Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Bốc Bát Nhang Khi Về Nhà Mới # Top 10 Like | Herodota.com

Đề Xuất 3/2023 # Thủ Tục Bốc Bát Nhang Khi Về Nhà Mới # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Bốc Bát Nhang Khi Về Nhà Mới mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bốc bát nhang vào ngày nào?

Gia chủ có thể chọn về nhà mới vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Trước khi tiến hành nghi lễ nhập trạch, bốc bát nhang, gia chủ cần xem ngày tốt, giờ tốt để cử hành nghi lễ. Gia chủ có thể tự xem ngày tốt hoặc mời thầy.

Ai là người tiến hành thay bát nhang và bốc bát nhang mới?

Thông thường, gia chủ có thể tự tiến hành nghi lễ tạ thổ công, gia tiên ở nhà cũ và sau đó bỏ bát nhang cũ đi. Bát nhang mới cũng do gia chủ tự bốc là tốt nhất. Nếu gia chủ chưa thực sự nắm rõ nghi thức thì có thể nhờ thầy cúng, hoặc bốc bát nhang ở nhà chùa.

Cần chuẩn bị những gì cho nghi lễ bốc bát nhang?

Khi tiến hành nghi lễ nhập trạch, gia chủ sẽ tiến hành bốc bát nhang luôn. Gia chủ cần chuẩn bị những thứ sau để bốc bát nhang:

– Bát nhang: Nếu gia chủ chỉ thờ thần linh và các vị quan thần, gia chủ chọn mua sẵn 1 bát nhang phù hợp với kích thước bàn thờ tại nhà mới. Nếu thờ gia tiên, gia chủ chọn 3 bát nhang, 1 bát lớn và 2 bát nhỏ hơn.

Ban thờ Thần Linh, Thần Tài

Ban thờ gia tiên

– Cốt thất bảo: Chuẩn bị bộ 7 loại đá quý, tờ hiệu để cho vào bát nhang khi tiến hành lễ. Hiện nay, tại các địa chỉ bán đồ thờ cúng đều có bán sẵn bộ cốt thất bảo (gồm vật phẩm tượng trưng cho đá quý và tờ hiệu) rất tiện dụng, dễ dàng mua. Gia chủ thờ 1 bát nhang thì mua 1 bộ cốt thất bảo, thờ 3 bát nhang gia tiên thì mua 3 bộ cốt thất bảo.

– Tro sạch: Thông thường, tro sử dụng để bốc bát nhang sẽ là loại tro nếp sạch, được đốt từ rơm nếp lọc kỹ. Cần bao nhiêu lượng tro nếp thì khi mua bát nhang, gia chủ sẽ được tư vấn cụ thể số lượng tro nếp phù hợp với kích cỡ bát nhang.

– Ngũ vị hương/rượu gừng/tinh dầu thơm: Gia chủ chuẩn bị 1 trong số những hương liệu này để bao sái, vệ sinh bát nhang trước khi tiến hành nghi thức.

Đây là những vật phẩm cần chuẩn bị cho nghi lễ bốc bát nhang. Bốc bát nhang là một phần của nghi lễ nhập trạch, do đó, nếu gia chủ chưa biết cụ thể về nghi lễ nhập trạch thì có thể tìm hiểu thêm. Còn ở đây, Gốm Lam xin chia sẻ chuyên sâu vào vấn đề nghi lễ bốc bát nhang.

Trình tự bốc bát nhang khi về nhà mới: 

– Dùng ngũ vị hương/rượu gừng/tinh dầu thơm lau xung quanh các bát nhang trước khi tiến hành nghi lễ.

– Tờ hiệu khi mua kèm cốt thất bảo cần được viết tên người thờ cúng, sau đó gói lại và bỏ vào đúng bát nhang (đánh dấu bát nhang bằng cách ghi tên người được thờ vào dưới đáy bát để tránh bốc nhầm, đặt nhầm vị trí trên bàn thờ đối với trường hợp gia chủ thờ gia tiên).

– Cốt thất bảo nên được gói kèm với tờ hiệu, đặt ở phía chính diện của bát hương. Tức ngay bên trong của mặt họa tiết Rồng chầu mặt nguyệt. Khi đặt thẳng lên như vậy thì khi thắp hương thờ cúng về sau, chân hương sẽ không chạm vào thất bảo, tránh trường hợp bát hương hóa do thất bảo bị cháy.

