Top 11 # Xem Nhiều Nhất Bài Cúng Khai Trương Nghề Mộc Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Bài Cúng Giỗ Tổ Nghề Mộc

Bài cúng giỗ tổ nghề mộc

Từ xa xưa, giỗ tổ ngành Mộc là ngày lễ để tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân – người đã khai sáng và truyền bá ngành Mộc, là dịp thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”của những người trong nghề. Trong bài viết này Huyền Bùi xin được chia sẻ với các bạn cách cúng giỗ tổ nghề mộc, mời các bạn cùng tham khảo.

Giỗ tổ nghề mộc ngày nào

Giỗ tổ ngành mộc được diễn ra 2 đợt trong năm đó là 13 tháng 6 âm lịch hàng năm và ngày 20 tháng chạp âm lịch.

Vào ngày này, những người làm nghề mộc dù lớn hay nhỏ đều dâng nén hương tưởng nhớ đến tổ nghề.

Cách làm lễ cúng tổ nghề mộc

Vào ngày giỗ tổ ngành mộc, mọi người thường chuẩn bị những lễ vật sau:

Lễ vật cúng tổ nghề mộc

Trái cây ngũ quả

Nhang, đèn cây, trà, rượu, nước

Bình hoa tươi

Dĩa bánh kẹo

Giấy cúng, vàng bạc

Chè xôi: mỗi loại 5 phần

Bộ tam sên gồm: 1 quả trứng, 1 miếng thịt luộc, 1 con cua hoặc 3-5 con tôm

Gà trống tơ luộc, chéo cánh đẹp

Heo quay, bánh hỏi

Trên là những lễ vật cơ bản nhất cần có trong ngày cúng giỗ tổ ngành mộc. Tùy vào phong tục, điều kiện kinh tế của cơ sở sản xuất có thể chuẩn bị mâm cúng khác nhau.

Lễ giỗ tổ nghệ mộc được tổ chức thường được tổ chức tại nhà người thợ, tại nơi làm việc, nơi sản xuất nghề mộc. Bàn hương án tổ sư chỉ là chiếc bàn nhỏ, có bài vị sơn màu đỏ đề chữ “Tiên sư”, một bát nhang, bình hoa, và mâm cỗ cúng giỗ tổ.

Thợ chính, thợ phụ, học trò tụ về, đứng trước hương án, người thợ chính hoặc chủ cơ sở làm lễ dâng hương khấn vái xin tổ sư giúp đỡ những người làm nghệ thợ mộc được nhiều sức khỏe, làm ăn thuận buồm xuôi gió. Sau đó lần lượt những người có mặt thắp hương và khấn vái trước bàn thờ tổ sư.

Bài văn khấn giỗ tổ nghề mộc

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………

Ngụ tại……………………………

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……………………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề mộc

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề Mộc thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Lễ Cúng Tổ Nghề Mộc Kim Bồng

” Phú Bông dệt lụa dệt sa Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng“

Thật vậy, với bàn tay tài hoa, thợ mộc Kim Bồng không chỉ góp công xây dựng nên những công trình kiến trúc gỗ Hội An mà còn góp phần xây dựng cung điện triều Nguyễn, lăng tẩm một số vua triều Nguyễn ở Huế, đóng nhiều ghe bầu đi biển, tạo tác nhiều hàng mộc mỹ nghệ lộng lẫy. Do vậy, đã có nhiều thợ mộc Kim Bồng tay nghề cao được triều đình phong Bát, Cửu phẩm, phong hàm tượng mục. Hiện nay, các thợ mộc Kim Bồng đang đóng góp đáng kể vào sự nghiệp tu bổ di tích kiến trúc cổ Hội An.Làng mộc Kim hiện nay là một trong những làng nghề lớn còn bảo tồn nhiều sinh hoạt văn hoá truyền thống trong đó có lễ tế Tổ nghề mộc vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại Đình tiền hiền Kim Bồng, thôn Phước Thắng, xã Cẩm Kim. Đình tiền hiền là công trình kiến trúc nghệ thuật do chính các thợ mộc Kim Bồng xây dựng nên vào đầu thế kỷ XIX để thờ Tổ nghề mộc và các vị tiền hiền của làng.

