Top 11 # Xem Nhiều Nhất Bài Cúng Dở Nhà Cũ Đê Xây Nhà Mới Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Thủ Tục Lễ Cúng Chuyển Từ Nhà Cũ Sang Nhà Mới

Khi anh chị đọc bài viết này gomsuloian.vn xin chúc mừng anh chị. Đây là một cột mốc mới trong cuộc sống của anh chị. Vậy khi chuyển từ nhà cũ về nhà mới có cần thiết phải làm thủ tục, hay lễ bái gì không ? Quý anh chị nếu không rườm rà cũng nên chuẩn bị một mâm cỗ chay hay mâm cơm đơn giản. Vì đây là ngôi nhà đã gắn liền với một phần cuộc đời anh chị. Cũng là lễ để xin phép thổ công thổ địa tại nhà cũ được chuyển sang nhà mới.

I. Quan điểm về việc chuyển bàn thờ, bát hương từ nhà cũ sang nhà mới.

– Theo quan điểm của phật giáo thì bàn thờ chỉ là phương tiện để các phật tử tu hướng, tu tập. Phật giáo không thờ thân, không có chuyện phật thánh, tổ tiên lại ngự trong bát hương, bàn thờ. Tốt hay xấu là do nhân quả, do tâm.

– Ông bà ta luôn quan niệm là: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, “Trần sao âm vậy” nên việc chuyển từ nhà cũ sang nhà mới cần phải chỉnh chu, cẩn trọng.

Thủ tục, lễ cúng chuyển từ nhà cũ sang nhà mới sẽ bao gồm có: lễ cúng tạ nhà cũ, chuyển bát hương, bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới.

1. Chuyển bàn thờ gia tiên từ nhà cũ sang nhà mới

– Ít thì một mâm hoa quả, 10 lễ tiền vàng, trầu cau, hương hoa. Cầu kì hơn quý anh chị có thể chuẩn bị cả 1 mâm lễ như sau:

1 con gà lễ luộc 1 đĩa xôi 1 chai rượu trắng 1 đĩa hoa quả 1 lọ hoa 3 lá trầu têm sẵn Vàng mã 1 bát nước sạch 1 con ngựa đỏ Sớ

b. Bài khấn xin phép chuyển bàn thờ gia tiên từ nhà cũ sang nhà mới như sau:

Vái ba lạy !!!

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.

Con xin dập đầu kính bái

Vái ba lạy !!!

c Hóa tiền vàng , chân hương

Sau khi hương tàn hết, quý anh chị sẽ hóa tiền vàng, sớ, rắc gạo, muối quanh nhà. Sau đó bái tạ lên bàn thờ lấy chân hương hóa cùng với tiền vàng.

Sau đó lấy toàn bộ khí cụ trên bàn thờ đen xuống bao sái cho sạch rồi đóng gói cẩn thận chuyển sang nhà mới.

2. Chuyển bàn thờ tủ thờ từ nhà cũ sang nhà mới.

Thực chất trên bàn thờ thứ quan trọng nhất là bát hương đã được quý anh chị làm thủ tục xin phép như ở trên rồi. Bàn thờ hay tủ thờ chỉ là nơi đặt các khí cụ. Muốn chuyển tủ thờ từ nhà cũ sang nhà mới thì chỉ cần lau sạch đóng gói cẩn thận.

Khi mang sang nhà mới cũng không cần phải làm lễ chuyển bàn thờ. Chỉ cần làm 1 cái lễ là nhập trạch cho bát hương là anh chị có thể đặt bàn thờ, tủ thờ vào trong nhà mới.

Nếu bàn thờ anh chị là bàn thờ treo tường có thể để nguyên ở nhà cũ sang nhà mới ta sử dụng các sản phẩm mới chi phí cũng không quá cao. Công sứ bỏ ra lắp lên lắp xuống rất mất thời gian.

