Cập nhật nội dung chi tiết về Thượng Đế &Amp; Phật Mẫu mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
THƯỢNG ĐẾ & PHẬT MẪU
QUÍ NGÀI LÀ AI? Phàm làm con người trên quả địa cầu nầy, lắm lúc chúng ta ngồi suy tư về sự hiện hữu của mình, rồi tự dưng sẽ nhìn thấy cả một kỳ diệu trong việc cấu trúc nên hình thể con người. Từ các cơ quan như: Cơ quan thị giác, cơ quan xúc giác, cơ quan thính giác, cơ quan vị giác, cơ quan khứu giác… và các bộ máy như: Bộ máy tuần hoàn, bộ máy tiêu hóa, bộ máy bài tiết… cho đến hệ thần kinh chi chit trong cơ thể rồi đến các trung khu trên não bộ…Các chức năng của những bộ phận nêu trên họat động một cách vi diệu khiến chúng ta phải thừa nhận có bàn tay sáng tạo của Đấng Tạo Hóa đã vẽ nên hình! Đó là phần hữu hình, còn về mặt vô hình như: Tánh linh, mặc khải, cảm nhận, kiến thức, tư tưởng, ý thức, tiềm thức, vô thức, lương tâm, linh hồn….ai đã tạo nên? Phải chăng cũng là Đấng Tạo-hóa? Vượt ra ngoài phạm vi lớn hơn, với vũ trụ bao la, các vì tinh tú luôn luôn vận hành theo một trật tự vi diệu, vạn vật sinh tồn, thiên nhiên mầu nhiệm…Có thể nói, vũ trụ hãy còn nhiều bí mật mà loài người chưa đủ khả năng khám phá! Ắt phải có một Đấng Chúa Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ với quyền năng vô đối đã tạo nên. Từ các suy tư kể trên, qua kinh sách của đạo Cao Đài, qua các đàn cơ dạy đạo của Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng, chúng ta đã được giải đáp rất nhiều về những bí mật của vũ trụ, về sự nhiệm mầu của Đấng Tạo Hóa, và về sự hiện hữu của hai Đấng tối cao, tối linh mà nhơn loại tôn thờ. Đó là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và Đức Diêu Trì Kim Mẫu mà người tín đồ Cao Đài gọi là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
Vậy Thượng Đế, Ngài là ai? Ngài như thế nào? Ngài ở đâu? Ngài làm gì? Đó là những câu hỏi muôn đời và vẫn chưa có câu trả lời nào được con người chấp nhận một cách trọn vẹn. Ngoại trừ các bậc chơn tu đã giác ngộ mới nhận diện được Ngài, còn phần đông chúng ta chỉ cảm nhận Ngài qua đức tin trong tôn giáo của mình mà thôi. Điển hình như Pascal, một khoa học gia, một nhà toán học, một triết gia lớn của nhơn loại đã nói: “ Dù không thể dùng lý trí để chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế vì Ngài quá siêu việt đối với sự hiểu biết của con người, nhưng chúng ta cần phải tin tưởng vào Đấng sáng tạo tối cao.” Với Pascal, niềm tin ở Thượng Đế là nền tảng để khám phá mọi bí mật của thế giới vô hình, là yếu tố cần thiết để diện kiến được Ngài, là điều hữu ích cho kiếp làm người. Do đó Pascal đã khẳng định:
“Hãy quỳ xuống, anh sẽ thấy được Thượng Đế” Vậy thì:
I-THƯỢNG ĐẾ, NGÀI LÀ AI? Điều nầy giáo lý của các tôn giáo đã có lời giải đáp đặt trên nền tảng đức tin của từng tôn giáo. Riêng về tôn giáo Cao Đài, nhờ phương tiện thông linh bằng cơ bút, người tín đồ Cao Đài mới biết chắc rằng: Có một Đấng duy nhứt, tối cao, tối đại, tối linh …đã tạo ra Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật. Đấng ấy trong thời Hạ Nguơn mạt pháp nầy đã giáng cơ mở Đạo và dạy Đạo. Ngài tự xưng là: Ngọc Hoàng Thượng Đế kim viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Tát. Với danh xưng nầy có nghĩa Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế nay gọi là Đấng Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Như trên đã nói, với phương tiện cơ bút, Đức Chí Tôn khai Đạo và dạy Đạo nên cũng nhờ váo đó nhơn loại ngày nay có thể biết rõ ràng về Thượng Đế. Chính Ngài đã giáng cơ giải thích về thân thế củ Ngài như sau: “Khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế Giới thì khí Hư vô sinh ra chỉ có một mình Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực. Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái. Bát Quái biến hóa vô cùng mới lập ra Càn Khôn Thế giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là: Vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm và gọi chung là Chúng Sanh. Các con đủ hiểu rằng, chi chi hữu sanh cũng bởi do Chơn Linh Thầy mà ra. Hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là cha của sự sống vì vậy lòng háo sanh của Thầy vô cùng tận. “ Một đàn cơ khác, Đức Chí Tôn giải thích thêm: “ Khai thiên địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy. Thầy đã nói một Chơn Thần mà đã biến Càn Khôn Thế Giới và cả Nhơn Loại. Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy. Các con là chư Phật, chư Phật là các con. Có Thầy mới có các con, có các con rồi
mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế Giới nên mới gọi là Pháp. Pháp có, mới sanh ra Càn Khôn Vạn vật, rồi mới có người nên gọi là Tăng. Thầy là Phật, chủ cả Pháp và Tăng lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy.” Nói tóm lại, như trên đã trình bày: Khi trời đất chưa phân định, không gian lúc bấy giờ chỉ là Hư Vô Chi Khí. Với cái tên gọi như vậy, vì cái thể của nó trống không đối với mắt phàm của con người, nhưng kỳ thực trong cái không ấy vẫn chứa đựng một nguồn sống tiên khởi. Từ nguồn sống ấy biến ra muôn loài, vạn vật…Trong đó có con người. Con người gọi tên nguồn sống ấy bằng nhiều danh hiệu khác nhau, chẳng hạn như Đức Chúa Trời, Đức Chí Tôn, Đấng Tạo Hóa, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đấng A- La, Đấng Giê- Hô- Va…. Vậy Thượng Đế tuy vô hình nhưng thực sự hiện hữu.