Nghề mộc Kim Bồng phát triển qua nhiều thế kỷ, thợ mộc không chỉ làm nghề ở Hội An mà còn đi khắp miền Nam Trung bộ, Huế, thành phố Hồ Chí Minh và mỗi năm về ăn Tết xong lại đi nên từ xa xưa ngày mồng 6 tháng Giêng được chọn làm ngày tế Tổ, tế xuân tại làng, sớm hơn so với các làng khác, phù hợp đặc điểm nghề nghiệp của làng.Để chuẩn bị cho lễ tế Tổ, những ngày cuối năm trước, các bô lão trong làng đã nhóm họp, chọn người làm chánh tế, phụ tế ( tả hữu phân hiến) cũng như phân công phụ nữ, trai tráng trong làng lo công tác hậu cần chu đáo để lễ tế được diễn ra tốt đẹp.

Đến ngày mồng 6 tháng Giêng, từ lúc sương xuân đang còn lan phủ làng quê Kim Bồng thì mọi người đã có mặt tại đình làng để chuẩn bị lễ vật, sắp đặt lễ vật lên các hương án. Trong lúc đó, vị chánh tế, các vị tả hữu phân hiến trong lễ phục truyền thống áo dài khăn đóng đi kiểm tra, đôn đốc mọi người lo hoàn tất công việc chuẩn bị. Ban nhạc lễ gồm trống, đờn cò, mõ, xập xoã cũng trong tư thế sẵn sàng phục vụ lễ. Vào khoảng 9 giờ, sự chuẩn bị đã xong, bà con đến dự lễ đông đủ và cũng là giờ tốt vì lúc này thuỷ triều đang dâng nên lễ tế được bắt đầu tại hương án tế cáo trời đất, âm linh ở bên trong bình phong của sân đình. Bàn cúng trời đất được đặt cao hơn, ngoài lễ vật chung là hương đèn hoa quả, tràu, thuốc, trà rượu, lễ vật đặc biệt gồm có đầu heo, gà luộc nguyên con, giấy tiền vàng bạc và bản văn tế. Bàn cúng âm linh đặt thấp hơn một chút, bên cạnh các lễ vật thông thường như vừa nêu ở trên và còn có đặt một đĩa cháo loãng, cùng nhiều muỗng, có xôi, chè, một mâm giấy tiền vàng bạc, áo giấy, bánh ngũ sắc, gạo muối, hạt não để cúng riêng cho âm linh. Đặc biệt tại hương án còn có một đĩa rau lang luộc, một chén mắm cái để cúng chúa Chàm. Lễ tế diễn ra theo trình tự 3 tuần Sơ, Á, Chung hiến lễ, mở đầu đầu lễ trống chiêng được gióng ba hồi dài, nhạc lễ được tấu lên, vị chánh tế sau khi làm nghi thức kiểm tra lễ vật ( cửu soát lễ vật); rửa, lau tay ( quán tẩy, thế cân) thì đến đứng trước hương án, đèn hương được thắp lên, trà rượu đầy ly, chánh tế dâng hương cáo lễ và quỳ lạy, kết thúc phần sơ lễ. Đến phần á hiến lễ ( phần quan trọng nhất), trà rượu được rót tiếp, các vị chánh tế lại quỳ trước bàn thờ thỉnh văn tế xuống để xướng văn tế. Văn tế do người xướng lễ đọc. Nội dung là nhân ngày xuân đầu năm bà con làm lễ tế xuân, giỗ Tổ nghề, nay xin lễ vật cáo yết trời đất, cung thỉnh các vị thần, mời các vị âm linh dự hưởng, chứng giám và cầu mong các vị phù hộ cho xóm làng được an bình trong năm mới. Đọc xong văn tế chánh tế quỳ thi lễ, làm thủ tục hoá vàng, vãi gạo muối cho thần linh, âm linh. Mâm giấy tiền cũng được các trai làng đem ra cổng đình đốt cháy rực, tất cả đều thành tro thì các thánh thần và âm linh mới thượng hưởng trọn vẹn. Đồng thời bên trong người xướng hô lễ tất, chuông trống gióng ba hồi dài có lại dùi và nhạc tấu hồi kết, vị chánh tế lạy 3 lạy. Sau đó thì các vị trong ban tế lễ, nhạc lễ, phụ trách chiêng trống lần lượt lạy trước hương án. Lễ tế âm linh kết thúc vào khoảng 10 giờ.

