Đề Xuất 6/2023 # Tổng Hợp Các Ngày Lễ Của Người Trung Quốc Bằng Tiếng Trung # Top 9 Like | Herodota.com

Đề Xuất 6/2023 # Tổng Hợp Các Ngày Lễ Của Người Trung Quốc Bằng Tiếng Trung # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tổng Hợp Các Ngày Lễ Của Người Trung Quốc Bằng Tiếng Trung mới nhất trên website Herodota.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi học tiếng Trung, ngoài phát triển các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, bạn cũng cần biết đặc điểm văn hóa, con người của đất nước này. Đặc biệt là các ngày lễ tết truyền thống của người Trung Quốc. Vậy có bạn nào biết các ngày lễ tiếng Trung nói như thế nào không nè?

Danh sách các ngày lễ của người Trung Quốc bằng tiếng Trung 

Văn hóa Việt Nam, Trung Quốc có nhiều điểm khá tương đồng với nhau, cũng như Việt Nam, Trung Quốc cũng có những ngày lễ, tết truyền thống. Đối với những bạn muốn tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc hay đơn giản bạn muốn đi du lịch hoặc du học ở đất nước này, việc hiểu rõ về những ngày lễ tết là rất quan trọng. Bởi vì, các ngày lễ ở Trung Quốc, người dân thường được nghỉ phép dài ngày, họ sẽ tận dụng cơ hội này để đi du lịch, nên vào các ngày lễ của Trung Quốc, tình trạng giao thông rất kinh khủng, tới đâu cũng chật kín người, vật giá lại leo thang, nên nếu có ý định đi du lịch Trung Quốc bạn cần tránh đi vào những ngày lễ.

Trước tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu các các ngày lễ tiếng Trung nói như thế nào nha. 

* Table có 3 cột, kéo màn hình sang phải để xem đầy đủ bảng table

Hán tự Phiên âm Tiếng Việt

国庆节

guó qìng jié Lễ Quốc khánh

灶王节

zào wáng jié Tết ông táo

元旦

yuán dàn jié Tết Dương Lịch

春节

/

新年

Chūnjié / xīnnián Tết Nguyên đán

元宵节

yuán xiāo jié Tết nguyên tiêu

三八妇女节

sān bā fù nǚ jié Quốc tế phụ nữ

植树节

zhí shù jié Tết trồng cây

清明节

qīng míng jié Tết thanh minh

国际劳动节

guó jì láo dòng jié Ngày quốc tế lao động

端午节

duān wǔ jié Tết đoan ngọ

国际儿童节

guó jì ér tóng jié Quốc tế thiếu nhi

七夕节

qī xī jié Lễ thất tịch

中秋节

zhōng qiū jié Tết trung thu

重阳节

chóng yáng jié Tết Trùng dương

建党节

Jiàndǎng jié Ngày thành lập đảng

盂兰节

Yú lán jié Lễ vu lan

建军节

Jiànjūn jié Ngày thành lập quân đội

教师节

Jiàoshī jié Ngày nhà giáo (10/09)

Sơ lược về ngày lễ truyền thống quan trọng của người Trung Quốc

Để có thể nói hết về nguồn gốc và ý nghĩa các ngày lễ của Trung Quốc với hơn 5000 năm lịch sử không phải dễ dàng. Tuy nhiên vẫn có những lễ hội truyền thống quan trọng của người Trung Quốc mà bạn không thể bỏ qua

Tết Nguyên Đán

Thời gian diễn ra: Mùng 1 tháng 1

Cũng như Việt Nam, tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Do đó, nói về các ngày lễ tiếng Trung, thì không thể không có tết Nguyên Đán. Vào dịp lễ này thường có kì nghỉ khá dài, thông thường kéo tới hết tết nguyên tiêu (15 tháng 1 âm lịch). 

Tết Nguyên đán ở Trung Quốc cũng có nhiều phong tục thú vị. Trong ngày tết, trước cửa nhà của mỗi gia đình đều dán chữ “Phúc 福 ” ngược. Khi tới chơi nhà, trẻ con thấy thế sẽ hô to “ 福倒了,福倒了 ” đồng âm với “ 福到了,福到了 ” nghĩa là phúc tới rồi, phúc tới rồi. Như vậy, cả năm gia đình sẽ gặp được những điều may mắn và hạnh phúc.