3. Cách chuyển bàn thờ thần tài, thổ địa từ nhà cũ sang nhà mới.

– Vì bàn thờ thần tài thổ địa cũng có diện tích nhỏ, không lớn bằng bàn thờ gia tiên, thổ công. Do đó lễ vật cần chuẩn bị cũng không cần phải quá cầu kỳ.

1 đĩa xôi trắng

1 khoanh giò chả

1 chai rượu trắng và 3 chén nhỏ 1 địa trái cây 1 lọ hoa 3 lá trầu, 3 quả cau 3 lễ tiền, 15 lễ vàng 1 chén nước sạch

c. Văn khấn xin chuyển bàn thờ thần tài thổ địa.

Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: /tháng/năm /20…

Tín chủ con là:……………….tuổi………………….

Hiện đang trú tại:…………………………………….

Kính cáo chư vị Tôn – thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ ” Thiên di linh vị Thần đài”, Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ………sang (địa chỉ, phong ban..v..v..)

Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới. Tín chủ :…………….con xin rập đầu kính bái.

Sau khi hương tàn thu dọn lễ lạt, lau dọn đồ thờ rồi đóng gói cẩn thận chuyển sang nhà mới.

Các anh chị lập bàn thờ mới hoặc có thể mang theo cả bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới bày biện theo vị trí như trên, thắp 1 tuần hương mới, rót 3 chén rượu, rồi khấn bài cúng chuyển bàn thờ thần tài sang vị trí mới như sau:

Hôm nay là ngày…………..tháng năm………. Tín chủ con là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa.

Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ!

Hết tuần hương anh chị hóa vàng rồi coi như việc chuyển bàn thờ thần tài từ nhà cũ sang nhà mới hoàn toàn tất.

– Một số điều còn gây tranh cãi trong việc xử lý bàn thờ cũ, bát hương cũ cần phải xử lý ra làm sao quý anh chị hãy đọc thêm bài viết sau: Cách xử lý bàn thờ cũ: đốt, bỏ, hay tái sử dụng?

Các Nghi Lễ Cúng Xây Nhà Mới

Ngày xưa, xây nhà được coi là công việc quan trọng của cả một đời người, nên có rất nhiều nghi thức tâm linh cúng bái đi kèm được tiến hành trong quá trình xây dựng. Việc tiến hành các lễ này như thế nào là tuỳ thuộc vào phong tục tập quán địa phương, điều kiện sinh sống của chủ nhân.

Ở đây bài viết này xin giới thiệu một số nghi lễ phổ biến nhất khi xây nhà ở Việt Nam.

Lễ cúng động thổ: xuất phát từ quan niệm duy tâm rằng trên mảnh đất mà công trình sắp được xây dựng lên là nơi cư ngụ của những vong linh đã khuất, hoặc nơi đó từng là nơi thờ cúng, các đình, đền, miếu, mạo, chùa chiền …vv

Vì thế lễ cúng là sự trình báo về việc sắp phải xây cất công trình bên trên khu đất đó và mong muốn các vong linh đang lấy đó làm nơi trú ngụ thì vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi! Ngoài ra lễ cúng khởi công còn là một tuyên bố cùng các vị thổ địa, thần hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình!

Tất cả mọi thành phần, mọi tầng lớp con cháu người Việt Nam mỗi khi xây cất một công trình gì dù lớn, dù nhỏ đều làm lễ cúng này! có khi đơn giản chỉ là mâm cơm, đĩa trái cây cũng có khi là những vật phẩm lớn hơn như heo, gà, trâu, bò ,..v..v,v,…

Sau khi cúng chủ nhà lấy cuốc đào xới những phát đầu tiên

Sau khi gia chủ cúng xong thì đơn vị thi công cũng vào thắp nhang cúng và khấn,Ngoài việc khấn cùng thần hoàng, thổ địa thì khấn thêm tổ nghề (Lổ Ban) và cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ.

lễ cúng cũng tương tự lễ động thổ nhưng do nhà thầu thi công tiến hành chủ yếu là cúng tổ sư nghề nghiệp cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ. Cúng xong người thợ cả lấy rìu đẽo vào một cây gỗ vài nhát làm phép.

là nghi thức cúng xây nhà bắt buộc, và đối với những công trình lớn, lễ cúng cất nóc này được các chủ đầu tư công trình xem trọng hơn nhằm mong muốn công trình thi công nhiều thuận lợi, khách hàng sở hữu công trình gặp được nhiều may mắn trong quá trình sinh sống và kinh doanh tại ngôi nhà.

