Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Nhập Trạch Lấy Ngày Khi Chuyển Đến Nhà Mới mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi muốn chuyển về nhà mới ở, bạn tuân thủ những điều sau
– Xem và chọn ngày giờ tốt để về nhà mới.
– Phải đích thân chủ nhân mới của ngôi nhà chuyển đồ đạc sang nhà mới.
– Cũng đích thân chủ nhân mới của ngôi nhà phải cầm bài vị cúng gia thần, tổ tiên và các thành viên khác trong nhà theo sau, đồng thời cầm theo tiền của.
– Chuyển nhà vào buổi sáng là tốt nhất hoặc không có thể chọn buổi trưa hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Tuyệt đối tránh chuyển nhà về nhà khi trời đã chuyển tối vì điều này không tốt cho gia chủ.
Điều kiêng kỵ cần chú ý khi dọn về nhà mới
– Theo dân gian, người có mang không được phép dọn nhà nếu không sẽ phạm tội “Thần thai”. Nếu quá cấp bách, người có mang phải dùng một cái chổi mới mua, chưa sử dụng để quét hết các đồ vật trong nhà trước khi chuyển chúng đi.
– Người cầm tinh con hổ không nên tham gia vào việc dọn nhà.
– Trường hợp nhập trạch chỉ để lấy ngày tốt khi chuyển nhà và gia chủ chưa chính thức ở ngay, nhất thiết phải ngủ qua đêm tại nhà mới.
Lễ vật cần sắm sửa trong lễ nhập trạch
Mâm lễ vật cần có trong lễ nhập trạch: Trầu cau, Hương, Hoa, Vàng mã, Rượu, Thịt, Xôi, Gà, Hoa quả, Bánh kẹo…
Thủ tục nhập trạch lấy ngày – Nghi lễ nhập trạch
Trước hết, gia chủ cần mang theo một chiếc chiếu đang dùng (nếu bạn dùng nệm thì lấy nệm), một bếp lửa (không dùng bếp điện vì nó sinh nhiệt nhưng không có ngọn lửa), một cái chổi mới, lễ vật… để vào nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau và mang theo tiền của.
Sau đó, sắp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
Kế đến, gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên.
Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gga tiên trước rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.
Khi đã dọn xong đồ đạc, để gia trang được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên…
Khi chuyển đến nhà mới bạn có thể chuẩn bị thủ tục nhập trạch lấy ngày theo cách thức trên. Nếu bạn chưa rõ thì có thể nhờ người thân bạn bè tư vấn giúp.
Nguồn: St
Thủ Tục Chuyển Nhà Lấy Ngày Nhập Trạch
Bạn đã chọn được một ngày nhập trạch cực kỳ hợp với tuổi trong tháng này. Tuy nhiên ngày đó bạn lại quá bận rộn và còn nhiều những thứ chưa giải quyết xong tại nhà cũ. Nên không thể sắp xếp dọn chuyển nhà đi ngay được, vậy thì phải làm sao? Đừng quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể chuyển dọn về nhà mới để lấy ngày tượng trưng trước. Với thủ tục nhập trạch lấy ngày. Rồi sau đó mới lần lượt dọn chuyển đồ về sau.
Bởi qua thời gian, việc ứng dụng phong thủy được người xưa điều chỉnh linh hoạt sao cho phù hợp với đời sống của mình. Và câu chuyện chuyển nhà cũng không phải ngoại lệ. Không nhất thiết bạn phải chuyển vật dụng vào đúng ngày nhập trạch. Nếu bạn chọn cách chuyển nhà lấy ngày, hãy làm theo những hướng dẫn sau của Chuyển Nhà 24H.
Thủ Tục Chuyển Nhà Lấy Ngày – Thủ Tục Nhập Trạch Lấy Ngày
Để thực hiện thủ tục nhập trạch, xem ngày chuyển nhà cần tuân thủ những bước sau đây:
Bước 1: Chọn ngày, giờ hoàng đạo phù hợp mệnh tuổi của gia chủ
Bước 2: Chuẩn bị trước khi làm lễ nhập trạch:
Mở hết các cửa sổ và bật hết đèn trong nhà lên
Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch: trái cây, hương hoa, mâm cơm, gạo, muối, nước…
Mang bếp ga hay bếp củi (có lửa) và đặt trước cửa chính ra vào
Bước 3: Gia chủ chuyển vào nhà mới trước, đem theo mâm cúng. Đọc văn khấn vái, lễ bái thần linh thổ địa và thần tài
Bước 4: Sau khi kết thúc quá trình khấn lễ, hàng hóa sẽ được chuyển dọn vào nhà mới.
