quan, để ngửi, để thưởng thức.

Theo tâm linh, thông tường từ ” thờ cúng ” thường dành cho người đã khuất.

Sẽ xảy ra một số trường hợp, có người chỉ thờ mà không có cúng, có một số người họ cúng nhưng không thờ như chúng ta cúng mâm cơm để cầu bình an. Còn thờ cúng cụ thể như thắp nhang lên bàn thờ Phật, mỗi tháng có ngày rằm, mùng 1 thay nước cúng, trái cây, trưng hoa hay cúng ông bà tổ tiên loại trái cây mà sinh thời họ thích ăn…

Người Việt có xu hướng nhìn lại quá khứ và nuối tiếc dĩ vãng nhiều hơn là hướng đến tương lai như người phương Tây. Vì thế, họ thường lưu giữ những tình cảm, niềm thương tiếc đối với ông bà, cha mẹ quá cố. Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời trên căn bản này và được đa số người Việt xem gần như một tôn giáo, gọi là đạo T hờ cúng Ông Bà.

Việc thờ cúng người đã khuất bắt đầu từ lúc có đám tang, sau đám tang là tuần thất, tiếp đến là đám giỗ. Trong đó đám giỗ là kéo dài nhất, thường là 5 đời đống giỗ: kể từ người đang là thời cúng kéo theo 4 đời sau nữa gọi là “Cao tằng tổ phụ”, phụ là ông nội của người đang cúng. Sau 5 đời tống giỗ trở thành tổ yên và chúng ta chỉ cúng vào dịp tết Nguyên Đán.

Tham khảo bài viết: Cách thắp hương cúng Rằm, Mùng 1 đúng cách

#2. Việc thờ cúng tổ tiên, người đã khuất có quan trọng không?

Với người Việt, hình thức thờ cúng rất đa dạng và phong phú: thờ Phật, thờ thánh thần, thờ anh hùng có công, thờ ông bà tổ tiên,… Vì thế có thể gọi dân tộc ta là đa tín ngưỡng. Trong đó việc thờ cúng những người đã mất rất quan trọng đối với người Việt, bởi trong quan niệm họ xem cái chết là điều quan trọng và linh thiêng.

Người Việt luôn quan niệm “dương sao âm vậy”, nghĩa là đời sống trên thế gian như nào thì khi mất đi họ cũng sống như thế. Do đó mới có tục đốt giấy tiền vàng mã để cho người chết được hưởng mà sử dụng ở suối vàng.

Họ còn cho rằng chết không phải là hết, sẽ còn tồn tại một thế giới bên kia dành cho người chết, mà thế giới đó có nét giống với thế giới của người sống. Nhiều người còn nằm mơ thấy những thứ quen thuộc của người đã khuất như vẫn mặc bộ quần áo đó, đội nón đó…

Nhưng chúng ta cũng nên hiểu, chiêm bao là ký ức của quá khứ chứ không phải thực tại vì họ có thể đã tái sinh và mang hình thái khác nên đâu phải họ mang hình dáng đó về thăm lại chúng ta.

Cúng thời để tỏ lòng báo ân đối với những người tiền bối, những người cha, người mẹ, ông bà đã hy sinh, đã để lại gia nghiệp và hình hài vóc dáng này cho chúng ta. Vì thế người ta mới quan niệm việc thờ cúng người đã khuất là vô cùng quan trọng.

Tham khảo bài viết: 12 Điều kiêng kỵ trong ngày Rằm, Mùng 1 hằng tháng

Ở góc độ dân gian, chính vì quan điểm trên mà người xưa họ chuẩn bị rất kỹ về cái chết. Khi biết sức khỏe đã yếu và sống không được bao lâu nữa, họ xây trước kim tĩnh, xây trước nhà mồ hoặc có người để quan tài ngay trong nhà để dự phòng, để họ yên tâm rằng sau khi chết mình sẽ được mồ yên mả đẹp. Đây là phong tục tập quán của người Việt Nam.

