Top 9 # Xem Nhiều Nhất Bài Cúng Lễ Tạ Bách Nhật Lô Nhang Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Lễ Bách Nhật 100 Ngày – Việt Lạc Số

Lễ bách nhật 100 ngày

Buổi chiều.

  Cúng Tiếp linh.

♦ Lễ: 2 lễ xôi – chè, 2 đĩa hoa, 2 đĩa quả, 2 đĩa oản bột, 1 lễ mặn (0,3 kg thịt luộc) 2 lễ trầu – rượu – trà – thuốc

  Cúng Phật.

♦ Lễ: 2 lê xôi – chè,l đĩa hoa, 1 đĩa quả, 2 đĩa oản bột, 2 đĩa oản gạo (1 lễ xôi thịt trầu – rượu – trà – thuốc).

  Tụng Kinh (Di đà)

♦ Lễ: Tiền gạo, nến, 2 lễ xôi – chè, 1 đĩa oản gạo.

  Cúng Gia Tiên (Ban thờ gia tiên)

♦ Lễ: 2 lễ xôi – chè, 2 mâm cơm cúng, 2 cơi trầu têm, 2 khay nước trà cúng, 2 chai rượu.

Hóa Y (Đốt mã)

♦ Lễ: 1 lễ xôi – chè, 5 phẩm oản gạo, (1 lễ xôi thịt trầu- rượu – Trà -thuốc) 1 nải chuối, 1 đĩa quả, 1 đĩa hoa, nếu có mua sắp mã bộ biếu các Cụ Tổ tiên cũng được.

  Thí thực (Cúng chúng sinh)

♦ Lễ: 1 lễ xôi – chè, 1 đĩa oản bột, 1 nải chuối, 1 đĩa quả, 1 đĩa hoa, (1 lễ xôi thịt – trầu – rượu – trà – thuốc), cháo – nẻ các loại quả cúng chúng sinh, giấy tiền, Quần áo…

Ghi chú: Cốt bát Hương gói gồm có ( 1 chiếc Gương tròn 10 cm, 1 phân Vàng, 1 phân Bạc, 1 hạt ngọc Trai, 1 hạt Mã Não, 1 miếng San Hô, 1 hạt Hổ Phách, ( mua ở hiệu Vàng Bạc) 1 chiếc Bút lông viết Kính mà không xóa được (Lấy cát đen mịn rửa sạch phơi khô đun nước ngũ vị tẩm vào lại phơi khô tiếp, đốt Trấu ủ cho thành tàn Trắng dần mịn trộn lẫn vào với Cát để đóng vào bao bốc bát hương). Lưu ý làm thừa ra còn hơn là thiếu. Bát hương mua bằng sứ Bát Tràng có cả đế gỗ sơn màu cánh dán, 1 chiếc Công đồng 20 cm, 4 bát 17 cm, 2 bát 15 cm.

Sắp lễ

♦ 2 cỗ mũ, hia, ngựa, cờ, kiếm (màu đỏ) 1 bộ (màu vàng)

Lễ chung.

♦ 5 nải chuối, 5 đĩa hoa, 5 đôi nến cốc, 1 hộp hương vòng, táo, lê, cam, xoài các loại: mỗi thứ 3 đĩa; Hoa: huệ, cúc, hồng; Giấy Tiền các loại (tiền đinh, tiền vàng, các loại to) mỗi thứ 10 dây, bánh, kẹo, thuốc lá, bia, bò húc, coca cola, bí đao, nước Lavie, 5 nắm Hương.

Văn Khấn An Vị Lô Nhang

A. Chuẩn bị:

– Bát hương

– Cốt bát hương gồm: 1 lá giấy ghi hiệu thổ công + vàng (nhẫn giả, giấy tiền vàng, tiền đài, hay thất bảo … tùy điều kiện)

– Nước rượu gừng hoặc nước gừng (nước ngũ vị hương, nước vỏ bưởi . . .)