II – THƯỢNG ĐẾ Ở ĐÂU? Nhờ Thánh Ngôn của đạo Cao Đài, chúng ta biết được nơi ngự của Đức Chí Tôn là Bạch Ngọc Kinh, là một tòa nhà to lớn làm bằng ngọc trắng được mô tả qua đàn cơ ngày 1-1 năm Bính Dần (1926) như sau:
Một tòa thiên các ngọc làu làu, Liền bắc cầu qua, nhấp nhóa sao. Vạn trượng then gài ngăn Bắc Đẩu, Thiên trùng nhiếp khảm hiệp Nam Tào. Chư Thần chóa mắt màu thường đổi, Liệt Thánh kinh tâm phép vẫn cao. Dời đổi chớp giăng đoanh đỡ nổi, Vững bền muôn kiếp chẳng hề xao.
Để có một khái niệm rõ ràng về hình ảnh của Bạch Ngọc Kinh, chúng ta hãy nhớ lại hình ảnh Tòa Thánh Tây Ninh được Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc đứng ra xây cất theo mô hình do Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch giáng cơ vẽ ra, phỏng theo hình ảnh của Bạch Ngọc Kinh trên cõi Thiêng Liêng. Do đó Tòa Thánh Tây Ninh cũng được gọi là Bạch Ngọc Kinh tại thế. Ngoài Bạch Ngọc Kinh, Đức Chí Tôn còn ngự tại Linh Tiêu Điện ở Ngọc Hư Cung thuộc từng trời Hư Vô Thiên mỗi khi có Đại Hội Quần Tiên, nơi đó Đức Chí Tôn ngự trên đài cao để chủ tọa Đại Hội Ngự Triều. Linh Tiêu nhứt tháp thị Cao Đài, Đại Hội Quần Tiên thử ngọc giai, Vạn trượng hào quang tùng thử xuất, Cổ danh bửu cảnh lạc Thiên Thai.
III – THƯỢNG ĐẾ LÀM GÌ? Trong bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế mà người tín đồ Cao Đài tụng niệm hằng ngày có một đoạn cho chúng ta biết vài nét về quyền hành của Đức Thượng Đế. Bài kinh viết bằng Hán Tự và xin được diễn Nôm như sau: Đức Thượng Đế tạo ra vạn vật và dưỡng dục vạn vật, Trên thì chưởng quản 36 tầng trời và 3.000 thế giới. Dưới chưởng quản 72 địa cầu và Tứ Đại Bộ Châu.
…………………………………………………………………….
Là vua của Nhật, Nguyệt, Tinh và thời gian. Tức là vua của không gian và thời gian. Là chủ của Thần, Thánh, Tiên, Phật. Là Đấng Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng, Là Đấng Đại Thiên Tôn. Cũng cần nói thêm, trong bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế có câu: “ Hóa dục quần sanh “ đã cho chúng ta thấy Thượng Đế luôn luôn quan tâm đến sự thăng tiến của vạn vật. Thật vậy, kể từ Nhứt Kỳ Phổ Độ, qua Nhị Kỳ Phổ Độ, rồi đến Tam Kỳ Phổ Độ, Thượng Đế đã mở ra nhiều mối Đạo ở nhiều nơi…. cũng không ngoài mục đích dạy dỗ con người tìm con đường trở về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống và thăng cao Thiên vị. Với hai chữ “Trở về “mà chúng tôi vừa mới nói, xin được nói rõ hơn, giáo lý Cao Đài cho biết, Linh hồn hay Chơn linh là điểm Linh Quang từ khối Đại Linh Quang của Đức Chí Tôn ban cho để nhập vào phàm thể của mỗi người. Chơn Linh ấy làm con người có tánh Thánh hầu gìn giữ và dạy dỗ phàm thể. Bởi nguồn gốc Chơn Linh của mỗi con người là do một phần Chơn Linh của Đức Chí Tôn từ cõi Thiên nên Đức Chí Tôn hằng nói: “Thầy là các con, các con là Thầy “và chính vì thế, khi rời khỏi xác phàm, Chơn Linh con người tìm đường trở về gốc cũ ở cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Người tín đồ Cao Đài cho rằng cái chết của xác phàm tại trần gian là sự “Qui hồi cựu vị “hay ngắn gọn hơn là “Qui vị “để chỉ sự trở về của Linh Hồn.
