Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Về Máy Đo Độ Cứng Và Quy Trình Hiệu Chuẩn mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiệu chuẩn máy đo độ cứng. Độ cứng là gì? Những ký hiệu độ cứng như HRC, HV, HL có ý nghĩa gì, chúng khác nhau như thế nào? Liệu ký hiệu HRB và HB có tương đương nhau? Bạn cần lựa chọn một máy đo độ cứng nhưng chưa rõ những ứng dụng của từng loại máy, làm sao để lựa chọn phù hợp? Làm thế nào để kiểm tra, hiệu chuẩn?
1. Độ cứng là gì
Trước khi tìm hiểu về Máy đo độ cứng, chúng ta cần biết được độ cứng là gì. Đây là câu hỏi đơn giản nhưng rất dễ gây nhầm lẫn. Chúng ta cần làm rõ độ cứng ở đây là độ cứng của kim loại/vật liệu rắn, độ cứng của nước (dung dịch), độ cứng cao su (vật liệu đàn hồi), hay độ cứng viên nén (thuốc viên),… Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập sâu về độ cứng kim loại, hay vật liệu rắn.
Độ cứng kim loại hay vật liệu rắn là khả năng chịu đựng (chống lại sự biến dạng) của vật liệu rắn dưới tác dụng của một lực nào đó, thường là lực xuyên thấu (đâm thủng). Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, trong lĩnh vực gia công tạo hình sản phẩm.
Vì sao?
Vì chỉ có kim cương mới cắt được kim cương. Một vật chỉ có thể cắt được, hay tạo hình lên một vật khác khi nó cứng hơn vật bị tạo hình. Từ đó, khi phay, tiện sản phẩm, bạn sẽ lựa chọn mũi dao gia công phù hợp với sản phẩm cần gia công.
Đối với một số vật liệu, sau khi trải qua quá trình tôi luyện, sẽ trở nên “cứng” hơn so với trước đó. Và để xác định được điều này, người ta đã phát minh ra rất nhiều phương pháp đo, xây dựng thang đo tương ứng.
2. Các thang đo độ cứng, ký hiệu, nguyên lý
2.1. Độ cứng MOHS
Là loại thang đo độ cứng chủ yếu dành cho các loại khoáng vật. Thang đo này đặc trưng cho khả năng làm trầy xước hoặc chống lại trầy xước, dựa trên những loại khoáng vật khác nhau. Khoáng vật nào có độ cứng lớn hơn sẽ làm trầy được khoáng vật có độ cứng bé hơn.
Như hình trên, rất dễ nhận thấy, KIM CƯƠNG là vật liệu cứng nhất. Giả sử bạn có một vật liệu có thể làm trầy tinh thể FLOURITE, và bị làm trầy bởi APATITE, thì vật liệu đó sẽ có độ cứng trong khoảng 4~5MOHS.
Phương pháp này chỉ mang tính chất so sánh tương đối, không đưa ra kết quả chính xác, chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu tính chất của tinh thể, ít được ứng dụng trong sản xuất, đo lường thực tế.
2.2. Độ cứng BRINELL
Là loại thang đo độ cứng lâu đời nhưng được ứng dụng khá rộng rãi. Đây là phương pháp đo thuộc dạng ấn lõm. Mũi thử có đầu là một viên bi có đường kính D và lực ấn P xác định, tác dụng lực vuông góc lên bề mặt mẫu thử trong một khoảng thời gian xác định, tạo nên vết lõm. Sau đó, xác định đường kính vết lõm, tính được độ cứng, ký hiệu là HB.
Đường kính đầu bi có thể là 10mm, 5mm hoặc 1mm với lực ấn là 3000kgf, 750kgf hoặc 30kgf. Mối quan hệ P/D2 được chuẩn hóa để kết quả đo được ổn định ứng với nhiều loại vật liệu khác nhau. Ví dụ với thép, tỷ lệ này là 30:1, với nhôm tỷ lệ này là 5:1.