Việc thờ cúng tổ tiên là lẽ vậy. Tuy nhiên, có khá nhiều người băn khăn, thắc mắc, nữ giới khi đi xuất giá, ngoài việc thờ cúng tổ tiên nhà chồng thì có được thờ cúng bố mẹ đẻ không?

#3. Giải đáp thắc mắc: “Người đã chết có cúng họ ăn được không mà làm điều đó”

Đây là câu mà người ngoại đạo hay hỏi với người đạo Phật hay người ngoài muốn hỏi về truyền thống đạo lý của người Việt Nam.

Đối với người Việt Nam, cúng người mất có ăn hay không, không phải là chuyện quan trọng, nhưng quan trọng thể hiện đạo lý ” Uống nước nhớ nguồn“, ” Ăn trái nhớ kẻ trồng cây ” của người Việt. Như vậy một con người thể hiện đạo lý là một con người còn đạo đức, còn đủ phẩm chất của một con người đáng quý, đáng tôn trọng.

Tại Sao Phải Thờ Cúng Ông Bà, Tổ Tiên Và Người Đã Mất?

“Thờ” là dựng lên cái gì đó về mặt hình thức, về tín ngưỡng như lư hương, hình ảnh. Còn “cúng” là dâng lên những thực phẩm, nước, trái cây, nhang, đèn,… mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan.

Thế nhưng, hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu được tại sao phải thờ cúng ông bà, tổ tiên và người đã mất. Do đó, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tại sao phải thờ cúng người đã mất?

Từ lâu, Việt Nam đã là một dân tộc giàu tình cảm, trọng lễ nghĩa, sống hướng nội và thường giải quyết các vấn đề theo cảm tính hơn lý trí. Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một trong những đức tính đáng trân trọng của con người đất Việt.

Hơn thế nữa, người Việt còn có khuynh hướng nhìn lại quá khứ và nuối tiếc dĩ vãng. Vì thế chúng ta thường lưu giữ những tình cảm thương tiếc đối với ông bà, cha mẹ quá cố.

Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời trên căn bản này và được đa số người dân xem như một tôn giáo, gọi là đạo Thờ cúng Ông Bà. Việc thờ cúng người mất bắt đầu từ lúc có đám tang.

Sau đám tang sẽ là tuần thất, tiếp đến là đám giỗ. Trong đó, đám giỗ thường được kéo dài từ người đang thờ cúng đến 4 đời sau gọi là “Cao tằng tổ phụ”. Cụ thể, phụ là ông nội của người đang cúng. Sau 5 đời tống giỗ thì gia chủ chỉ cần cúng vào dịp Tết Nguyên Đán là được.

Hình thức thờ cúng của người dân Việt rất đa dạng và phong phú. Trong đó, phải kể đến việc thờ Phật, thờ thánh thần, thờ anh hùng có công, thờ ông bà tổ tiên,…vv. Do đó, có thể gọi dân tộc ta là đa tín ngưỡng.

Đồng thời, việc thờ cúng những người đã mất rất quan trọng đối với người Việt. Bởi cái chết là điều vô cùng quan trọng và linh thiêng đối với tâm linh của người Việt Nam.

Hơn thế nữa, dân tộc ta luôn quan niệm “dương sao âm vậy”. Có nghĩa là đời sống trên thế gian như nào thì khi mất đi họ cũng phải sống như thế. Vì vậy, mới có tục đốt vàng mã để cho người chết được hưởng và sử dụng ở suối vàng.

Bên cạnh đó, việc thờ cúng còn để tỏ lòng báo ân đối với những người đi trước, người cha, người mẹ, ông bà đã hy sinh,… để lại gia nghiệp và hình hài vóc dáng này cho chúng ta.

Từ xưa, người Việt đã có phong tục mua đồ về cúng giỗ hoặc vào ngày rằm, mùng 1 cũng mua hoa quả về cúng. Tuy nhiên, người mất chỉ tồn tại dưới dạng linh hồn. Vậy họ có ăn được không mà chúng ta cúng?

