Đề Xuất 5/2023 # Thợ Mộc Và Lịch Sử Của Nghề Mộc # Top 8 Like | Herodota.com

Đề Xuất 5/2023 # Thợ Mộc Và Lịch Sử Của Nghề Mộc # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thợ Mộc Và Lịch Sử Của Nghề Mộc mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Từ xa xưa, giỗ tổ ngành Mộc là ngày lễ để tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân – người đã khai sáng và truyền bá ngành Mộc, là dịp thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”của những người trong nghề.

Truyền thuyết về ông tổ sư nghề Mộc ở phía Bắc

Vào ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm, những người làm nghề mộc đều dâng nén hương tưởng nhớ ông tổ của nghề là Nguyễn Công Nghệ. Vào thời chúa Trịnh, chàng trai trẻ 18 tuổi có tay nghề làm mộc nổi tiếng ở xứ bắc được mời vào cung và giao nhiệm vụ tạo chiếc ngai vàng sao cho xứng tầm. Nhưng khi hoàn thành chàng trai đã bị giam vào ngục tối vì đã nằm vắt vẻo lên ngai ngủ một cách ngon lành.

Sau này, mọi người cũng dần hiểu được ý nghĩa thực sự cũng như cái tâm của ông tổ Nghệ đặt vào bức tượng đó. Cũng từ đó mà cái tên Nguyễn Công Nghệ đã đi vào lịch sử của nghề mộc và ông cũng chính là ông tổ của nghề mà mọi người ai ai cũng kính trọng và luôn tưởng nhớ. Vì thế, tới vùng miền nào ta cũng bắt gặp các làng nghề mộc quanh năm rộn ràng tiếng cưa đục. Các nghệ nhân dân gian đã đem những tinh hoa dân tộc hoà cùng ý tưởng dân dã vào từng thớ gỗ tạo nên những sản phẩm có giá trị, không những phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu, trong đó có nhiều sản phẩm từ gỗ quý, bền đẹp, có độ tuổi hàng trăm năm.

Truyền thuyết về Bà tổ sư nghề Mộc( Phía Nam)

Nghề mộc ở Tây Ninh đã có lâu đời, bởi nơi đây là vùng rừng và cao, nhiều gỗ quý nên thu hút nhiều nghệ nhân khắp vùng miền trong nước về đây lập nghiệp.

Lễ giỗ tổ nghề mộc được tổ chức tại nhà người thợ, hoặc tại cơ sở sản xuất nghề mộc. Bàn hương án tổ sư là một chiếc bàn nhỏ, có bài vị sơn đỏ đề chữ “Tiên sư”, một bát hương, lọ bông và mâm cổ cúng. Thợ cả, thợ bạn, học nghề tụ quanh hương án, người thợ cả, hoặc chủ cơ sở làm lễ dâng hương khấn vái cầu xin tổ sư giúp đỡ những người làm nghề thợ mộc được sức khỏe, làm ăn khá giả. Sau đó lần lượt những người có mặt trong buổi lễ đến thắp hương và khấn vái trước bàn thờ tổ sư.

Ông tổ Nghề Mộc trên thế giới

Lỗ Ban sinh ra ở nước Lỗ. Tên thật là Công Du Ban, cũng còn gọi là Công Du Tử. Tên cách điệu [đồng âm] là Ban Ban, nhưng ông được nhắc thường nhất [như] là Lỗ Ban. Ông là một kỹ sư xây dựng nổi tiếng và thợ thủ công trong lịch sử Trung Quốc và từng một lần làm quan trong bộ xây dựng.