IV – VỚI ĐẠO CAO ĐÀI, THƯỢNG ĐẾ VỪA LÀ CHA VỪA LÀ THẦY: Với một Đức Chí Tôn duy nhứt, nhưng trong giáo lý Cao Đài khi giáng cơ dạy Đạo, Ngài thường xưng là THẦY. Vậy Đức Thượng Đế có lúc là Cha, lại có lúc là Thầy. Đó là điều mà Đức Hộ Pháp có lần đã vấn Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn. Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn là cố Đại văn hào của nước Pháp, lãnh lịnh Đức Chí Tôn làm Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo đạo Cao Đài. Đức Hộ Pháp hỏi : Cha và Thầy khác nhau, tại sao Đại Từ Phụ của chúng ta lấy danh xưng là Thầy ? Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn trả lời bằng một bài thơ chữ Pháp xin tạm dịch ra văn xuôi như sau : Ngài cùng trong một lúc là Cha và Thầy: Bởi vì chính Ngài sanh ra tất cả con người chúng ta.
Ngài nuôi dưỡng thân thể chúng ta bằng vật lành mạnh
Và tạo ra linh hồn chúng ta bằng phép ThiêngLiêng. Nơi Ngài,tất cả là thông thái và trí huệ. Sự tiến hóa của linh hồn là công nghiệp của Ngài không ngừng. Những vật chất hèn mọn là châu báu trước mắt Ngài. Những linh hồn hèn hạ, Ngài biến chúng thành ThầnThánh. Luật của Ngài là Bác ái, Quyền của NgàilàCôngchánh Ngài chỉ biết Đạo Đức và không biết thói xấu. CHA : Ngài ban cho các con sanh khí của Ngài. THẦY : Ngài di tặng cho họ cái Thiên Tánh riêng của Ngài Tóm lại, ngày nay, vào thời Nguơn Mạt Pháp, nhơn loại đang đắm chìm trong nền Văn minh vật chật, bỏ lơi con đường Đạo Đức khiến cho xã hội loài người càng ngày càng bất ổn, sống tranh giành, cấu xé, chiến tranh tàn sát nhau…và có cơ nguy dẫn đến chỗ tự diệt vong. Trước cơ nguy nầy, để cứu vớt toàn thể con cái của Thượng Đế, Ngài đã dùng huyền diệu cơ bút khai sáng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại Việt Nam vào năm 1926. Với nền tân tôn giáo nầy, mọi kinh kệ, lễ bái, giáo lý, Pháp Chánh Truyền, Thể Pháp, Bí Pháp…nhất nhất đều do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế chỉ dạy qua cơ bút rõ ràng … Như vậy, Thượng Đế quả thực hiện hữu. Ngài đang chưởng quản cả Càn Khôn Vũ Trụ. Dưới mắt Ngài những vật hèn mọn là châu báu, những linh hồn hèn hạ, Ngài biến chúng thành Thần Thánh. Sự tiến hóa của linh hồn là công nghiệp không ngừng của Ngài. Luật của Ngài là Bác Ái, quyền của Ngài là Công Chánh. Ngài là Giáo Chủ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ dưới tôn chỉ: Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhứt và với Thiên Đạo Ngài truyền Bí Pháp giải thoát con người, với Thế Đạo, Ngài đưa xã hội loài người lập đời Thánh Đức. Thượng Đế quả thật hiện hữu, Ngài là Cha của muôn loài, là Chúa Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ, nếu không trọn đức tin nơi Ngài, đó là một mất mát rất nhiều cho kiếp sống làm con người!