Sau khi hoàn thành 3 bước nhập trạch trên, gia chủ cần ngủ lại 1 đêm ở nhà mới. Với ý nghĩa chứng minh cho thần linh, tổ tiên thấy sự có mặt của bạn trong ngôi nhà.
Một Vài Lưu Ý Trước Khi Làm Thủ Tục Chuyển Nhà Lấy Ngày Nhập Trạch
Việc Phải Kiêng Kỵ Khi Cúng Chuyển Nhà Và Chuyển Đồ Dùng Vào Nhà Mới
Những người tuổi hổ không được tham gia vào quá trình chuyển dọn nhà. Vì theo quan niệm dân gian “rước hổ vào nhà” là điều không may mắn
Kiêng kỵ khi chuyển nhà vào ngày Tam Nương
Thai phụ sẽ không nên tham gia vào việc chuyển dọn nhà vì điều này được xem là phạm phải thần thai. Trong trường hợp bất đắc dĩ phụ nữ mang thai dọn chuyển nhà thì nên dùng chổi mới quét lên mọi đồ đạc.
Sau khi làm lễ nhập trạch, gia chủ cần ngủ lại một đêm tại nhà mới, không ngủ tại nơi khác.
Qua bài viết trên, Chuyển Nhà 24H hy vọng bạn đã nắm rõ về một số ý lưu ý cũng như thủ tục cần thực hiện trong ngày nhập trạch lấy ngày khi dọn chuyển về nhà mới. Đây là một nghi lễ mang nét văn hóa tâm linh dân tộc Việt Nam. Nếu có bất kỳ nhu cầu dọn chuyển nhà hay có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào các bạn vui lòng liên hệ với công ty dịch vụ Chuyển Nhà 24H theo thông tin hotline 0356751234 – 0938777300.
Thủ Tục Chuyển Nhà Nhập Trạch Lấy Ngày Chuẩn Phong Thủy
Khi bạn đã tìm được một ngày nhập trạch cực kỳ hợp tuổi trong tháng này. Tuy nhiên, ngày đó bạn lại quá bận rộn và còn nhiều thứ chưa giải quyết xong tại nhà cũ nên không thể sắp xếp chuyển nhà đi ngay lúc này được, thì phải làm sao? Đừng quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể dọn về nhà mới lấy ngày tượng trưng trước (hay còn gọi là cúng nhập trạch lấy ngày), rồi sau đó mới lần lượt chuyển đồ đạc về sau.
Bởi qua thời gian, việc ứng dụng phong thủy đang được dân gian điều chỉnh linh hoạt sao cho phù hợp với đời sống của mình và câu chuyện chuyển nhà cũng không ngoại lệ. Sẽ không nhất thiết bạn phải chuyển đồ đạc vào đúng ngày nhập trạch. Nếu bạn chọn cách chuyển nhà lấy ngày, hãy nên làm theo những hướng dẫn sau của Dịch Vụ Dọn Nhà.
Vì sao phải nhập trạch lấy ngày, ý nghĩa của việc nhập trạch lấy ngày?
Làm lễ nhập trạch là cách bạn sẽ báo cáo với thần linh, tổ tiên về việc chuyển dọn nơi ở của gia đình. Cầu mong ơn trên chấp thuận và tiếp tục phù hộ gia đình được bình an, có nhiều tiền tài và sức khỏe tại nhà mới. Chính vì tầm quan trọng đó mà nhiều người muốn làm lễ nhập trạch theo đúng nghi lễ.