Lỗ Ban sinh vào buổi chiều ngày 7 tháng 5 năm 507 trước Công nguyên. Lúc ông được sinh ra, những con sếu tụ tập lại và một mùi thơm kỳ lạ lan tỏa khắp ngôi nhà. Tất cả những người dân đều ngạc nhiên bởi điều đó. Đó là điềm lành chứng tỏ một vị Thần sắp chuyển sinh vào thân người. Khi ông còn trẻ, ông không thích đọc và viết. Thay vào đó, ông rất quan tâm đến những nghề thủ công mỹ nghệ như là điêu khắc. Khoảng 15 tuổi, ông đột nhiên nhận ra mục đích trong cuộc sống của mình và đi học với thầy Đoan Mộc. Sau nhiều tháng học hỏi cho thấu đáo, ông đã tinh thông nghề này. Lỗ Ban lui tới nhiều nước khác nhau, đề xuất với họ cần phải tôn trọng nước Chu (một nước thời bấy giờ), nhưng những nước này không nghe theo ông. Vì thế ông rút lui khỏi xã hội người thường và sống ẩn dật ở phía nam núi Đái Sơn, cũng được biết với cái tên “Tiểu Dương Sơn”. Mười ba năm trôi qua, một ngày nọ, ông ra ngoài và tình cờ gặp Cựu Bao. Họ hàn huyên với nhau khá lâu. Cuối cùng, Lỗ Ban nhận Cựu Bao làm thầy và học điêu khắc và học vẽ. Lỗ Ban muốn mang đến một cách nhìn hoàn toàn mới cho văn hóa Trung Quốc. Lỗ Ban học tập với sự tập trung mạnh mẽ, học làm mộc, chạm đá, và những kỹ năng khác. Ông đã sáng tạo ra nhiều công cụ kỳ diệu và dạy nhiều học trò.

Lỗ Ban cũng làm ra ngựa gỗ mà có thể tự đi bộ trên đất. Đây là một dạng thức sớm nhất của “xe máy” được ghi chép lại. Trong thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã sử dụng những con ngựa của Lỗ Ban để vận chuyển lương thực. Tuy nhiên, kỹ thuật này sau đó đã mất.

Lỗ Ban cũng làm ra nhiều công cụ mộc khác cho người Trung Quốc, ví dụ như móc khoan, máy xay đá, xẻng, dụng cụ đo góc, mudou và thước đo. Người ta nói rằng Lỗ Ban đã phát minh ra cái cưa sau khi tay của ông bị cắt bởi lá cỏ. Lỗ Ban cũng tạo ra thang phá thành trong chiến tranh và chín dụng cụ sử dụng trong chiến tranh. Ông cũng làm ra bản đồ đo vẽ địa hình 3 chiều từ sớm – Cửu Châu Đồ – được các hoàng đế Trung Quốc đáng giá cao trong lịch sử. Thông qua những phát minh của mình, Lỗ Ban đã mang lại những lợi ích to lớn cho người dân.

Với đội ngũ thợ mộc giàu kinh nghiệm, đội ngũ thợ luôn luôn sẵn lòng phục vụ quý khách:

Xưởng Mộc Công Ty Tnhh Sản Xuất Thương Mại Tư Vấn Nội Thất Đức Thiện Địa chỉ: 22/17/18A Đường 9A, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (08)36 206 656 – Di động: 0913 633 719 – 0974 59 79 39 Email: noithatducthien@gmail.com MST: 0313.650.528

Sự Tích Ông Tổ Nghề Mộc

Tìm hiểu về giỗ tổ nghề Mộc ở Việt Nam

Sự tích tổ sư nghề Mộc

Truyền thuyết về ông tổ sư nghề Mộc ở phía Bắc

Vào ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm, những người làm nghề mộc đều dâng nén hương tưởng nhớ ông tổ của nghề là Nguyễn Công Nghệ. Vào thời chúa Trịnh, chàng trai trẻ 18 tuổi có tay nghề làm mộc nổi tiếng ở xứ bắc được mời vào cung và giao nhiệm vụ tạo chiếc ngai vàng sao cho xứng tầm. Nhưng khi hoàn thành chàng trai đã bị giam vào ngục tối vì đã nằm vắt vẻo lên ngai ngủ một cách ngon lành.

Sau khi chúa băng hà, bà Chúa lên nắm quyền. Trong một dịp, khi nhìn thấy ngai vàng quá đẹp bà chúa liền ra lệnh cho chàng trai rằng: “Ngươi phải tạo ra một bức tượng Phật bà bằng chính cái tâm con người, Phật bà phải nhìn được trăm nẻo khổ đau hay gian ác trên thế gian để cứu giúp những khổ đau đó hay trừng trị những kẻ ác trên thế gian”. Khi nghe bà Chúa phán như vậy, chàng trai lấy làm khó hiểu và trả lời bà rằng: “Thưa, tất cả những vật hạ thần nhìn thấy được thì sẽ chạm trổ được nhưng hạ thần không thể chạm đúng theo ý muốn của bà Chúa vì hạ thần không thể thấy được”. Nghe tới đây, bà Chúa tức giận và phán: “Ngươi không làm được thì ta sẽ bắt ngươi phải làm cho bằng được”.