Trong mâm cỗ ngày tết của người Trung Quốc không thể thiếu sủi cảo, mì, bánh trôi nước,….Sủi cảo (饺) tượng trưng cho sự chuyển giao (交) giữa năm cũ và năm mới, bởi vì trong chữ 饺 có bộ “giao” giống với chữ “ 交 “. Ăn mì biểu trưng cho mong muốn sức khỏe dồi dào, “trường thọ”. Bánh trôi nước tiếng Trung là 汤圆 , có hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn, hoàn hảo, mọi sự như ý, vỏ bánh được làm từ bột nếp dẻo dai, kết dính tượng trưng cho sự gắn bó của các thành viên trong gia đình.

Một số câu chúc tết hay bằng tiếng Trung

Chúc mừng năm mới            新年快乐 /Xīnniánkuàilè!/

 祝你万事如意! /Zhùnǐwànshìrúyì!/

 祝你生意兴隆! /Zhùnǐshēngyìxīnglóng!/

祝你家庭幸福 /Zhùnǐjiātíngxìngfú!/

祝你好运,年年吉祥!  /zhù nǐ hǎo yùn , nián nián jí xiáng/

Tết Đoan Ngọ

Thời gian diễn ra: Mùng 5 tháng 5

Tết Đoan ngọ hay còn gọi là lễ diệt sâu bọ, là một trong 4 ngày lễ lớn nhất của Trung Quốc. Vào ngày lễ này, người dân cả nước sẽ được nghỉ lễ liên tiếp 4 ngày. 

Các hoạt động của người Trung Quốc vào Tết Đoan Ngọ

• Đua thuyền rồng:  Theo tích xưa kể rằng, Khuất Nguyên – vị trung thần nước Sở vào thời Chiến Quốc, trên đường bị đi đày, khi nghe tin nước mất đã nhảy sông Mịch La để tự kết liễu đời mình. Nên về sau, vào ngày tết Đoan ngọ, người dân tổ chức đua thuyền trên sông để tưởng nhớ vị trung thần này.

• Đeo túi thơm: Bên trong túi thơm sẽ chứa các loại hương liệu, có tác dụng đuổi rắn rết, sâu bọ. Người Trung Quốc còn quan niệm rằng, đeo túi thơm vào ngày tết đoan ngọ còn có thể xua đuổi tà ma.

• Ăn bánh ú: Sau khi Khuất Nguyên nhảy sông tự vẫn, để bảo vệ thân xác của ông không bị cá ăn, người dân đã dùng lá gói nếp nấu thành bánh rồi thả xuống cho cá ăn. Từ đó, xuất hiện tập tục này vào ngày lễ đoan ngọ.

• Uống rượu Hùng hoàng: Hùng hoàng là một loại dược liệu có tác dụng diệt sâu bọ, được pha với rượu uống.

Tết Thanh Minh

Thời gian diễn ra: Ngày 04 – 05/04 Thanh minh là một trong 24 tiết khí (24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời, mỗi tiết khí ứng với một đặc điểm khí hậu khác nhau), theo lịch pháp cổ đại. Đặc điểm của nó cũng được thể hiện rõ ràng ở tên gọi, thanh minh trong tiếng Trung là “清明” có nghĩa là trong sáng. Tết thanh minh diễn ra vào những ngày mùa đông vừa kết thúc (trước ngày 5 tháng 4 dương lịch), là lúc mùa xuân tới, tiết trời ấm áp, bầu trời trong xanh, cỏ cây xanh ngời, tràn đầy hương sắc. 

Tết thanh minh sẽ là dịp để người dân Trung Quốc đi tảo mộ, quét dọn sạch sẽ, bày hoa quả cúng để tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Lễ Đông Chí

Thời gian diễn ra: Khoảng tháng 11,12 hằng năm

Lễ Đông Chí là một trong nhữg lễ hội lâu đời nhất Trung Quốc. Trong ngày lễ này, mọi người sẽ đến thăm nhau, thưởng thức các món ngon chủ yếu được làm từ bột gạo. Đặc biệt là 汤圆 – Bánh trôi tàu, (hay còn gọi là bánh trôi nước).

