Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Bốc Bát Hương Gia Tiên Cuối Năm 2022 Đầy Đủ Nhất mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong việc thờ cúng nhang khói gia tiên, bốc bát hương gia tiên cuối năm là một trong những thủ tục bổ trợ lại trường khí tại ban thờ sau một năm khấn vái trì tụng.
Tại Sao Phải Bốc Bát Hương Gia Tiên
Như đã nói đến ở trên, bốc bát hương cuối năm không chỉ là thủ tục “bồi” lại trường khí tại phương vị thờ cúng của giả chủ mà còn thể hiện tâm đức lòng thành tới hội đồng gia tiên tiền tổ nhà mình.
Thông thường thờ gia tiên các gia đình sẽ chia thành: thờ ba bát hương (gồm: Thần Linh bản địa Ngũ vị Gia Thần, hội đồng gia tiên, bà Cô ông Mãnh), tuy nhiên sẽ có gia đình sẽ chỉ thờ chung vào một bát hương.
Thủ Tục Bốc Bát Hương Gia Tiên Cuối Năm
Sắm Lễ Cúng
Con gà lễ
Chai rượu trắng nửa lít
Đĩa ngũ quả
Trầu, cau 3 lá và 3 quả có cành dài và đẹp
Nậm gạo – muối – nước
9 bông hoa hồng tươi
Chè khô và bao thuốc lá
Đinh tiền vàng (thường là 5 đĩnh)
Văn Khấn Bốc Bát Hương
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương.
– Con kính lạy chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh dòng họ………………
Hôm nay là ngày …. tháng ….. năm …. Dương lịch tức ngày …. tháng… năm…
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại (đọc rõ số nhà, phường xã, quận huyện, thành phố) cùng toàn gia quyến.
Tín chủ thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính trình chư vị Thần Linh, hội đồng Gia Tiên dòng họ… và hội đồng bà cô ông mãnh dòng họ …
Con xin phép làm lễ bốc bát hương mới, chúng con kính xin các Ngài phù trì cho chúng con luôn được bình an, tài lộc vượng tiến, công việc hanh thông, đắc tài đắc lộc, gia đạo hưng long, âm phù dương trợ.
Con xin kính thỉnh Thành Hoàng Bản Thổ Thần Linh Thổ Địa chư vị tôn thần linh ứng về an vị tại nơi đây.
Con xin kính lạy hội đồng gia tiên dòng họ …, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới, kính xin các cụ linh ứng về an vị và phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, kim ngọc mãn đường, cầu được ước thấy.
Con kính lại lạy hội đồng bà cô ông mãnh dòng họ …. linh ứng về an vị tại nơi đây, phù hộ độ cho chúng con toàn gia an lạc, bình an, lộc tài tăng tiến, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Hương đăng chúng con đã bắc, lễ vật đã dâng trình, tâm niệm đã trình báo. Trước bản tọa chư vị tôn thần cúi xin hoan hỷ hải hà thụ nhận chứng giám. Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài, xin các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lại xin tạ ơn Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh, gia tiên dòng họ ………, hội đồng bà cô ông mãnh dòng họ …… cúi xin thương xót con cháu, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Gia đình chúng con xin cảm tạ!
Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được hóa vàng tiến mã kính biếu các Ngài, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”
Quy Trình Bốc Bát Hương Gia Tiên
Nhìn chung, quy trình bốc bát hương trên ban thờ gia tiên tương đồng với cách thức bốc bát hương Thần Tài. Để hiểu thêm về cách thức bốc bát hương, mời các bạn đón xem qua bài viết : Hướng dẫn Bốc Bát Hương Thần Tài
Lưu Ý Khi Bốc Bát Hương Gia Tiên
Thông thường tại ban thờ gia tiên truyền thống thường có 3 bát hương, nên khi thắp nhang thần linh trước khi tiến hành bốc bát hương, Phong Thủy Phùng Gia khuyên quý anh chị tín chủ nên thắp 5 nén tại bát chính giữa, hai bát còn lại thắp 3 nén nhang.
Nếu gia chủ muốn đốt trầm thì không nên thắp thêm hương trong bát hương nữa!
