Đề Xuất 6/2023 # Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc Dự Lễ Khai Trương Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia # Top 13 Like | Herodota.com

Đề Xuất 6/2023 # Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc Dự Lễ Khai Trương Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc Dự Lễ Khai Trương Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Ủy ban; đại diện lãnh đạo bộ, ngành, địa phương cùng tham dự sự kiện này.

Chương trình được truyền hình trực tuyến tại điểm cầu chính Trung tâm Hội nghị Quốc tế ( Hà Nội) và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan Cổng Dịch vụ công Quốc gia . Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Việc xây dựng Cổng dịch vụ công các cấp và Cổng dịch vụ công quốc gia có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các hệ thống phát triển Chính phủ điện tử, là kênh giao tiếp điện tử giữa người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, là điểm để người dân, doanh nghiệp tương tác với chính quyền trên môi trường điện tử.

Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ là đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị. Qua đó, mọi thông tin từ quy định về thủ tục, tiến độ giải quyết, xử lý phản ánh kiến nghị đều được công khai, minh bạch. Đây cũng là một công cụ hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần hạn chế nhũng nhiễu, tiêu cực trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Tại thời điểm khai trương, Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp các dịch vụ công, bao gồm 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố gồm: Đổi giấy phép lái xe, thông báo hoạt động khuyến mại, cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình), dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp) và tích hợp tiện ích thanh toán tiền điện. Cung cấp 3 dịch vụ công thực hiện tại cấp bộ gồm: Cấp Giấy phép lái xe quốc tế, đăng ký khuyến mãi, nhóm dịch vụ về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó là 2 tiện ích nộp thuế điện tử và đối với doanh nghiệp, tiện ích thanh toán tiền điện.

Số lượng dịch vụ công này sẽ được tiếp tục tăng lên nhanh chóng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ của Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan trong việc kết nối hệ thống và lựa chọn cung ứng dịch vụ công để tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ khai trương. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Theo tính toán sơ bộ đối với chi phí thực hiện nhóm dịch vụ công đang cung cấp với tần suất giao dịch hiện nay, khi chuyển đổi phương thức từ thực hiện trực tiếp sang trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ tiết kiệm được 4.222 tỷ đồng/năm, trong đó, chi phí tiết kiệm được do lợi ích từ việc thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia mang lại khoảng 1.736 tỷ đồng.

Tại buổi lễ, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể; Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng; Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung… đã cùng ký cam kết điện tử nhằm đồng hành xây dựng, vận hành, phát triển Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng nêu rõ, thế kỷ 21 được coi là kỷ nguyên số, trong đó kinh tế số, công nghệ số. Sự phát triển mạnh mẽ của kỷ nguyên số sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy thay đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng năng suất xã hội, năng lực cạnh tranh. Trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, dịch vụ công trực tuyến là một trong những tiêu chí quan trọng thể hiện tinh thần phục vụ của Chính phủ với người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh, Cổng dịch vụ công quốc gia ra đời đã khẳng định quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử theo hướng thực chất, hiệu quả. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng mới có 8 dịch vụ công được kết nối trong tổng số hàng ngàn dịch vụ cần kết nối và chủ yếu vẫn ở cấp độ 3. Mục tiêu là sớm nhất cần cung cấp ở cấp độ 4 và mở rộng sang các dịch vụ khác, nhất là những dịch vụ đông đảo người dân sử dụng. Đây là công việc thường xuyên, liên tục không có điểm dừng, với mục tiêu xuyên suốt là lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo chất lượng cung cấp dịch vụ công của các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ công.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương rà soát, đánh giá lại các quy định về thành phần hồ sơ, quy trình nghiệp vụ. Từ đó đưa ra hệ thống tổng thể các cơ sở dữ liệu cần thiết phải xây dựng để phục vụ việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu. Các Bộ ngành, địa phương cần nhanh chóng triển khai các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nhằm giảm bớt giấy tờ, đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục, mới có thể là cải cách thực chất, lấy người dân làm trung tâm.