Lễ Thất Tịch

Thời gian diễn ra: Mùng 7 tháng 7 âm lịch

Lễ Thất Tịch là ngày lễ Valentine của người Trung Quốc với câu chuyện của Ngưu Lang, Chức Nữ. Đây là dịp cặp đôi thể hiện thành ý và dành thời gian bên nhau, nguyện ước tình yêu bền chặt, lâu dài.

Lễ Vu Lan

Thời gian diễn ra: 15 tháng 7 âm lịch

Ở Việt Nam, Trung Quốc hay một số nước phương Đông tin thờ Phật giáo, đều rất coi trọng ngày lễ này. Ngày lễ Vu Lan có nguồn gốc từ truyền thuyết về lòng hiếu thảo của bồ tát Mục Kiền Liên – một trong những đệ tử của Đức Phật. Mục Kiền Liên tinh thông quảng đại nhưng cũng không cách nào cứu mẹ thoát ra khỏi ngạ quỷ vì bà đã làm quá nhiều việc ác. Ông đã tới trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khóc xin người chỉ cách cứu mẹ. Đức phật nói, ngày rằm tháng 7 (15 tháng 7 âm lịch) là ngày ân xá cho các linh hồn ở địa phủ, muốn cứu mẹ, ông phải cúng dường phẩm vật lên mười phương chúng tăng. Nhờ vào lời phật dạy, ông đã cứu được mẹ ra khỏi đau khổ chốn địa ngục. 

Từ đó, rằm tháng 7 trở thành đại lễ Vu lan, người dân khắp nơi báo hiếu cha mẹ và bày tỏ sự hiếu kính đối với ông bà tổ tiên. 

Ở Việt Nam hay Trung Quốc, vào ngày này, người dân thường đi lễ chùa, cúng cô hồn, phóng sanh và thả đèn hoa đăng. Ngoài ra, ở Việt Nam, mọi người khi lên chùa cúng lễ, còn có tục cài hoa trên ngực áo. Ai còn mẹ sẽ cài hoa màu đỏ, ai không còn mẹ sẽ cài bông hoa trắng. 

Tết Trung Thu Của Người Hàn Quốc

Tết Chuseok (추석) – một trong ba dịp lễ lớn của xứ kim chi, bên cạnh Tết Nguyên đán (설날) và Tết Đoan ngọ (단오). Ở Việt Nam, Tết Trung thu thường dành cho trẻ em vui chơi, rước đèn, phá cỗ. Còn ở Hàn Quốc, Tết Chuseok được xem là ngày nghỉ lễ chính thức trong năm. Người dân được nghỉ 3 ngày (14, 15 và 16 âm lịch) để có thời gian nghỉ ngơi và chuẩn bị cho ngày Tết này.

Giống nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Tết Chuseok của Hàn Quốc diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Tết Chuseok còn có tên gọi khác là 한가위 (Hangawi): “한” có nghĩa là lớn và “가위” là ở giữa.

1 – Nguồn gốc và ý nghĩa của Chuseok (추석)

Nguồn gốc của ngày lễ Chuseok

Trong Hán tự, Tết Chuseok được gọi là “仲秋節” (trọng thu tiết) hoặc “仲秋佳節 (trọng thu giai tiết). Mang ý nghĩa là lễ hội diễn ra vào giữa mùa thu.

Từ thời xa xưa, cứ vào thời gian này hằng năm sẽ là mùa thu hoạch lúa chín. Đối với tổ tiên của người Hàn, đây là khoảng thời gian tâm hồn họ đầy ắp niềm vui nhất trong năm. Vào ngày 15/08 âm lịch – ngày trăng tròn và lớn nhất năm, họ sẽ tổ chức lễ hội. Khi đó họ ăn mừng, vui chơi và nhảy múa. Đây có thể được xem là nguồn gốc của Tết Chuseok ngày nay.