Ngay sau khi gia chủ trì cúng xong, hãy đọc 21 lần Ngũ bộ Thần Chú làm lễ an vị cuối cùng cho bát hương như sau:
“Um Ram
Um Si-Ram
Um Ma Ni Pad Mê Hum
Um Ca Lê, Cun Đê, S Va Ha
Um B-Rum”
Lời Kết
Qua bài viết về thủ bốc bát hương cuối năm cho năm 2021, Phong Thủy Phùng Gia hy vọng quý bạn đọc giả đã có cái nhìn tổng quan nhất về quy trình cũng như văn khấn chuẩn xác để bốc bát bát hương.
Chia Sẻ Bài Khấn Bốc Bát Hương &Amp; Thủ Tục Thay Bát Hương Mới
Dân tộc Việt Nam ta từ muôn đời xưa đã duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thể hiện lòng thánh kính, sự biết ơn, hiếu thảo của con cháu với các bậc tiền bối đã có công sinh thành, nuôi nấng, dưỡng dục. Vì thế, án thờ cũng như bát hương luôn được các gia đình coi trọng, luôn giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng và không tự ý di chuyển bởi đây là nơi linh thiêng mà ông bà ngự trị.
Có nên bỏ bát hương cũ thay bát hướng mới?
Việc thay bát hương diễn ra khi gia chủ có ý định đổi bát hương cũ và thay bằng bát hương mới khang trang hơn. Đây cũng được xem là một cách tỏ lòng thành kính với các bậc bề trên. Tuy nhiên, việc có nên bỏ bát hương cũ đi không hay xử lý như thế nào với bát hương cũ thì không phải ai cũng biết làm cho đúng cách.
Có nhiều người cho rằng, bát hương cũ nên thả trôi sông cho mát mẻ hoặc để gốc cây lớn linh thiêng và cũng có người mang lên chùa. Đây là một quan niệm dù cũ nhưng tồn tại những mặt hạn chế.
Thả bát hương cũ ra sông nếu nguồn nước không sạch sẽ làm ô uế, mất lòng thành kính với các bậc tổ tiên, không những vậy còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nước. Nếu mang để gốc cây đại thụ sẽ gây mất mỹ quan khiến cảnh vật trở nên mất mỹ quan và ô nhiễm. Còn mang lên chùa thì là điều tuyệt đối kiêng kỵ, không nên phạm phải.
Vậy xử lý bát hương cũ sao mới hợp tình hợp lý, vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa khách quan và văn minh? Theo như lời khuyên từ các bậc tăng sư trong chùa, các gia đình khi thay bát hương mới, phần bát hương cũ nên đập nhỏ rồi đem đi chôn cất trong vườn nhà. Nếu gia chủ ở thành phố đất đai chặt hẹp thì có thể về quê chôn gửi ở nhà thờ tổ. Đây là phương án vừa thể hiện sự tinh tế, vừa không bất kính với các bậc gia tiên.
Lễ vật cần chuẩn bị khi bỏ khấn bỏ bát hương cũ
Trước khi đọc bài khấn bốc bát hương cũ thay bát hương mới thì lễ vật là điều không thể thiếu. Lễ vật tùy điều kiện từng gia đình mà chuẩn bị bởi người ta vẫn có câu ” của ít lòng nhiều ” nhằm ý nói vật chất tuy không lớn nhưng tấm lòng lại vô biên. Thế nhưng, để lễ vật tươm tất nhất, gia chủ nên chuẩn bị những món đồ sau:
Lưu ý: những lễ vật sống cần luộc chín sau khi khấn lễ xong.
Thủ tục thay bát hương mới và bỏ bát hương cũ
Để làm lễ bài khấn bốc bát hương cũ diễn ra thuận lợi, gia chủ nên thực hiện theo các trình tự sau:
Chọn bát hương có đáy lồi lên phía miệng, hai đầu rồng chầu vào một thái cực. Sau đó rửa bát hương thật sạch sẽ bằng rượu hoặc nước lá bưởi rồi để khô.
Sau khi bát hương đã khô, gia chủ lấy một lễ tiền vàng lau từ trong ra ngoài bát hương mới, sau đó hóa lễ tiền vàng vừa lau, đồng thời úp bát hương xuống, dùng ngón tay bịt mắt rồng rồi hơ 3 vòng trên lửa đó.
Khi tiền vàng cháy xong, mang tro đó bỏ vào bát hương mới để lấy cốt, cho thêm viên ngọc có màu tương sinh với mệnh của gia chủ ở đáy bát hương thì càng tốt, sau đó thêm tro rơm cho đầy bát hương nhưng lưu ý là tuyệt đối không được dồn, nén tro.
