Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Về Xứ Xở Của Những Lọ Mắm Tôm Truyền Thống “Chính Hiệu” mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Làng mắm tôm Ngọc Lâm (Nam Định)
Nam định không chỉ nổi tiếng với cảnh núi non biển cả hùng vĩ mà còn níu chân du khách bởi nền ẩm thực đậm chất địa phương, trong đó nổi tiếng có món mắm tôm của làng Ngọc Lâm.
Ngọc Lâm vốn là một ngôi làng nằm ven cửa cửa sông Đáy. Do vậy, đa số người dân trong làng có nghề chài lưới cha truyền con nối qua nhiều đời. Nguồn tôm tép, moi tươi dồi dào là nền tảng thuận lợi để nghề mắm tôm được “giữ lửa” hàng trăm năm qua tại ngôi làng cửa sông này.
Khi mới đến đầu làng, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi những dày xưởng chế biến, nhà kho nối đuôi nhau chạy dọc theo bờ sông Đáy. Hương mắm, vị muối thoang thoảng trong gió tạo thành thứ hương vị đặc trưng của làng. Bí quyết làm mắm tôm của người dân làng Ngọc Lâm chính xác nằm ở khâu nguyên liệu. Làng ở cửa sông, hưởng phù sa sông Đáy, nơi giao hòa với biển tạo ra vùng nước lợ đặc trưng, nên có chất lượng con moi để sản xuất mắm tôm ngon hơn hẳn những địa phương khác.
Mắm tôm Ngọc Lâm vang danh gần xa bởi hương vị tươi ngon, màu sắc hấp dẫn, dùng để chấm hay tẩm ướp, chế biến thức ăn đều ngon tuyệt.
2. Làng mắm tôm Khúc Phụ (Thanh Hóa)
Làng mắm tôm nổi tiếng nhất tại Thanh Hóa là vùng đất Hoằng Hóa thuộc 8 xã vùng biển trong đó có làng mắm Khúc Phụ (Hoằng Phụ – Hoằng Hóa – Thanh Hóa).
Giống như nhiều địa phương khác, nghề làm mắm tôm ở làng Khúc Phụ phát triển song song với nghề làm nước mắm và có lịch sử cả trăm năm tuổi. Mắm được làm theo công thức riêng không hòa lẫn với bất kỳ mắm tôm ở địa phương khác. Mắm tôm chuẩn có màu tím nhẹ đến màu sim, mùi thơm, ngửi hơi nồng, không tanh và không có mùi vị lạ. Vị mắm tôm đậm đà với độ đạm cao nhưng vị ngọt dịu tự nhiên, không đắng chát.
3. Làng mắm tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An)
Mắm tôm là đặc sản nổi tiếng của Quỳnh Lưu bên cạnh nước mắm. Lưu giữ bí quyết làm nghề hàng trăm năm, người dân Quỳnh Lưu vẫn dùng những phương pháp thủ công truyền thống để làm mắm tôm: moi tươi đánh bắt trong ngày, muối biển ủ trong 6 tháng, lu sành phơi nắng nghênh gió. Do vậy, hương vị mắm tôm vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu, mặn vừa, hậu ngọt, mùi thơm tự nhiên, không đắng chát. Chất lượng cao hơn hẳn loại mắm tôm công nghiệp.
Mắm tôm Quỳnh lưu nổi tiếng gần xa, được mang đi biếu tặng, làm quà cho những du khách phương xa ghé tới. Mắm tôm góp mặt trong bữa cơm từ bình dân đến sang trọng, ăn chân giò luộc, giả cầy hay rượu mận làm sao có thể thiếu được vị của mắm tôm. Để chén mắm tôm chấm ngon, bạn chỉ cần cho thêm chút đường, mì chính, nước cốt chanh và dầu nóng đánh bông lên là được rồi.