Chuseok được xem là một ngày lễ vào thời kỳ đầu của Tam Quốc. Theo Tam quốc sử ký, thời vua Yuri (24–27), quân vương thứ ba của triều Silla, đã chia cung nữ thành các nhóm thi tài với nhau. Nhà vua treo giải thách các đội dệt vải trong vòng 1 tháng (từ 15/07 đến 14/08 âm lịch) xem ai dệt được nhiều hơn. Vào ngày cuối cùng của cuộc thi tài (15/08 AL) đội thắng cuộc sẽ được quyết định và nhận phần thưởng hậu hĩnh từ vua. Đội thua phải chuẩn bị các món ăn và các tiết mục múa hát. Từ đó, Chuseok dần trở thành ngày lễ vui chơi trong văn hóa người Hàn.

Ý nghĩa ngày lễ Chuseok

Chuseok (“秋夕” – thu tịch) theo nghĩa đen có nghĩa là đêm trăng đẹp nhất mùa thu. Chuseok được xem là ngày tạ ơn đất trời, tổ tiên đã cho một mùa màng bội thu. Và là ngày để tận hưởng thành quả của một mùa đã qua. Đây cũng là thời kỳ công việc đồng áng của năm cũ khép lại. Và còn cầu mong mùa màng năm sau bội thu hơn.

Trong trồng trọt nói chung và trồng lúa nói riêng, thời điểm thu hoạch là khi mầm nở rộ và kết hạt. Điều này lặp lại theo chu kỳ từ năm này sang năm khác. Nói cách khác, nó tái sinh, giống như bản chất của mặt trăng lặp lại quá trình xoay quanh Trái Đất. Mặt Trăng hồi sinh vào lúc trăng non và cho thấy đỉnh cao sức sống vào ngày trăng tròn. Sau đó biến mất vào cuối tháng và cứ lặp lại chu kỳ đó mỗi tháng. Trong xã hội nông nghiệp, sự tái sinh của mặt trăng và bản chất tái tạo của nghề nông được coi là giống nhau. Do đó, trăng tròn tượng trưng cho sự dư dả, dồi dào và màu mỡ. Cũng vì vậy mà lễ hội trăng rằm rất được chú trọng.

2 – Hoạt động đặc trưng trong Chuseok

Tết Chuseok còn được gọi là “Tết đoàn viên”. Vào ngày này, dù có bận rộn như thế nào hay ở cách xa đến đâu, mọi người vẫn trở về nhà và tề tựu bên gia đình. Cả gia đình cùng nhau làm mâm lễ, cúng kiếng, trò chuyện, ăn uống, ngắm trăng cũng như tận hưởng thành quả sau một mùa thu hoạch. Ngoài ra, vào dịp này, người Hàn cũng chuẩn bị quà và gửi tặng bạn bè, người thân.

Charye (차례) – Lễ cúng gia tiên

Chuseok là một dịp quan trọng để các gia đình Hàn Quốc thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Vào buổi sáng ngày lễ, họ quây quần bên nhau để tổ chức lễ cúng tưởng niệm tổ tiên.

Một năm có hai lần tổ chức Charye: một là trong dịp lễ Seollal (Năm mới) và hai là trong dịp lễ Chuseok. Sự khác biệt giữa hai lễ Charye này là: trong dịp Seollal, món ăn đại diện là Tteokguk (떡국 – canh bánh gạo). Còn trong dịp lễ Chuseok, món ăn đại diện là cơm nấu từ gạo mới thu hoạch (메밥), rượu truyền thống và songpyeon (송편). Sau lễ cúng, các thành viên cùng nhau ngồi bên bàn ăn để thưởng thức các món ăn ngon.

Bách thảo (성묘) và Tảo mộ (벌초)

Việc viếng mộ trong dịp lễ Chuseok là một trong những nghi thức thể hiện lòng hiếu kính với các bậc tổ tiên. Nghi thức này được biết với tên Seongmyo (성묘). Ngoài ra, trong dịp này, các gia đình cũng nhổ cỏ mọc xung quanh mộ, được gọi là Beolcho (벌초).

Hai nghi thức này có phần tương tự với phong tục tảo mộ ngày Tết của người Việt. Khoảng một tháng trước Chuseok, các con đường cao tốc của Hàn Quốc trở nên đông đúc vì các gia đình thăm viếng mộ tổ tiên. Sau khi vệ sinh phần mộ xong, họ sẽ bày một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được trong vụ mùa. Dâng mâm lễ lên cúng tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn.