Dân gian cho rằng, việc người mất ăn đồ người sống là hoàn toàn có thật. Họ không ăn bằng miệng, cầm bằng tay như chúng ta mà sẽ ngửi. Do đó, những món mang lên cúng sẽ không còn mùi vị như lúc ban đầu.

Thế nhưng, thực chất thứ mà mọi người để ý chỉ là mình làm cỗ cúng như vậy đã đủ lòng thành chưa. Bởi, người sống chỉ làm cỗ cúng như một phương thức để biểu đạt, tình cảm, sự biết ơn và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà thôi.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Tục Thờ Cúng Ông Bà Tổ Tiên Của Người Thái

Thờ cúng ông bà tổ tiên là đạo hiếu tốt đẹp lâu đời của mỗi dân tộc, thể hiện lòng thành kính biết ơn sâu sắc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ đã khuất. Với người Việt Nam nói chung, đồng bào dân tộc Thái nói riêng, thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tâm linh, tinh thần.

Uống nước nhớ nguồn

Dù trải qua những biến động, thăng trầm, nhưng tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn luôn được bao đời đồng bào Thái gìn giữ và lưu truyền nguyên vẹn để nhắc nhớ về gốc nguồn mỗi con người. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: Người Thái đen quan niệm khi một người chết đi thì chỉ có thể xác là tan dần theo năm tháng, còn linh hồn vẫn hiện hữu. Họ phù hộ và cưu mang cho con cháu khi gặp tai ương, hoạn nạn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khích lệ con cháu làm điều thiện và cũng quở trách khi làm những điều tội lỗi… Vì thế, mỗi khi đến dịp lễ, tết, nhà có hiếu, hỷ hay gặp chuyện khó khăn, đau ốm, người trong nhà lại làm cơm đặt lên bàn thờ mời ông bà tổ tiên và giãi bày hay cầu xin những điều tốt đẹp đến trong cuộc sống…

Nhà nghiên cứu văn hóa Thái – Hà Nam Ninh, cho biết: “Người Thái gọi tổ tiên là đắm pang. Theo quan niệm của người Thái, đắm pang là các linh hồn của một đại gia đình gồm nhiều thế hệ cha ông đã từ giã cõi trần về với cõi bun (cõi hạnh phúc) ở trên tầng trời. Bộ phận ngự ở trên bàn thờ gia đình con cháu gọi là phi hươn (ma nhà). Đắm pang luôn luôn để mắt, để tai, dõi theo từng bước đi của con cháu, chăm lo, phù hộ cho con cháu gặp được điều tốt lành. Con cháu luôn cảm thấy yên tâm, vì quan niệm rằng lúc nào cũng có ông bà, tổ tiên bên cạnh, nhìn thấy trước những điều sắp xảy ra với mình mà ra hiệu, mách bảo con cháu ứng phó, tránh được rủi ro. Vì thế, người Thái luôn luôn biết ơn, tôn kính tổ tiên. Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu bữa ăn có cơm ngon, canh ngọt, người chủ gia đình phải có vài lời khấn mời tổ tiên trước khi cả nhà ăn cơm; lúc mở chĩnh rượu cần phải khấn tổ tiên trước khi uống; khi có công to việc lớn, như: Ăn cơm mới, lên nhà mới, ma chay, cưới hỏi hay trong nhà có người sắp đi xa nhà thì đều làm lễ cúng ma nhà để thông báo và mời tổ tiên về hưởng thụ lễ vật, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cả nhà đều khỏe mạnh, ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn. Tục thờ tổ tiên, thờ đa thần (nhiên thần và nhân thần) và thờ vật tổ (tô tem) là tín ngưỡng truyền thống của người Thái Việt Nam, đó cũng là tín ngưỡng của người Việt cổ. Quan niệm tín ngưỡng này có hệ thống thuyết lý, có sách vở ghi chép, có các quy ước về hình thức thể hiện, nên có sức thuyết phục, tồn tại bền vững. Chính vì thế, người Thái không theo một tôn giáo nào ngoài tín ngưỡng thờ tổ tiên”.