Tiếp tục bị giam cầm khắc nghiệt hơn. Xung quanh căn nhà giam là hàng trăm vị Tăng đọc kinh gõ mõ suốt ngày đêm và tới mỗi bữa ăn là món cơm chay của nhà chùa. Đây quả thật là một điều khủng khiếp đối với một chàng trai trẻ. Sau thời gian chàng bị mắt mờ, tai ù…chàng trai cảm thấy không thể chịu nổi nữa và suy nghĩ: nếu không làm cho nhanh thì sẽ không thể thoát khỏi sự tù hãm này. Thế là, căn nhà với hàng trăm ngọn nến thắp suốt ngày đêm cùng những khối gỗ được chuyển vào liên tục, chàng trai làm miệt mài không biết mệt mỏi. Ba năm sau, vào một ngày bà Chúa đi kiểm tra công việc của chàng trai. Khi tới gần ngôi nhà mọi người nhìn thấy một luồng sáng phát ra từ bên trong. Bức tượng từ tâm đã hoàn thành. Khi nhìn thấy bức tượng Phật bà với một đầu bốn mặt nghìn tay và trên mỗi bàn tay là một con mắt, mọi người thực sự sửng sốt. Song, không dễ gì người ta dễ dàng nhận rõ ý nghĩa tâm linh bức tượng. Bà Chúa đã tức giận cho tìm lại tác giả khắc tượng để được câu giải thích thỏa đáng. Nhưng vì mắt mờ sau nhiều năm giam cầm ông đã bị rơi xuống dòng suối, cuốn trôi….

Sau này, mọi người cũng dần hiểu được ý nghĩa thực sự cũng như cái tâm của ông tổ Nghệ đặt vào bức tượng đó. Cũng từ đó mà cái tên Nguyễn Công Nghệ đã đi vào lịch sử của nghề mộc và ông cũng chính là ông tổ của nghề mà mọi người ai ai cũng kính trọng và luôn tưởng nhớ. Vì thế, tới vùng miền nào ta cũng bắt gặp các làng nghề mộc quanh năm rộn ràng tiếng cưa đục. Các nghệ nhân dân gian đã đem những tinh hoa dân tộc hoà cùng ý tưởng dân dã vào từng thớ gỗ tạo nên những sản phẩm có giá trị, không những phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu, trong đó có nhiều sản phẩm từ gỗ quý, bền đẹp, có độ tuổi hàng trăm năm.

Truyền thuyết về Bà tổ sư nghề Mộc( Phía Nam)

Nghề mộc ở Tây Ninh đã có lâu đời, bởi nơi đây là vùng rừng và cao, nhiều gỗ quý nên thu hút nhiều nghệ nhân khắp vùng miền trong nước về đây lập nghiệp.

Thợ nghề mộc ở Tây Ninh phần đông thờ bà Cửu Thiên Huyền nữ làm tổ sư nghề mộc. Theo huyền thoại, bà là con gái nhà trời đã hạ trần dạy cho loài người cách cất nhà ở. Bà đứng thẳng người chống nạnh hai tay để làm kiểu cho mái nhà, còn các bộ phận kèo, cột, trích ngang dọc cứ theo hình người bà mà dựng. Có một ít thợ mộc khác lại thờ tổ sư nghề mộc là ông Lỗ Ban, người đã có công chế ra cưa đục cho thợ mộc để làm nhà cửa, vật dụng bằng gỗ. Ngày giỗ tổ của nghề thợ mộc nhằm vào 20 tháng chạp âm lịch hàng năm.

Lễ giỗ tổ nghề mộc được tổ chức tại nhà người thợ, hoặc tại cơ sở sản xuất nghề mộc. Bàn hương án tổ sư là một chiếc bàn nhỏ, có bài vị sơn đỏ đề chữ “Tiên sư”, một bát hương, lọ bông và mâm cổ cúng. Thợ cả, thợ bạn, học nghề tụ quanh hương án, người thợ cả, hoặc chủ cơ sở làm lễ dâng hương khấn vái cầu xin tổ sư giúp đỡ những người làm nghề thợ mộc được sức khỏe, làm ăn khá giả. Sau đó lần lượt những người có mặt trong buổi lễ đến thắp hương và khấn vái trước bàn thờ tổ sư.