Olgesimni (올게심니) – Tục treo ngũ cốc khô trước cửa

Tục treo ngũ cốc hiện chỉ còn ở các vùng quê. Thường sau khi thu hoạch, nông dân sẽ lựa chọn lúa và các loại ngũ cốc để treo lên. Trước và sau lễ Chuseok, họ cắt và treo một ít lúa chín, cao lương và hạt kê lên cột hoặc cột cửa. Khi thực hiện tục Olgesimni, họ chuẩn bị rượu và thức ăn, mời những người hàng xóm đến. Những loại ngũ cốc dễ kiếm được dùng làm hạt giống hoặc bánh gạo để ăn sau khi mang đến đền thờ hoặc cho một gia thần (가신 – 家神), như thổ công (thổ địa). Olgesimni mang ý nghĩa chúc mừng mùa màng năm nay và cầu mong mùa màng năm sau bội thu.

3 – Đặc trưng của Chuseok

Tết Chuseok thường rơi vào thời điểm những cơn mưa rào và tiết trời nóng bức của mùa hạ dần kết thúc. Thay vào đó là tiết trời thu mát mẻ, báo hiệu cho một mùa thu hoạch nữa đang đến gần. Chuseok là lễ hội mừng vụ mùa bội thu khi trái cây và ngũ cốc dồi dào. Mọi người sẽ sử dụng gạo mới thu hoạch để nấu cơm trắng, làm bánh gạo và rượu.

Songpyeon (송편) – Thông phiến

Songpyeon là món ăn không thể thiếu trong Chuseok. Là món bánh tiêu biểu được làm bằng bột gạo mới, nhân lá vừng, đậu,… Songpyeon được làm bằng cách nhào bột gạo mới với đậu xanh tươi, hạt mè, hạt dẻ, táo tàu, khoai lang, hồng, bột quế. Gọi là Songpyeon vì mỗi khi hấp bánh đều người Hàn thường đặt vào đó lá thông. Lá thông có tác dụng làm cho bánh có vị thanh hơn.

Vào đêm trước ngày lễ Chuseok, cả gia đình tập trung cùng làm Songpyeon. Bánh được tạo hình bán nguyệt với mong muốn gửi gắm mang đến tương lai tươi sáng và thành công của mọi gia đình.

Trong quan niệm của người Hàn, cô gái nào khéo tay làm ra những bánh Songpyeon có hình dáng đẹp, thì sẽ tìm ý trung nhân tử tế. Còn phụ nữ đã có gia đình thì sẽ sinh những đứa con xinh đẹp, ngoan ngoãn. Do đó, khi làm bánh Songpyeon, phụ nữ hay những thành viên còn độc thân đều rất tỉ mỉ và dồn hết tâm sức của mình để tạo ra những chiếc bánh Songpyeon xinh xắn.

Toranguk (토란국) – Canh khoai sọ

Ngoài Songpyeon, canh khoai sọ cũng là một món ăn không thể thiếu trong dịp lễ Tết Trung Thu của người Hàn. Theo Hán tự, khoai sọ được gọi là thổ noãn (“土卵” – trứng trong đất). Để loại bỏ đi lớp nhớt bên ngoài, khoai sọ sẽ được luộc qua nước vo gạo hoặc nước muối. Sau đó, khoai sẽ được hầm cùng với gân bò hoặc ức bò để tạo vị thanh đạm.

Baekju (백주) – Rượu trắng

Chuseok là tết Đoàn viên nên vào dịp lễ này người Hàn rất thích tụ tập ăn uống cùng gia đình, bạn bè. Ngoài rượu Soju thường thấy, trong bữa tiệc Chuseok không thể thiếu hương vị của rượu trắng. Rượu trắng thường được nấu và ủ men từ gạo mới thu hoạch trong vụ mùa vừa kết thúc.