Nếu ngày tốt nhập trạch rơi vào cuối tuần hoặc ngày bạn rảnh rỗi thì thật tuyệt vời. Nhưng đời không như là mơ, mỗi nhà mỗi cảnh nên đôi khi ngày hoàng đạo hợp tuổi của bạn đã gần kề mà việc dọn đồ đạc đi là trường hợp hoàn toàn không khả thi. Lúc này hãy nghĩ ngay đến thủ tục cúng nhập trạch lấy ngày, vì:
Nhập trạch trước chuyển nhà sau giúp bạn tiến hành nghi thức đúng vào ngày đẹp đã định mà không sợ bị lỡ việc hay mạo phạm thần linh, tổ tiên
Lễ nhập trạch lấy ngày có giá trị như một lễ nhập trạch chuẩn, xem như là bạn đã chuyển nhà và được công nhận
Nhập trạch lấy ngày đúng thủ tục theo quan niệm dân gian sẽ nhận được nhiều may mắn, gặp nhiều thuận lợi.
Mọi vấn đề được giải quyết ổn thỏa, nhờ đó gia chủ cảm thấy an tâm hơn để thu xếp công việc dọn nhà sau, không bị nóng vội mà xảy ra sơ sót.
Các bước làm lễ nhập trạch lấy ngày
Trên thực tế, lễ nhập trạch lấy ngày chính là nghi thức cúng chuyển nhà sớm hơn so với dự định. Các bước tiến hành nhập trạch trước chuyển nhà sau cũng không có khác biệt nhiều so với lễ cúng nhập trạch bình thường. Sẽ gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Chuyển nhà lấy ngày cần những gì để giống với lễ nhập trạch bình thường. Theo đó cần chuẩn bị mâm cúng nhập trạch gồm: đĩa trái cây, vàng mã, lọ hoa, trà, rượu, đèn cầy, nếu cúng mặn thì có bộ tam sên (trứng, thịt luộc, tôm), gà, xôi, cháo. Nếu cúng chay thì làm các món chay đơn giản… và một số đồ đạc may mắn như chiếu, bếp, muối gạo, chổi mới, …
Bước 2: Xin chuyển bàn thờ
Đến ngày đẹp chuyển nhà, tại nhà cũ sẽ làm thủ tục xin chuyển bàn thờ và bốc bát hương. Tiếp đó, bạn lau chùi và đóng gói các đồ đạc trên bàn thờ cẩn thận vào các thùng đựng phù hợp. Nhớ bọc lót cẩn thận bằng xốp nổ, vải mềm, …rồi chuyển đến nhà mới. Mâm cúng và quy trình lễ nhập trạch lấy ngày sẽ tương tự như lễ nhập trạch bình thường.
Bước 3: Làm lễ tại nhà mới
Khi vào nhà thì mở tất cả cửa, bật đèn sáng nhằm khơi dậy sức sống cho căn nhà.
Tại nhà mới, đốt một lò than ở giữa lối đi và gia chủ nam cầm bát hương bước qua, các thành viên khác theo sau cầm theo các vật may mắn khác, không ai được đi vào nhà bằng tay không vì đó là biểu hiện của sự thiếu thốn.
Nấu nước pha trà dâng lên mâm cúng và đốt vàng mã. Lưu ý nên để nước sôi khoảng 5-10 phút.
Dọn mâm cúng lên bàn thờ gia tiên hoặc ra giữa nhà. Tiếp đó thắp nhang và đọc văn khấn nhập trạch.
Đến đây thì hoàn tất lễ nhập trạch lấy ngày. Các đồ đạc khác trong nhà có thể chuyển dần vào những ngày sau cũng được.
Thủ tục chuyển nhà lấy ngày cần lưu ý những gì?
Sau khi làm lễ nhập trạch lấy ngày, cần thường xuyên lui tới nhà mới để thắp nhang, chăm nom tạo sinh khí cho căn nhà:
Sau khi làm lễ cúng nhập trạch thì xem như bạn đã chính thức xin phép thần linh dọn vào nhà mới. Vậy nên hãy thường xuyên lui tới thăm nhà mới nếu có thể để lau chùi, dọn dẹp tạo sinh khí.
Dù chưa chuyển đồ vào ở ngay nhưng lễ nhập trạch chuyển nhà có ý nghĩa quan trọng như lễ cúng nhà mới chính thức, nên bạn vẫn phải tiến hành trang trọng và đúng nghi thức, thành tâm.
Đốt nhang mỗi ngày để thần linh tổ tiên làm quen với nhà mới
Nếu Bạn tự chuyển nhà, thì dọn đồ dần dần qua để ngày chuyển nhà bớt mệt. Nếu sử dụng dịch vụ chuyển nhà thì dọn đồ trước cũng giúp tiết kiệm chi phí khi chuyển nhà sau này.