V-VÀI CẢM NHẬN
Đức Chí Tôn, với Càn Khôn Vũ Trụ Vạn Vật Ngài là Chúa Tể, với toàn thể nhơn loại Ngài là Đấng Cha chung, đặc biệt với người tín đồ Cao Đài, Ngài vừa là Cha, vừa là Thầy và cũng vừa là Giáo Chủ của đạo Cao Đài.Ở mỗi cương vị, Ngài có cách hành sử khác nhau: Là Chúa Tể, trên thì Chưởng Quản Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế giới, dưới thì Thất Thập Nhị Địa, rồi Tứ Đại Bộ Châu…Guồng máy quản trị của Ngài có chư Thần Thánh Tiên Phật tùng hộ …Tất cả thiên vạn sự đều chu toàn một cách vi diệu…mà con người khó thấu hết được! Đức Chí Tôn vừa là Cha Thiêng Liêng, vùa là Thầy nên việc gần gũi và dễ cảm nhận hơn khi Ngài nói: “ Một trường thi công quả, các con muốn đến đặng nơi Cực Lạc thì phải đi tại cửa nầy mà thôi” Vậy, mở Đạo là mở trường thi công quả, mở Đại Hội Long Hoa là mở cửa đón con cái trúng tuyển của Ngài vào Bạch Ngọc Kinh. Thầy mở trường dạy học trò với tất cả lòng thương yêu, với hồng ân Đại Ân Xá…Học trò một lòng sùng kính Thầy, nguỡng mộ Thầy, ngày đêm chăm chỉ tu học. Học trò đông, thi đỗ nhiều nên ngôi trường của Thầy là ngôi trường chung cho nhơn loại, đạo do Thầy mở vào thời Tam Kỳ Phổ Độ cũng là nền đạo chung của toàn thể nhơn loại. Do vậy, người tín đồ Cao Đài hãy mau truyền khắp nơi trên thế giới, để nhơn loại cùng nhau hiệp lực hoàn thành đời Thánh Đức. Đó là Thánh ý của Đức Chí Tôn đang mong chờ con cái của Ngài mau chóng làm cho nên hình tướng. Tóm lại, Đức Chí Tôn là Cha, Ngài đã bày tỏ tình Cha đối với con là Hồng Oai, Hồng Từ, Vô Cực, Vô Thượng…Là Thầy, Ngài muốn chính tay Thầy dìu dắt các con cho nên Đạo… Riêng việc tự đảm nhận vai trò Giáo Chủ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Ngài đã hạ mình một cách tận cùng, vì là Đấng Chúa Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ mà phải hạ mình tá danh là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát để điều hành mối đạo nơi quả Địa cầu thứ 68 hết sức nhỏ bé nầy… Tất cả cũng vì đàn con đang đắm chìm trên biển trần khổ. Với nỗi niềm nầy, có lần Ngài đã phân trần với đàn con của Ngài qua đàn cơ ngày 11 tháng 9 năm 1929 như sau: Các con coi, bậc Chí Tôn như Thầy mà hạ mình độ rỗi nhơn sanh… là thế nào? Phải xưng là một vị Tiên Ông và Bồ Tát, hai phẩm chót của Tiên, Phật. Đáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm tối cao, tối trọng., còn Thầy thì khiêm nhường…. là thế nào? Các con phải khiêm nhường sao cho bằng Thầy. Thầy lại nói, buổi lập Thánh Đạo, Thầy đến độ rỗi kẻ có tội lỗi. Nếu đời không tội lỗi, đâu đến nhọc công Thầy. Sau đó, ngày 13 tháng 2 năm 1927 Thầy giáng cơ giải thích tiếp rằng: Thầy đã nói Ngũ Chi Đại Đạo bị qui phàm là vì khi trước Thầy giao chánh giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh giáo mà lập ra phàm giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con mà thôi, chớ không chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Như vậy, chúng ta cả thảy đều thấy rõ: Chính Thầy trực diện dạy dỗ các con, chính Thầy dìu dắt các con trên con đường Đạo cho đến khi các con của Ngài được hội hiệp cùng Ngài trên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Bằng từng ấy, chúng ta cũng đủ cảm nhận: Thầy đến với chúng ta với cả tình thương vô bờ bến, với ý chí không lực nào cản nổi để giải cứu con cái
của Ngài từ thể xác cho đến Linh hồn. Đó là nguyện ước của Thầy, tuy nhiên phần đạt đạo hãy còn ở chỗ chúng ta có quyết tâm cùng không. Bởi cớ đó nên Đức Chí Tôn quả quyết rằng: Nếu các con không tự lập ở cõi thế nầy, là cái đời tạm của các con, thì Thầy cũng không bồng ẵm các con mà đỡ lên cho đặng. Ấy vậy vấn đề tự lập là vấn đề các con phải lo đó. Còn điều nữa cũng cần nghĩ thêm, là trong thời buổi nầy, Đức Chí Tôn đến khai đạo không phải để nhân loại sùng bái Ngài, mà là để cứu rỗi nhân loại và lập đời Thánh Đức cho nhơn loại. Điều nầy, Đức Hộ Pháp đã từng thuyết giảng rằng: Lạy Đức Chí Tôn không đem lợi ích gì cho Ngài đâu, mà lợi ích là cho chính mình đó. Ngoài ra Đức Chí Tôn cũng vì đàn con đang đau khổ nên không còn nghĩ đến cái oai linh cao vòi vọi của một Đấng là Chúa Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ mà sẵn sàng tá thế một cách hết sức giản dị để đem lại cho các con cái của Ngài mọi sự dễ dàng trên con đường tu luyện, Ngài không đòi hỏi phải tốn của hao tiền để thiết lập những ngôi đền đồ sộ để thờ kính Ngài. Chỉ dụng lấy TÂM thờ kính Ngài cũng đủ lắm rồi!
Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi, Không cần hạ giới vọng cao ngôi.
Sang hèn trối kệ, tâm là quí, Tâm ấy tòa sen của Lão ngồi.
Vậy thì, với Thầy chúng ta chỉ còn biết: Thầy vì nhơn loại mà khai Đạo: Thương nên hết lời chỉ giáo, Thương nên tha thứ mọi tội lỗi từ xưa, Thương nên dùng chính tay mình để dìu dắt đàn con…và đáp lại: Ai thương Thầy thì lòng được rộng mở, thương Thầy tâm sẽ được sáng lên, thương Thầy thì chơn thần được thăng hoa…Càng thương Thầy sẽ thấy càng gần Thầy. Gần đến mức độ cảm nhận được sự huyền diệu vô biên như Thầy đã từng nói: Thầy là các con,các con là Thầy.