Nghỉ ngơi trong giây lát, lễ lại được diễn ra trong nội thất đình tiền hiền, đây là lễ tế chính: tế Tổ nghề mộc Kim Bồng. Lễ tế cũng được diễn ra theo tuần tự sơ, á, chung hiến lễ với những nghi thức lễ truyền thống đã nêu ở phần trên do các vị chánh tế, tả hữu phân hiến thi hành trong sự hỗ trợ của người xướng, Ban nhạc lễ, người đánh chiêng trống. Trong không khí nghi ngút khói hương tràn đầy sự giao cảm giữa con người với thế giới tâm linh, các vị trong ban tế lễ quỳ trước hương án tổ nghề, văn tế được xướng lên tế cáo về sự tri ân đối với các vị thần của nghề nghiệp: Cửu Thiên Huyền nữ ( vị thần của của bách nghệ), Lỗ Ban, Lỗ Bốc ( hai vị thần tổ của nghề mộc), Lịch đại Tiên sư, các vị tiền hiền của làng đồng thời là tổ nghề mộc của làng và các vị thần cai quản làng xóm là Thanh Hoàng, Thổ địa, Ngũ Hành đã nâng đỡ cho làng mộc Kim Bồng được phát triển, các thợ mộc vững tay nghề, an toàn trong sản xuất, chế tác. Đồng thời cầu mong các vị thần linh phò trợ cho toàn thể bà con trong làng mộc một năm nhiều việc làm, an toàn, may mắn. Kết thúc lễ tế, người dân trong làng lần lượt qùy lạy, khấn cáo trước án thờ Tổ nghề cầu mong Tổ nghề phù hộ để những dự định tốt đẹp của riêng bản thân được hoàn thành trong năm. Cách đây vài chục năm trở về trước, trong lễ tế, ban tế lễ có hát thày ( hát văn cúng), múa Lân chào mừng và vào những đêm sau lễ tế Tổ, Ban tổ chức lễ tế còn tổ chức hát bội cho người dân làng Kim Bồng thưởng thức.Lễ tế là một hoạt động tín ngưỡng đặc trưng, khá qui mô, thu hút được đông bà con làng mộc tham gia thể hiện sự phát triển của làng nghề mộc không chỉ ở qui mô sản xuất mà còn ở những sinh hoạt văn hoá tinh thần. Lễ hội này cũng phản ánh đặc trưng sự kết hợp cầu an, tế xuân, tế các vị thần cai quản làng xã với Tổ nghề ở một số làng nghề của Hội An. Qua lễ hội này, mính chứng tinh thần tri ân tiền nhân, tôn trọng thế giới tự nhiên trong sản xuất, sinh hoạt của người dân làng mộc, góp phần làm phong phú thêm đời sống sinh hoạt văn hóa tin thần của người dân Hội An. Thiết nghĩ, cần tổ chức cho khách du lịch tham quan nghề mộc Kim Bồng đến tham dự khi lễ này đang diễn ra, nhằm giới thiệu cho du khách thể hiểu biết đầy đủ hơn về hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa của người dân làng mộc Kim Bồng.

Bài Văn Khấn Cúng Khai Trương Nghề May Mặc Đầy Đủ Nhất Năm 2022

Bài văn khấn cúng khai trương nghề may mặc đầy đủ nhất năm 2020: Khi chuẩn bị lễ vật xong, lên hương đèn, bạn ăn mặc chỉnh tề (áo dài hay âu phục) làm chủ bái, khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề khai sáng ra nghề may mặc và những bậc tiền hiền đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình để có đời sống sung túc và cầu mong nghề nghiệp ngày càng…

Bài văn khấn cúng khai trương nghề may mặc đầy đủ nhất năm 2020: Khi chuẩn bị lễ vật xong, lên hương đèn, bạn ăn mặc chỉnh tề (áo dài hay âu phục) làm chủ bái, khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề khai sáng ra nghề may mặc và những bậc tiền hiền đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình để có đời sống sung túc và cầu mong nghề nghiệp ngày càng thuận lợi, phát đạt.