– Tro hoặc cát trắng

– Hương hoa lễ vật tùy tâm

B. Nghi thức

1. Sái tịnh và thiết lô hương.

Bát hương mua về lau qua bằng khăn giấy sạch, sau đó lấy khăn thấm rượu rừng và lau trong ngoài bát hương, vừa lau vừa đọc thần chú làm sạch pháp giới: ÁN LAM XOA HA (7 lần)

Sau khi sái tịnh, đặt cốt bát hương vào và cho tro hoặc cát trắng đầy bát hương.

2. Bái bạch thỉnh Thánh ứng lô hương:

– Sau bước 1, ta đặt bát hương lên bàn thờ, thắp 3 nén hương cắm vào bát hương

– Thỉnh lời bái bạch như sau:

Nam mô a di đà Phật (3 lần)

Kính trình chư vị thánh tiên, thổ công thổ địa táo phủ thần quân

Ngày hôm nay đệ tử thiết lập lô nhang phụng thờ bản gia táo phủ thần quân, tâm hương tấu thỉnh chư vị giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung đệ tử, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ chư vị tôn thần, nguyện chư vị giáng phúc trừ tai độ âm độ dương, cho gia trung đệ tử.

– Thỉnh Thánh ứng lô hương:

Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang (3 lần)

3. An vị lô nhang, cầu an

Đọc chú đại bi sau 3 lần (có thời gian thì có thể đọc kinh Dược Sư cầu an)

CHÚ ĐẠI BI

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da.

Nam-mô a rị da, bà lô Yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da.

Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da.

Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.

Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha.

Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra.

Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha.

Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha.

Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha.

Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha.

Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha.

Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha.

Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha.

Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.

Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta-bà ha. (3 lần)

4. Lễ hoàn

Sau 1 tuần hương, quan sát nếu thấy thông hương (3 nén đều cháy hết) thì là được, nếu không là chưa được. Nếu thông hương được rồi thì tạ lễ và nên thắp hương mỗi ngày liền đến 3 ngày hoặc 7 ngày hoặc 21 ngày hoặc 49 ngày hoặc 100 ngày v.v. (Tùy theo điều kiện). Có thể thắp hương vòng thông 24/24h hoặc mỗi ngày thắp 1 lần hương tùy điều kiện. Nếu hương cháy không hết thì sám hối chư vị tôn Thánh, thắp hương 1 lần nữa, đọc chú đại bi 3 lần và quan sát xem lần này đã thông hương chưa. Chỉ nên thử lại đến lần thứ 3, nếu qua 3 lần không được thì nên để dịp khác làm.

Lễ Cúng Tổ Tiên Của Người Lô Lô Xã Lũng Cú

(Phương Nam Plus) – Người Lô Lô, xã Lũng Cú (Đồng Văn) hiện có 86 hộ với 371 nhân khẩu, 7 dòng họ cùng sinh sống là Vàng, Sình, Dìu, Làn, Mùng, Giầu, Sính. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, thời gian, nhưng người dân nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó phải kể đến một nghi thức quan trọng của đồng bào là Lễ cúng Tổ tiên.

Người Lô Lô thường cư trú quây quần thành chòm, xóm, có bộ trống đồng (báu vật dòng họ). Những dòng họ có từ 3 bộ trống đồng trở lên là dòng họ lớn, có vị thế trong làng, mỗi bộ trống đồng của người Lô Lô thường có một trống đực và một trống cái. Theo quan niệm của họ, trống đực thường có uy thế đại diện cho đàn ông và cũng là đại diện cho dòng họ, còn trống cái là đại diện cho đàn bà, thể hiện sự sinh sôi nảy nở của dòng họ. Mỗi dòng họ có tộc trưởng đứng đầu, người này cũng là thầy cúng, đảm trách việc cúng bái cho cả dòng họ, duy trì sự gắn bó trong dòng họ. Quan hệ giữa các dòng họ trong làng bản thường được thể hiện qua các nghi lễ thờ cúng chung của làng. Mỗi dòng họ được phân công và chịu trách nhiệm những phần việc riêng biệt, tuỳ theo sự phân công sắp xếp của trưởng họ hoặc chủ tế, nhưng các dòng họ của người Lô Lô đều có sự quan tâm đến nhau khi họ nào đó có việc lớn như cúng tổ tiên, tang ma, cưới hỏi, hoặc làm nhà mới…