Công thức:
Với,
F: lực tác dụng vuông góc với bề mặt mẫu thử, N
D: đường kính viên bi của mũi thử, mm
d: đường kính vết lõm trên bề mặt mẫu thử, mm
hoặc công thức:
Với,
P: lực tác dụng vuông góc với bề mặt mẫu thử, kgf
D: đường kính viên bi của mũi thử, mm
d: đường kính vết lõm trên bề mặt mẫu thử, mm
* Đặc trưng của phương pháp Brinell:
_ Cần kính lúp có vạch đo, hoặc kính hiển vi, máy đo quang học để xác định vết lõm.
_ Lực ấn lõm chỉ tác dụng 1 lần trên bề mặt mẫu thử.
_ Phương pháp đo nhanh, độ chính xác không quá cao
_ Không áp dụng cho vật liệu quá cứng, tấm mỏng, bề mặt cong.
2.3. Độ cứng ROCKWELL
Đây cũng là một loại thang đo độ cứng phổ biến hiện nay, dựa trên phương pháp đo thuộc dạng ấn lõm. Điểm khác biệt so với phương pháp Brinell, đó là phương pháp Rockwell sẽ ấn 2 lần lên bề mặt mẫu thử. Chênh lệch độ lún sâu giữa 2 lần ấn lực sẽ được dùng để tính toán độ cứng. Như vậy, phương pháp này không cần hệ thống quang học để đo kích thước vết lõm. Đơn vị chung của thang đo Rockwell là HR (Hardness Rockwell).
Phương pháp này sử dụng 2 loại mũi đo: đầu bi (Carbide Tungsten) và mũi kim cương dạng chóp, góc đỉnh 120º (kim cương).
Phương pháp này có rất nhiều thang đo cùng hệ, tùy thuộc vào dạng mũi đo, lực ấn. Do đó, chúng ta sẽ thấy nhiều loại đơn vị đo của Rockwell, như HRA, HRB, HRC,… đều bắt đầu bằng ký hiệu HR, ký hiệu thứ 3 theo bảng bên dưới để phân biệt.
Bảng độ cứng Rockwell:
Như vậy, rõ ràng đơn vị HB (Brinell) và HRB (Rockwell) là hoàn toàn khác nhau.
Công thức:
Với,
U = 100 khi đo độ cứng bằng mũi kim cương
U = 130 khi đo độ cứng bằng mũi viên bi
T = 0.002mm khi đo độ cứng thông thường (Regular Rockwell Hardness)
U = 0.001mm khi đo độ cứng bề mặt (Superficial Rockwell Hardness)
Δh: chênh lệch chiều cao giữa 2 lực ấn lõm (mm)
Máy đo độ cứng Rockwell điện tử MITUTOYO HR-400/500 series Máy đo độ cứng Rockwell đồng hồ MITUTOYO HR-200 Series
_ Không cần kính hiển vi, máy đo quang học để xác định vết lõm.Đặc trưng của phương pháp Rockwell:
_ Lực ấn lõm tác dụng 2 lần trên bề mặt mẫu thử, cần thời gian để đạt đúng chiều sâu ở mỗi lần ấn lực.
_ Phương pháp đo nhanh, độ chính xác cao.
_ Chỉ áp dụng với chi tiết có phạm vi nhỏ.
_ Không phù hợp với vật liệu tấm mỏng, xi mạ.
_ Thang đo rộng do có nhiều loại đơn vị đo, có thể chuyển đổi đơn vị đo cùng hệ Rockwell.
2.4. Độ cứng VICKER
Đây cũng là một loại thang đo độ cứng phổ biến hiện nay, dựa trên phương pháp đo thuộc dạng ấn lõm. Phương pháp gần giống với phương pháp Brinell, nhưng độ chính xác cao hơn.
Đầu tiên, điều chỉnh hệ thống quang học để nhìn thấy rõ bề mặt của mẫu. Sau đó, mũi chóp kim cương sẽ ấn với lực chỉ định một lần . 2 đường chéo của vết lõm và lực ấn sẽ được dùng để tính toán độ cứng, đơn vị đo là HV. Phương pháp này sử dụng mũi kim cương dạng chóp, góc 2 cạnh đối diện 136º.