# Vị Tổ nghề may là ai?

Lễ cúng giỗ tổ nghề may diễn ra vào ngày nào thì hầu như mọi người trong may hay ngoài ngành đều biết. Tuy nhiên ít ai có thế biết được nguồn gốc lễ giỗ tổ bắt nguồn từ đâu và Tổ sư nghiệp là ai? Tìm hiểu về nghề may ai cũng biết đây là nghề truyền thống có từ lâu đời của người Việt Nam và bắt nguồn từ khi con người biết trồng dâu nuôi tằm. Thế nhưng, để xác định được vị Tổ nghề thì rất khó. Riêng ở Hội An, các bậc cao niên truyền lại rằng: vị Tổ nghề may là Bà Nguyễn Thị Sen.

Theo thần tích, Bà Nguyễn Thi Sen sinh ra và lớn lên ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây (ngôi làng được Quý Minh Đại Vương là thần tướng dưới thời Hùng Vương lập lên). Vào tuổi trăng tròn bà là người con gái xinh đẹp, nết na, đảm đang, giỏi giang việc trồng dâu, dệt vải, may mặc, thêu thùa.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Vua Đinh Tiên Hoàng lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông, trong đó tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc chính là Thánh tổ nghề may Nguyễn Thị Sen.

# Chuẩn bị mâm lễ vật cúng tổ nghề may

Lễ cúng Tổ nghề may diễn ra vào buổi sáng chính vì vậy bạn nên làm cúng khai trương nghề may vào buổi sáng để đúng chuẩn phong thuỷ hơn.

Đối với những thợ may muốn tổ chức lễ cúng ở tiệm thì lễ vật thường là một cành hoa, con gà, đĩa trầu cau, ly rượu và chén nước lã. Nhiều tiệm còn cúng đầu heo, heo quay hay vịt là tuỳ theo ý nguyện và hiệu quả làm ăn trong năm. Bàn cúng được lập nơi khang trang (thường đặt ở vị trí gần bàn may).

# Văn khấn cúng khai trương nghề may

Khi chuẩn bị lễ vật xong, lên hương đèn, bạn ăn mặc chỉnh tề (áo dài hay âu phục) làm chủ bái, khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề khai sáng ra nghề may mặc và những bậc tiền hiền đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình để có đời sống sung túc và cầu mong nghề nghiệp ngày càng thuận lợi, phát đạt.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………

Ngụ tại……………………………

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……………………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề May

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề May thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Tóm tắt: Trên đây là Bài văn khấn cúng khai trương nghề may mặc đầy đủ nhất năm 2020. Người trong nghề kinh doanh, đa phần đều có dành niềm tin, cũng như sự quan tâm cho ngày khai trương, bởi vậy cúng khai trương là một sự việc quan trọng. Chúc bạn thành công theo hướng dẫn ở trên. Xem thêm văn cúng khai trương đầu năm 2020.Tags: văn khấn cúng khai trương nghề may, vị tổ nghề may là ai, cúng khai trương quán may quần áo, văn khấn khai trương nghề may, mâm lễ vật cúng khai trương nghề may

Có thể bạn quan tâm

Cách Cúng Khai Trương Đầu Năm Cho Người Việt Làm Nghề Kinh Doanh

VĂN HÓA NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ NGƯỜI VIỆT VỀ CÁCH CÚNG KHAI TRƯƠNG ĐẦU NĂM.

Trước tiên, chúng ta tìm hiểu về văn hóa cúng lẫn cách cúng khai trương đầu năm của người phương Đông. Sau đó, khám phá ra nét đặc trưng trong ngày này. Bên cạnh đó, hiểu được sức ảnh hưởng lẫn tầm quan trọng của việc lễ khai trương đầu năm đối với tín ngưỡng về kinh doanh trong toàn bộ năm đó.

Người phương Đông và người Việt coi trọng ngày lễ khai trương như thế nào?

Nhìn chung, các nền văn hóa phương Đông đều có một vài điểm chung về quan niệm, phong tục, nghi lễ thờ cúng chung. Đa phần sự ảnh hưởng này đã tác động đến văn hóa người Việt ta. Đặc biệt là sự ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc về tín ngưỡng phong thủy. Trong đó, nét đặc trưng riêng biệt có thể nhận ra rõ ràng nhất là tục cúng đầu năm. Không chỉ có mỗi nước ta, hầu hết các nước phương Đông đều có tập tục này.