Việc cúng giỗ vô cùng quan trọng, không được khinh suất, nếu không sẽ khiến linh hồn của người đã khuất mủi lòng, hờn giận, cho là con cháu bất kính, quên ơn và sẽ có lời phàn nàn. Theo quan niệm cũ, nếu ma nhà có lời phàn nàn, con cháu có thể bị buồn phiền hoặc đau ốm. Thờ cúng tổ tiên căn bản là tấm lòng thành, tùy quy mô và tính chất của từng dịp mà có thể người nhà tự cúng khấn hoặc nhờ thầy cúng hành lễ. Thầy mo Hà Văn Nước, bản Tân Phúc, xã Phú Lệ (Quan Hóa), chia sẻ: “Thầy mo, thầy cúng rất quan trọng trong đời sống tâm linh người Thái. Chúng tôi được xem là cầu nối giữa người trần thế với thế giới thần linh. Công việc của chúng tôi là làm lễ, mời những người đã khuất về hưởng lễ vật của con cháu và giãi bày những tâm tư, tình cảm của gia chủ với tổ tiên để những người đã khuất phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra. Đặc biệt, khi trong nhà có người chết, thầy cúng càng quan trọng hơn, chúng tôi làm nhiệm vụ dẫn dắt linh hồn người đã khuất về với tổ tiên và trở thành ông bà tổ tiên của gia đình, của dòng họ”.

Từ xa xưa, đồng bào dân tộc Thái đã hình thành riêng cho dân tộc mình lịch thiên can theo chu kỳ cứ 10 ngày quay vòng một lần. Dựa theo lịch này, mỗi gia đình, dòng họ sẽ chọn lấy ngày phù hợp với họ nhà mình để cất nhà, cưới xin, đi đường xa, hay làm lễ cúng bái ông bà tổ tiên… Ngoài thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết, hay nhà có hiếu, hỷ, theo lịch thiên can này, tùy theo từng gia đình, dòng họ, đồng bào Thái còn duy trì cứ 5 ngày hoặc 10 ngày làm cơm cúng tổ tiên một lần, gọi là “Pạt tống”. Ngày “Pạt tống” gọi là “Mự Vên tông” (ngày giỗ tổ). Nghĩa là khi bố mất, con phải chọn ngày rước hồn bố lên nhập với tổ tiên và thay ông làm chủ tổ tiên, gọi là “po đẳm”. Ngày gọi hồn lên nhập tổ tiên có thể một ngày, ba ngày, năm ngày sau khi bố mất nhưng không được quá một vòng thiên can 10 ngày theo lịch của người Thái. Ví dụ: Gọi hồn bố nhập tổ tiên ngày giáp thì cứ đến ngày giáp là ngày giỗ tổ tiên (Mự Vên tông). Như vậy, mỗi tháng người Thái giỗ tổ tiên ba lần. Trong mâm cúng “Pạt tống” này người ta không quá nặng về hình thức là phải nhất thiết mâm cao cỗ đầy như những dịp lễ tết, mà đồng bào quan niệm con cháu sinh hoạt như thế nào, ăn uống ra sao thì ông bà tổ tiên cũng vậy. Nên trong mâm cúng “Pạt tống”, ngoài xôi, rượu, người ta chỉ cần sắp con cá nướng, thịt nướng hoặc con gà rồi bày thêm đĩa rau, đĩa măng… đặt lên ban thờ cúng ông bà tổ tiên – cọ lọ hóng (góc trong cùng gian cuối của nhà sàn).