Công thức:
Trong đó,
HV: độ cứng theo thang Vicker,
F: lực tác dụng, N
d: chiều dài trung bình 2 đường chéo (D1,D2) của vết lõm, mm
hoặc:
Trong đó,
HV: độ cứng theo thang Vicker,
F: lực tác dụng, kgf
d: chiều dài trung bình 2 đường chéo (D1,D2) của vết lõm, µm
Máy độ cứng Vicker MITUTOYO HV-200
Đặc trưng của phương pháp Vicker:
_ Cần kính hiển vi, máy đo quang học để xác định bề mặt mẫu cũng như vết lõm.
_ Lực ấn lõm tác dụng 1 lần trên bề mặt mẫu thử, cần thời gian để hình thành vết lõm rõ ràng.
_ Phương pháp đo được độ cứng các chi tiết nhỏ, đòi hỏi bề mặt được gia công kỹ lưỡng.
_ Đo được độ cứng vật liệu mỏng, lớp phủ.
2.5. Độ cứng LEEB
Độ cứng Leeb thuộc phương pháp đo theo kiểu bật nẩy của bi đo. Theo nguyên lý động lực Leeb, giá trị độ cứng được tính từ sự mất năng lượng của vật thể va chạm xác định sau khi tác động lên một mẫu kim loại. Chỉ số Leeb (vi, vr) được lấy làm thước đo tổn thất năng lượng do biến dạng dẻo: mẫu thử càng cứng thì tốc độ phản lực của bị đo phục hồi nhanh hơn so với mẫu mềm hơn. Một bộ từ tính bên trong ống đo điện áp thay đổi khi bị đo nẩy lại, di chuyển qua cuộn dây đo.
Công thức:
Trong đó,
HL: độ cứng theo thang Leeb,
vi: vận tốc ban đầu khi viên bi được bắn ra, chưa va đập với mẫu
vr: vận tốc phản lại của bi đo sau khi va đập với mẫu thử.
Máy đo độ cứng Leeb cầm tay MITUTOYO HH-411
Đặc trưng của phương pháp Leeb
_ Là phương pháp đo cơ động và nhanh chóng.
_ Có thể chuyển đổi sang nhiều đơn vị đo khác.
_ Độ chính xác và độ lặp lại ở mức tương đối, thấp hơn so với các loại máy bàn của Rockwell, Vicker.
Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ cứng
Lưu ý: Đây là quy trình theo chuẩn chung, quy trình cụ thể trên thực tế sẽ có những điểm khác biệt nhất định, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
3. Phương tiện hiệu chuẩn Máy đo độ cứng
Phải sử dụng phương tiện hiệu chuẩn ghi trong bảng 2. Các phương tiện hiệu chuẩn được sử dụng phải có phạm vi đo phù hợp.
4. Điều kiện hiệu chuẩn
Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo những điều kiện sau:
Nhiệt độ nơi đặt máy phải đảm bảo 27oC + 5oC.
Vị trí đặt máy phải tránh được ảnh hưởng của ăn mòn hóa chất và chấn động.
Máy phải được lắp đặt chắc chắn theo thuyết minh hướng dẫn lắp đặt, sử dụng. Việc hiệu chuẩn được thực hiện tại nơi lắp đặt máy.
5. Tiến hành hiệu chuẩn Máy đo độ cứng
5.1 Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra theo các yêu cầu sau đây:
5.1.1 Máy phải có nhãn hiệu ghi số máy, nơi sản xuất.
5.1.2 Máy phải có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện theo thuyết minh sử dụng.
5.1.3 Mặt số của bộ phận chỉ thị giá trị độ cứng hoặc mặt số của các thang chỉ lực thử phải rõ ràng.
5.2 Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra theo các yêu cầu sau đây:
Kiểm tra trạng thái cân bằng của máy
Dùng Nivô kiểm tra độ cân bằng của máy. Độ lệch theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng không quá 1mm/m.