ĐỨC PHẬT MẪU, BÀ MẸ THIÊNG LIÊNG
Với con người, chúng ta chỉ nhìn thấy một thân xác là xác phàm. Đó là thân xác thứ nhứt, còn thân xác thứ hai là Chơn Thần do Phật Mẫu sanh và thân xác thứ 3 là Chơn Linh hay Linh hồn do Đức Chí Tôn ban cho. Vậy chúng ta ai ai cũng có hai Bà Mẹ: Mẹ phàm sanh con mang xác phàm, Mẹ Thiêng Liêng sanh con trên cõi Thiêng Liêng gọi là Chơn Thần hay còn gọi là Chơn Thân vì chính thân xác nầy mới là thân xác vĩnh cữu của mình. Thân xác thiêng liêng của một người dù là chất khí nhưng cũng có hình tướng giống xác phàm như khuôn đúc. Theo giáo lý Cao Đài, Thái Cực là ngôi của Đức Chí Tôn. Từ Thái Cực, Ngài phân ra Lưỡng nghi. Đó là Dương quang và Âm quang. Đức Chí Tôn chưởng quản khối Dương quang, còn phần Âm quang Đức Chí Tôn hóa thân ra Đức Phật Mẫu chưởng quản khối Âm quang. Đức Phật Mẫu vâng lịnh Đức Chí Tôn thâu lằn Sanh quang của ngôi Thái cực, rồi đem Âm quang phối hợp với Dương quang để tạo ra các tầng Trời, các quả Tinh cầu và các Địa cầu mà lập thành Càn Khôn Vũ Trụ. Tiếp theo, Đức Phật Mẫu tạo hóa ra Vạn linh nơi cõi Thiêng liêng vô hình. Vạn linh gồm có bát hồn: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn. Đức Phật Mẫu lại cho Vạn linh đầu kiếp xuống các Địa cầu tạo thành Vạn vật tức là Chúng sanh. Chúng sanh gồm có: Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm và Nhơn loại. Đối với cha mẹ phàm trần, người cha tạo cho con duy có nhứt điểm tinh, còn huyết khí đều do người mẹ đào tạo mới có. Về phần thiêng liêng, Đức Chí Tôn chỉ ban cho mỗi người một Chơn Linh, còn Phật Mẫu tạo nên trí não và xác thịt. Do vậy, muốn cầu xin cho đặng siêu thoát linh hồn thì không ai hơn là cầu Đức Chí Tôn và về phần xác thịt, khi đau đớn, khổ sở…thì cầu xin Đức Phật Mẫu. Thật vậy, Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc đã từng giảng: Thông thường, có nhiều điều ta đến xin Mẹ thì Mẹ cho, còn xin Cha thì không được. Do đó phái nữ cần quan tâm đến điều nầy cho lắm, mỗi khi bịnh hoạn, đau khổ, hoặc cầu nguyện sanh được con là một chơn linh cao siêu nhập thể… thì chỉ có Phật Mẫu mới có đủ quyền năng ban ơn ấy cho. Do kinh nghiệm bản thân, qua thời gian hơn 5 năm bị lưu đày trên đảo Madagascar, Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc đã từng gặp nhiều nguy biến, tuy nhiên tất cả đều vượt qua, đã vượt qua ngoài sức tưởng tượng. Từ đó Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc đặt trọn niềm tin cứu độ nơi Đức Phật Mẫu và đến khi trở về Tòa Thánh Tây Ninh, Ngài thuyết giảng cho mọi tín đồ Cao Đài đều biết nếu lúc gặp nguy biến hay gặp lúc đau khổ, hãy quì xuống giữa không trung niệm danh Đức Phật Mẫu rồi cầu nguyện… ắt sẽ thấy được sự linh ứng kỳ diệu. Niệm danh của Phật Mẫu là : “Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn” Phật Mẫu là bà Mẹ Thiêng Liêng của vạn loài, Người chỉ biết yêu thương con cái của Người mà thôi. Dầu cho vạn vật, hễ đồng sanh với một bà Mẹ Thiêng Liêng ắt được coi đồng một mực, vì vậy tại Điện thờ Phật Mẫu, lúc vào bái lễ tất cả mọi người đều đồng đẳng, dù là Chức Sắc Thiên Phong cũng mặc đạo phục như một tín đồ bình thường. Trước mắt Mẹ tất cả đều là con cái của Ngài và Ngài luôn luôn lấy tình thương yêu và tâm công chánh đối với các con mà thôi. Với tình mẹ con sâu đậm như vậy, nên khi khai đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn giao trọn quyền cứu rỗi con cái của Ngài cho Phật Mẫu. Ngọc Hư định phép cũng nhiều, Phái vàng Mẹ lãnh dắt dìu trẻ thơ Hoặc: Ngồi trông con đặng phi thường, Mẹ đem con đến tận đường hằng sanh. ( Kinh tán tụng công đức Diêu Trì Kim Mẫu ) Ngoài ra Đức Hộ Pháp còn khuyên tất cả mọi người trong kiếp sống hãy đặt chữ hiếu đối với cha mẹ phàm trần lên hàng đầu, vì Cha là hình ảnh của Đức Chí Tôn và