– Sau khi đã đặt cốt thất bảo vào trong, gia chủ dải tro nếp chậu và tưới ngũ vị hương lên phía trên (không cần tưới quá nhiều, chỉ cần có tượng trưng và tro hơi ẩm là được). Sau đó gia chủ bốc từng nắm tro bỏ vào bát nhang, vừa bốc sẽ vừa bấm tay theo vòng “sinh, lão, bệnh, tử”, vừa bốc vừa dàn đều tro và lắc nhẹ, ấn nhẹ để tro nếp xếp xuống. Lưu ý là không nén quá chặt. Khi thấy tro gần đầy miệng bát nhang thì gia chủ căn dừng lại ở nắm tro với số đếm tương ứng chữ “sinh”. Trong suốt quá trình này, gia chủ sẽ vừa tiến hành bốc vừa nhẩm đọc văn khấn.

– Gia chủ chỉ thờ thần linh thì chỉ cần bốc 1 bát nhang là xong, gia chủ thờ gia tiên thì bốc 3 bát nhang, lưu ý cần bốc đúng, đánh dấu, để riêng để tránh nhầm lẫn vị trí khi đặt lên bàn thờ. Sau khi đã bốc xong bát nhang, người trực tiếp bốc bát nhang có thể đọc kinh, hoặc đọc chú Mật tông để đặt cố định, an vị bát nhang trên ban thờ.

– Sau khi bốc bát nhang và an vị trên bàn thờ, tùy theo quan niệm của từng gia đình, từng vùng miền, gia chủ sẽ thắp hương đủ 7 ngày, 49 ngày hoặc 100 ngày. Vào mỗi sáng, gia chủ thay một cốc nước sạch, đốt đèn dầu (hoặc nến) và thắp một nén nhang, không cần phải có lễ vật đồ cúng cầu kỳ, chỉ cần 3 thứ này.

Gia chủ cần tìm mua đồ thờ cúng cao cấp, chất lượng tuyển chọn, đúng tín ngưỡng phong thủy, hãy ghé showroom Gốm Lam để xem chọn những vật phẩm chất lượng top 1 thị trường. Tại showroom Gốm Lam có đầy đủ mẫu đồ thờ cúng nổi tiếng, tuyển chọn và cung cấp với mức giá xưởng gốc tốt nhất thị trường, hỗ trợ tư vấn chọn mua sản phẩm đúng nhu cầu thờ cúng của gia đình.

                   Đồ thờ men rạn Bát Tràng cao cấp

                   Đồ thờ men lam vẽ tay cao cấp

                   Đồ thờ men xanh ngọc cổ Bát Tràng

Thông tin liên hệ

Gốm Lam Bát Tràng

Showroom: Số 46 ngõ 232 Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai Hà Nội

Xưởng sản xuất: Xóm 4 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: 0961554050 / 0977528861

Email:

gomlambattrangvn@Gmail.com

info@gomlam.vn

Cách Bốc Bát Hương Về Nhà Mới Gồm Những Thủ Tục Gì

Một trong các việc quan trọng khi chuyển đến nhà mới là bốc bát hương hay thay bát hương. Nhưng phải biết cách bốc bát hương đúng cách để mang lại bình an, sức khỏe, may mắn cho mọi thành viên trong gia đình.

Hướng dẫn tự bốc bát hương tại nhà

Cách bốc bát hương và thay bát nhang như thế nào

Cách bốc bát hương về nhà mới

Như đã nói ở trên, cách bốc bát hương về nhà mới rất quan trọng và là một trong các thủ tục không thể thiếu trong tục lệ thờ cúng tâm linh. Dù là thay mới bát hương hay bốc bát hương mới thì cũng cần phải làm cẩn thận và đúng cách, tránh các điều đại kỵ là tốt nhất. Làm tốt điều này sẽ giúp tâm trong lòng bình an, mọi sự êm ả đem lại sự may mắn trong cuộc sống cũng như công việc cho mọi thành viên trong đại gia đình. Cụ thể cách bốc bát hương về nhà mới gồm các bước sau:

Bước 1: Nếu bạn mốn bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên sẽ cần chuẩn bị 3 bát hương mới. Ba bát hương này sẽ là để thờ tổ tiên, thờ phật và thờ thổ địa, thần tài. Còn những trường hợp khác, bạn chỉ cần chuẩn bị một bát hương là đủ.

Bộ đồ thờ cúng men xanh lam cao cấp

Bộ đồ thờ men rạn nổi cao cấp

Bước 3: Sau khi đã chuẩn bị bát hương và cốt bát hương xong, ta tiến hành rửa sạch bát hương. Công việc này giúp rửa sạch bụi bẩn bám trên bát hương và theo quan niệm tâm linh thì bộ đồ thờ cúng khi tiếp xúc với nước sẽ trở nên mát mẻ, cũng như ông bà tổ tiên cũng sẽ được mát mẻ nơi cõi âm. Các bạn nhớ sau khi rửa sạch bát hương bằng nước, chúng ta nên rội qua bát hương bằng rượu để khử ta, và thổi bay các điều không may mắn.