Kiểm tra trạng thái làm việc của máy
Kiểm tra bộ phận tạo lực
Điều khiển các bộ phận truyền động để tạo lực thử ở các mức lực. Bộ phận tạo lực (bao gồm cả bộ phận tăng giảm tốc độ lực thử, nếu có) phải đảm bảo sao cho lực được tạo ra một cách đều đặn, liên tục, không biến động đột ngột.
5.2.1.2. Kiểm tra mặt bàn đặt mẫu thử và bộ phận nâng hạ bàn
Kiểm tra bộ phận đo độ cứng Kiểm tra độ không phẳng của mặt bàn đặt mẫu bằng thước tóc và bộ căn lá. Độ không phẳng không vượt quá 0,1 mm/100 mm. Điều khiển để bàn đặt mẫu dịch chuyển, bàn phải lên xuống nhẹ nhàng, không bị giật cục, trục vít me đỡ bàn không được rơ.
5.2.1.3. Kiểm tra bộ phận đo độ cứng Kiểm tra độ không phẳng của mặt bàn đặt mẫu bằng thước tóc và bộ căn lá.
a – Kiểm tra bộ phận đo độ cứng của máy thử độ cứng Rockwell
Thanh đo của đồng hồ đo chiều sâu vết nén phải chuyển động nhẹ nhàng trên toàn bộ phạm vi đo. Trong quá trình chuyển động, kim không được nhẩy bước. Sau khi tác dụng một lực nhỏ lên đầu đo, kim phải trở lại vị trí ban đầu. Đồng hồ đo phải phù hợp với TCVN 257-2 : 2000 (Kiểm tra xác nhận và hiệu chuẩn máy thử độ cứng Rocwell).
b – Kiểm tra bộ phận đo của máy thử độ cứng Brinell và Vickers
– Với máy có bộ phận đo là quang học, phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Vùng quan sát phải được chiếu sáng đều;
+ Tâm vết nén phải nằm giữa trường quan sát;
+ Vết nén và các vạch số của thước vạch phải rõ nét.
– Kiểm tra độ chính xác của thước vạch bằng thước vạch chuẩn.
+ Với máy thử độ cứng Brinell, sai số không được vượt quá 1%;
+ Với máy thử độ cứng Vickers, sai số không được vượt quá 0,1%.
Kiểm tra bộ phận gá kẹp mẫu thử
Bộ phận gá kẹp mẫu thử phải giữ chặt được mẫu thử trên bàn đặt mẫu trong suốt quá trình thử.
Kiểm tra mũi đo
Sử dụng ống kính phóng đại để quan sát mũi đo. Bề mặt mũi đo không được có vết nứt hoặc khuyết tật.
Mũi đo phải phù hợp với TCVN 256 – 2 : 2000 (Kiểm tra xác nhận và hiệu chuẩn máy thử độ cứng Brinell) hoặc TCVN 257 – 2: 2000 hoặc TCVN 258 – 2 : 2000 (Kiểm ta xác nhận và hiệu chuẩn máy thử độ cứng Vickers).
Kiểm tra đo lường
Quy định chung
Quy định đối với kiểm tra lực thử
– Với máy thử độ cứng Rockwell, phải kiểm tra lực ban đầu và các mức lực tổng;
– Với máy thử độ cứng Brinell và Vickers phải kiểm tra tất cả các mức lực;
– Các mức lực được kiểm tra theo chiều lực tăng, mỗi mức được kiểm tra ít nhất 3 lần.
Quy định đối với sai số và tản mạn của giá trị cứng
– Với máy thử độ cứng Rockwell, phải kiểm tra sai số tuyệt đối và độ tản mạn giá trị độ cứng đối với tất cả các thang đo. Trường hợp chỉ dùng 1 thang đo thì tiến hành kiểm tra sai số đối với thang đo được sử dụng.
– Với máy có 2 phương pháp thử độ cứng Rockwell Brinell, hoặc Vickers – Brinell, phải kiểm tra sai số độ cứng và độ tản mạn tương đối với cả 2 phương pháp. Trường hợp chỉ dùng 1 phương pháp thì tiến hành kiểm tra sai số đối với phương pháp được sử dụng.