Mẹ là hình ảnh của Đức Phật Mẫu tại thế. Quả thật, con người đến khi nhắm mắt lìa trần, chơn hồn sẽ bái kiến Đức Phật Mẫu ở tầng Trời thứ 9 tại Diêu Trì Cung. Lúc bấy giờ chơn hồn nhìn gương mặt Đức Phật Mẫu chẳng khác gì với gương mặt Mẹ sanh ra mình. Nếu là con có hiếu, gương mặt bà Mẹ tươi cười và chơn hồn cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Ngược lại, nếu là con bất hiếu, chơn hồn thấy gương mặt nghiêm nghị của Mẹ mình và tự cảm thấy đau khổ không thể nói hết được. Chính vì vậy Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc trong những lần thuyết đạo, Ngài thường hay nhắc nhở đến đạo Hiếu của con người, nhất là giới trẻ và Ngài cũng thường lặp đi lặp lại hai câu đề cao về chữ Hiếu của Nho giáo như sau: Thiên Địa tứ thời, Xuân tại thủ, Nhơn sanh bách hạnh, hiếu vi tiên. Nghĩa là: Trời Đất có 4 mùa, mùa Xuân đứng đầu. Con người có trăm hạnh, hiếu hạnh là trên hết. Vậy làm người chúng ta đã thọ ơn Cha Mẹ phàm trần, thọ ơn Cha Mẹ Thiêng Liêng. Do đó trong cuộc sống chúng ta bao giờ cũng đặt Đạo Hiếu lên hàng đầu bằng cách thực thi đúng mức: Với Cha Mẹ phàm trần lo phụng dưỡng. Với Phật Mẫu yêu thương sanh chúng, giúp đỡ người thế cô, tật nguyền Với Đức Chí Tôn luôn hạ mình làm tôi tớ vạn linh.
Đó là khuôn mẫu mà con người cần báo hiếu với các Đấng sanh thành mà Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã từng nhắc nhở trong những lần thuyết đạo
Hiền Tài Phạm văn Khảm
Total Views: 15164 ,
Lễ Vía Quan Thánh Đế
Cần Thơ – Lễ vía Quan Thánh Đế
Lễ vía Quan Thánh Đế được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, hằng năm vào ngày vía, các vị cao tuổi trong Ban trị sự chùa cùng đông đảo người Hoa ở địa phương tổ chức lễ vía Ông. Theo sách xưa, trong quá trình di cư sang nước ta, những lưu dân người Hoa đã gặp phải không ít khó khăn do sóng to gió lớn trong chuyến đi, cuộc sống cơ cực nơi đất khách quê người. Tín ngưỡng mang theo từ quê nhà kết hợp với tín ngưỡng bản địa nơi họ đến sống làm cho đời sống tinh thần của người Hoa thêm phong phú, tạo nên sự hỗn dung văn hóa trong đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh đó được thể hiện qua các Hội quán – dân gian quen gọi là chùa Hoa. Có thể nói Hội quán là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Hoa. Những gì thiêng liêng cao quý, tôn kính đều được đặt trong Hội quán. Tiêu biểu nhất là tín ngưỡng thờ Quan Công và Thiên Hậu Thánh Mẫu. Đặc biệt Quan Công là vị thần được bà con người Hoa hết lòng tôn kính về lòng trung, hiếu, tiết nghĩa, gắn liền với câu chuyện kết nghĩa của ông với Lưu Bị và Trương Phi ở vườn đào. Họ tôn ông là Quan Thánh Đế Quân và thờ ông ở khá nhiều nơi. Khi mọi người tề tựu xong, lại một hồi trống vang lên (người đánh trống phải là một ông cụ). Chủ lễ đọc bài văn tế thần bằng tiếng Hoa với nội dung: Hôm nay là ngày vía Quan Thánh Đế Quân, chúng tôi tổ chức buổi lễ gồm: Trà, rượu, heo, gà, bánh trái… dâng cúng thần, cầu thần ban cho phúc lành, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, làm ăn phát đạt… Đọc văn tế thần xong, mọi người xá ba xá. Xá xong, có hai người rót trà và rượu đổ một tí xuống đất cúng thần. Sau đó, khiêng bàn đựng đồ cúng quay ra hướng cổng chính để cúng Thiên Địa. Tiếp một hồi trống nữa. Bài văn tế thần được đọc lại (chỉ có việc thay tên vị thần sắp cúng mà thôi) rồi mọi người xá ba xá. Xong, châm trà rượu. Cứ thế, nghi lễ lần lượt cúng các vị thần: Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thần Tài, Phật Bà Quan Âm, Phước Đức Chính Thần, Mã Tiền Tướng Quân. Riêng Phật Bà Quan Âm, thức cúng là đồ chay, hoặc trái cây. Lễ cử hành xong, người vào bếp phụ nấu ăn, người dọn bàn, dọn ly để chuẩn bị đãi khách. Lúc này khách tấp nập đến cúng nhang, đèn ở Hội quán. Có