Sau khi đã chuẩn bị bát hương mới xong xuôi, gia chủ chuyển vài chân hương từ bát hương cũ sang bát hương mới để làm gốc. Người chuyển chân hương có thể là gia chủ chứ không nhất thiết phải mời Thầy. Chú ý nên mặc áo có cổ, quần dài, ăn vận gọn gàng, sạch sẽ để tỏ lòng thành kính với các bậc tổ tiên.
Để mọi sự diễn ra trôi chảy, êm đẹp, gia chủ có thể in bài văn khấn bỏ bát hương cũ ra giấy rồi đọc to nhỏ tùy ý. Nội dung bài khấn bỏ bát hương như sau:
Sau khi đọc bài khấn xin dời bát hương xong, gia chủ chờ cháy hết tuần hương thứ nhất thì thắp tuần hương thứ hai. Lúc này có thể hóa tiền vàng và tờ văn khấn. Sau đó đem gạo, muối ra vãi trước cổng, lưu ý vãi ở cổng chứ tránh vãi ngay cửa nhà để tạo lối cho vong hồn không nơi nương tựa bước vào. Chờ lúc tuần hương thứ hai tàn thì đem đồ sống đi luộc chín. Khi mọi việc hoàn thành, gia chủ có thể lau dọn lại án thờ cho sạch sẽ, nhưng tuyệt đối không tự ý dịch chuyển các đồ vật để giữ sự linh thiêng nơi chốn ban thờ.
Cách Bốc Bát Hương Về Nhà Mới Gồm Những Thủ Tục Gì
Một trong các việc quan trọng khi chuyển đến nhà mới là bốc bát hương hay thay bát hương. Nhưng phải biết cách bốc bát hương đúng cách để mang lại bình an, sức khỏe, may mắn cho mọi thành viên trong gia đình.
Hướng dẫn tự bốc bát hương tại nhà
Cách bốc bát hương và thay bát nhang như thế nào
Cách bốc bát hương về nhà mới
Như đã nói ở trên, cách bốc bát hương về nhà mới rất quan trọng và là một trong các thủ tục không thể thiếu trong tục lệ thờ cúng tâm linh. Dù là thay mới bát hương hay bốc bát hương mới thì cũng cần phải làm cẩn thận và đúng cách, tránh các điều đại kỵ là tốt nhất. Làm tốt điều này sẽ giúp tâm trong lòng bình an, mọi sự êm ả đem lại sự may mắn trong cuộc sống cũng như công việc cho mọi thành viên trong đại gia đình. Cụ thể cách bốc bát hương về nhà mới gồm các bước sau:
Bước 1: Nếu bạn mốn bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên sẽ cần chuẩn bị 3 bát hương mới. Ba bát hương này sẽ là để thờ tổ tiên, thờ phật và thờ thổ địa, thần tài. Còn những trường hợp khác, bạn chỉ cần chuẩn bị một bát hương là đủ.
Bộ đồ thờ cúng men xanh lam cao cấp
Bộ đồ thờ men rạn nổi cao cấp
Bước 3: Sau khi đã chuẩn bị bát hương và cốt bát hương xong, ta tiến hành rửa sạch bát hương. Công việc này giúp rửa sạch bụi bẩn bám trên bát hương và theo quan niệm tâm linh thì bộ đồ thờ cúng khi tiếp xúc với nước sẽ trở nên mát mẻ, cũng như ông bà tổ tiên cũng sẽ được mát mẻ nơi cõi âm. Các bạn nhớ sau khi rửa sạch bát hương bằng nước, chúng ta nên rội qua bát hương bằng rượu để khử ta, và thổi bay các điều không may mắn.
Bát hương men rạn nổi
Bước 4: Chúng ta chuẩn bị bài văn khấn cho cẩn thận, tránh xuề xòa sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều điều không tốt trong cuộc sống sau này. Ví dụ như nêu ra lý do thay bát hương là gì. Tham khảo bài văn khấn lễ nhập trạch nhà chung cư.
Bát hương vàng kim
Bước 5: Chuẩn bị mâm cúng lễ nhập trạch vào nhà mới. Đây là một trong các bước quan trọng nhất để thông báo đến toàn thể chư thần và các vị khuất mặt khuất mày biết được sự xuất hiện và định cư của gia đình vào nơi ở mới.