4.Làng mắm tôm Gò Công (Tiền Giang)
Những làng nghề làm mắm tôm ở Gò Công được hình thành từ lâu đời, theo hình thức cha truyền con nối, nay trở thành một trong đặc sản có tiếng của vùng. Khác với các tỉnh miền bắc và miền trung, mắm tôm ở Gò Công được chế biến theo quy trình rất khác biệt.
*) Mắm tôm chà
Tôm tươi sau khi đánh bắt về phải rửa thật sạch, rút chỉ đen và loại bỏ đầu Sau đó sẽ đem đi tẩm ướp với rượu muối, rồi tiến hành quết thật nhuyễn mịn đem phơi nắng.
Sau khi phơi xong khoảng 3 ngày, những người thợ làm nghề sẽ dùng rây để ép lấy thịt, nêm tiếp gia vị và đem phơi nắng tiếp nửa tháng. Mắm tôm sau khi phơi nắng nửa tháng sẽ tiếp tục đem vào trong mát ủ hơn nửa tháng nữa mới hoàn thành một hũ mắm truyền thống Gò Công. Quy trình làm rất khắt khe và tỉ mỉ, để làm ra 1 kg mắm tôm chà cần tới 4 kg tôm tươi.
*)Mắm tôm chua
Bên cạnh mắm tôm chà nổi tiếng, mắm tôm chua cũng là một đặc sản ở làng nghề Gò Công. Mắm tôm muối chua được chế biến cầu kỳ không kém loại mắm tôm chà, cách thức tẩm ướp, kết hợp nguyên liệu và ủ chua phải được tiến hành cẩn thận bởi người thợ kinh nghiệm. Có vậy mới tạo nên hương vị được mắm tôm chua trứ danh đất Gò Công.
Vì sức khỏe gia đình của bạn! Hãy sử dụng gia vị sạch trong mỗi bữa ăn. Liên hệ với Ngư Quỳnh để tìm hiểu và mua sản phẩm: https://nguquynh.com.vn/san-pham/ 0961068006 nuocmamnguquynh@gmail.com
Sự Thật Về Quan Niệm “Mắm Tôm Có Giòi Mới Ngon”
Đâu là sự thật đằng sau quan niệm được “đồn đại” rằng làm mắm tôm phải có giòi thì ăn mới đúng vị?
Sáng ngày 9/10/2014, lực lượng chức năng của thành phố Hải Dương đã phát hiện ra một cơ sở sản xuất mắm tôm không tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hình ảnh ghi lại tại cơ sở sản xuất mắm tôm ở Hải Dương (Ảnh: Nguoiduatin)
Khi sự việc xảy ra, nhiều người vô cùng lo ngại trước những bức ảnh được lan truyền nhanh chóng ghi lại hình ảnh tại cơ sở sản xuất này. Qua đó, mọi người e dè khi trong các chum vại đựng mắm tôm có rất nhiều giòi bọ đang bò lổm ngổm.
Từ quy trình làm mắm tôm…
Mắm tôm là món ăn xuất hiện rất nhiều trong ẩm thực Việt, cùng với bún đậu, lòng lợn, thịt luộc…
Muốn biết mắm tôm có cần cho giòi vào mới ngon hay không, điều đầu tiên cần nắm được chính là công thức để chế biến loại thực phẩm đặc biệt này.
Hiểu một cách đơn giản, mắm tôm là sản phẩm thu được qua quá trình lên men tôm (hoặc con moi) với muối ăn. Dưới tác động sinh học của một enzyme trong ruột tôm, hỗn hợp trên lên men dần dần.
Kinh nghiệm dân gian cho thấy, khi nào thấy mùi mắm giống như mùi của ruột tôm tươi sống, đó là lúc mắm tôm đã dùng được. Ngoài ra, tùy theo từng vùng miền, công thức này có thêm các nguyên liệu khác nhau để tạo nên một số phiên bản với mùi vị khác nhau.
Nguyên liệu để làm nên món mắm tôm chua.