Ngoài nét văn hoá độc đáo của Lễ cúng Tổ tiên, người Lô Lô, xã Lũng Cú hiện còn gìn giữ nhiều phong tục tập quán truyền thống như trang phục truyền thống, tiếng nói, các nghi lễ dân gian truyền thống như múa trống đồng, dân ca (Ló chế), dân vũ, các câu chuyện cổ dân gian được truyền miệng, các bài tang ma… Đây là những nét văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc đang được các thế hệ người Lô Lô lưu truyền, gìn giữ.

Tái Hiện Trích Đoạn Lễ Cúng Tổ Tiên Của Người Lô Lô

Tái hiện trích đoạn lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô

(LV) – Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, sáng 22/4, đoàn nghệ nhân dân gian tỉnh Hà Giang đã tái hiện lại trích đoạn lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Theo thầy cúng Lương Việt Dũng đến từ xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thì mỗi gia đình người Lô Lô đều có bàn thờ tổ tiên, nhưng lễ cúng tổ tiên chung của dòng họ chỉ được tổ chức tại các gia đình trưởng họ. Đây cũng là một nghi lễ cổ truyền có từ lâu đời của người Lô Lô.

Nghi lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô gồm có nghi thức mời thầy cúng, mượn trống, mời nghệ nhân đánh trống, lễ mời và mời người về hóa trang thành người rừng.

Lễ cúng của người Lô Lô gồm ba phần: Phần 1 là Lễ hiến tế tổ tiên.Trước khi vào lễ chính, trưởng họ mời thầy cúng tiến hành lễ trình tổ tiên với nghi lễ ” chắp cánh”. Trong nghi lễ cúng của người Lô Lô không thể thiếu nghi thức cắt tiết gà. Họ cho rằng nên cắt tiết con gà ở đâu thì làm lễ vật ở đó mới thiêng.

Lễ hiến tế tổ tiên của người Lô Lô nhằm mục đích báo cáo tổ tiên và mời tổ tiên về dự lễ để hưởng lễ vật con cháu dâng lên. Sau nghi thức này trống được đánh lên, những người phụ nữ mặc quần áo truyền thống nhảy múa nghi lễ theo nhịp trống đồng rộn ràng để chờ đón Ma Cỏ về sẽ nhảy múa.

Theo tục lệ , người Lô Lô thường tránh mặt Ma Cỏ, nhìn thấy từ xa thì tránh đi đường khác, không nhìn, không đi ngược gặp Ma, không ho hắng, nói chuyện, không được vấp ngã và đi thẳng vào cổng nhà làm lễ cúng tổ tiên. Sau khi thầy cúng dứt lời gà sẽ được đưa đi làm thịt để dâng tên tổ tiên. Tiếp đó là lợn được đưa ra sân để hiến tế..

Sau lễ hiến tế là lễ tưởng nhớ tổ tiên. Ở lễ này, nghi lễ tuy đơn giản nhưng nó hàm chứa tín ngưỡng dân gian truyền thống từ bao đời của dân tộc Lô Lô. Nghi lễ này được thực hiện bởi các đoàn múa nghi lễ, họ múa từ sáng đến chiều với tiếng trống nhịp nhàng với những điệu múa truyền thống bắt mắt.

Khi đêm xuống là nghi lễ tiễn đưa tổ tiên bắt đầu trong tiếng trống. Trong khi thầy cúng làm việc thì anh em trong dòng họ, người dân trong làng bản đến chúc mừng thành công của buổi lễ đều tham gia nhảy múa theo nhịp trống. Họ mời nhau chén rượu, chúc mừng gia đình, dòng họ làm lễ thành công

Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô là một nghi lễ vòng đời của họ với ý nghĩa hướng đến cội nguồn, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, tạo sự đoàn kết trong cộng đồng. Đây là một nghi lễ linh thiêng, đậm chất nghệ thuật của tộc người Lô Lô trên biên giới cực bắc Lũng Cú, Hà Giang .