Cùng với ông tổ nghề Mộc là những , tổ nghề xây dựng… Mỗi một nghề đều có một ông tổ riêng và ngày cúng giỗ tổ riêng.

Ngoài việc cúng giỗ tổ nghề thì đi lễ chùa đầu năm cũng là dịp để mọi người đi hành hương cầu xin bình an cho năm mới. Có thể kể đến như đi lễ đền bà chúa kho, hội chùa Hương, đền ông Hoàng Mười… đều là những địa điểm được mọi người hướng đến trong những chuyến du xuân đầu năm.

Lễ Cúng Tổ Nghề Mộc Kim Bồng

” Phú Bông dệt lụa dệt sa Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng“

Thật vậy, với bàn tay tài hoa, thợ mộc Kim Bồng không chỉ góp công xây dựng nên những công trình kiến trúc gỗ Hội An mà còn góp phần xây dựng cung điện triều Nguyễn, lăng tẩm một số vua triều Nguyễn ở Huế, đóng nhiều ghe bầu đi biển, tạo tác nhiều hàng mộc mỹ nghệ lộng lẫy. Do vậy, đã có nhiều thợ mộc Kim Bồng tay nghề cao được triều đình phong Bát, Cửu phẩm, phong hàm tượng mục. Hiện nay, các thợ mộc Kim Bồng đang đóng góp đáng kể vào sự nghiệp tu bổ di tích kiến trúc cổ Hội An.Làng mộc Kim hiện nay là một trong những làng nghề lớn còn bảo tồn nhiều sinh hoạt văn hoá truyền thống trong đó có lễ tế Tổ nghề mộc vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại Đình tiền hiền Kim Bồng, thôn Phước Thắng, xã Cẩm Kim. Đình tiền hiền là công trình kiến trúc nghệ thuật do chính các thợ mộc Kim Bồng xây dựng nên vào đầu thế kỷ XIX để thờ Tổ nghề mộc và các vị tiền hiền của làng.

Nghề mộc Kim Bồng phát triển qua nhiều thế kỷ, thợ mộc không chỉ làm nghề ở Hội An mà còn đi khắp miền Nam Trung bộ, Huế, thành phố Hồ Chí Minh và mỗi năm về ăn Tết xong lại đi nên từ xa xưa ngày mồng 6 tháng Giêng được chọn làm ngày tế Tổ, tế xuân tại làng, sớm hơn so với các làng khác, phù hợp đặc điểm nghề nghiệp của làng.Để chuẩn bị cho lễ tế Tổ, những ngày cuối năm trước, các bô lão trong làng đã nhóm họp, chọn người làm chánh tế, phụ tế ( tả hữu phân hiến) cũng như phân công phụ nữ, trai tráng trong làng lo công tác hậu cần chu đáo để lễ tế được diễn ra tốt đẹp.