Ngày nay, cất nóc chính là ngày đổ bê tông sàn mái (của nhà mái bằng, mái dốc). Nhiều người cho rằng, truyền thống làm lễ cúng cất nóc nhà của người Việt là ảnh hưởng bởi người Trung Quốc từ xưa, tuy nhiên, trên thực tế không phải vậy, đây là truyền thống có nguồn gốc từ người Âu Mĩ.

lễ báo cho Thổ Thần Biết là nhà đã làm xong. Lễ này có gạo rang trộn với nước sau đó rắc vào 4 góc nhà để có ý báo là đất đã liền lại như cũ.

lễ dọn vào nhà mới. Lễ này xin thổ công cho phép chủ nhân kê gia cụ đồ đạc vào nhà mới.

lễ mừng nhà đã hoàn tất, được tổ chức để cúng gia tiên thổ thần. Giữa buổi lễ chủ nhân phải gác cây thước tầm lên bên trong đỉnh mái nhà tại gian nhà giữa nơi cao nhất, trang trọng nhất và cũng dễ kiểm tra bảo vệ nhất. Chủ nhà tổ chức ăn uống linh đình mời họ hàng, làng xóm đến dự. Người tới dự thường chúc tiền, mừng câu đối, pháo… Nghi lễ này tương tự như ăn tân gia ngày nay.

lễ cúng để báo tổ tiên, thổ thần biết là đã làm ăn sinh sống yên ổn trong ngôi nhà mới.

Trong các nghi lễ làm nhà của người Việt, có hai lễ khó bỏ qua là lễ phạt mộc và lễ cài sào cũng là lễ bắt đầu và lễ kết thúc quá trình xây dựng một ngôi nhà mới. Thành ngữ “Từ phạt mộc đến cài sào” có ý nghĩa như câu ta thường nói ngày nay “từ A đến Z” hay “chìa khóa trao tay”.

*** Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày này tư duy của chúng ta trong việc cúng bái tâm linh cũng nên thoáng hơn bởi:

Ngày xưa, trong cuộc sống có nhiều yếu tố bất trắc, tai họa mà con người chưa lường trước được nên đã đặt ra nhiều nghi thức để cầu xin sự phù hộ từ các thế lực linh thiêng vô hình giúp đỡ. Nhưng ngày nay, công việc xây dựng đã ứng dụng nhiều biện pháp khoa học công nghệ cao nên việc xây cất nhà không còn quá khó khăn và nguy hiểm như trước.

Ta cũng chỉ nên coi những việc cúng bái có tính chất linh thiêng đó là nét đẹp trong phong tục tập quán cổ truyền mà cha ông truyền lại, không nên lạm dụng những nghi thức một cách dập khuôn, trói buộc mình, gây cho mình những phiền toái bực dọc trong quá trình xây dựng. Ngay cả những quan niệm về phong thủy mỗi người có 1 quan điểm khác nhau. Có những thứ ngày mai không còn phù hợp.

Ta nên tránh những quan niệm cũ mà trái ngược với quy luật khoa học, với thẩm mỹ kiến trúc. Ngôi nhà là xã hội thu nhỏ là biểu tượng của gia đình, ngôi nhà là nơi phải đem lại sự tự tin, cảm giác thoải mái, sử dụng tiện nghi, không thể quá lệ thuộc theo bất kỳ một quan điểm nào khiến bạn không thoải mái.

