Top 4 # Xem Nhiều Nhất Bài Cúng Đầu Năm Đưa Ông Bà Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Đưa Ông Bà Ngày Tết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

……………Thành, ……………..huyện, ………………..xã, ………………….thôn, ……………………xứ chi nguyên.

Tuế thứ……………….niên, ……………ngoạt, ……….Nhựt

Tư nhơn …………………………..cùng toàn gia nam nữ đại tiểu đẳng.

Xuân tiết chánh nhựt, Kính lễ cung tiễn Tiên tổ, ông bà và gia linh quy tại tựu sở chư bổn quận nơi âm cảnh.

Thành tâm cẩn dụng ……………………hương đăng hoa quả, thanh chước, minh y sư, khí dụng, thứ phẩm chi nghi

-Cẩn ủy lễ bái Tự tôn ……………………….cẩn dĩ phỉ nghi

KÍNH CÁO VU

Nay kính tạ tiên tổ ông bà đã quy lai tại gia đường về với con cháu gia đẳng trần gian vui lễ Xuân niên, giờ xin cung tiễn về nơi bổn quận:

-Hiển Tằng tổ khảo tỷ chư tôn linh

-Hiển tổ khảo tỷ chư tôn linh

-Hiển hiển khảo tỷ chư tôn linh

-Hiển bá thúc cô chư tôn linh

-Hiển cập đồng đường, huynh đệ cô di tỷ muội đẳng chư hương hồn chứng kỳ lễ vật.

Cầu mong nơi âm cảnh được an nhàn hưởng lạc.

Phò hộ cho con cháu nơi dương thế khỏe mạnh, học hành đỗ đạt, tiến tăng quan phát đạt kỳ nguyện.

Ngưỡng lại tiên tổ ông bà lưu gia ư huệ phước.

PHỤC TẠ CẨN CÁO

Đưa Ông Bà Ngày Nào? Hướng Dẫn Làm Mâm Cơm Đưa Ông Bà Mùng 3 Tết

Đưa ông bà ở miền Nam hay lễ hóa vàng ở các vùng miền còn lại là tục lệ dịp Tết hàng năm của người Việt. Lễ này thường được thực hiện vào ngày Mùng 3 Tết hàng năm.

Trong ngày này, gia chủ thường bày một mâm cỗ nhỏ nhằm thể hiện sự kính trọng, đây cũng là dịp để người trong nhà tụ họp, bày tỏ lòng thành đến các bậc tổ tiên. Vì vậy dù có bận rộn đến đâu đi chăng nữa, con cháu cũng sẽ cố gắng sắp xếp, quây quần bên nhau vào ngày mùng 3 Tết để làm lễ đưa ông bà.

Hướng dẫn cách cúng Mùng 3 Tết đúng theo phong tục

Lễ vật đưa ông bà gồm những gì?

Mâm cỗ hóa vàng ngày Mùng 3 Tết gồm những gì?

Mâm cỗ cúng ông bà vào mùng 3 là bữa ăn cuối cùng của các bậc gia tiên trong ngày Tết trước khi về với cõi vĩnh hằng, vì vậy nó cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tấm lòng thành kính nhất đến từ gia chủ. Tùy vào điều kiện khác nhau mà mỗi gia đình sẽ có cách bày mâm cỗ khác nhau. Tuy nhiên, mỗi mâm cỗ vẫn phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như bánh chưng xanh, nem rán, giò chả, gà luộc, xôi và các loại hoa quả tươi, đẹp mắt và ngọt lành.

Để tiết kiệm thời gian lựa chọn và mua sắm, bạn có thể lựa chọn mua hoa quả và một số món khác thông qua tính năng mua hàng nhanh Scan & Go trên app VinID. Scan & Go cho phép bạn mua các mặt hàng cần thiết mà không phải đến tận chợ hay siêu thị, chỉ cần ngồi tại nhà, chọn món muốn mua và thanh toán qua ví điện tử VinID Pay, hàng hóa sẽ được giao ngay đến tận tay bạn. Thật tiện lợi và thích hợp cho những ngày Tết bận rộn đúng không nào?

Bánh chưng, dưa hành cũng là một cặp đôi không thể vắng mặt trong mâm cỗ đưa ông bà ngày Mùng 3 Tết. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, là nơi con người sinh ra và lớn lên, ý nghĩa biết bao. Đây là vật phẩm được chắt chiu từ những gì tinh túy nhất dâng tặng lên ông bà, tổ tiên, ăn kèm với món dưa hành chua cay tròn vị càng thêm ngon mà không hề gây ngán. Với mâm cỗ miền Nam, bánh chưng thường được thay thế bằng bánh tét tròn, là một thức quà ngon không kém.

Kèm theo đó là những món ăn quen thuộc khác như chả giò, nem rán, giò thủ và các món xào đậm đà, tuy vị khác nhau nhưng lại hòa hợp một cách bất ngờ, làm cho mâm cỗ ngày mùng 3 càng thêm ngon miệng, đầm ấm.

Lễ Vật Cúng Đưa Ông Bà Mùng 3 Tết Và Văn Khấn Tạ Năm Mới

Ngày mồng ba Tết (có nơi mồng bốn), làm lễ cúng đưa ông bà hay còn gọi lễ hóa vàng. Lễ này có nơi gọi ông vãi. Tục này không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt.

Theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong Nghi lễ vòng đời người, viết: “Lễ Hóa vàng là lễ cúng đưa ông bà, còn gọi là cúng tiễn ông vãi. Có gia đình cúng ngày mồng ba, có khi mồng bốn. Họ làm mâm cơm cúng gia tiên, rồi đem bào nhiêu vàng mã đã cúng trong ba ngày tết ra hóa. Những vàng mã dành cho người mới mất trong năm qua thì được háo riêng.

Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng. Hai cây gậy các cụ theo tín ngưỡng được coi là đòn gánh gánh vàng về cõi âm và là vũ khí chống lại bọn quỉ sứ muốn cướp vàng đi. Trong bữa cơm hóa vàng, con cháu tề tựu đày đủ, thân mật và sau đó chia tay, chấm dứt mấy ngày Tết”.

Lễ hóa vàng (đốt giấy tờ) sau khi đã cúng tiễn ông bà xong – Ảnh NT

Lễ vật giống như lễ cúng gia tiên: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. Trong đó, nếu cúng mặn không thể thiếu con gà trống.

Bàn thờ thiên ngoài trời – Ảnh NT

Ngoài Lễ hóa vàng ngày mùng 3 còn có 3 lễ cúng, đó là Cúng Tết nhà, Tết Vườn và Tết giếng. Lễ này thường gặp ở nông thôn có giếng tự đào lấy nước, có sân vườn trồng cây ăn trái….

Mồng hai hoặc mồng Ba ngày nào tốt thì cúng Tết Nhà, đặt bà giữa nhà, lễ vật gồm hương đăng, trà quả, bánh trái… để cúng vị “Chúa Tiên huyền nữ, mộc trụ thần quan”.

Theo tập quán xưa chiều 30 tháng Chạp người ta quét nhà sạch sẽ, khóa tủ kín đáo, đến khi cúng Tết Nhà xong mới được quét nhà mở tủ, bỏ vào vài đồng bạc để lấy hên đầu năm, lấy giấy tiền dán lên cột nhà đầu tủ để mong năm mới tiền vô như nước.

Cỗ bàn cúng ngoài sân – Ảnh NT

Cúng Tết Vườnthì đặt bàn trong vườn để cúng “Hoàng Thiên Hậu Thổ, Long Thần quản cuộc”, lễ vật giống như Tết Nhà. Cúng xong lấy giấy vàng bạc dán lên vài ba cây để mong cho vườn tược tươi tốt cây trái sum sê. Từ đó mới được hái trầu cau, xé lá chuối, động đất (đào đất).

Cúng Tết Giếngthì đặt bàn cạnh giếng để cúng “Thủy Long Thần Nữ” cầu cho nước giếng được tốt lành, lễ vật cũng giống như Tết Nhà.

Theo tập tục chiều 30, người ta lo múc nước đổ đầy lu, đầy ghè để dự trữ. Cúng xong, đốt giấy vàng bạc và bỏ 3 đồng tiền xuống giếng mới được múc nước dùng.

Văn khấn lễ tạ năm mới (mồng 3 Tết)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

– Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

– Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân,

Long Mạch Tôn Thần

– Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mồng Ba tháng Giêng năm …..

Tín chủ chúng con …

Ngụ tại …

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới.

Kính xin: lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Theo N.Tý

Nguồn PLO

(*) Tít bài viết đã được chúng tôi đặt lại. Tít nguyên Lễ vật cúng “Hóa vàng” mùng 3 tết như thế nào?

Vì Sao Có Lễ Đưa Ông Táo Và Lễ Rước Ông Bà Ngày Tết?

Vì sao có Lễ đưa ông Táo và Lễ rước ông bà ngày Tết?

* Nguyễn Hữu Hiệp

Trong phong tục của người Việt, kể từ 23 tháng Chạp và đón Tết, có đưa ông Táo mà không có rước, có rước ông bà mà không có đưa. Vì sao? Người ta đồng loạt sắm lễ vật để đưa ông Táo chầu Trời ngày 23 tháng Chạp, nhưng không có định ngày rước vì, Táo về trần sớm hay muộn là do lịch làm việc cụ thể từng năm. Bao giờ Ngọc Đế tuyên bố bế mạc hội nghị “Thiên Tào phán sự”, Táo mới về. Chuyện ấy tất nhiên người phàm không thể biết được!

Còn việc rước Ông Bà ngày 30 Tết (hoặc ngày 29 nếu tháng thiếu; hay ngày 28 âm lịch đối với hạng tại gia cư sĩ theo đạo Phật, ăn chay mỗi tháng 6 ngày) là do người Việt quan niệm rằng, Ông Bà mình lúc nào cũng vẫn ở chung với mình trong nhà, ngay trên bàn thờ, cho nên ta cúng tế Ông Bà tại bàn thờ Cửu huyền thất tổ.

Nhưng nếu như vậy thì tại sao phải rước ? – Rước là rước thêm những Ông Bà mà mình không trực tiếp thờ (tiền nhân lâu đời hoặc Ông Bà bên ngoại chẳng hạn, cũng không loại trừ trường hợp Ông Bà mình thờ đang tạm vắng, vân du đây đó. Rước tất cả, tụ hội về dùng bữa cơm đạm bạc để chứng minh lòng thành hiếu thảo của con cháu.

Rước mà không đưa vì, muốn “khách” ở nán lại với Ông Bà mình (đang thờ) cho có bạn, chừng nào muốn đi thì đi, bởi tất nhiên họ cũng phải trở về “nguyên quán”. Và như vậy, sang năm lại rước. Ca dao:

Cây có gốc mới nở nhành sanh ngọn,

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Người ta nguồn gốc ở đâu?

Có Tổ tiên trước rồi sau có mình.