Bước 6: Sau khi cúng xong, chúng ta tiên hành thủ tục Bốc Bát Hương. Lúc này, dùng giấy vàng mã đang hóa, hơ ngọn lửa vào đầu rồng trên đôi Bát Hương, Dùng hai ngón tay cái che lại đôi mắt rồng, tránh cho lửa trực tiếp hơ vào mắt rồng. Đây xem như là một phương pháp khai quan cho Rồng, đuổi tà khí, âm hồn quấy phá ám vào Bát Hương. Sau khi hơ xong thì cho Gói Thất Bảo vào trong Bát Hương, sau đó cho tro rơm nếp đã bóp qua với một ít nước gừng pha với Rượu để tro rơm được thanh tịnh. Cuối cùng là tiến hành lấy vài chân nhang ở Bát Hương cũ chuyển sang Bát Hương mới bốc xong, Khấn Vái tạ ơn Thần Linh, Gia Tiên đã cho phép thay bát hương.
Bát hương men lam vẽ rồng
Bước cuối cùng: Sau khi làm xong các thủ tục nghi thức, chúng ta sẽ đặt Bát Hương lên bàn thờ và cầu khấn xin phép chư thần Phật được thờ cúng tại Gia và mời các cụ, gia tiên về nhà để thờ phụng nhang đèn. Gia chủ tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính tổ tiên thần phật sau khi sếp xắp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng.
Cách bốc bát hương gia tiên hay còn gọi là thay bát hương cũ thường là những trường hợp gia đình muốn thay đổi bộ đồ thờ vì lý do cũ hoặc hư hỏng, muốn thay mới để bàn thờ thêm khang trang. Có người cho rằng Bát hương là vật bất di bất dịch và không cần thay mới nhưng đó là qua niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi thay bát hương cũng là một việc tốt thể hiện lòng thành kính của chon cháu với nơi thờ cúng tổ tiên trở nên trang trọng và sạch sẽ, uy nghiêm.
Bốc bát hương bàn thờ gia tiên như thế nào, quy trình bốc bát hương
Một lý do khác để thay bát hương đó là có thể khi bạn thay bàn thờ mới thì kích thước bộ đồ thờ cũ sẽ không còn vừa nên việc thay bát hương mới cũng là điều nên làm để tăng mỹ quan cho không gian nhà bạn.
Lưu ý khi bốc bát hương gia tiên chúng ta cần xử lý thật chuẩn, tránh mạo phạm đến tổ tiên và phúc đức để lại của tổ tiên cho con cháu. Cụ thể quy trình bốc bát hương gia tiên như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một mâm cúng chay để bốc bát hương. Mâm cúng chay bao gồm: mâm ngũ quả, Chè Xôi 12 chén, Rau, Đậu, Canh và 3 bát cơm. Mâm cơm chay nên chuẩn bị cẩn thận, tránh qua loa vì là đây là nghi lễ thể hiện lòng thành của con cháu xin phép tổ tiên và thần phật được phép thay mới bốc mới bát hương.
Bước 2: Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ rút chân nhang cùng với bộ cốt bát hương cũ cho vào túi để thả trôi sông là tốt nhất. Lưu ý nên thả những vùng nước sạch sẽ, mát mẻ. Tránh thả những vùng nước ôi nhiễm. Và có một cách nữa để xử lý bát hương cũ đó là bạn đập nhỏ bát hương ra thành từng mảnh nhỏ và đem trôn dưới vùng đất lành sạch sẽ vừa đảm bảo vệ sinh môi trường vừa đúng cách theo lời mách bảo của các cao tăng phật giáo trên chùa khi xử lý thay bát hương cũ.
Bước 3: Lặp lại quy trình thay bát hương vào nhà mới như ở trên.
Ngoài ra còn có cách bốc bát hương thần tài thổ địa mới, cách bốc bát hương thờ thổ công và bốc bát hương bàn thờ phật.
– Những đôi vợ chồng trẻ có nên tự bốc bát hương hay không. Câu trả lời là không nên. Việc bốc bát hương phải là người chủ trong gia đình và thường là ông bà 2 bên nếu còn đang sống.