Hãy để ngôi nhà bạn đúng là nơi để bạn trở về sau một ngày làm việc mệt nhọc, sống cuộc sống tiện nghi, hạnh phúc.

_

Bài Cúng Chuyển Bàn Thờ Từ Nhà Cũ Sang Nhà Mới Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất

Đồ cúng cần chuẩn bị khi chuyển bàn thờ sang nhà mới

Theo quan niệm phong thủy, khi thực hiện nghi lễ chuyển bàn thờ về nhà mới gia chủ cần chuẩn bị mâm cỗ với các đồ cúng như sau:

Đĩa trái cây ngũ quả

Nhang, đèn cầy

Vàng mã bạn cần chuẩn bị nhiều loại bao gồm nhiều loại (bạn chỉ cần ra tiệm vàng mã, yêu cầu họ bán bộ vàng mã chuyển bàn thờ là được)

Bộ tam sanh (thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc)

Gà luộc hoặc thịt quay (tuy nhiên không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ)

Đĩa xôi hoặc cháo

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Con Lạy Chín Phương Trời, Mười Phương Phật

Hôm Nay Là Ngày: …… Tháng ……. Năm……

Chúng con là….Tuổi ……..

Hiện đang trú tại: ………………

Kính Cáo Chư Vị Tôn – Thần, Nay Vì nhà con có sự thay đổi mặt bằng Xin Làm Lễ Thiên Linh Vị Tài Thần Thổ Địa, Để Đặt Bàn Thờ Thổ Địa Tài Thần Vào Nơi Mới.

Hôm nay ngày……tháng….. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được “Thiên Di Linh Vị Thần Đài” -Chuyển Ban Thờ Thổ Địa Mạch Long Thần Từ Vị Trí …………….. Sang nơi ở mới………Tuy Vị Trí Có Thay Đổi Nhưng Hướng Bàn Thờ Vẫn Giữ Nguyên Như Trước.

Con Kính Xin Chư Vị Tôn Thần Bản Gia, Bản Địa Chắp Lễ Chắp Cầu Cho Được Phép Di Chuyển Bàn Thờ Sang Nơi Mới.

Con Xin Dập Đầu Kính Bái.

Bày mâm cúng trước bàn thờ

Thành tâm khấn vái (đọc bài văn khấn)

Hóa tiền vàng

Khi nhang tàn thì bái tạ và lần lượt mang các đồ vật trên bàn thờ xuống

Quét bụi, lau sạch sẽ bàn thờ và các đồ thờ (như cốc chén, bộ đỉnh hương, lọ hoa, ảnh thờ, bài vị,…). Vì là các đồ mang ý nghĩa tâm linh nên cần hết sức cẩn thận khi xếp vào thùng đóng gói. Có thể dùng xốp nổ hoặc vải sạch mềm để bao bọc nhằm đảm bảo an toàn.

Chuyển đến nhà mới và bày trí lại các đồ vật lên bàn thờ

Tiến hành làm lễ nhập trạch để mời tổ tiên về an vị tại bàn thờ mới.

Lưu ý là sau khi chuyển dọn bàn thờ gia tiên về nhà mới xong, cần thắp nhang liên tục đủ một tuần. Theo quan niệm dân gian là nhằm để tổ tiên làm quen với “nhà mới”, không còn luyến tiếc nhà cũ.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần

Con kính lạy các Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng Các Thần Linh.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con là: …………

Sống tại: …………

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng ……… năm ……

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng:

Vì chúng con khởi tạo ……………… căn nhà ở địa chỉ: …………………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.

Nay gia đình chúng con đã tạo dựng được ngôi nhà mới và chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị Thần Linh cho phép chúng con được nhập vào nhà mới tại:………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin phép các vị Thần Linh cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ cúng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con luôn bình an, mạnh khỏe, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào.