4 – Những trò chơi truyền thống trong Chuseok

Ssireum (씨름) – Đấu vật Hàn Quốc

Ssireum là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Chuseok. Hoạt động này để các chàng trai được thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của mình. Ssireum thường được tổ chức trên bãi cỏ hoặc bãi cát theo hình thức đấu loại trực tiếp. Trong trận đấu, hai đô vật đối mặt nhau ở giữa một hố cát tròn và tìm cách vật ngã đối phương bằng sức mạnh và kỹ năng của mình. Người cuối cùng trụ lại sau cùng là người chiến thắng và được vinh danh là người đàn ông khỏe nhất làng – jangsa (장사). Jangsa sẽ được “lĩnh thưởng” vải, gạo hoặc một con bê.

Ganggangsullae (강강술래) – Điệu nhảy vòng tròn Hàn Quốc

Ganggangsullae cũng là một trong những hoạt động nghệ thuật tiêu biểu dịp Chuseok. Trong quan niệm của nhà nông, trăng rằm là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở. Trăng tròn cũng được ví như là đỉnh cao của sự thăng hoa về cái đẹp của thiên nhiên và của người phụ nữ. Thời điểm trăng tròn báo hiệu người phụ nữ đã đến kỳ “khai hoa nở nhụy”.

Trong đêm trăng tròn vụ mùa hoặc vào ngày lễ Chuseok, những người phụ nữ mặc hanbok (한복) nắm tay tạo thành một vòng tròn và cùng nhau hát.

Có nhiều câu chuyện về nguồn gốc của điệu nhảy này. Tương truyền, Ganggangsullae bắt nguồn từ những người phụ nữ thuộc tỉnh Seonam Haean (서남 해안). Ngoài ra, có câu chuyện kể rằng Ganggangsullae có từ Triều đại Joseon (1392-1910). Lúc bấy giờ, quân đội Hàn Quốc cho phụ nữ trẻ trong làng mặc quân phục và đứng thành vòng tròn quanh núi. Quân đội Hàn Quốc đã giành không ít chiến thắng một phần nhờ có chiến thuật này.

Juldarigi (줄다리기) – Kéo co

Đây là trò chơi phổ biến dành cho mọi lứa tuổi nhằm gắn kết tính cộng đồng, tính tập thể của người chơi.

Mặc dù kéo co thường được tổ chức trong đêm giao thừa nhưng cũng được tổ chức vào lễ Chuseok tùy theo từng vùng. Đông Quốc tuế thời ký (동국세시기) ghi lại rằng: “Theo phong tục của đảo Jeju, nam nữ tụ tập vào rằm tháng 8 hàng năm để ca hát và nhảy múa. Nếu đứt dây giữa chừng thì cả hai bên đều rơi xuống đất. Những người xem cười thành tiếng. Đây được gọi là chiếu lý chi hý (조리지희).”

Các thôn xóm, các làng có thể chia đội để thi đấu với nhau. Các đội được phân chia đồng đều về số người chơi. Người chơi càng nhiều thì sợi dây càng dày, càng to và thời gian càng dài. Âm thanh của tiếng trống dồn dập, tiếng hò hét, tiếng cười hòa trộn với nhau tạo bầu không khí ngày Tết Chuseok thêm rộn ràng, vui tươi.

Tổng hợp: Zila Team

LIÊN HỆ NGAY

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ZILA

☞ CN1: ZILA – 18A/106 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đakao, Q.1, TP. HCM ☎ Hotline CN1: 028 7300 2027 hoặc 0909 120 127 (Zalo)

☞ CN2: ZILA – Tầng 1 (KVAC), 253 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP. HCM ☎ Hotline CN2: 028 7300 1027 hoặc 0969 120 127 (Zalo)

Email: contact@zila.com.vn Website: www.zila.com.vn Facebook: Du học Hàn Quốc Zila

Tổng Hợp Từ Vựng Tiếng Anh Về Tết Trung Thu Ý Nghĩa Nhất

Học tiếng Anh

1. Giới thiệu về ngày Tết Trung Thu

Không chỉ ở Việt Nam, Trung Thu còn là ngày lễ nổi tiếng ở nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…

Có những truyền thuyết lưu truyền rằng ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Ngày Tết hoa đăng này được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Trong những ngày này, chúng ta sẽ bắt gặp những gia đình người Việt chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng cúng tổ tiên và cả người đã khuất. Sau đó, các thành viên sẽ cùng quây quần bên nhau phá cỗ, thưởng trăng. Đây cũng chính là dịp mà các gia đình tỏ lòng hiếu kính với ông bà, tổ tiên…

Bên cạnh đó, Tết Trung Thu còn được biết đến là một dịp Tết Thiếu Nhi. Những đứa trẻ sẽ được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân hay thậm chí ngắm trăng cùng bạn bè.

