Lâu nay ta thường nhờ các thầy bốc hộ bát hương tại Điện – Đền – Chùa rồi mang về nhà thờ không biết có đúng không ? Thầy chùa thì cô quả, cô độc – Thủ Nhang Đền đồng cô, bóng cậu – Điện thì thầy cũng chẳng ra gì, vợ, chồng, con, cháu … cờ bạc lô đề, bất hiếu, chửi cha, mắng mẹ… Không phải tất cả đều thế nhưng tìm thầy gia đình tử tế, hòa thuận, làm ăn phát đạt không thấy có.
Đời lạ thế đấy chúng chẳng ra gì, mà mình lại hi vọng, nó mang lại sự may mắn, linh thiêng cho mình. Thần linh ở chùa, ở đền, điện và ở nhà khác nhau, hoàn toàn không thể bốc bát hương Thần linh, ở đó về thờ Thần linh nhà mình được. Bốc ở đó, ma đói ma khát theo bát hương về, dành ăn, tranh chỗ với các cụ nhà mình thì sao nhỉ. Bọn ma đói lý luận: gia chủ rước chúng về, chứ chúng có tự đến đâu, Các thầy phải làm cho nhà mình phải loạn, phải điêu đứng, mình mới cúng, mới lễ thì các thầy mới có ăn chứ.
Người xưa thường chọn người cao tuổi, hiền lành tử tế, gia cảnh yên ấm, hạnh phúc, con cháu phương trưởng, đề huề, làm ăn khấm khá, thịnh vượng nhờ bốc bát hương, gọi là “xin Phúc lộc của cụ”. Không nhờ được thì tự bốc lấy tốt bằng mấy lần nhờ chúng nó tiền mất tập vẫn còn.
CÁCH BỐC BÁT HƯƠNG – BÁC HÙNG Y
Bát hương mua về, rửa sạch bằng nước ngũ vị hương rồi tẩy bằng gừng với rượu, lau khô bằng khăn mặt mới. Lấy 3 – 5 hoặc 7 sấp tiền âm (mà người bán đã sắp sẵn các loại tiền vào rồi gấp đôi lại bó 10 sấp làm một). Tháo ra vo nhầu cho dễ cháy, đốt trong chậu nhôm hoặc sắt thật sạch, úp bát hương lên lửa, quay miệng bát 3 vòng thuận, 3 vòng ngược chiều kim đồng hồ, trừ hết tà ma ngoại đạo cố tình ẩn nấp trong đó. Làm sao đốt cho cháy hết mấy sấp tiền âm đó, rồi thả vào đáy bát hương gọi là cốt kim ngân (tiền vàng). Đặt cốt thất bảo (khi mua bát hương người ta thường bán kèm) vào đáy bát hương rồi dùng tay bốc gio vào. Một số người khi bốc gio vào họ cũng đếm từng bốc làm sao chia hết cho 4 thừa 1 gọi là chữ SINH. Ví dụ: 5 – 9 – 13 – 17 – 21 bốc, chẳng mất gì thì tại sao lại không làm theo.
Trong suốt quá trình đốt kim ngân, bốc tro vào bát hương ta luôn cầu nguyện: Bát hương này con xin được thờ …. (Ví dụ: Đức thánh tổ hay Bà Cô tổ…) Mỗi khi con thắp hương lên xin kính thỉnh Đức thánh tổ của dòng họ…, bà Cô tổ của dòng họ … Về với chúng con nhận hương, hoa, quả, đồ lễ chúng con dâng cúng… Nói đi nói lại nhiều lần, cho đến khi hoàn thành, đặt ngay ngắn bát hương lên bàn thờ, thắp mấy nén nhang cắm vào, nói thêm 1 đến 3 lần nữa. Đến bát thứ 2 hay thứ 3 cũng làm thế, dự định bát nào thờ gì thì kêu cầu cho bát đó. Nguyên tắc là trước tiên bao giờ cũng bốc bát hương ở giữa thờ Quan Thần linh và… Khi đặt lân ban thờ đồng thời xin ngài cho bốc các bát hương gia tiên, hội đồng bà cô, ông mãnh…
Nếu nhà con thứ thường có 3 bát hương:
1 – Bát đầu tiên bên trái (từ ngoài nhìn vào) CÁC CỤ TỔ TIÊN HAI BÊN NỘI NGOẠI
2 – Bát thứ 2 từ trái qua phải (ở giữa) TRỜI – PHẬT – CÁC VUA – CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN – THÁNH – THẦN – CÁC QUAN THẦN LINH BẢN ĐỊA THẦN HOÀNG BẢN THỔ – THẦN CÔNG THỔ ĐỊA, THẦN TÀI – THẦN QUÂN TÁO CÔNG.