Bát hương men rạn nổi

Bước 4: Chúng ta chuẩn bị bài văn khấn cho cẩn thận, tránh xuề xòa sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều điều không tốt trong cuộc sống sau này. Ví dụ như nêu ra lý do thay bát hương là gì. Tham khảo bài văn khấn lễ nhập trạch nhà chung cư.

Bát hương vàng kim

Bước 5: Chuẩn bị mâm cúng lễ nhập trạch vào nhà mới. Đây là một trong các bước quan trọng nhất để thông báo đến toàn thể chư thần và các vị khuất mặt khuất mày biết được sự xuất hiện và định cư của gia đình vào nơi ở mới.

Bước 6: Sau khi cúng xong, chúng ta tiên hành thủ tục Bốc Bát Hương. Lúc này, dùng giấy vàng mã đang hóa, hơ ngọn lửa vào đầu rồng trên đôi Bát Hương, Dùng hai ngón tay cái che lại đôi mắt rồng, tránh cho lửa trực tiếp hơ vào mắt rồng. Đây xem như là một phương pháp khai quan cho Rồng, đuổi tà khí, âm hồn quấy phá ám vào Bát Hương. Sau khi hơ xong thì cho Gói Thất Bảo vào trong Bát Hương, sau đó cho tro rơm nếp đã bóp qua với một ít nước gừng pha với Rượu để tro rơm được thanh tịnh. Cuối cùng là tiến hành lấy vài chân nhang ở Bát Hương cũ chuyển sang Bát Hương mới bốc xong, Khấn Vái tạ ơn Thần Linh, Gia Tiên đã cho phép thay bát hương.

Bát hương men lam vẽ rồng

Bước cuối cùng: Sau khi làm xong các thủ tục nghi thức, chúng ta sẽ đặt Bát Hương lên bàn thờ và cầu khấn xin phép chư thần Phật được thờ cúng tại Gia và mời các cụ, gia tiên về nhà để thờ phụng nhang đèn. Gia chủ tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính tổ tiên thần phật sau khi sếp xắp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng.

Cách bốc bát hương gia tiên hay còn gọi là thay bát hương cũ thường là những trường hợp gia đình muốn thay đổi bộ đồ thờ vì lý do cũ hoặc hư hỏng, muốn thay mới để bàn thờ thêm khang trang. Có người cho rằng Bát hương là vật bất di bất dịch và không cần thay mới nhưng đó là qua niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi thay bát hương cũng là một việc tốt thể hiện lòng thành kính của chon cháu với nơi thờ cúng tổ tiên trở nên trang trọng và sạch sẽ, uy nghiêm.

Bốc bát hương bàn thờ gia tiên như thế nào, quy trình bốc bát hương

Một lý do khác để thay bát hương đó là có thể khi bạn thay bàn thờ mới thì kích thước bộ đồ thờ cũ sẽ không còn vừa nên việc thay bát hương mới cũng là điều nên làm để tăng mỹ quan cho không gian nhà bạn.

Lưu ý khi bốc bát hương gia tiên chúng ta cần xử lý thật chuẩn, tránh mạo phạm đến tổ tiên và phúc đức để lại của tổ tiên cho con cháu. Cụ thể quy trình bốc bát hương gia tiên như sau:

Bước 1: Chuẩn bị một mâm cúng chay để bốc bát hương. Mâm cúng chay bao gồm: mâm ngũ quả, Chè Xôi 12 chén, Rau, Đậu, Canh và 3 bát cơm. Mâm cơm chay nên chuẩn bị cẩn thận, tránh qua loa vì là đây là nghi lễ thể hiện lòng thành của con cháu xin phép tổ tiên và thần phật được phép thay mới bốc mới bát hương.

Bước 2: Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ rút chân nhang cùng với bộ cốt bát hương cũ cho vào túi để thả trôi sông là tốt nhất. Lưu ý nên thả những vùng nước sạch sẽ, mát mẻ. Tránh thả những vùng nước ôi nhiễm. Và có một cách nữa để xử lý bát hương cũ đó là bạn đập nhỏ bát hương ra thành từng mảnh nhỏ và đem trôn dưới vùng đất lành sạch sẽ vừa đảm bảo vệ sinh môi trường vừa đúng cách theo lời mách bảo của các cao tăng phật giáo trên chùa khi xử lý thay bát hương cũ.

Bước 3: Lặp lại quy trình thay bát hương vào nhà mới như ở trên.

Ngoài ra còn có cách bốc bát hương thần tài thổ địa mới, cách bốc bát hương thờ thổ công và bốc bát hương bàn thờ phật.