Ngoài việc nhập trạch lấy ngày, bạn cũng có thể chuyển nhà trước khi nhập trạch để có thể làm lễ đúng vào ngày đẹp mong muốn mà vẫn đúng phong thủy và không ảnh hưởng đến công việc.
Bạn thân mến, trong cuộc sống, không phải mọi chuyện đều thuận buồm xuôi gió và tiện lợi đối với bạn. Tuy nhiên bạn đừng nên bối rối vì sẽ làm lỡ việc. Luôn có cách giải quyết các vấn đề, chỉ cần tìm hiểu thật kỹ càng, hoặc tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia phong thủy hay những người có kinh nghiệm. Rồi bạn sẽ tìm được giải pháp tốt nhất cho mình.
Nếu có thắc mắc hay rắc rối gì xoay quanh vấn đề về nhập trạch khi chuyển nhà, vận chuyển đồ đạc, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi. Dịch Vụ Dọn Nhà rất hân hạnh khi được hỗ trợ bạn!
Thủ Tục Nhập Trạch Cần Nhớ Khi Chuyển Vào Nhà Mới
Hoàn thành thủ tục nhập trạch là bước quan trọng nhất để gia chủ có một khởi đầu suôn sẻ khi chuyển vào nhà mới. Vì vậy, cần phải làm đúng các bước nhập trạch quan trọng này.
Trước khi làm thủ tục nhập trạch
Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ cổ truyền, quan trọng bên cạnh lễ động thổ, cất nóc. Làm thủ tục nhập trạch theo duy tâm được hiểu là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà tọa lạc. Do đó, khi chuẩn bị lễ trước hết phải thành tâm, sau lễ vật chu đáo. Để thủ tục nhập trạch suôn sẻ, gia chủ cần hoàn thiện trước bếp, bàn thờ với đầy đủ các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc bát hương 1-2 tiếng trước khi làm lễ), lễ vật gồm hoa tươi, quả tươi, nước, không cần cầu kỳ. Gạo, nước phải lấy ngay tại nhà mới. Đồ dùng tượng trưng như bàn ghế, chổi, chiếu…
Lễ nhập trạch không cần cầu kỳ
Những điều cần biết khi nhập trạch
Khi vào nhà mới, không quan trọng là ai trong gia đình phải cầm vật dụng gì nhưng người nào cũng nên mang đồ trên tay, không nên đi tay không. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ. Khi vào nhà mới, thủ tục nhập trạch quy định, vật đầu tiên mang vào là chiếc bếp than (than củi) bếp than này để ở giữa lối đi qua cửa chính, chủ nhà tay bê bát hương thờ Thổ công bước qua lò, chân trái trước, chân phải sau, rồi lần lượt đến những thành viên khác trong gia đình vào nhà cũng làm như vậy. Điện trong nhà được bật sáng toàn bộ, các cửa kể cả cửa sổ được mở hết để đón khí lành vào nhà. Các đồ vật tiếp theo mang vào nhà là: Cái chiếu (hoặc đệm) đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh mà không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, muối, nước … lễ vật để cúng Thổ công xin nhập trạch và xin phép Thổ công rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng. Theo lời khuyên của ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô Thị vị trí đặt bàn thờ, bếp nên đặt ở nơi sơn tinh đang vượng, tùy theo tọa hướng nhà thực tế (được thống kê theo bảng dưới).
Tuy nhiên, ông Linh lưu ý hướng bàn thờ quan tâm là “nhất vị nhị hướng”, tức là vị trí bàn thờ đặt ở đâu theo bảng hướng dẫn trên, chứ không phải hướng ra đâu. Chỉ lưu ý hướng bàn thờ không quay thẳng ra cửa, cũng như những nơi mất vệ sinh như nhà kho, wc là được.
Với thủ tục nhập trạch chuẩn bị chu đáo, gia chủ thành tâm (không phải mâm cao cỗ đầy), ngôi nhà mới sẽ mang lại may mắn, gia đình ấm êm, hạnh phúc, con cái, đặc biệt là con nhỏ sẽ ăn ngon ngủ yên.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Nhập Trạch Lấy Ngày Khi Chuyển Đến Nhà Mới trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!