3 – Bát thứ 3 ngoài cùng bên phải HỘI ĐỒNG BÀ CÔ, ÔNG MÃNH, CÁC CÔ BÉ ĐỎ, CẬU BÉ ĐỎ. Nhà con trưởng có thêm 2 bát hai đầu:
Bát đầu tiên bên trái: ĐỨC THÁNH TỔ DÒNG HỌ…
Bát cuối cùng bên phải: BÀ CÔ TỔ DÒNG HỌ…
Theo truyền thuyết xưa mỗi dòng họ được sinh ra từ một Đức thánh tổ. Đức thánh tổ là người phù hộ, độ trì cho con cháu nhà mình theo luật trời đất. Bà cô tổ, là người được nhà Trời phái xuống để trông nom cai quản con cháu dòng họ. Người có quyền nâng đỡ cho người nào có hiếu, có đức … Vì vậy 2 người này là quan trọng nhất, nên mỗi người được riêng 01 bát hương. Trong khi các cụ tổ tiên 2 bên nội ngoại có bao nhiêu người cũng chỉ chung nhau 1 bát, tất cả các các bà cô, ông mãnh, chết trẻ,chưa siêu thoát, các bé đỏ chết do sẩy, nạo… cũng chung nhau 1 bát.
Riêng bát hương ở giữa thờ: TRỜI – PHẬT – CÁC VUA – CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN – THÁNH – THẦN – CÁC QUAN THẦN LINH – THẦN HOÀNG BẢN THỔ – THẦN CÔNG THỔ ĐỊA, THẦN TÀI – THẦN QUÂN TÁO CÔNG… Lý luận về bát hương này là: Tâm đức của người khấn cầu hay còn gọi là đẳng cấp bậc thầy mà có thể thỉnh được đến cấp nào. Vì dụ: Bình thường là thỉnh được THẦN, Thần linh trở xuống, Cao hơn là thỉnh được THÁNH, cao nữa là CÁC MẪU – CÁC TRẦU – CÁC QUAN – CÁC VỊ TIÊN… Đỉnh cao nhất là thỉnh được: CÁC VUA – TRỜI – PHẬT – Sau khi bốc đủ số bát hương, 3 bát là con thứ – 5 bát là con trưởng, nhưng ngày nay nhiều nhà thờ đủ năm bát mà chẳng cần là con trưởng. Thắp hương bát giữa 9 nén các bát còn lại 5 nén. Từ lần thứ 2 bát giữa 7 nén các bát còn lại 3 nén, lần thứ 3 giữa 5 nén các bát còn lại 1 nén. (hàng ngày giữa 3 nén, các bát còn lại 1 nén. Giữa lần 2 hoặc lần 3 hóa vàng dâng các cụ. Ngày mùng 1, ngày rằm giữa 5 hay 7 hay 9 là tùy tâm.
Sau 2 tuần hương đưa cả bàn tay về vị trí từng bát hương lại nhắc lại địa vị của từng bát ví dụ như: Bát hương này con thờ CÁC CỤ TỔ TIÊN HAI BÊN NỘI NGOẠI, từ nay mỗi khi thắp hương con xin được kính thỉnh các cụ tổ tiên 2 bên nội ngoại về nhận lễ dâng cúng của con cháu… Làm lần lượt từ giữa ra 2 bên, trái trước phải sau.
Do bát hương mới bốc nên 100 ngày đầu tiên sáng nào cũng phải thay nước, thắp hương, có thể giữa 3 nén còn lại mỗi bát còn lại 1 nén. Nếu có thể pha ấm trà thì tốt. Nhớ đủ 100 ngày đầu tiên để an vị bát hương được tốt.
Bài khấn đã có các bạn thêm hoặc bớt vào cho đúng mục đích. Sắp mâm lễ gồm Hoa 5 mầu – quả 7 loại khác nhau – Sôi, gà, bánh, kẹo, trà thuốc, trầu cau, Mã gồm bộ quan thần linh đầy đủ cả ngựa đỏ, 2 bộ bà chúa đất, vàng hoa đỏ, vàng hoa vàng, vàng 5 mầu (ngũ phương), thoi vàng, thoi bạc, Tiền vàng (nên mua nhiều 1 chút) và 7 tờ tiền dương. Nếu có thể tìm được 1 bộ tiền quan: Thiên quan, Tào quan, Phật quan, Địa quan, Thủy quan thì tốt hơn.
Mâm cơm mặn, đặt bên dưới, thấp hơn ban thờ một chút. Trong khi cúng rót thêm rượu 1 đến 2 lần (lần 1 rót ít thôi để lần 2 lần 3 có thể rót thêm). Cúng được 1 lúc thì pha trà mời các cụ, cũng thỉnh thoảng lại rót thêm 1 đến 2 lần. Hóa vàng xong thì xin thụ lộc, hạ cơm cúng, bánh kẹo, quả… mời mọi người đến cùng ăn,càng đông người dự càng tốt.