– Sai số tương đối cho phép lớn nhất của lực thử cho trong bảng 3.
– Sai số tuyệt đối và độ tản mạn cho phép lớn nhất của giá trị độ cứng đối với máy thử độ cứng Rockwell cho trong bảng 4.
– Sai số tương đối của giá trị độ cứng và độ tản mạn tương đối cho phép lớn nhất của đường kính hoặc đường chéo vết lõm với máy thử độ cứng Brinell hoặc Vickers cho bảng 5.
7. Tiến hành kiểm tra
7.1. Kiểm tra sai số tương đối của lực thử
Sai số tương đối của lực thử tại các mức được kiểm tra theo chiều lực tăng, mỗi mức được kiểm tra 3 lần.
Sai số tương đối của lực thử biểu thị bằng % được xác định theo công thức:
Kiểm tra sai số tuyệt đối và độ tản mạn của giá trị độ cứng với máy thử độ cứng Rockwell.
Với mỗi thang đo độ cứng, phải sử dụng ít nhất là 3 tấm chuẩn độ cứng để kiểm tra máy. Giá trị độ cứng của các tấm chuẩn phải nằm trong giới hạn sau:
Phải tiến hành 5 phép đo trên mỗi tấm chuẩn sau khi đã loại bỏ 2 phép đo đầu tiên. Vị trí các vết thử phải phân bố tương đối đều trên bề mặt tấm chuẩn.
a – Kiểm tra sai số tuyệt đối của giá trị độ cứng Rockwell
Sai số tuyệt đối của giá trị độ cứng Rockwell được xác định theo công thức:
Ä = ⎯H – H (HR)
Trong đó:
Ä : sai số tuyệt đối của giá trị độ cứng Rockwell;
H : giá trị độ cứng danh nghĩa của tấm chuẩn độ cứng;
H : giá trị trung bình của 5 giá trị độ cứng đo được trên một tấm chuẩn độ cứng. b – Kiểm tra độ tản mạn của giá trị độ cứng Rocwell
Độ tản mạn của giá trị độ cứng được xác định theo công thức:
RH = Hmax – Hmin (HR)
Trong đó:
R: độ tản mạn
Hmax, Hmin : giá trị độ cứng lớn nhất và nhỏ nhất trong 5 giá trị đo được trên 1 tấm chuẩn độ cứng.
7.2. Kiểm tra sai số tương đối của giá trị độ cứng:
Brinell hoặc Vickers và độ tản mạn tương đối của đường kính vết lõm hoặc đường chéo vết nứt.
– Với máy thử độ cứng Brinell, phải sử dụng ít nhất là 2 tấm chuẩn độ cứng Brinell với cùng một mức lực thử để kiểm tra máy. Giá trị độ cứng của 2 tấm chuẩn độ cứng phải nằm trong giới hạn sau:
Với máy thử độ cứng Vickers, phải sử dụng ít nhất 3 tấm chuẩn độ cứng Vickers với cùng một mức lực thử để kiểm tra máy. Giá trị độ cứng của 3 tấm chuẩn phải nằm trong giới hạn sau:
– Vị trí các vết đo phải phân bố tương đối đều trên bề mặt tấm chuẩn. Phải tiến hành 5 phép đo trên mỗi tấm chuẩn độ cứng.
– Kiểm tra sai số tương đối của giá trị độ cứng Brinell và Vickers.
Sai số tương đối của giá trị độ cứng biểu thị bằng % được xác định theo công thức sau:
Chú thích (*): Đường kính trung bình của vết hoặc đường chéo trung bình của vết nén là giá trị trung bình của đường kính hoặc đường chéo của một vết lõm hoặc một vết nén đo theo hai phương vuông góc với nhau.
Đơn Vị Đo Độ Cứng
Đơn vị đo độ cứng là gì?