Tiếp theo, gia chủ chuẩn bị cho ông mo sổ ghi chép tên của những người đã khuất để ông mo gọi mời họ về. Theo thứ tự ông mo sẽ mời thân sinh gia chủ trước sau đó đến tên các cụ những người đã khuất trong dòng họ… Mỗi tên người khi ông mo gọi đến sẽ bón 3 miếng thịt, 3 thìa măng… vào một lỗ nhỏ đã được đục trước đó tại nơi thờ cúng tổ tiên. Hành động này được gọi là bón ma nhà. Cúng xong một hồi chủ nhà lại dọn sẵn một mâm cúng có thịt gà và đủ các loại như ở mâm trên ra ngoài sàn để ông mo mời thổ công, thổ địa, ma rừng, ma núi, thần sông suối và cầu khấn phù hộ cho gia chủ được khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.

Tục lệ nhân văn

Thờ cúng tổ tiên của đồng bào dân tộc Thái còn thể hiện tính nhân văn ở chỗ, ngoài duy trì và phát huy tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên đằng nội, ở một số địa phương, dòng họ còn giữ được phong tục thờ cúng tổ tiên đằng ngoại. Nếu gia đình nào chỉ sinh được con gái, thì khi bố mẹ mất đi, người con gái cả sẽ giữ trọng trách thờ cúng bố mẹ mình. Nhưng hai tổ tiên đằng nội và đằng ngoại không thể thờ chung một ban thờ. Nên người ta làm một ngôi nhà nhỏ trong khuôn viên của nhà họ làm nơi thờ cúng bố mẹ vợ, gọi là “Hướn nghé”.

Với kiến trúc nhà sàn thu nhỏ chỉ một gian, “Hướn nghé” được dựng bằng tre, cao hơn một mét, rộng khoảng 1,3m2 đến 1,5m2, xung quanh được đan phên tre, lợp bằng gianh tre hoặc tấm prô. Bên trong “Hướn nghé” người ta cài “Tạy” theo hướng quay ra phía trước. “Tạy” – tượng trưng là bản khai sinh, khai tử của người con trai trong nhà. Còn bản khai sinh, khai tử của nữ giới là “So lo một”. Những túi “Tạy”, “So lo một” này luôn được cài trên gian thờ, chỉ được phép bỏ đi khi người có tên trong mỗi chiếc “Tạy”, “So lo một” đó qua đời. Vì nhà chỉ có con gái, nên trong hoàn cảnh thờ cúng bố mẹ đẻ ở “Hướn nghé”, người con gái phải “giả” làm con trai để được thờ cúng bố mẹ mình vào những dịp lễ tết, ngày giỗ tổ – “Pạt tông” của họ đằng ngoại nhà mình. Đến khi người phụ nữ đó mất, không còn ai duy trì thờ cúng nữa, lúc đó “Hướn nghé” sẽ bị phá dỡ đi.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cho đến nay vẫn tồn tại phổ biến và chi phối mạnh đến mọi mặt đời sống thường nhật của đồng bào dân tộc Thái. Nó thể hiện quan niệm nhân sinh, giúp các thế hệ người Thái hiểu được truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc mình, từ đó thêm trân trọng, gìn giữ.

Bài và ảnh: Tăng Thúy

Bát Cơm Cho Người Đã Khuất

Du khách tìm về tham quan bảo tàng. Ảnh: Lê Văn Ba

Anh Bảng, giám đốc, là cựu tù binh đảo Phú Quốc. Người trong Bảo tàng đều là cựu tù binh cùng nhân viên phục vụ là con em trong gia đình. Báo chí đã nói nhiều về Bảo tàng này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị… đều đã đến thăm Bảo tàng.

Bữa trưa giản dị, chúng tôi thân mật ngồi bên nhau. Chờ ai nữa? Tôi hỏi vì thấy còn ba chiếc bát, ba đôi đũa để cạnh mâm cơm. Anh Bảng vừa gắp thức ăn bỏ vào từng bát, vừa nói:

– Đây là bát của đồng đội. Bữa nào chúng tôi cũng nhớ mời các liệt sĩ, các đồng đội đã hi sinh trong lao tù về ăn cơm.

Tôi lặng người, cảm thấy như có những ai đó đứng bên, di động quanh phòng. Không khí trầm hẳn xuống trong khi cốc bia vẫn lăn tăn sủi bọt.