– Tự mình bốc bát hương có được không. Tự bốc bát hương cũng được nếu bạn lắm chắc được các quy trình của việc bốc bát hương. Vì tự mình làm là tốt nhất bởi mọi sự cầu mong thành kính của mình sẽ được gửi gắm đến ông bà tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Nếu không bạn có thể nhờ thầy cúng, nên tìm hiểu những thầy cúng nổi tiếng vì đây là việc quan trọng về sự cầu mong bình an, sức khỏe và may mắn cho mọi người trong gia đình.
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi cao cấp
– Cách đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên thế nào. Bàn thờ gia tiên thường có 3 bát hương để thờ thần linh, bà cô, thờ gia tiên. Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên tuân theo quy tắc sau: bát hương Thần Linh Thổ Công ở chính giữa và to nhất, bên trái từ hướng nhìn lên ban thờ là bát hương Bà Cô – Ông Mãnh, còn lại là Bát Hương Gia Tiên. Đặt bát hương Thần Linh nên mục cao nhất và ở giũa trung tâm bàn thờ, cách tường phía sau 15 cm.
– Cách đặt bát hương trên bàn thờ Phật thế nào. Khác với bàn thờ gia tiên cần 3 bát hương thì trên bàn thờ Phật chỉ cần 1 bát hương là đủ. Bởi vì trên bàn thờ Phật các Phật tử chỉ thực hiện thờ cúng đức Phật, một đấn giác ngộ đã sớm dẫn dắt chúng sinh ra khỏi kiếp Trầm Luân.
– Ngày tốt để bốc bát hương là những ngày thuộc tháng cuối cùng trong năm. Cụ thể các bạn có thể tham khảo những ngày trong năm 2018 sau:
Thứ Sáu, ngày 9/2/2018 (tức 24/12/2017 Âm lịch)
Chủ Nhật, ngày 11/2/2018 (tức 26/12/2017 Âm lịch)
Thứ Hai, ngày 12/2/2018 (tức 27/12/2017 Âm lịch)
Thứ Năm, ngày 15/2/2018 (tức 30/12/2017 Âm lịch)
Bốc bát hương vào tháng nào trong năm
– Nếu không có việc gì bất khả kháng thì không nên di chuyển bát hương. Và khi lau chùi bát hương nên dùng rượu pha với gừng để nhằm đảm bảo không động chạm đến thần linh cũng như gia tiên. Nên khấn vái xin phép trước khi lau chùi bát hương.
– Khi rút chân nhang nên để lại 5 chân nhang. Còn lại đem đi hóa vàng thành tro hoặc thả trôi sông.
– Nên dùng tro để làm cốt bát hương vì đây là truyền thống lâu đời của ông cha ta và cũng để thuận lợi khi cắm nhang. Còn nếu không bạn cũng có thể sử dụng cát trắng tinh nhưng phải sàng lọc kỹ lưỡng loại bỏ tạp chất có thể có trong cát.
Cách Bốc Bát Hương Và Thủ Tục Chuyển Bàn Thờ Về Nhà Mới
Thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới
Đối với một đất nước có tín ngưỡng thờ cúng không thể thiếu như Việt Nam, bàn thờ gia tiên là một nơi rất ý nghĩa. Ấy là nơi chúng ta thờ phụng các vị tổ tiên, ông bà hay những người đã mất trong dòng họ. Chính vì lẽ đó, thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới là điều rất quan trọng.
Đồ cúng cần chuẩn bị khi chuyển bàn thờ về nhà mới
Việc đầu tiên trong thủ tục chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới là chuẩn bị sắm lễ cúng di dời bàn thờ vào ngày đẹp như sau:
Hoa quả: mâm ngũ quả;
Hoa tươi;
Nhang, đèn cầy;
Vàng mã: bộ vàng mã chuyên dùng cho việc chuyển bàn thờ;
Bộ tam sanh gồm: thịt luộc, trứng luộc và tôm luộc;
Gà luộc nguyên con hoặc thịt quay;
Đĩa xôi hoặc cháo;
Rượu, trà;
Trầu cau.
Văn khấn chuyển bàn thờ về nhà mới
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG … (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG
Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH. (Và/hoặc tên cụ thể của người được thờ)
Con tên là …
Hôm nay ngày… tháng…năm… (tức ngày… tháng… năm… âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ đến địa chỉ mới ở …………….. Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa điểm mới.
Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.
Cẩn cáo!