Độ cứng là một tên gọi đại diện cho độ chắc chắn, bền chặt của một vật liệu bất kỳ nào đó. Đại lượng này có ảnh hưởng rất nhiều đến các công đoạn chế tạo và sản xuất khác trong ngành cơ khí. Do đó, hầu hết các vật liệu trước khi đưa vào chế tạo, sản xuất bao giờ cũng có mặt.
Đơn vị đo độ cứng là đơn vị thể hiện độ cứng của vật liệu đó. Độ cứng hay còn gọi là HRC được thể hiện bằng nhiều đơn vị khác nhau tùy theo từng thiết bị đo lường. Mà trong đó, phổ biến là đơn vị kg. Máy đo độ cứng có các thang hiển thị đơn vị đo riêng biệt.
Cách đo độ cứng HRC
Sau khi đã tìm hiểu về đơn vị đo độ cứng thì chúng ta có thể tham khảo cách đo độ cứng để tiến hành khi có thể. Từ trước đến nay, khi trên thị trường chưa có các loại thiết bị chuyên để đo độ cứng thì con người đều sử dụng bằng thủ công. Chúng ta sẽ trực tiếp tác động lực lên bề mặt vật liệu để cảm nhận về độ chắc chắn của nó. Với phương pháp thủ công này thì chắc chắn kết quả mà mọi người nhận được sẽ không hoàn toàn chính xác. Vì đó chỉ là những con số ước lượng.
Cho nên, để tăng tính chính xác và giảm thiểu sự sai số trong việc đo độ cứng, người ta đã sản xuất ra các loại máy móc, thiết bị tiến hành đo có bộ phận tính toán, đo lường một cách chính xác. Như thế, chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian rất nhiều mà hiệu quả công việc lại được tăng cao.
Thông thường, người ta sẽ dùng mũi nhọn cho máy đo độ cứng. Những thiết bị đó phải được đảm bảo các đại lượng được giữ nguyên như ban đầu. Chúng ta sẽ cho mũi kim đó đâm vào bề mặt của vật liệu. Sau đó nó sẽ tự hiển thị thông số về độ cứng lên trên màn hình. Ngoài ra, nếu mọi người muốn chuyển đổi đơn vị đo độ cứng cho phù hộ với mục đích sử dụng của mình thì có thể tiến hành đổi một cách dễ dàng.
– Độ cứng được gọi là thấp khi nó dao động trong khoảng 20 HRC hoặc 100 HRC.
– Độ cứng trung bình thường là 25 đến 45 HRC.
– Loại vật liệu có độ cứng từ 50 đến 65HRC được gọi là cao.
Tại sao nên dùng phương pháp đo độ cứng HRC?
Ưu điểm đầu tiên chính là khả năng tiết kiệm thời gian. Mọi người sẽ tiến hành đo độ cứng một cách nhanh chóng. Hơn nữa, độ chính xác của cách đo này rất cao. Chúng ta có thể nắm được các thông số rõ ràng để thực hiện các công việc khác. Đây là điều mà trước đây không thể thực hiện được bằng phương pháp thủ công.
Bên cạnh những ưu điểm thì nó vẫn có những hạn chế riêng. Việc đo bằng các mũi kim trọng tải đâm vào bề mặt của vật liệu rất dễ xảy ra sai sót. Mũi kim nhỏ cho nên khả năng bị gãy hoặc rơi rớt rất dễ xảy ra.
Tổng kết
Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người, có rất nhiều cơ sở chuyên cung cấp những thiết bị đo lường như thế này. Mọi người có thể ghé Betatechco để chọn được sản phẩm thiết bị độc quyền của các nhà cung cấp nước ngoài, phù hợp với mục đích sử dụng thử nghiệm phân tích.
CÔNG TY TNHH BETA TECHNOLOGY
Địa chỉ: Số nhà 17, Đường số 12, Khu dân cư Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84) 2862 727 095 - 0983 072 785
Email: admin@betatechco.com
Website: betatechco.com
Độ Cứng Của Nước Là Gì, Cách Tính Độ Cứng Của Nước, Đơn Vị Đo Độ Cứng
Độ cứng của nước là số đo hàm lượng các ion kim loại Ca2+, Mg2+ có trong nước. Độ cứng toàn phần của nước bằng tổng hàm lượng các ion canxi và magie có trong nước.