– Những đôi vợ chồng trẻ có nên tự bốc bát hương hay không. Câu trả lời là không nên. Việc bốc bát hương phải là người chủ trong gia đình và thường là ông bà 2 bên nếu còn đang sống.

– Tự mình bốc bát hương có được không. Tự bốc bát hương cũng được nếu bạn lắm chắc được các quy trình của việc bốc bát hương. Vì tự mình làm là tốt nhất bởi mọi sự cầu mong thành kính của mình sẽ được gửi gắm đến ông bà tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Nếu không bạn có thể nhờ thầy cúng, nên tìm hiểu những thầy cúng nổi tiếng vì đây là việc quan trọng về sự cầu mong bình an, sức khỏe và may mắn cho mọi người trong gia đình.

Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi cao cấp

– Cách đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên thế nào. Bàn thờ gia tiên thường có 3 bát hương để thờ thần linh, bà cô, thờ gia tiên. Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên tuân theo quy tắc sau: bát hương Thần Linh Thổ Công ở chính giữa và to nhất, bên trái từ hướng nhìn lên ban thờ là bát hương Bà Cô – Ông Mãnh, còn lại là Bát Hương Gia Tiên. Đặt bát hương Thần Linh nên mục cao nhất và ở giũa trung tâm bàn thờ, cách tường phía sau 15 cm.

– Cách đặt bát hương trên bàn thờ Phật thế nào. Khác với bàn thờ gia tiên cần 3 bát hương thì trên bàn thờ Phật chỉ cần 1 bát hương là đủ. Bởi vì trên bàn thờ Phật các Phật tử chỉ thực hiện thờ cúng đức Phật, một đấn giác ngộ đã sớm dẫn dắt chúng sinh ra khỏi kiếp Trầm Luân.

– Ngày tốt để bốc bát hương là những ngày thuộc tháng cuối cùng trong năm. Cụ thể các bạn có thể tham khảo những ngày trong năm 2018 sau:

Thứ Sáu, ngày 9/2/2018 (tức 24/12/2017 Âm lịch)

Chủ Nhật, ngày 11/2/2018 (tức 26/12/2017 Âm lịch)

Thứ Hai, ngày 12/2/2018 (tức 27/12/2017 Âm lịch)

Thứ Năm, ngày 15/2/2018 (tức 30/12/2017 Âm lịch)

Bốc bát hương vào tháng nào trong năm

– Nếu không có việc gì bất khả kháng thì không nên di chuyển bát hương. Và khi lau chùi bát hương nên dùng rượu pha với gừng để nhằm đảm bảo không động chạm đến thần linh cũng như gia tiên. Nên khấn vái xin phép trước khi lau chùi bát hương.

– Khi rút chân nhang nên để lại 5 chân nhang. Còn lại đem đi hóa vàng thành tro hoặc thả trôi sông.

– Nên dùng tro để làm cốt bát hương vì đây là truyền thống lâu đời của ông cha ta và cũng để thuận lợi khi cắm nhang. Còn nếu không bạn cũng có thể sử dụng cát trắng tinh nhưng phải sàng lọc kỹ lưỡng loại bỏ tạp chất có thể có trong cát.

Thủ Tục Về Nhà Mới Khi Mượn Tuổi

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi đầy đủ, chính xác nhất

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi như thế nào mới đầy đủ, chính xác nhất. Nhằm tránh phạm phải các điều kiêng kỵ luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo mọi người đặc biệt là thời gian gần đây.

Hầu hết tất cả mọi người đều mong muốn chọn được tuổi đẹp, hợp tuổi rồi mới làm nhà, mua nhà. Với mục đích chính là mong muốn có một cuộc sống sung túc, ấm no, không gặp phải bất trắc gì về sau này.

Tuy nhiên, không phải ai cũng chờ đợi được đến lúc đẹp tuổi, nhiều người phải chờ liên tục trong suốt mấy năm trời mà vẫn không có một năm đẹp để làm nhà. Giải pháp tốt nhất đặt ra là mượn tuổi làm nhà lúc này cần biết về các thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi.

Trong trường hợp các bạn đang nung nấu dự định khởi công và xây nhà một ngôi nhà mới nhưng vào năm nay lại không phù hợp về vấn đề tuổi tác. Vậy giải pháp tốt nhất được đặt ra lúc này là nên mượn tuổi từ một người khác để xây dựng. Nhằm giúp mọi chuyện được diễn ra một cách thuận lợi và suôn sẻ nhất.

Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà

Theo chia sẻ từ phía những người có kinh nghiệm thì nên chọn người thân trong gia đình. Hoặc bạn bè thân thiết của bạn hay người trong nội tộc. Điều này sẽ giúp thuận tiện hơn trong việc tiến hành các thủ tục về sau này.

Người đã cho mượn tuổi không được cho người khác cùng mượn tuổi trong khoảng thời gian người mượn trước chưa xây dựng nhà cửa xong. Nên khi bạn mượn tuổi ai cần hỏi kỹ về vấn đề này trước khi có ý định nhờ họ động thổ nhà giúp mình.

Trong trường hợp muốn xây dựng cho mình một ngôi nhà mới mà năm đó không phù hợp với tuổi tác của gia chủ thì có thể chọn giải pháp mượn tuyệt đối không mượn khi bạn muốn sửa chữa lại nhà. Khi mà bạn đang có nhu cầu sửa chữa nhà mà không cần phải động chạm đến đất đai thì chọn ra ngày đẹp là được rồi.

Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà

Viết ra một giấy bán nhà theo kiểu tượng trưng rồi đưa cho người mà đã mượn tuổi trước đây. Trong khi làm lễ động thổ thì người được mượn tuổi sẽ đứng lên làm lễ khấn vái và động thổ trong khi làm lễ động thổ chủ nhà hãy tránh đi nơi khác đến khi làm lễ xong mới quay về nhà, tiến hành công việc bình thường. Nếu nhà cần đổ mái người mượn tuổi tiến hành làm thủ tục khác thay cho chủ nhà, gia đình chủ nhà cũng cần phải tránh đi nơi khác khi làm lễ.

Các thủ tục cần thiết như khấn vái tổ tiên, dâng hương trong buổi lễ nhập trạch tất cả đều sẽ do người bạn mượn tuổi trước đây thực hiện. Tiếp đến chủ nhà cần làm thêm một giấy tờ để mua lại ngôi nhà đó với một mức giá kiểu tượng trưng chỉ cần giá cao hơn so với lúc mà bạn đã bán đi khi động thổ là được. Lúc này thì chủ nhà đã có thể thực hiện nghi thức lễ nhập trạch được rồi.

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi

Trước khi muốn về nhà mới thì lúc này phía gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như sau chăn nệm, gương soi, gạo, bếp lửa, bát nhang, nước để thực hiện thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi.

Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ các vật dụng cần thiết thì tiếp đến gia chủ sẽ thực hiện theo các bước và thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi như sau:

Các bước về nhà mới khi mượn tuổi

Bước 2: Khi đã đến giờ tốt thì lúc này gia chủ sẽ đem trang sức và của cải để cất vào bên trong ngăn tủ của ngôi nhà mới.

Bước 4: Thực hiện việc sắp xếp các đồ đạc trong nhà một cách bình thường đối với những người tuổi dần thì không được tham gia vào việc phụ dọn và phụ nữ đang mang thai cũng không nên tham gia vào.

Ký một số giấy tờ mua bán với người được mượn tuổi

Lễ nhập trạch khi về nhà mới khi mượn tuổi

Việc đầu tiên cũng như quan trọng nhất là chọn ra một ngày lành và giờ đẹp để tiến hành buổi lễ này. Đối với bài vị của gia thần cũng như tổ tiên phải do đích thần gia chủ tự tay chuyển về từ nhà cũ đến nhà mới. Tiếp đến là sắm các lễ nhập trạch về nhà mới tùy thuộc vào mỗi nơi sẽ có một cách chuẩn bị khác nhau tuy nhiên nhìn chung thì phải đầy đủ các lễ vật như sau thì mới có thể thực hiện được thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi:

Mâm ngũ quả, xôi chè, món canh, rượu, thịt lợn, thịt gà, điếu thuốc, một số món xào…

Bình hoa nên cắm số bông lẻ

Bó hương, vàng mã

Trầu cau nên dùng 3 miếng đã têm sẵn

Nhang đen nên sử dụng một cặp đèn cầy đỏ.

Đây được biết là một trong những nghi lễ rất cần thiết mỗi khi bạn về nhà mới. Nếu trong trường hợp bạn đã mượn người lấy tuổi để làm nhà, động thổ thì bạn có thể nhờ họ đứng ra thực hiện một số việc như dâng hương và khấn vái trong toàn bộ buổi lễ.

Chuẩn bị các lễ vật đầy đủ nhất

Bài văn khấn lên nhà mới mượn tuổi

Khi đã biết rõ các bước về nhà mới cũng như lễ nhập trạch về nhà mới khi mượn tuổi thì tiếp đến một trong những thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi cũng không thể nào thiếu được đó chính là bài văn khấn. Bạn cần phải áp dụng hai loại văn khấn khác nhau cho thần linh cũng như cho tổ tiên.