Bộ Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ có phương án đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên toàn quốc. Từ đó xác định rõ các vấn đề còn vướng mắc để tháo gỡ, thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Cùng với đó là cần đẩy nhanh việc xây dựng khung pháp lý để việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến có hiệu lực, hiệu quả. Thủ tướng yêu cầu, trong tháng 1/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông trình dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử; Bộ Công an trình đề xuất xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Văn phòng Chính phủ trình dự thảo Nghị định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sự ổn định, thông suốt của hệ thống Cổng dịch vụ công; phát triển hạ tầng thông tin đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời phải bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia này.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông chỉ đạo tiếp tục phát triển hệ thống, phần mềm phù hợp với điều kiện, đặc điểm của nền hành chính Việt Nam, tạo sự thân thiện, thuận lợi nhất cho người sử dụng.

Lễ Khai Trương Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia

TIN ĐỌC NHIỀU

TIN MỚI NHẬN

(Chinhphu.vn) – Sau 9 tháng tích cực triển khai, mọi nhiệm vụ chuẩn bị cho xây dựng và đưa Cổng Dịch vụ công quốc gia vào vận hành tại địa chỉ chúng tôi đã hoàn tất. Chiều 9/12, lễ khai trương Cổng Dịch vụ công được tổ chức với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Cổng DVCQG. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Ủy ban; đại diện lãnh đạo bộ, ngành, địa phương tham dự sự kiện này.

Lễ khai trương còn có sự tham dự của đại diện các cơ quan: Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các tổ chức chính trị – xã hội; các đồng chí thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử; Đại sứ các nước, các tổ chức quốc tế và đại diện các doanh nghiệp, đại diện Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển Pháp, đại diện Tập đoàn VNPT…

Chương trình được truyền hình trực tuyến tại điểm cầu chính Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố.

Ngày 12/3/2019, tại lễ khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký phê duyệt Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) và giao trách nhiệm cho Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Cổng DVCQG lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức và cơ quan thẩm quyền trong cung cấp dịch vụ công và đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính, nhất là cắt giảm thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng CNTT.

Tại thời điểm khai trương, Cổng DVCQG sẽ cung cấp 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố: Đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mại; cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình); dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp) và tích hợp tiện ích thanh toán tiền điện. cung cấp 4 dịch vụ công thực hiện tại cấp Bộ: Cấp giấy phép lái xe quốc tế; đăng ký khuyến mãi; nhóm dịch vụ về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với 4 địa phương đã tích hợp trong năm 2019 cung cấp thêm một số dịch vụ công, ví dụ tại Thành phố Hồ Chí Minh là đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký thuế, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng là Đăng ký khai sinh…

Trong quý I/2020, các Bộ, ngành, địa phương sẽ tích hợp lên Cổng DVCQG 15 dịch vụ công thuộc các lĩnh vực thuế cá nhân, hải quan, đăng ký kinh doanh, y tế, lao động, khai sinh, giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp, thu phạt vi phạm giao thông đường bộ…

Tại lễ khai trương, các bộ, ngành địa phương đầu tiên tích hợp dịch vụ trên Cổng DVCQG sẽ thực hiện ký cam kết điện tử. Tại các điểm cầu trực tuyến, lãnh đạo các tất cả các bộ ngành và các tỉnh/thành phố thực hiện việc ký cam kết điện tử đồng hành xây dựng, vận hành, phát triển Cổng DVCQG phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đây là việc làm thể hiện sự chung tay trong việc xây dựng, vận hành và phát triển Cổng DVCQG, đẩy mạnh, kết nối, cung cấp thủ tục hành chính lên Cổng DVCQG.

Cổng DVCQG chính thức đi vào hoạt động và sẽ là công cụ quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho quá trình đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam, hướng tới phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Gia Huy

Người Dân Khai Sinh Cho Con Ngay Tại Lễ Khai Trương Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia

Sau ít phút thao tác, đại diện người dân cũng như doanh nghiệp đều đã thực hiện được thủ tục cần thiết ngay tại nhà, trước sự chứng kiến của Thủ tướng cũng như toàn bộ quan khách dự dễ khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia.