Độ cứng nước được chia thành độ cứng tạm thời ( độ cứng cacbonat) và độ cứng vĩnh cửu
– Độ cứng tạm thời, hay còn được gọi là độ cứng cacbonat, là loại độ cứng nước gây ra bởi sự hiện diện các khoáng chất bicarbonat hòa tan . Khi hòa tan các khoáng chất dưới dạng các cation Ca 2+, Mg 2+, anion cacbonat và bicacbonat (CO 32-, HCO 3–). Độ cứng tạm thời có thể được giảm bằng cách đun sôi nước hoặc sử dụng vôi ( canxi hydroxit)
Độ cứng tạm thời được tính bằng tổng hàm lượng ion Ca 2+ và Mg 2+ trong các muối cacbonat và hydrocacbonat canxi, magie hydrocacbonat .
– Độ cứng vĩnh cửu, còn được gọi là độ cứng không cacbonat, là độ cứng không thể loại bỏ bằng cách đun sôi. Nhắc đến độ cứng vĩnh cửu là sự tồn tại của các ion Ca 2+, Mg 2+ trong các muối axit mạnh của canxi và magie.
Độ cứng vĩnh cửu được tính bằng tổng hàm lượng ion Ca 2+ và Mg 2+ trong các muối axit mạnh của canxi và magie.
Nếu trong nước hàm lượng của ion HCO 3–< Ca 2+ và Mg 2+ (mđlg/l) thì trị số độ cứng cacbonat bằng nồng độ ion HCO 3–
Để biểu thị nồng độ ion Ca 2+, Mg 2+ và HCO 3– bằng mg/l thì độ cứng tổng các các độ cứng thành phần được tính theo các công thức sau:
Độ cứng cacbonat
Giớ hạn cho phép của độ cứng trong nước ăn uống sinh hoạt không được vươt quá 7mđlg/l. Trong trường hợp rất đặc biệt cho phép không quá 14mđlg/l
Hiện nay chưa thống nhất được đơn vị quốc tế để đo độ cứng, các nước có quy ước riêng của mình để đo độ cứng, đơn vị đo độ cứng của Pháp là 0f, của Đức là 0dH, của Anh là 0 e. Việt Nam dùng đơn vị đo độ cứng là mili đương lượng trong 1 lít ( mđlg/l), khi đo độ cứng bé dùng micro đương lượng gam trong lít ( mcrđlg/l)
Bảng chuyển đổi đo độ cứng
Gpg: 64,8 mg canxi cacbonat mỗi gallon( 3,79 lít) hoặc 17,118 ppm
1 mmol/l tương đương với 100,09 mg/l CaCO 3 hoặc 40,08 mg/l Ca 2+
0 dH : 10 mg/l CaO hoặc 17,848 ppm
de: 64,8 mg CaCO 3 mỗi 4,55 lít nước tương đương 14,254 ppm
0f : 10 mg/l CaCO 3 tương đương với 10 ppm
Căn cứ vào độ cứng trong nước để xác định loại nước cứng.
Tìm Hiểu Về Lễ Bốc Bát Hương Về Nhà Mới Chuẩn Và Chi Tiết Nhất
Bốc bát hương về nhà mới khi nào
Sau khi làm lễ tạ thổ công và gia tiên trước khi về nhà mới, ta tiến hành bỏ bát hương cũ và chuẩn bị bát hương mới. Bỏ bát hương cũ tốt nhất là nên đập nhỏ rồi gói lại, đem chôn, không nên ném bát hương xuống sông như nhiều người vẫn làm vì nước sông không sạch. Lễ này cần tiến hành trước khi chuyển nhà 1 tuần đến 1 tháng.