Văn khấn nhập trạch nhà mới:

Nam mô a di Đà Phật

Hoàng thiên Hậu Thổ cùng với chư vị Tôn thần.

Các ngài Thần Linh bản xứ hiện đang cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày…tháng…năm ….. Tín chủ con là:………….. Ngụ tại:……………………. Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước án tọa chư vị tôn thần kính cẩn tấu trình: Các vị Thần linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thái, nắm quyền tạo hóa, thể đức hiếu sinh, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo. Nay gia đình con hoàn tất công trình chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người luôn được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dày, thương xót, phù trì bảo hộ. Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ hậu chủ ở trong nhà này và đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết điều lành tiếp ứng. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Văn khấn gia tiên khi nhập trạch:

Nam mô a di Đà Phật Kính lạy tổ tiên nội ngoại Hôm nay là ngày…tháng…năm… Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ)………………… Thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, bày trên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ ân phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Hoàn tất công trình chọn được ngày lành tháng tốt. Thiết lập ấn thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại thương xót cho con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh dàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Cho cháu con được chữ bình an và xuất nhập hưởng phần lợi lạc. An linh chứng giám, cảm niệm ơn dày Dãi lòng thành cúi xin chứng giám Đọc văn khấn khi nhập trạch

Lưu ý khi làm lễ nhập trạch khi mượn tuổi

Sau khi các bạn tiến hành làm lễ nhập trạch mà chưa ở lại nhà mới thì các thành viên cũng phải ngủ lại một đêm để cho các thần linh được biết nhà này đã có chủ rồi, ngôi nhà đã bắt đầu có người sinh sống và không phải là nhà hoang. Nếu không muốn thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi trên vô dụng.

Bên cạnh đó, sau khi đã hoàn tất buổi lễ nhập trạch rồi thì các gia chủ cũng nên thực hiện thêm một lễ gọi là lễ yết cúng giá tiên rồi mới được thụ lễ. Các thành viên trong gia đình cần phải khấn vái trước bàn lễ để tạ ơn từ người lớn đến trẻ nhỏ không được sót một ai hết. Ở đây có thể cầu sự bình an hay may mắn đầu được hết nhưng đây là thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi rất quan trọng.

Cách Bốc Bát Hương Về Nhà Mới

Thông tin hữu ích khi chuyển nhà

Cách bốc bát hương về nhà mới

Dịch vụ chuyển nhà An Phát xin chia sẻ bài viết ” Cách bốc bát hương nhập trạch về nhà mới” trong loạt serie bài về thông tin hữu ích cho chuyển nhà. Mời quý vị đón đọc.

Phong tục thờ cúng của người dân Việt Nam

Với một đất nước có tín ngưỡng phát triển như Việt Nam thì thờ cúng đã trở thành văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh . Mỗi gia đình người Việt Nam nếu không theo đạo công giáo, đạo tin lành, đạo cơ đốc, đạo hồi… thì thường thờ cúng tổ tiên mình, đây là loại hình tín ngưỡng cổ truyền, có thể coi là một nét đẹp của người Việt, không phân biệt giầu nghèo địa vị xã hội mỗi gia đình đều có cho riêng mình một bàn thờ đặt ở nơi trang nghiêm nhất trong nhà.

Thờ cúng tổ tiên ở đây gồm những người đã mất như (ông, bà, cha, mẹ, những người đầu tiên của dòng họ) thể hiện lòng biết ơn đối với người sinh ra mình, là triết lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Thờ cúng tổ tiên một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Chính vì thế việc bốc bát nhang về nhà mới cho mỗi gia đình là việc hết sức quan trọng và được lưu tâm bởi những người lớn tuổi trong nhà. Một lưu ý nhỏ cho các gia đình là khi thờ bố mẹ ông bà nhà vợ (bên ngoại tuyệt tự, không có con trai) thì phải lập một ban thờ riêng, không thờ chung lẫn lộn.

Cách bốc bát hương gia tiên thần tài

Bát hương có thể coi là cầu nối của người âm và người dương, nơi giao thoa giữa hai cõi sự sống và cái chết, chính vì thế đây là vật linh thiêng trong gia đình. Làm sao để bốc bát hương cho linh? Chúng ta cùng tìm hiểu xem cách bốc bát hương như thế nào?