Theo quan niệm của người xưa, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.

2. Từ vựng tiếng Anh về ngày Tết Trung Thu

Một số từ vựng tiếng Anh sử dụng trong ngày Tết Trung Thu

3. Những câu chúc Tết Trung Thu bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa

1. Happy Mid-Autumn Festival. (Chúc mừng ngày Tết Trung thu)

3. Happy Mid-Autumn Festival! May the round moon bring you a happy family and a successful future. (Chúc mừng Tết Trung thu, mong vầng trăng tròn sẽ mang tới hạnh phúc và thành công cho gia đình bạn)

4. Wish you a perfect life just like the roundest moon in Mid-Autumn Day. (Mong bạn có cuộc sống an viên như vầng trăng tròn ngày Tết Trung thu)

5. The Mid-Autumn Day approaches. I wish your family happiness and blessings forever. (Ngày Tết Trung thu sắp tới, tôi ước gia đình bạn được hạnh phúc và luôn gặp an lành)

6. Happy Mid-Autumn Day! Wish that you go well and have a successful and bright future. (Mừng ngày Tết Trung thu, ước rằng những điều thuận lợi, thành công và may mắn sẽ đến với bạn)

7. I wish that your career and life, just like the round moon on Mid-Autumn Day, be bright and perfect. (Tôi ước công việc và cuộc sống của bạn sẽ sáng và toàn vẹn như vầng trăng tròn ngày Tết Trung thu)

8. The roundest moon can be seen in the Autumn. It is time for reunions. I wish you a happy Mid-Autumn Day and a wonderful life. (Khi trăng tròn nhất vào mùa Thu cũng là thời điểm để mọi người sum họp. Tôi ước cậu có mùa Trung thu vui vẻ và cuộc sống mãn nguyện)

9. Wishing us a long life to share the graceful moonlight. (Mong chúng ta mãi được sống trường thọ để thưởng thức ánh trăng tuyệt đẹp này)

10. A bright moon and stars twinkle and shine. Wishing you a merry Mid-Autumn Festival, bliss and happiness. (Mặt trăng và những ngôi sao lấp lánh tỏa sáng, ước cậu có một mùa Trung thu an lành và hạnh phúc)

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp

Có Gì Trong Mâm Cúng Tết Trung Thu Của Người Hàn Quốc?

Tết Trung Thu của người Hàn Quốc là thời điểm mà tất cả mọi người dù bận rộn đến mấy, cũng sẽ trở về bên những người thân yêu để quây quần, đoàn tụ, cùng làm những món ăn ngon cúng ông bà, tổ tiên.

Mùa thu ở Hàn Quốc chính là mùa đẹp nhất với thời tiết cực kỳ mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên trở nên lãng mạn, yêu kiều, đầy chất thơ với sắc đỏ của cây phong hay màu vàng rực của những cây bạch quả vào mùa rụng lá. Chưa hết, mùa thu cũng là thời điểm diễn ra Tết Trung Thu của người Hàn Quốc, một dịp lễ lớn và đặc biệt của người Hàn.

Mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc có gì?

Tết Trung Thu (Tết Chuseok) đối với người Hàn Quốc cực kỳ quan trọng. Đây là thời điểm mà tất cả mọi người dù bận rộn đến mấy, cũng sẽ trở về bên những người thân yêu để quây quần, đoàn tụ, cùng làm những món ăn ngon cúng ông bà, tổ tiên nhằm thể hiện sự biết ơn đã phù hộ cho mùa màng bội thu. Sau đó, họ sẽ cùng nhau thưởng thức các món ăn và ngắm trăng.

Những món ăn trong mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc rất cầu kỳ

1. Rượu baekju

Rượu baekju là loại rượu truyền thống của người Hàn Quốc được làm từ gạo nếp. Loại gạo nếp để làm rượu baekju phải là gạo mới vừa thu hoạch được trong vụ mùa. Khi thưởng thức loại rượu này, người ta sẽ không tự rót cho mình mà sẽ chỉ nhận rượu được rót mời từ những người cùng bàn.