Sau đó, khi làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới, gia chủ sẽ tiến hành bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên. Người nhà có thể tự bốc bát hương là tốt nhất, nhưng cũng có thể nhờ thầy cúng bốc hoặc bốc bát hương tại nhà chùa. Người bốc bát hương phải rửa chân tay hoặc tắm rửa sạch sẽ trước khi tiến hành bốc bát hương.
Cốt bát hương gồm những gì
Cốt bát hương bao gồm tro trấu hoặc cát trắng tinh khiến và một túi cốt (Thiết Vàng, Thiết Bạc, Thạch Anh, Ngọc, Mã lão, Xà Cừ, san hô đỏ, có bán sẳn với giá 250.000 ). Việc sử dụng tro rơm nếp làm cốt bát hương sẽ giúp cho việc cắm nhang, cắm hương trở nên dễ dàng hơn tránh trường hợp làm gãy chân nhang, chân hương.
Lễ bốc bát hương về nhà mới như thế nào? Quy trình bốc bát hương về nhà mới
Chuẩn bị bát hương mới
Mua bộ bát hương mới có giá trị tùy thuộc điều kiện kinh tế. Vệ sinh bát hương mới sạch sẽ, cọ rửa kỹ lưỡng cả trong lẫn ngoài bát hương bằng nước sạch, cần tiến hành nhẹ tay tránh làm bát hương xước. Sau đó, để bát hương ráo nước rồi tráng lại bằng rượu mạnh pha gừng hoặc nước lá bưởi để tẩy uế, trừ tà.
Chuẩn bị những thứ cần thiết cho việc bốc bát hương về nhà mới
Chuẩn bị tờ hiệu viết tên gia chủ và tên người được thờ, viết bằng bút mực đỏ, viết trên giấy vàng và bộ thất bảo (7 thứ bảo vật được người xưa coi trọng gồm: Vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu). Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để đặt dưới đáy bát hương mới hoặc cho luôn vào trong bát hương. Tuyệt đối không cho gì khác như bùa chú vào trong bát hương. Sau đó, cần chuẩn bị một số thứ để làm cốt bát hương. Nguyên liệu chính để làm cốt bát hương có thể là tro (đốt rơm nếp lấy tro) hoặc cát trắng sạch.
Tiến hành bốc bát hương về nhà mới
Bốc lần lượt từng nắm tro hoặc cát cho vào bát hương, đến số năm theo vòng “sinh, lão, bệnh, tử”, sao cho khi gần đầy miệng bát hương thì dừng ở số “sinh”. Vừa bốc cốt cho vào bát hương, người bốc vừa lắc nhẹ cho cốt dàn đều, không nên dùng tay nén cốt, đồng thời, miệng khấn nhỏ: “Chúng con là…………….xin được bốc bát hương mới cho……………
Thông thường, mỗi nhà thường bốc 3 bát hương, bát lớn nhất, cao nhất dùng để thờ thần linh, thổ địa, bát bên trái thờ bà cô hoặc ông mãnh, bát bên phải thờ gia tiên. Khi bốc xong cần để riêng để tránh nhầm lẫn. Sau khi bốc xong bát hương, người bốc đọc kinh hay chú Mật tông để an vị bát hương.
Về nhà mới là một việc trọng đại gồm rất nhiều thủ tục, tuy hơi rườm ra nhưng là rất cần thiết, bạn không thể tự mình làm hết được những việc đó. Trong công đoạn dọn và chuyển nhà, bạn có thể sử dụng dịch vụ dọn và chuyển nhà trọn gói để có thể sắp xếp được thời gian hoàn thiện những thủ tục trên.
Khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh khi có nhu cầu chuyển nhà hãy liên hệ với vận tải Xá Lợi – địa chỉ uy tín nhất trong lĩnh vực vận tải để được tư vấn và phục vụ tận tình.
Công ty TNHH MTV TMDV vận tải Xá Lợi Địa chỉ: Số 122, đường Đinh Bộ Lĩnh, P. 15, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM Hotline (24/24 giờ): (028) 22 48 48 48 – 09 48 48 48 22
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Về Máy Đo Độ Cứng Và Quy Trình Hiệu Chuẩn trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!