Câu hỏi được đặt ra là vậy giòi xuất hiện trong mắm tôm bằng cách nào? Theo các nhà khoa học, giòi vốn là ấu trùng của ruồi sống ở những nơi ẩm thấp, nước đọng hay các thứ thối rữa hoặc phân thải.
Thông thường, sau 8 – 20 giờ ruồi đẻ trứng, trứng nở ra giòi. Ấu trùng này ăn thịt hư rữa ngay xung quanh mình và sau đó tìm nơi để biến thành nhộng trước khi trở thành ruồi.
Nói cách khác, chính trong quá trình ủ men mắm tôm, do không đậy cẩn thận, ruồi đã lọt vào các mẻ mắm tôm và đẻ trứng.
Ủ mắm trong tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên nhân khiến giòi bọ xuất hiện trong các mẻ mắm (Ảnh: Nguoiduatin)
… tới câu chuyện về những con giòi…
Nhiều người cho rằng hiện tượng trên là không tránh khỏi. Vì vậy, giòi có trong mắm tôm là tất yếu và chỉ càng làm mắm tôm ngon hơn. Nhìn rộng ra, giòi cũng được coi là côn trùng có nhiều tác dụng.
Tại các nước phát triển, giòi được coi là một “báu vật” đối với những người đam mê câu cá. Chỉ cần thả một nắm giòi xuống nước, chúng sẽ thu hút rất nhiều cá tới khu vực xung quanh.
Chưa hết, trong y học, giòi cũng được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh khá phổ biến. Từ thời cổ đại, người châu Âu đã dùng giòi để ăn thịt thối rữa tại các vết thương hở, giúp các vết thương này mau lành hơn và chống nhiễm trùng.
Sau này, những người lính tham gia nội chiến Mỹ (1861 – 1865) cũng sử dụng cách này để chữa vết thương trong chiến trận. Tính tới năm 2008, việc dùng giòi điều trị bệnh tật này đã được áp dụng trên 1.000 trung tâm y tế ở châu Âu cũng như hơn 300 trung tâm ở Mỹ. Loài giòi phổ biến nhất với khả năng này là ấu trùng của ruồi Calliphoridae.
Giòi của loài ruồi này có tác dụng chữa lành các vết thương hở
Riêng trong lĩnh vực thực phẩm, giòi cũng được biết tới là nguồn cung cấp protein dồi dào cho các loại gia súc. Đặc biệt, trong việc sản xuất pho mát casu marzu, người ta còn sử dụng các ấu trùng của loài ruồi Piophilidae để làm mềm pho mát cũng như gia tăng hương vị cho món ăn này.
Pho mát casu marzu trông bên ngoài thì tuyệt ngon…
… nhưng ít ai biết bên trong chính loài giòi đã tạo nên hương vị cho chúng.
Tuy nhiên, những lợi ích của giòi cũng đi kèm với không ít tác hại ghê gớm. Giòi là loài sống kí sinh với món ăn ưa thích là thịt thối rữa.
Theo các chuyên gia y học, giòi của một số loài ruồi có thể kí sinh ngay trên cơ thể con người, gây nên các bệnh lý rất nguy hiểm. Cụ thể, một số loài ruồi có thể đậu vào cơ thể và đẻ trứng ngay ở các mụn nhọt, vết thương hở trên da. Trứng ruồi nở ra giòi và sinh vật này sống ngay trên chính chúng ta.
Giòi kí sinh trên da
Những con giòi này sau khi sinh ra sẽ truyền kí sinh trùng Myiasis chuyên phá hoại các mô sống sang cơ thể người, gây ngứa và một số bệnh lý như nhức đầu, đau họng (giòi kí sinh ở mũi), suy giảm thị lực (giòi kí sinh ở mắt), viêm xoang (giòi kí sinh ở tai).
Nguy hiểm hơn, nếu không phát hiện kịp thời, giòi có thể làm tổ ngay trên da người, gây mưng mủ rất khó chịu.