Bốc bát hương ở đâu

Thông thường gia đình bạn có thể tự bốc bát hương tại nhà, hoặc nhờ nhà chùa, thầy cúng và những người có kinh nghiệm. Nhưng quan trọng hơn hết, người bốc bát hương phải có thiện tâm, là người tốt, có tấm lòng hướng thiện bao dung bốc bát hương mới linh thiêng. Chính bởi lẽ đó nên đa phần mọi người thường lên chùa để nhờ bốc bát hương cho gia đình mình. Chùa là nơi thờ đức phật từ bi hỉ xả nơi linh thiêng, nếu tổ tiên ông bà may mắn được “ăn mày cửa phật” sẽ sớm siêu thoát. Bốc bát hương ở chùa các gia đình chỉ việc gửi bát hương, ghi tên tuổi gia chủ, tên người cần thờ cúng, địa chỉ nơi ở, sau đó nhà chùa sẽ hẹn ngày lấy về (thông thường là 10 ngày cho tới 2 tuần), còn bốc tại nhà các bạn cần chuẩn bị các lễ vật sau.

Mời Thầy về bốc bát hương tại nhà

Thầy cúng bốc bát hương nhà mới nhập trạch tại Hà Nội

Trong bát hương có những gì

Tùy vào loại bát hương thờ Phật, Thần, Gia tiên mà ta có cách bốc khác nhau, ở đây chúng tôi đề cập đến cách bốc bát hương thờ gia tiên, và cách bốc bát hương thờ thần tài mong quý vị lưu ý.

Trong bát hương có 1 bộ dị hiệu gồm bộ thất bảo và tờ hiệu và tro bếp.

Tờ hiệu viết tên Gia chủ và tên người được thờ hoặc tổ tiên dòng họ được thờ. Một bát hương thờ nhiều người thì ghi chung vào 1 tờ hiệu hoặc ghi thêm tờ hiệu khác đều được. Tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ, có bán kèm theo bát hương. Có thể viết bằng ngôn ngữ nào cũng được. Quan trọng không kém đó là ghi địa chỉ nhà lên tờ hiệu, nơi gia đình bạn sinh sống.

Thí dụ lời viết thường như sau:

Thờ Gia tiên: Phụng thờ: Đại nội tổ tông dòng họ … chư vị chân linh.

Thờ Bà cô Ông mãnh (là những người chết trẻ trong dòng họ): Phụng thờ: Bà cô Ông mãnh dòng họ ……. chân linh vị tiền.

Thờ Thần tài: Phụng thờ Thần tài Bà chúa kho (hoặc Ông Lộc, hoặc Thái Bạch tinh quân…) chư vị chân linh.

Thờ người mới chết ( tức bát hương ở bàn thờ Tang) thì ghi: Chính hồn Nguyễn Văn A Sinh năm … Tử năm chúng tôi thần vị”

Bộ Thất bảo là 7 thứ quý mà người xưa coi trọng : vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu (dùng để trang điểm hoặc khảm vào đồ dùng trong nhà). Ngày nay Thất bảo thường làm đồ giả bán kèm theo bát hương, không có giá trị. Có khi chỉ là một bao giấy, bên trong có một số mảnh giấy kim tuyến có màu khác nhau, cũng chỉ là đồ giả mang tính tượng trưng. Thất Bảo làm đồ giả là không tốt. Có thể thay bằng một chút vàng lá hoặc một chút bạc thật. Người không có điều kiện thì có thể đặt Thất bảo là một đồng tiền giấy 500đ hoặc 1- 10.000đ là được rồi. Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương.

Tro có thể mua sẵn bán kèm theo bát hương nếu cẩn thận bạn có thể sử dụng tro của cây lúa nếp phơi khô, đốt cháy hoàn toàn, sau đó sàng qua để tro thật mịn.

Sau khi đã có đầy đủ lễ vật bốc bát hương bạn sẽ để tờ hiệu và bộ thất bảo vào rồi bốc tro bếp đổ lên trên, không nên nèn chặt tay cho đến khi đầy, nhớ đánh dấu từng bát hương bởi rất dễ nhầm nếu bát hương giống nhau. Có thể dán tờ giấy ở ngoài khi nào mang lên ban thờ thì bỏ giấy ra. Bốc xong nếu chưa để lên ban thờ thì cần để vào nơi cao sạch sẽ không uế tạp.

Bát hương bốc xong chờ đặt lên ban thờ

Tuyệt đối không cho thêm thứ gì vào trong bát hương như bùa chú, mật tông đạo gia… hậu quả sẽ không tốt. Bát hương không phân biệt to nhỏ, chất liệu nhưng phân biệt vị trí đặt, như ban thờ phật phải cao hơn ban thờ gia tiên, bát hương thổ công, thần tài cần đặt dưới đất.

Bốc bát hương vào thời gian nào trong năm

Có thể bốc bát hương vào bất kỳ thời điểm nào trong năm như bạn muốn thay bát hương mới cho gia đình, hoặc chuyển từ nhà cũ sang nhà mới.