người cúng tiền, số lượng ít thì để vào thùng phước thiện, nhiều thì gởi trực tiếp cho người tiếp nhận ghi tên người cúng vào sổ công đức. Có người đem nhang khoanh đến cúng (loại nhang này cọng nhỏ, uốn cong thành nhiều vòng tròn từ nhỏ đến lớn). Một cụ bà dùng cây móc để đưa cuộn nhang treo lên trần nhà. Sau đó, bà đưa một cây bằng gỗ dài trên có đặt một cây nến cho khách đốt nhang của mình. Từ trên trần, những vòng nhang từ nhỏ đến lớn buông xuống tạo thành một hình xoắn ốc, giữa vòng xoắn ốc ấy có treo lủng lẳng một miếng nhựa màu vàng, trên có ghi tên người cúng bằng chữ Hoa. Khói nhang bay phảng phất, tỏa mùi thơm tạo thành một bầu không khí trang nghiêm và huyền ảo. Tất cả khách đến cúng đều được mời dùng bữa cơm thân mật hoặc nán lại bên bàn trà, trò chuyện dăm ba câu, bàn chuyện làm ăn, thời sự, thế thái nhân tình… Lễ vía Quan Thánh Đế Quân là một lễ hội mang đậm tính văn hóa và nhân văn sâu sắc trong cộng đồng người Hoa ở Nam bộ đóng góp vào tạo bản sắc văn hóa Nam bộ phong phú và đa dạng./. (Theo Cinet)
Văn Khấn Mẫu Thượng Ngàn
Văn khấn mẫu thượng Ngàn, hay Lâm Cung Thánh Mẫu hay Bà Chúa Thượng Ngàn Bà là một trong ba vị Mẫu (cùng với mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải) được thờ cúng trong điện, cạnh đình, chùa của người Việt Nam.
Nguồn gốc “Thánh Mẫu Thượng Ngàn”
Mẫu Thượng Ngàn còn gọi là Mẫu Đệ Nhị, Lâm Cung Thánh mẫu hay Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn bởi Mẫu đứng thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Mẫu Thượng Ngàn có rất nhiều tên gọi như: Lê Mại Đại Vương, Bạch Anh Công chúa, Diệu Tín Thiền sư, La Bình Công Chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa… Thượng Ngàn Thánh Mẫu thường mặc áo màu xanh, Ngài là một trong ba vị Mẫu được thờ cúng ở tại Tòa Phủ đền điện Mẫu.
Mẫu Thượng Ngàn hay còn gọi là Lâm Cung Thánh Mẫu hoặc Bà Chúa Thượng Ngàn. Bà là một trong ba vị Mẫu (cùng với mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải) được thờ cúng trong điện, cạnh đình, chùa của người Việt Nam.
Mẫu Thượng Ngàn là vị thần vâng phụng Tản Viên Sơn Thánh (Ngũ Nhạc Thần Vương) cai quản thổ dân, núi rừng, muông thú, chim chóc cây cối trên sơn lâm. Ngài là con gái của Sơn Thánh và Mị Nương (con gái vua Hùng). Tên là Nguyễn Thị Na (Na Bình Công chúa), từ nhỏ luôn luôn theo cha đi đây đó, nên Na Bình học hỏi rất nhiều, lại thêm tài thiên bẩm nên việc gì nàng cúng giỏi, Sơn thần, tù trưởng, sơn dân, thổ mán ai ai cũng kính trọng quý mến nàng. Khi Tản Viên về trời, nàng thay cha cai quản 81 cửa rừng Nam Giao, dân chúng tù trưởng các nơi, không ai là không ghi ơn nàng. Đấng Tối Cao còn ban thêm cho nàng nhiều phép thần thông, đi cạnh bên nàng luôn có 12 cô thổ mán theo hầu, họ là những người sơn nữ các nơi nàng đi qua, nguyện theo nàng học tập tu luyện. Một ngày đẹp trời, áng mây ngũ sắc hạ tới, nàng cùng 12 cô ngự mây bay về trời.
Bởi vậy những người đi vào rừng, khai thác khoảng sản trong rừng thường tìm đến cầu xin sự che chở của bà nơi trốn rừng thiêng nước độc, cầu mong được bình yên, che chở.
Ở các triều đại phong kiến Việt Nam, trước khi ra trận đánh giặc cũng thường làm lễ để cầu xin sự phù hộ của bà, sau mỗi chiến thắng đều sẽ làm lễ tạ ơn và sắc thượng phong cho bà là công chúa. Cũng theo truyền thuyết, trong một cuộc khởi nghĩa chống nhà Minh xâm lượng có lần quân Lam Sơn đã bị bao vây trong rừng, đêm tối bà đã hóa thân thành bó đuốc lớn để soi đường cho đoàn quân rút chạy an toàn về núi Chí Linh. Sau đó bà lại phù hộ cho đội quân có thêm sức mạnh trước cảnh đói rét mà rèn luyện binh khí, phản kích và giải phóng vùng Nghệ An. Đây cũng chính là tiền đề cho cuộc chiến dành thắng lợi trước nhà Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.
Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức chúa Thượng Ngàn đỉnh thương cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương ngọc điện hạ. Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể. Con kính lạy chư Tiên, chư Thánh chư Thần, Bát bộ Sơn trang, thập nhị Tiên Nàng, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng. Hương tử con là ….. Nhân tiết …..Chúng con thân đến phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, phù hộ độ tri cho chúng con cùng cả gia quyến chín tháng đông, ba tháng hè được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Lễ Thượng Lương Là Gì? Tại Sao Cần Tổ Chức Lễ Thượng Lương
Lễ thượng lương hay lễ cất nóc là một trong những nghi thức quan trọng trong việc xây cất nhà cửa và được gia chủ rất quan tâm chuẩn bị chỉn chu cho nghi lễ này. Vậy lễ thượng lương là gì và buổi lễ có ý nghĩ như thế nào?
Lễ thượng lương trong văn hóa Việt
Lễ thượng lương còn có những cái tên khác như lễ cất nóc, gác đòn dông là một trong 12 nghi thức được cử hành trong quá trình xây dựng ngôi nhà hoặc 1 công trình. Đó là: Lễ bình cơ (lễ cũng chọn đất), lễ trúc cơ (bắt đầu đắp nền nhà) , lễ phạt mộc (lễ khởi công), lễ định táng (đổ nề nhà), lễ tàng giá (lắp cột nhà), lễ thượng lương (lễ cất lóc), lễ cái ốc ( bắt đầu lợp nhà), lễ nhập trạch (lễ báo tổ tiên nhà đã xong), lễ động sàng ( xin phép thổ công dọn về sống), lễ tân gia (lễ mừng nhà mới), lễ hoàn công (do thợ tổ chức để nhận công), lễ an cư (lễ báo tổ tiên về việc làm ăn yên ổn trong ngôi nhà mới).
Theo thời gian và thời thế thay đổi, có một số nghi lễ đã không còn được tổ chức nhưng lễ thượng lương vẫn là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa Việt. Đây là nghi lễ được thực hiện trước khi đặt những gác thanh đầu tiên trên nóc nhà. Đối với văn hóa Việt Nam, nóc được quan niệm là bộ phận quan trọng nhất trong một ngôi nhà hay bất cứ công trình xây dựng nhà ở nào. Nóc nhà được ví như người cha trụ cột trong gia đình, có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn cũng như che chắn cho ngôi nhà luôn vững chãi, những người sống trong ngôi nhà đó được bình an.
Lễ thượng lương được cử hành vào một ngày đẹp cùng một mâm lễ cúng với đầy đủ các vật cúng như:
Một con gà, một đĩa xôi/ bánh chưng, mỗi đĩa muối.
Một bát gạo, một bát nước.
Nửa lít rượu trắng, bao thuốc, lạng chè.
Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
Một bộ đinh vàng hoa, năm lễ vàng tiền.
Năm cái oản đỏ, năm lá trầu, năm quả cau.
Năm quả tròn, chín bông hoa hồng đỏ.
Kèm với đó là một bài diễn văn thượng lương để gửi lên thổ công cũng như tổ tiên.
Tại sao phải tổ chức lễ cúng thượng lương
Cũng giống như lễ khởi công xây dựng, lễ thượng lương là một nghi lễ quan trọng. Gia chủ cũng như những chủ đầu tư các công trình luôn rất quan tâm tới nghi thức này với những lý do sau:
Lễ thượng lương như một bản cáo gửi tới thần thổ công trên mảnh đất xây dựng đó để xin phép việc tiếp tục được xây dựng.
Lễ thượng công còn là nghi thức cầu khấn thần linh về sự may lành, an bình cùng công việc làm ăn thuận lợi cho những người sau này sinh sống trong ngôi nhà.
Công ty tổ chức lễ thượng lương chuyên nghiệp.
Hiểu được tầm quan trọng của lễ thượng lương trong đời sống tâm linh của người Việt, Sài Gòn team building đưa tới cho quý khách hàng dịch vụ tổ chức lễ thượng lương chuyên nghiệp, uy tín. Với những kinh nghiệm tổ chức sự kiện nói chung, lễ thượng lương nói riêng được tích lũy trong hơn 7 năm, chúng tôi luôn mong muốn và cam kết mang đến cho khách hàng một buổi lễ chuyên nghiệp, ý nghĩa, đúng bài bản, hợp phong thủy tâm linh và tiết kiệm chi phí nhất.
Liên hệ ngay với Sài Gòn team building để được tư vấn cách thức tổ chức cho lễ thượng lương.
Mọi thông tin khách hàng vui lòng liên hệ:
Sài Gòn team building
Địa chỉ: 45 Vườn Lài, Phú Thọ Hoà, Tân Phú, Hồ Chí Minh
Tel : (04) 3 926 43 63
Hotline Miền Nam : 0939 359 286
Hotline Miền Bắc: 090 320 9712
Email: sales@saigonteambuilding.net
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thượng Đế &Amp; Phật Mẫu trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!