Như vậy, rất khó để khẳng định quan niệm mắm tôm có giòi là đúng hay sai. Bên cạnh những quan điểm cho rằng giòi làm tăng hương vị mắm tôm thì không ít người nghĩ ngược lại.
Bản thân trong dân gian cũng truyền tụng nhau một bí kíp làm mắm tôm: đó là dùng cây bọ mắm (tên khoa học là Pouzolzia zeylanica) thái vào mẻ mắm tôm. Loài cây thuộc họ tầm ma này có thể giúp xua đuổi sự xuất hiện của các loài giòi bọ trong quá trình ủ lên men.
Cây bọ mắm – loài cây được dùng trong mắm tôm để xua đuổi giòi
Vậy còn bạn, bạn sẽ chọn một lọ mắm tôm sạch hay một lọ mắm tôm có giòi nhưng hương vị có thể ngon hơn?
Cách Làm Món Tôm Chiên Xù Trong Mâm Cỗ Đám Cưới Truyền Thống Của Người Việt
+ 400 gram tôm to
+ 300 gram bột mỳ đa dụng
+ 1 thìa bột nở
+ 1 thìa con muối
+ 1-2 quả trứng.
+ Bước 1: Tôm mua về các nàng đem rửa sạch, bóc vỏ, dùng chiếc tăm nhỏ khều chỉ đen ở phần sống lưng và bụng của tôm cho sạch hơn. Đặt tôm trên giấy thấm dầu hoặc lau khô tôm (mục đích là để tôm sẽ quyện bột hơn và khi chiên sẽ không bị bắn mỡ)
+ Bước 2: Trộn 300 gram bột mỳ đa dụng với 1 thìa con muối và 1 thìa bột nở, đảo thật đều cho các loại bột và muối được hòa tan và đều nhau và để riêng. Trứng đập ra bát, đánh tan.
Cách chiên tôm như thế nào để tôm được thẳng đẹp giòn lâu?
+ Tôm sú còn tươi nhất, cố gắng tránh dùng tôm đông lạnh. Như vậy mùi vị và sắc của tôm sẽ ngon hơn.
+ Vài củ sả
+ Dầu mè
+ Dầu ăn
+ Gia vị: muối
+ Rau xà lách, cà chua
Các bước thực hiện cách chiên tôm thẳng đẹp giòn lâu:
+ Bước 1: Để tôm chiên tẩm bột được thẳng đẹp, trước lúc tẩm bột hãy dùng mủi dao cắt phía bụng tôm 2-3 lằn nhỏ, sau đó tẩm bột chiên thì sẽ thẳng hơn. Hồi trước có làm nhà hàng mấy tháng, mình cũng đã làm như thế. Ai có cách gì hay hơn mình cũng rất muốn biết.
+ Bước 2: Đối với sả: bạn nên cắt bỏ bớt phần lá già bên ngoài cùng phần gốc cứng. Rửa sạch với nước rồi dùng dao cắt sả thành từng khúc ngắn khoảng bằng ngón tay trỏ. Sau đó dùng chày đập dập, tác dụng là để sả tiết hết tinh dầu, tạo độ thơm cho món ăn.
+ Bước 3: Đối với tôm sau khi thực hiện như bước 1, đem tôm vừa mua về thì thả vào chậu lớn. Tôm sau khi đã được rửa sạch thì dùng kéo nhọn, rạch một đường ở lưng tôm để rút bỏ phần đen dài. Sau đó loại bỏ chất bẩn ở ngay phần đầu tôm. Chú ý nhẹ tay để tránh cho chỗ vỏ ở đầu không bị bung ra.
+ Bước 4: Ướp tôm sú đã làm sạch với một chút bột canh, phần sả đã đập dập cùng với một thìa dầu mè. Dầu mè dùng để ướp tôm sẽ có tác dụng cho thịt tôm lúc chiên sẽ ngậy và giòn hơn. Dùng đũa đảo đều để gia vị được ngấm với tôm. Để khoảng 30 phút cho thấm gia vị.