Họ đều có quan niệm nó sẽ mang lại những thuận lợi nhất định trong công việc làm ăn. Nghi lễ này không thể thiếu được. Ngoài ra, đây còn thể hiện niềm tin của họ với các vị Thần Thổ Địa, Thổ Công. Những vị này có nhiệm vụ bảo hộ cho tiền tài, danh vọng, chức tước. Vì thế, cách cúng khai trương đầu năm phải được thực hiện cẩn thận. Sự coi trọng cũng như kính trọng các vị thần này được thể hiện rõ qua cách cúng khai trương đầu năm. Còn đối với riêng người Việt. Có sự khác biệt về vùng miền trong tín ngưỡng và coi trọng buổi lễ khác nhau. Hai vùng khác biệt nhận thấy rõ nhất : Miền Bắc , Miền Nam. Bài viết sau sẽ phân tích rõ hơn về vấn đề này.

Người phương Đông, người Việt thường có cách cúng khai trương đầu năm ra làm sao?

Thông thường, không chỉ riêng đối với người phương Đông có niềm tin vào phong thủy, người Việt Nam cũng vậy. Ngày nào, giờ nào thì thực hiện nghi lễ để có nhiều lộc nhất luôn là ưu tiên hàng đầu. Hằng năm, vào dịp đầu năm theo tháng âm lịch. Luôn có những ngày phù hợp cho việc làm lễ khai trương. Nhưng không phải ngày nào cũng mang lại lộc tài nhiều nhất đối với từng ông chủ, bà chủ. Do đó, việc làm đầu tiên để chuẩn bị cho buổi lễ khai trương là đi xem tuổi lựa ra ngày tốt nhất tổ chức.

Kết thúc việc chuẩn bị sẽ tiến hành nghi thức lễ khai trương. Cách cúng khai trương đầu năm làm sao cho phù hợp văn hóa tín ngưỡng vùng miền, thể hiện được đặc trưng của công ty. Trang phục, đồ cúng được chuẩn bị, cảm nhận của khách mời, lời lẽ cúng khấn sẽ là phương điện đo đạc đánh giá sự thành công của buổi lễ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÁCH CÚNG KHAI TRƯƠNG ĐẦU NĂM HỢP PHONG THỦY.

Cách cúng khai trương đầu năm thành công hay không thành công thì dựa trên kết quả kinh doanh cuối năm mới có thể đánh giá được. Vậy nên, rất nhiều chủ kinh doanh đã thống kê kết quả làm ăn. Cùng với việc cúng khai trương của năm đó ra sao để tự đưa ra bài học kinh nghiệm. Thực tế, cách cúng chỉ là một phương diện góp phần thành công mà thôi. Ngoài ra, còn nhiều mặt khác đánh giá giúp cho chủ kinh doanh dễ dàng trong việc xây dựng kế hoạch khai trương riêng biệt cho mình.

Đơn vị phụ trách tổ chức buổi lễ khai trương.

Khi bàn về đơn vị ở đây thì sẽ có nhiều tổ chức tham gia. Trong số đó không thể thiếu được: đơn vị cung ứng đồ cúng, đơn vị cung cấp các tiết mục mở màn ( múa lân, múa ông Địa,…), đơn vị thầu tiệc cung ứng. Không phải ai cũng có thể hợp tác được. Dựa trên nhiều tiêu chí, nếu như người chủ kinh doanh có sự quan tâm nhiều. Để hiểu rõ việc hợp tuổi, hợp vía khi hợp tác làm ăn càng mang lại sự thành công hơn trong ngày lễ. Và cũng như kết quả kinh doanh buôn bán sẽ có khác biệt đôi chút.

Vía người cúng lễ khai trương như thế nào?

Điều đó đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của người làm kinh doanh. Vì thế, nhiều họ đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Bằng cách tìm những người thân để thay mình làm lễ nếu mình không hợp tuổi. Hoặc một cách khác là nhiều người cùng tham gia và thực hiện cách cúng khai trương đầu năm cùng lúc. Một phần gia tăng vía tốt cho ngày khai trương. Đồng thời chia sẻ dư luận khi hoạt động kinh doanh không được như mong muốn.