Chúng con dù lễ bạc nhưng thành tâm cúi mong được thần linh chứng giám.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Thủ Tục Cúng Tạ Nhà Cũ Trước Khi Bán Nhà, Chuyển Sang Nhà Mới

1. Chuẩn bị lễ vật cúng tạ nhà cũ

Thủ tục chuẩn bị lễ vật cúng tạ nhà cũ, bạn đơn giản chỉ cần một mâm hoa quả, 10 lễ tiền vàng, hương hoa, trầu cau. Nếu muốn cầu kỳ hơn thì bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị một mâm lễ cúng bao gồm:

1 con gà luộc

1 đĩa xôi

1 lọ hoa

1 đĩa hoa quả

3 lá trầu têm sẵn

1 bát

1 chai rượu trắng

1 con ngựa đỏ

Vàng mã

Sớ

2. Văn khấn lễ tạ thần linh ở nhà cũ

Chắc chắn rằng bạn không thể thiếu bài văn khấn lễ tạ thần linh tại nhà cũ trước khi chuyển sang nhà mới. Bạn có thể tham khảo bài khấn chuẩn nhất hiện nay sau đây:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần

- Con kính lạy ngài Thành Hoàng Bản Thổ, chư vị đại vương

- Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

- Con kính lạy ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

- Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức Tôn Thần

- Con kính lạy các ngài Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần

- Con kính lạy các bậc tiên gia và chư vị Tôn Thần cai quản trong đất này xứ này.

- Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, Bá thúc huynh đệ, cô di tỷ muội, nội ngoại dâu rể, Bà cô tổ, ông mãnh, Hội đồng Gia tiên họ: …………………

Hôm nay là ngày……tháng……năm……. (âm lịch)

Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….

Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)

Chúng con cư ngụ tại: ………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày lành tháng tốt tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén hương thơm, dâng lên trước án để làm lễ hạ giải căn nhà để xây dựng lại trên nền đất này được khang trang tươi đẹp.

Chúng con kính mời ngày Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản gia Thổ địa Long mạch Tôn Thần, cùng các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án. Nay tín chủ con xin phép làm lễ giải hạ căn nhà này để tu lập căn nhà mới trên đất này được khang trang tươi đẹp. Chúng con đội ơn các ngài đã che chở, hộ mệnh, hộ trạch phù hộ độ trì cho chúng con trong suốt thời gian qua đến nay chúng con xin bái tạ. Xin các ngài phù hộ độ trì cho thợ thuyền làm việc an toàn công việc hanh thông, được người tài – quý nhân giúp đỡ.

Sau lễ này, chúng con xin phép được giải hạ căn nhà khi hoàn tất công việc. Lại kính xin các ngài lại tiếp tục phù trì cho căn nhà mới được sinh khí thịnh vượng, phong thủy hanh thông.

Chúng con kính mời hội đồng Gia tiên họ…………… tiếp dẫn lễ vật phù trì cho gia đình chúng con để công việc gặp được người tốt thợ ngay để công việc hanh thông thuận lợi.

Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chủ Bình An Thuận Lợi.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

3. Thủ tục hóa tiền vàng, chân nhang

Nhang cúng sau khi cháy hết, gia chủ sẽ tiến hành hóa tiền vàng, muối quanh nhà, sớ, rắc gạo. Sau đó, bái tạ lên bàn thờ lấy chân nhang đem đi hóa cùng với vàng tiền.Tiếp theo lấy hết đồ cúng trên bàn thờ lau chùi cho sạch sẽ. Đóng gói cẩn thận để chuẩn bị chuyển sang nhà mới.Lưu ý: Những đồ thờ cúng cực kỳ thiêng liêng, gia chủ nên thận trọng trong khi lau chùi và đóng gói cũng như vận chuyển tránh để đổ vỡ. Theo quan niệm xưa, nếu bạn làm rơi hoặc đổ vỡ đồ thờ cúng. Đặc biệt là trong ngày chuyển nhà thì đó là điềm báo cho sự xui xẻo.

4. Những lưu ý khi thực hiện thủ tục cúng tạ nhà cũ

Lưu ý khi thực hiện cúng tạ nhà cũ