Quy trình các bước chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hết thảy cả sắm lễ và bài văn khấn, gia chủ cùng các thành viên trong gia đình thực hiện theo quy trình các bước chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới như sau:
Bước 1: Bày mâm cúng trước bàn thờ gia tiên;
Bước 2: Thắp nhang và thật thành tâm khấn vái (đọc bài văn khấn);
Bước 3: Hóa tiền vàng;
Bước 4: Khi nhang đã tàn thì bái tạ rồi mang các vật thờ cúng trên bàn thờ (như cốc chén, bộ đỉnh hương, lọ hoa, ảnh thờ, bài vị,…) xuống;
Vì đây đều là các đồ vật mang ý nghĩa tâm linh nên cần phải hết sức cẩn thận khi xếp chúng vào thùng đóng gói. Gia đình có thể dùng xốp nổ hoặc vải sạch mềm bao xung quanh các vật nhằm đảm bảo an toàn.
Bước 5: Quét bụi và lau sạch sẽ bàn thờ;
Bước 6: Sắp xếp và bày trí lại các đồ vật lên bàn thờ khi đã chuyển đến nhà mới;
Bước 7: Tiến hành làm lễ nhập trạch nhà mới để mời tổ tiên về an vị tại bàn thờ mới;
Lưu ý: Cần phải thắp nhang liên tục đúng đủ bảy ngày sau khi đã hoàn tất thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới. Bởi từ xưa theo như quan niệm dân gian, thủ tục này nhằm để tổ tiên làm quen với “nhà mới”, không còn nỗi luyến tiếc nhà cũ.
Cách bài trí bàn thờ gia tiên khi chuyển nhà
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những vị trí cần tránh đặt bàn thờ để tránh phạm phải điều kiêng kỵ, khiến cuộc sống xuất hiện những biến động xấu.
Thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới
Từ xưa đến nay dân gian ta vẫn luôn coi bát hương là một vật rất quan trọng, ấy là nơi tổ tiên cũng như những người thân đã mất cư ngụ. Vì vậy, khi thực hiện thủ tục bốc bát hương gia tiên về nhà mới, chúng ta phải hết sức cẩn trọng. Tùy theo quan niệm tâm linh của mỗi gia đình mà theo đó sẽ mời thầy về làm lễ.
Bên cạnh đó, trái lại, theo quan niệm của Phật giáo thì bát hương chỉ đơn thuần là một vật thờ cúng như bao đồ vật khác trên bàn thờ. Vì vậy thần linh hoặc vong linh sẽ không cư ngụ ở đó, thủ tục thay bát hương gia tiên trở nên đơn giản hơn rất nhiều, ta chỉ cần đổi cát hoặc tro mới sạch vào, thành tâm xin chuyển đi là được.
Tóm lại, thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới đã bao gồm luôn bốc bát hương nên bạn có thể làm theo các hướng dẫn phía trên là được. Văn khấn thay bát hương gia tiên sang nhà mới cũng chính là văn khấn chuyển bàn thờ về nhà mới.
Các lưu ý chung khi chuyển bàn thờ và cách bốc bát hương về nhà mới
Khi thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới cũng như thực hiện bốc bát hương gia tiên, gia chủ và gia đình cần lưu ý những điều sau:
Để đúng theo phong thủy thì việc đầu tiên bạn cần làm là chọn ngày/giờ hoàng đạo để thực hiện thủ tục chuyển bàn thờ và bát hương. Thông thường, ta sẽ chọn luôn ngày nhập trạch để tiến hành việc này.
Lễ chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới và chuyện bốc bát hương gia tiên nên được thực hiện bởi người đàn ông trụ cột trong gia đình. Trong trường hợp nhà hiu quạnh không có nam nhân thì người đứng ra làm lễ sẽ là người phụ nữ.
Hãy chọn vị trí đặt để bàn thờ thật cẩn thận, nên là một nơi trang trọng, tránh đặt ở nơi ẩm thấp, gần nhà vệ sinh hoặc phía dưới nhà vệ sinh (nếu nhà có nhiều lầu).
Khâu chuyển dọn bàn thờ phải hết sức cẩn thận, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ngã đổ hay vỡ các đồ lễ.
Cần dọn dẹp thật sạch sẽ không gian bàn thờ mới trước khi xếp các đồ thờ cúng vào.
Mọi lời khấn vái cần nghiêm túc và thật tâm thể hiện lòng thành kính.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Bốc Bát Hương Gia Tiên Cuối Năm 2022 Đầy Đủ Nhất trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!