Đến ngày mồng 6 tháng Giêng, từ lúc sương xuân đang còn lan phủ làng quê Kim Bồng thì mọi người đã có mặt tại đình làng để chuẩn bị lễ vật, sắp đặt lễ vật lên các hương án. Trong lúc đó, vị chánh tế, các vị tả hữu phân hiến trong lễ phục truyền thống áo dài khăn đóng đi kiểm tra, đôn đốc mọi người lo hoàn tất công việc chuẩn bị. Ban nhạc lễ gồm trống, đờn cò, mõ, xập xoã cũng trong tư thế sẵn sàng phục vụ lễ. Vào khoảng 9 giờ, sự chuẩn bị đã xong, bà con đến dự lễ đông đủ và cũng là giờ tốt vì lúc này thuỷ triều đang dâng nên lễ tế được bắt đầu tại hương án tế cáo trời đất, âm linh ở bên trong bình phong của sân đình. Bàn cúng trời đất được đặt cao hơn, ngoài lễ vật chung là hương đèn hoa quả, tràu, thuốc, trà rượu, lễ vật đặc biệt gồm có đầu heo, gà luộc nguyên con, giấy tiền vàng bạc và bản văn tế. Bàn cúng âm linh đặt thấp hơn một chút, bên cạnh các lễ vật thông thường như vừa nêu ở trên và còn có đặt một đĩa cháo loãng, cùng nhiều muỗng, có xôi, chè, một mâm giấy tiền vàng bạc, áo giấy, bánh ngũ sắc, gạo muối, hạt não để cúng riêng cho âm linh. Đặc biệt tại hương án còn có một đĩa rau lang luộc, một chén mắm cái để cúng chúa Chàm. Lễ tế diễn ra theo trình tự 3 tuần Sơ, Á, Chung hiến lễ, mở đầu đầu lễ trống chiêng được gióng ba hồi dài, nhạc lễ được tấu lên, vị chánh tế sau khi làm nghi thức kiểm tra lễ vật ( cửu soát lễ vật); rửa, lau tay ( quán tẩy, thế cân) thì đến đứng trước hương án, đèn hương được thắp lên, trà rượu đầy ly, chánh tế dâng hương cáo lễ và quỳ lạy, kết thúc phần sơ lễ. Đến phần á hiến lễ ( phần quan trọng nhất), trà rượu được rót tiếp, các vị chánh tế lại quỳ trước bàn thờ thỉnh văn tế xuống để xướng văn tế. Văn tế do người xướng lễ đọc. Nội dung là nhân ngày xuân đầu năm bà con làm lễ tế xuân, giỗ Tổ nghề, nay xin lễ vật cáo yết trời đất, cung thỉnh các vị thần, mời các vị âm linh dự hưởng, chứng giám và cầu mong các vị phù hộ cho xóm làng được an bình trong năm mới. Đọc xong văn tế chánh tế quỳ thi lễ, làm thủ tục hoá vàng, vãi gạo muối cho thần linh, âm linh. Mâm giấy tiền cũng được các trai làng đem ra cổng đình đốt cháy rực, tất cả đều thành tro thì các thánh thần và âm linh mới thượng hưởng trọn vẹn. Đồng thời bên trong người xướng hô lễ tất, chuông trống gióng ba hồi dài có lại dùi và nhạc tấu hồi kết, vị chánh tế lạy 3 lạy. Sau đó thì các vị trong ban tế lễ, nhạc lễ, phụ trách chiêng trống lần lượt lạy trước hương án. Lễ tế âm linh kết thúc vào khoảng 10 giờ.

Nghỉ ngơi trong giây lát, lễ lại được diễn ra trong nội thất đình tiền hiền, đây là lễ tế chính: tế Tổ nghề mộc Kim Bồng. Lễ tế cũng được diễn ra theo tuần tự sơ, á, chung hiến lễ với những nghi thức lễ truyền thống đã nêu ở phần trên do các vị chánh tế, tả hữu phân hiến thi hành trong sự hỗ trợ của người xướng, Ban nhạc lễ, người đánh chiêng trống. Trong không khí nghi ngút khói hương tràn đầy sự giao cảm giữa con người với thế giới tâm linh, các vị trong ban tế lễ quỳ trước hương án tổ nghề, văn tế được xướng lên tế cáo về sự tri ân đối với các vị thần của nghề nghiệp: Cửu Thiên Huyền nữ ( vị thần của của bách nghệ), Lỗ Ban, Lỗ Bốc ( hai vị thần tổ của nghề mộc), Lịch đại Tiên sư, các vị tiền hiền của làng đồng thời là tổ nghề mộc của làng và các vị thần cai quản làng xóm là Thanh Hoàng, Thổ địa, Ngũ Hành đã nâng đỡ cho làng mộc Kim Bồng được phát triển, các thợ mộc vững tay nghề, an toàn trong sản xuất, chế tác. Đồng thời cầu mong các vị thần linh phò trợ cho toàn thể bà con trong làng mộc một năm nhiều việc làm, an toàn, may mắn. Kết thúc lễ tế, người dân trong làng lần lượt qùy lạy, khấn cáo trước án thờ Tổ nghề cầu mong Tổ nghề phù hộ để những dự định tốt đẹp của riêng bản thân được hoàn thành trong năm. Cách đây vài chục năm trở về trước, trong lễ tế, ban tế lễ có hát thày ( hát văn cúng), múa Lân chào mừng và vào những đêm sau lễ tế Tổ, Ban tổ chức lễ tế còn tổ chức hát bội cho người dân làng Kim Bồng thưởng thức.Lễ tế là một hoạt động tín ngưỡng đặc trưng, khá qui mô, thu hút được đông bà con làng mộc tham gia thể hiện sự phát triển của làng nghề mộc không chỉ ở qui mô sản xuất mà còn ở những sinh hoạt văn hoá tinh thần. Lễ hội này cũng phản ánh đặc trưng sự kết hợp cầu an, tế xuân, tế các vị thần cai quản làng xã với Tổ nghề ở một số làng nghề của Hội An. Qua lễ hội này, mính chứng tinh thần tri ân tiền nhân, tôn trọng thế giới tự nhiên trong sản xuất, sinh hoạt của người dân làng mộc, góp phần làm phong phú thêm đời sống sinh hoạt văn hóa tin thần của người dân Hội An. Thiết nghĩ, cần tổ chức cho khách du lịch tham quan nghề mộc Kim Bồng đến tham dự khi lễ này đang diễn ra, nhằm giới thiệu cho du khách thể hiểu biết đầy đủ hơn về hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa của người dân làng mộc Kim Bồng.