Phong tục Việt Nam khi nhà có người chết thì làm lễ cúng cơm trong ba ngày. Việc tang ma xong thì mỗi ngày một lần, đến bữa ăn, gia chủ bày lên ban thờ người chết một bát, cơm hoặc canh, nói theo lễ nghĩa trong nhà có thức gì cúng thức ấy, cúng cho đến 49 hoặc đủ 100 ngày. Nhiều gia đình còn đặt trên ban thờ đĩa nhỏ muối và gừng, với ngụ ý sâu xa “gừng cay muốn mặn xin đừng quên nhau”. Trong mâm cơm cúng thường có quả trứng luộc, “quả” là có ý nhắc “ăn quả nhớ người trồng cây”; trứng ngụ ý truyền nối thế hệ, dòng tộc “từ trong trứng nở ra”.

Những phong tục, lễ nghĩa, nghi thức… sâu đậm nhân văn, giáo dục cộng đồng, thế hệ con cháu hôm nay.

Bát cơm nhớ về đồng đội ở Bảo tàng các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày cũng mang ý nghĩa tâm linh như thế. Anh Bảng nói thêm: Đi các nơi dự liên hoan chúng tôi vẫn không quên đồng đội. Một lần dự tiệc ở Cung văn hóa Hữu nghị vì chờ mãi không thấy nhân viên phục vụ đáp ứng nên chúng tôi bày lên bàn ba chiếc bát, ba đôi đũa mang theo trong túi xách. Bát của chúng tôi thì nhận ra ngay, cô phục vụ có ý coi thường, xô đẩy thế nào đó, cả ba chiếc bát rơi vỡ tan. Khi biết là bát cho người đã khuất, cô gái sợ run người. Tôi trấn tĩnh: Không sao. Rồi nói đùa:

– Các anh ấy chỉ nhắc khéo chứ không biết giận dữ gì đâu.

Anh Bảng nói thêm:

– Ở đây cũng vậy, bữa nào quên không bày thêm ba chiếc bát là y như rằng, có chuyện.

Thăm bảo tàng di tích qua phòng nào khách tham quan cũng thấy tấm biển nhắc nhở ” Xin nhẹ bước chân, không sờ hiện vật/Kẻo đụng vào người đứng quanh đây“…

Qua hai phòng lớn trưng bày cảnh toàn cảnh nhà tù Phú Quốc khủng khiếp cùng những hiện vật gốc rất có hồn, những phục dựng cảnh giam cầm, tra tấn ghê rợn dưới ánh sáng mờ mờ như chốn địa ngục âm ti, chúng tôi bước vào khu điện thờ các anh hùng liệt sĩ, thắp hương. Mặt trước điện là hồ nước. Lối đi có đá núi, cỏ xanh, bóng cây râm mát. Tượng liền anh khăn đóng áo the đứng bên liền chị áo tứ thân thắt lưng bỏ múi đang hát quan họ. Dưới lầu treo quả chuông đồng, bên cây ổi mang từ nghĩa trang nhà tù Phú Quốc về là tượng đá trắng một cô gái đang kéo vĩ cầm. Suốt ngày đêm cô kéo đàn cho các anh vui.

Trên đường về, ba chiếc bát, ba đôi đũa dành cho các đồng đội bên mâm cơm mãi ám ảnh tôi. Bảo tàng không chỉ là nơi trưng bày những hiện vật. Có lẽ điều khác biệt là do những cựu tù binh, cựu chiến sĩ bị địch bắt tù đày tự lập nên và trông coi, gìn giữ, có sức thu hút đông đảo người trong nước khách quốc tế tham quan.

Tôi lặng người, cảm thấy như có những ai đó đứng bên, lởn vởn quanh phòng. Không khí trầm hẳn xuống trong khi cốc bia vẫn lăn tăn sủi bọt.

Lê Văn Ba

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tại Sao Phải Thờ Cúng Ông Bà Tổ Tiên Và Những Người Đã Khuất trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!