+ Bước 6: Sau khi chiên, vớt tôm ra bằng muôi lỗ . Tôm chiên đặt vào giấy thấm dầu để giảm đi sự béo và ngấy. Trên đĩa sắp sẵn lá xà lách cùng hoa hồng cà chua, xếp tôm theo hướng đối đầu vào trong, chú ý sô người ăn và số lượng tôm bạn mua để bày biện sao cho đĩa tôm đẹp nhất.
Bật mí cách lựa chọn và nhận biết tôm tươi ngon nhất
+ Kiểm tra độ rộng giữa các khớp của tôm: Để kiểm tra độ tươi của tôm (nhất là đối với các loại tôm to), bạn đưa tôm ra ánh sáng và kéo dài con tôm và xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Nếu phần khớp này rộng chứng tỏ tôm kém tươi do để quá lâu hoặc để trong tủ đông trong thời gian dài. Khớp trên lớp vỏ và thịt tôm rộng chứng tỏ tôm kém tươi.
+ Hình dáng của tôm: Với những con tôm hỏng, thân chúng thường uốn cong thành hình tròn chứ không có dáng thẳng hoặc hơi cong cong như tôm sống.
+ Không mua những con tôm chảy nhớt: Không nên mua những con tôm đã bị chảy nhớt. Phần lớn những con tôm này thường uốn cong thân thành hình tròn chứ không nằm thẳng như bình thường.
+ Chân tôm: Cần quan sát xem phần chân của tôm còn gắn chặt vào thân hay không, thịt tôm phải săn chắc.
+ Cách chọn tôm sú: Trước hết tôm phải còn sống. Bạn chú ý thấy tôm có vỏ bóng, trơn, sống giữa thân tôm tươi và trong, đó mới là tôm ngon, chắc thịt.
+ Cách chọn tôm hùm: Tôm hùm khỏe ngon là tôm có càng xanh trong và vỏ tươi bóng.
+ Cách chọn tôm sắt: Là loại tôm có kích thước nhỏ hơn các loại tôm khác nhưng rất ngon, khi chế biến có vị ngọt đậm đà. Chọn tôm còn tươi, có màu hồng trắng, nếu tôm có màu hồng đậm là tôm để lâu, đã ươn, không đảm bảo chất lượng.
+ Cách chọn tôm biển (tôm he): Khi cầm tôm lên xem, tôm còn nhảy tanh tách, có màu hồng trắng, mắt xanh, đó mới là tôm ngon và còn khỏe.
Tìm Hiểu Về Các Nghi Thức Cúng Giỗ Truyền Thống Ở Việt Nam
Nghi thức Cúng giỗ là một phong tục tập quán từ ngàn đời xưa truyền từ thế hệ sang nhiều thế hệ khác. Cúng giỗ ông bà, cha mẹ nhằm giúp con cháu nhớ đến ngày mất của người đã mất, luôn tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên sinh ra ta. Cùng Phong thủy Tam Nguyên tìm hiểu về buổi lễ này ngay sau đây.
1. Nghi thức cúng giỗ là gì?
Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Vào các nghi thức cúng giỗ đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng sau ăn, cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Với ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục. Nếu có ý định sửa lại mộ thì quý gia chủ phải xem tuổi sửa mộ cũng như chuẩn bị nghi thức cúng giỗ này.
Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời khấn là tấm lòng của người còn sống. thì muốn khấn sao cũng được. Tuy nhiên người xưa cũng đã đặt ra lễ khấn và lời khấn. Lễ khấn gồm các thủ tục như sau:
– Sau khi mâm cỗ đã đặt xong thì gia trưởng ăn mặc chỉnh tề (ngày xưa thì khăn đống áo dài) đi ra mở cửa chính. Ở xứ lạnh thì cũng phải ráng hé cửa chứ không đóng được cửa kín mít.
– Sau đó phải khấn xin Thành Hoàng Thổ địa để họ không làm khó dễ Linh về hưởng lễ giỗ.