2. Bánh songpyeon

Món bánh songpyeon cũng là món ăn nhất định phải có trong mâm cúng ngày Tết Trung Thu của người Hàn Quốc. Loại bánh này na ná với bánh trôi của Việt Nam và cũng được làm từ gạo nếp mới.

Bánh được làm rất xinh xắn với nhiều màu sắc khác nhau

Chiếc bánh có hình nửa vầng trăng rất đẹp mắt với nhiều màu sắc được tạo nên từ sự phối trộn nhiều nguyên liệu tự nhiên khác nhau. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, mật ong, bột quế… tạo nên hương vị rất đặc biệt. Sau khi làm xong, bánh sẽ được hấp với lá thông để tạo mùi thơm hấp dẫn.

Người Hàn Quốc hiện vẫn lưu truyền một giai thoại rằng trong đêm trước tết Trung Thu, nếu người nào làm nên những chiếc bánh songpyeon đẹp thì nhất định sẽ gặp được một nửa còn lại tốt nhất hoặc sẽ sinh được những đứa trẻ xinh đẹp.

Cùng nhau làm bánh songpyeon để cầu duyên hoặc cầu sinh con xinh đẹp

3. Cơm trắng mebap

Cơm trắng mebap là món ăn cơ bản cho mâm cúng tổ tiên trong dịp Tết Trung Thu của người Hàn Quốc. Món cơm này được nấu từ gạo mới vừa thu hoạch với hương vị thơm ngon, mềm, dẻo.

Cơm trắng mebap không thể thiếu trong dịp Trung Thu

Ngoài những món chính thì trong mâm cúng của người Hàn Quốc dịp tết Trung Thu sẽ có sự xuất hiện của nhiều món ăn khác cũng là những nông sản thu hoạch được trong vụ mùa mới nhất. Các món bao gồm các loại trái cây như táo đỏ may mắn, lê trắng tượng trưng cho sự bắt đầu, quýt, hạt dẻ, các món ăn như cá khô, gà, canh khoai sọ, đồ xào, hộp thịt SPAM, bánh nướng, bánh chiên…

Thứ tự các món ăn trong mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc

Những món ăn sẽ được bày biện trên các đĩa nhỏ được gọi là banchan trên chiếc bàn thấp ở phía trước bài vị của tổ tiên. Việc sắp xếp các món ăn trên bàn cũng cũng cần phải có thứ tự.

Thông thường các món ăn, rượu sẽ được bày thành 5 hàng trên bàn cúng. Hàng đầu tiên phía ngoài cùng là trái cây, và bánh kẹo; hàng thứ 2 sẽ là cá khô, canh; hàng thứ 3 sẽ được sắp 2 cây nến ở hai bên; hàng thứ 4 sẽ là các món canh thịt bò, rau, cá hấp và hàng thứ 5 là bánh songpyeon cơm trắng và rượi beakju. Hướng và vị trí để, đặt các món ăn cũng cần phải đặt theo ý nghĩa nhất định.

Mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc cũng được sắp xếp “theo bài”

Sau khi cúng xong, tất cả thành viên trong gia đình sẽ ngồi quây quần bên nhau để thưởng thức các món ăn, uống rượu beakju, ngắm trăng và trò chuyện rôm rả. Nhìn chung mâm cúng Tết Trung Thu của người Hàn Quốc khá cầu kỳ, công phu và được chăm chút rất kĩ bởi đây là dịp lễ quan trọng để họ bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên của mình cũng như mong muốn cầu cho vụ mùa tới được may mắn.

Cúng xong các thành viên trong gia đình sẽ quây quần cùng nhau uống rượu, thưởng thức các món ăn

Vào dịp lễ Trung Thu, người Hàn Quốc sẽ tổ chức rất nhiều trò chơi và các hoạt động thú vị nên nếu đến đây vào dịp lễ này, du khách có thể được mở mang tầm mắt và trải nghiệm những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hàn không dễ bắt gặp trong ngày thường.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tổng Hợp Các Ngày Lễ Của Người Trung Quốc Bằng Tiếng Trung trên website Herodota.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!