Hào Hứng Với Lễ Giỗ Tổ Nghề Mộc Kim Bồng, Hội An

Ngày 13.2, mồng 6 tháng giêng Bính Thân, cư dân làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An (Quảng Nam) long trọng tổ chức Giỗ Tổ nghề mộc.

Phần “Lễ” chính bắt đầu lúc 05g30 tại đình Tiền Hiền, thôn Trung Châu dưới sự chủ trì của các bô lão. Chương trình diễn ra nghiêm trang lần lượt với lễ tế Âm Linh, cúng giỗ Tổ và phát mộc đầu năm. Khi lễ chính kết thúc, các hộ gia đình, các cơ sở, hộ sản xuất nghề mộc, tàu thuyền, xây dựng…bắt đầu tổ chức cúng giỗ Tổ, phát mộc tại nhà và cơ sở của mình.

Nhờ cây cầu Cẩm Kim mới khánh thành trước tết, nối liền Cẩn Kim với Phố cổ Hội An nên thu hút khá đông du khách đến với lễ hội này. Lễ giỗ tổ nghề mộc thu hút người xem ở phần trình diễn nghề chạm trổ, dệt chiếu, đan thúng chai, đan rổ rá. .. và các trò chơi dân gian.

Làng mộc Kim Bồng là làng nghề truyền thống được hình thành vào khoảng thế kỷ XVI, bên dòng sông Hoài, là nơi sản sinh ra nhiều người thợ mộc tài hoa, góp công xây dựng nên những công trình kiến trúc gỗ tuyệt đẹp góp phần dựng nên một Khu phố cổ Hội An sau này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tay nghề của những người thợ ở đây càng trở nên nổi tiếng khi được triều đình nhà Nguyễn trọng dụng để chế tác các tác phẩm gỗ cho cung điện, lăng tẩm, đền miếu … và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị tại cố đô Huế cùng nhiều nơi khác trên cả nước.

Trải qua nhiều biến thiên của thời gian, trong khi một số làng nghề nổi tiếng khác chỉ còn “vang bóng một thời” thì nghề mộc Kim Bồng vẫn giữ được truyền thống vốn có và ngày càng thu hút sự quan tâm của người dân và du khách. Tại làng mộc Kim Bồng, nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian vẫn diễn ra, trong đó có lễ tế Tổ hàng năm nhằm tri ân công đức của tổ tiên đã có công mở đất lập làng và cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làng nghề phát triển.Cũng nhờ vậy, đời sống nhân dân địa phương ngày càng khởi sắc. Là một xã còn nhiều khó khăn của thành phố Hội An nhưng hiện nay, xã không còn hộ đói, chỉ còn hơn 3%hộ nghèo.

Theo ông Phan Trọng Nhân-Chủ tịch UBND xã, đây là dịp để nhân dân toàn xã tri ân các bậc tiền nhân, thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên, đồng thời tôn vinh các nghệ nhân trong việc chế tác sản phẩm lưu niệm độc đáo, riêng có của làng nghề truyền thống, tạo dựng sản phẩm văn hóa đặc trưng của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thợ Mộc Và Lịch Sử Của Nghề Mộc trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!