Lời văn khấn:
“Duy …..quốc…..Tỉnh/Thị xã…. trang/gia tại… (số nhà). Việt lịch thứ 488…, thử nhật … (ngày âm lịch) húy nhật gia phụ/mẫu/Tằng tổ v.v. là Hiển khảo/Tỷ.. (tên) (cho đàn bà thì là hiển tỷ; với ông nội ngoại thì thêm chữ tổ – hiển tổ khảo/tỷ), Hiếu tử/nữ/tôn v.v là (Tên) tâm thành kính cáo thành hoàng và thổ thần bản địa, tiền chủ tiếp dẫn gia phụ mẫu/cô dì v.v. (Người được giỗ hôm nay) đồng cung thỉnh Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, liệt vị tổ tiên, hiển tổ khảo, hiển tổ tỷ, cô di tỷ muội, nội ngoại đồng giai lâm, tọa ngự linh sàn chứng giám. Cẩn cáo”
3. Ngày cúng giỗ
Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ. Nguyên ngày trước, “Lễ giỗ” gọi là “Lễ chính kỵ”; chiều hôm trước lễ chính kỵ có “lễ tiên thường” (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai nghi thức cúng giỗ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.
4. Một số nghi thức cúng giỗ truyền thống tại Việt Nam
4.1 Mấy đời tống giỗ
Theo gia lễ: “Ngũ đại mai thần chủ”, hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ ông khảo.
Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can); cụ (hay cô), ông bà, cha mẹ. Từ “Cao” trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.
Những người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối giòng). Những người đó có nghi thức cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai anh hoặc anh ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hay toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự.
Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ. Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống trong gia đình. Ðiều này không có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất.
4.3 Nghi thức cúng Giỗ tết, Tế lễ
Quan niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới mọi vật do tạo hóa sinh ra đều có linh hồn, mỗi loại vật, kể cả khoáng vật, thực vật cũng có cuộc sống riêng của nó. Mọi vật trong tạo hoá hữu hình hay vô hình, cụ thể hay trừu tượng đều mang khái niệm âm dương, đều có giống đực giống cái. Ðó là xuất xứ tục bái vật hiện tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới và một vài dân tộc ở miền núi nước ta.
Ở ta, hòn đá trên chùa, cây đa đầu đình, giếng nước, cửa rừng cũng được nhân dân thờ cúng, coi đó là biểu tượng, nơi ẩn hiện của vị thiên thần hay nhân thần nào đó. Người ta “sợ thần sợ cả cây đa” mà cúng cây đa, đó không thuộc tục bái vật. Cũng như người ta lễ Phật, thờ Chúa, quì trước tượng Phật, tượng Chúa, lễ Thần, quì trước long ngai của thần, nhưng thần hiệu rõ ràng, chứ không phải khúc gỗ hòn đá như tục bái vật.
Ngày nay chỉ còn lại vài dấu vết trong phong tục nghi thức cúng giỗ này. Thí dụ, bình vôi là bà chúa trong nhà, chưa ai định danh là bà chúa gì, nhưng bình vôi tượng trưng cho uy quyền chúa nhà, nhà nào cũng có bình vôi. Khi có dâu về nhà, mẹ chồng tạm lánh ra ngõ cũng mang bình vôi theo, có nghĩa là tạm lánh nhưng vẫn nắm giữ uy quyền. Khi lỡ tay làm vỡ bình vôi thì đem mảnh bình còn lại cất ở chỗ uy nghiêm hoặc đưa lên đình chùa, không vứt ở chỗ ô uế.
Gỗ chò là loại gỗ quí, gỗ thiêng chỉ được dùng để xây dựng đình chùa, nhà thờ. Dân không được dùng gỗ chò làm nhà ở. Ngày xưa trong đám củi theo lũ cuốn về xuôi, nếu có gỗ chò, các cụ còn mặc áo thụng ra lạy.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Về Xứ Xở Của Những Lọ Mắm Tôm Truyền Thống “Chính Hiệu” trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!