Ngay sau khi hệ thống báo hồ sơ thực hiện thành công, người dân đã nhận được tin nhắn của các cơ quan về điện thoại báo đã nhận được hồ sơ yêu cầu thực hiện thủ tục và thời hạn giải quyết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo bấm nút chính thức vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cổng Dịch vụ công Quốc gia vào vận hành tại địa chỉ chúng tôi được hoàn tất sau 9 tháng tích cực triển khai xây dựng. Lễ khai trương Cổng chiều 9/12 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói ông rất vui mừng và hoan nghênh hàng nghìn người đã có mặt trong buổi lễ khai trương này. Đáng chú ý, 100% lãnh đạo các địa phương của 63 tỉnh, thành, các cán bộ cấp xã và 50 nghìn người dự là con số rất lớn.

“Lễ khai trương hôm nay là một trải nghiệm tốt trong thực hành của chúng ta. Chúng ta cứ mạnh dạn làm rồi tiếp tục cải tiến, nâng cấp”- Thủ tướng nói.

Ông cũng khẳng định việc công khai, minh bạch giữa người xử lý, giải quyết dịch vụ công với người được cung cấp dịch vụ công thông qua mạng điện tử không những giúp chúng ta làm thủ tục nhanh hơn mà còn chống được cửa quyền, hách dịch, ngăn chặn tình trạng “tham nhũng vặt” mà chúng ta đang triển khai quyết liệt để ngăn chặn. “Điều đó đồng thời tạo môi trường đầu tư, chống tiêu cực, tham nhũng”- ông nhấn mạnh.

“Các bộ, ngành, địa phương cần nhanh chóng triển khai cơ sở dữ liệu chuyên ngành chia sẻ với nhau, như vậy mới có thể giảm bớt giấy tờ, đơn giản hoá, cắt giảm thủ tục. Như vậy mới có thể cải cách thực chất, lấy người dân làm trung tâm”- người đứng đầu Chính phủ nêu.

Để theo sát, thúc đẩy mức độ sử dụng thực sự của người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng cần phải có phương án đánh giá được hiệu quả sử dụng. Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin- Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ có phương án đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên toàn quốc. Từ đó xác định rõ các vấn đề còn vướng mắc để tháo gỡ, thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

“Nếu chúng ta làm ở Trung ương, nhưng các địa phương, các bộ, ngành không thúc đẩy mạnh mẽ thì cổng dịch vụ công này cũng không có tác dụng nhiều đối với việc xử lý các thủ tục mà người dân, doanh nghiệp quan tâm”- Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng chúng ta nói việc tiết kiệm hơn 4.200 tỉ/năm nhờ triển khai cổng dịch vụ công quốc gia nhưng phải được kiểm tra, đôn đốc thường xuyên.

“Tôi yêu cầu anh Mai Tiến Dũng (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) và anh Nguyễn Mạnh Hùng (Bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông) tổ chức những đoàn kiểm tra ở các bộ và các địa phương, quyết liệt thì mới có thể phát huy được hiệu quả”- Thủ tướng nói.

Ông cũng yêu cầu đẩy nhanh việc xây dựng khung pháp lý để việc thực hiện thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến có hiệu quả. Cụ thể, trong tháng 1/2020, Bộ Thông tin- Truyền thông chủ trì trình dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Bộ Công an trình đề xuất xây dựng nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Văn phòng Chính phủ trình dự thảo nghị định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Ngày 12/3/2019, tại lễ khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký phê duyệt Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) và giao trách nhiệm cho Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Giao diện Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cổng DVCQG lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức và cơ quan thẩm quyền trong cung cấp dịch vụ công và đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính, nhất là cắt giảm thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng CNTT.

Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ cung cấp 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố: Đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mại; cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình); dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp) và tích hợp tiện ích thanh toán tiền điện. cung cấp 4 dịch vụ công thực hiện tại cấp Bộ: Cấp Giấy phép lái xe quốc tế; đăng ký khuyến mãi; nhóm dịch vụ về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với 4 địa phương đã tích hợp trong năm 2019 cung cấp thêm một số dịch vụ công, ví dụ tại Thành phố Hồ Chí Minh là đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký thuế; Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng là Đăng ký khai sinh… Trong Quý I năm 2020, các Bộ, ngành, địa phương sẽ tích hợp lên Cổng DVCQG 15 dịch vụ công thuộc các lĩnh vực thuế cá nhân, hải quan, đăng ký kinh doanh, y tế, lao động, khai sinh, giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp, thu phạt vi phạm giao thông đường bộ…

Cổng DVCQG chính thức đi vào hoạt động được kỳ vọng là công cụ quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho quá trình đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam, hướng tới phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Phương Thảo

Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng Dự Khai Giảng Năm Học Mới Tại Trươngg Thpt Chuyên Lê Hồng Phong Tphcm

Cùng với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận và nhiều lãnh đạo TPHCM tham dự lễ khai giảng năm học mới của ngôi trường Lê Hồng Phong giàu truyền thống.

Trong lễ khai giảng, Thủ tướng dành lời khen ngợi những kết quả ngành giáo dục đạt được trong thời gian qua, đội ngũ nhà giáo cùng cán bộ quản lý đang không ngừng áp dụng các phương pháp giảng dạy ngày càng tiến bộ. Ngày càng nhiều HS chăm ngoan, học giỏi, đạt kết quả cao trong các kỳ thi quốc gia quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng nhiều lãnh đạo dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM. (Ảnh: Hoài Nam)

“Đây là thành tựu chung có sự đóng góp tích cực của mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, mỗi em HS của từng trường học, từng cơ sở giáo dục đào tạo cũng như sự quan tâm chăm lo của các bậc phụ huynh, của mỗi gia đình, dòng họ và toàn xã hội. Trong đó có TPHCM và trường THPT chuyên Lê Hồng Phong”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.

Về những nhiệm vụ trong năm học mới 2012 – 2013, Thủ tướng lưu ý, ngành giáo dục cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp dạy và học chữ gắn với dạy làm người; quan tâm rèn luyện kỹ năng tự học, tinh thần tự lập, tích cực, chủ động sáng tạo, phát triển tư duy trong học tập, tạo thói quen nghiên cứu, ý chí phấn đấu vươn lên và khát vọng cống hiến cho HS.

Thủ tướng gửi lời chúc mừng đến thầy trò cả nước nhân dịp năm mới 2012 – 2013. (Ảnh: Hoài Nam)

Đồng thời đội ngũ nhà giáo cần nâng cao khả năng ngoại ngữ, tin học và định hướng nghề nghiệp cho HS để đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực và nhân tài cho đất nước.

Đối với Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong và các trường chuyên trong cả nước, Thủ tướng lưu ý, cùng với mục tiêu phấn đấu có nhiều HS đoạt giải quốc gia, quốc tế, các trường phải phát huy vai trò trong việc phát hiện và đào tạo nhân lực có chất lượng cao, HS của trường không chỉ giỏi các môn học chuyên mà cần giỏi về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, các ngành công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh hóa, môi trường…

Trong đó, Trường THPT Lê Hồng Phong với bề dày truyền thống và vai trò của mình phải đi đầu trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học.

Tiếng trống khai trường của Thủ tướng dành cho thầy trò Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong. (Ảnh: Hoài Nam)

Học trò tại ngôi trường 85 năm tuổi chính thức bước vào năm học mới. (Ảnh: Hoài Nam)

Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM, tiền thân là Trường Trung học Petrus Ký, được thành lập từ năm 1927. Năm học 2011 – 2012, 99,35% HS của trường xếp loại hạnh kiểm tốt, trên 72% HS xếp loại học lực giỏi; giành 440 giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi HS giỏi thành phố và 42 giải trong kỳ thi HS giỏi quốc gia. Trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, tỷ lệ HS đỗ đại học đạt trên 95%, trong đó có 5 thủ khoa và 14 á khóa, thủ khoa ngành.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc Dự Lễ Khai Trương Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!