Nên thắp hương 100 ngày đầu tiên

Sau khi bát hương mới được bốc xong trong ngày nhập trạch bạn phải làm lễ cúng thần linh thổ địa trước, sau đó xin phép thần linh được thờ tổ tiên giòng họ nhà mình tại địa chỉ bạn đang ở. Lễ vật cần chuẩn bị hoa quả tươi, chén nước, bánh kẹo. Nên thắp hương đủ 100 ngày, nếu không tối thiểu phải phải đủ 49 ngày, mỗi ngày thắp hương chỉ cần thay chén nước, không cần quá cầu kỳ lễ vật. Theo phong thủy học dọn về nhà mới chưa có người ở thì ngôi nhà rất lạnh lẽo do đó khi bạn thắp hương hơi nóng, mùi trầm hương làm ngôi nhà trở nên ấm cúng hơn. Sẽ kích hoạt trường khí tốt cho ngôi nhà của mình. Thời gian đầu cần thắp hương để bát hương nhìn có lộc và tụ khí sẽ trở lên linh thiêng.

Vậy có cần thắp hương cả sáng và chiều tối không? Theo chúng tôi thì là không cần thiết, mỗi ngày chỉ cần thắp một lần, nếu bạn muốn có mùi hương cháy suốt ngày có thể sử dụng hương vòng.

Nên thắp hương bằng đồ chay là tốt nhất, hạn chế thắp đồ mặn. Mời bạn tham khảo Lễ nhập trạch chuyển nhà mới

Thủ tục chuyển bàn thờ và bát hương từ nhà cũ sang nhà mới.

Khi chuyển từ nhà cũ sang nhà mới có thể sử dụng bàn thờ và bát hương cũ hoặc thay mới hoàn toàn, nhưng bạn nên bốc lại bát hương. Lý do là vì địa chỉ nhà đã khác. Mà theo quan niệm thì mỗi khổ đất, mảnh đất đều có một thổ địa riêng. Giống như gia đình bạn chuyển đến nơi mới cần báo cáo với chính quyền địa phương sở tại, thì gia tiên các bạn cũng cần xin phép thần linh, thổ địa mảnh đất mới để được thờ cúng tại đó. Quả là trần sao âm vậy. Giữ lại bát hương cũ thì phải thay tờ hiệu cũ bằng tờ hiệu mới, ghi địa chỉ nhà mới vào.

Trong trường hợp bỏ bát hương cũ đi, gia đình bạn cần chuẩn bị một mâm lễ mọn, chay mặn đều được. Thắp hương xin phép chuyển sang nơi thờ cúng mới. Sau đó nhổ hết chân hương đem đốt, rồi tìm nơi nào có dòng chảy mạnh, sạch sẽ mà thả tro và bát hương đi. (Tốt nhất là mang đến địa điểm nào đó chôn xuống đất, không bị ô nhiễm môi trường, tránh đập vỡ rồi thả sông gây tổn thương đến những người sinh sống tại khúc sông đó)

Thay thế bàn thờ cũ bằng bàn thờ mới thì bàn thờ cũ nên bỏ đi như thế nào cho đúng cách. Việc thay, bỏ bàn thờ là điều rất hạn hữu nhưng trong một số trường hợp như bàn thờ đã cũ, không phù hợp với không gian tại nhà mới thì thay bàn thờ là điều bình thường. Khi đó bàn thờ cũ phải bỏ đi. Có rất nhiều người hỏi phải vất bỏ đi như thế nào? Vất ngoài bãi rác có phạm đến thần linh hay không? Đức phật nói mọi thứ sinh ra đều trở về với cát bụi. Bàn thờ cũng chỉ là vật vô chi vô giác khi ở vị trí trang trọng trong nhà chúng ta thần thánh hóa trở thành vật linh thiêng chứ thực chất không có gì cả. Bỏ bàn thờ cũ đúng cách là mang ra ngoài bãi rác để không nên vất hoặc thả trôi sông gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta không phạm vào điều gì khi bỏ bàn thờ ở bãi rác.

Sang nhà mới bạn khoan, lắp đặt lại ban thờ gia tiên. Đặt bát hương đã bốc mới lên ngay ngắn nhưng chưa thờ cúng thắp hương luôn được. Trước đó bạn phải làm lễ nhập trạch cúng thổ công, thổ địa sau đó mới cúng gia tiên. Làm tương tự đối với bàn thờ thần tài.

Chi tiết cách chuyển bàn thờ và bát hương từ nhà cũ sang nhà mới khá đơn giản bạn có thể tham khảo.

Nguồn: Chuyển nhà – chuyển văn phòng An Phát

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Bốc Bát Nhang Khi Về Nhà Mới trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!