CÁCH BỐC BÁT HƯƠNG ĐÚNG PHONG THỦY
Luôn nhìn ra hướng đẹp nhất có thể như; cửa ra vào, cửa sổ mà không cần tuổi tác bát trạch, phong thủy làm gì. Nếu phong thủy có thật thì các triều đại không bao giờ sụp đổ, các nhà giầu có không bao giờ lụn bại, phá sản…
Ban thờ thần tài và ông thổ địa:
Nếu làm ăn, cửa hàng cửa hiệu có thể đặt thêm ban thờ dưới đất, hướng ra cửa được thì tốt hoặc nằm bên trái nhìn về bên phải hoặc phải nhìn về bên trái cửa ra vào. Cách bốc bát hương cũng như vậy đơn giản không cần phải cầu kỳ nhưng thể hiện sự trang nghiêm, thành kính. NGOÀI RA KHÔNG ĐẶT CÁC BAN THỜ KHÁC.
Ngày trước, khi làm ăn khó khăn các thầy khuyên tôi nên thờ Phật bà để bà phù hộ mọi việc được hanh thông. Sư Trung tốt nghiệp đại học phật giáo tại chùa Quán Sứ – Hà Nội đến cũng vài nhà sư khác làm lễ tụng kinh, trì chú, hô thần, nhập tượng rất bài bản. Lễ xong Sư nói thế này: Thờ để mình luôn nghĩ; nhà thờ Phật thì không nên làm được điều xằng bậy, chứ chẳng có Phật nào về đâu. 4 năm tôi ăn học ở chùa Quán Sứ, trung tâm chính trị Phạt giáo nhất Việt Nam mà chẳng thấy một lần Phật về, thì nhà bác Phật về sao được. Mấy năm liền làm ăn càng trật vật hơn. Thì ra là thế này:
Ban thờ Phật tại nhà; vài vong hồn cuồng tín thấy mình thờ phật mà không thành kính, trang nghiêm, thì sinh ra thù ghét, kéo bè kéo đảng đến đuổi các cụ nhà ta không cho vào nhà, hành hạ gia chủ khổ sở mới thỏa lòng. Chúng ta ở nhà vẫn phải ăn mặn, mặc quần đùi cởi trần, lao động sản xuất ra con người… không thể giữ lễ như ở chùa được. Một ngày kia có cụ hòa thượng là bậc cao tăng đến nhà. Cụ nói: Phật là để thờ trong chùa, nơi đấy có đủ điều kiện sạch sẽ, tôn nghiêm, có người chăm sóc hương khói, kinh kệ… Chỉ khi nào các đàn lễ lớn, thầy chủ tế có uy lực, có nhiều công đức may ra ngài mới quán chiếu xuống một chút. Đưa Phật về nhà, hướng về ngài, đọc lại các bài kinh, giảng cho ngàinghe như là Phật không thuộc bài, hàng ngày con đọc, con giảng lại cho Phật nghe nhé. Không biết thế có phải là nhạo báng Phật không nhỉ.
TỤNG KINH, TRÌ CHÚ Rất tốt nhưng hướng về ban thờ gia tiên nhà mình để các cụ nghe, hiểu hướng tâm theo phật. Hồi hướng công đức trì tụng, cho các cụ mau siêu thoát mới là đúng. Hầu hết các nhà sau khi bỏ ban Phật đi đều thấy nhẹ nhàng, làm ăn có vẻ thông thoáng hơn. Chúng nó nói Lão Hàng rào bê tông sui mình bỏ ban Phật, có tội thì lão chịu, chứ mình không biết, là không việc gì. Có đứa khi tháo ra, khi thả xuống sông, mồm luôn mồm lẩm bẩm: Bác Hùng Y sui, chứ thực tâm con không dám, có gì cụ về trừng phạt bác ấy, đừng hại con. Hê hê !!! Mỗi lần như vậy Bác Lại hắt sì hơi, ốmđau mấy giây liền.
Tháo ban thờ cho vào bao tải, tất cả tượng, lọ hoa, bát hương, cốc chén, đồ thờ… + 1 bát gạo + 1 bát muối + 7 – 10 lễ tiền vàng + 7 đến 10 tờ tiền dương cho vào bao, thả tất xuống sông thế là xong. Lũ dở hơi kia mải đuổi theo quên đường về thế là thoát từ đó làm ăn lại hanh thông.
Tất cả các bát hương khác mà chúng nó bịa ra như: thờ bản mệnh, hay thần hộ mệnh. hoặc chúng bịa ra hợp ông hoàng, bà chúa nào đó phải thờ mới có tài lộc thì đều là lếu láo cả.
Tin hay không tùy mỗi người, cũng như thờ Phật tại gia. Bạn đủ đức độ, nhân hậu, phúc thiện, tâm thành, thánh thiện thì cứ thờ. Bác thì không có tất cả những điều đó, nhà lại ăn mặn, tiền vẫn thích, vợ thì vẫn muốn được sướng nên không kiêng được.
Bài đọc nằm trong chuyên mục “Bất truyền truyền”, tác giả Bác Hùng Y