Top 7 # Xem Nhiều Nhất Bài Văn Khấn Ngày Giỗ Mẹ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Bài Văn Khấn Giỗ Mẹ

Từ bao thế hệ nay, trong truyền thống của người Việt luôn có ngày giỗ chạp cúng những người đã khuất để cầu mong sự bình an và tưởng nhớ đến họ. Theo những bài viết về các bài cúng, bài này giới thiệu đến bạn bài cúng giỗ mẹ và văn khấn cúng giỗ như thế nào.

Bài cúng giỗ mẹ có ý nghĩa như thế nào

Theo văn hóa và tâm linh của người Việt Nam ta thì hàng năm vào đúng ngày mất của người thân trong nhà sẽ làm đám giỗ. Chuẩn bị những lễ lạc tùy theo điều kiện của mỗi gia đình để cúng giỗ.

Chính vì thế văn khấn giỗ cha mẹ mang rất nhiều ý nghĩa. Đầu tiên là theo truyền thống văn hóa của dân tộc được lưu truyền và gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác bao đời nay. Tiếp đó, vào những dịp như giỗ Cha Mẹ với các bài cúng giỗ Mẹ là lúc để gia đình đoàn kết lại, con cháu sum vầy với nhau để chuẩn bị mâm cơm cúng dâng lên người đã khuất. Thể hiện được tấm lòng thành của con cháu dâu rể trong nhà.

Cũng qua dịp này mọi người cùng nhau nhớ về những câu chuyện cũ, thêm gắn kết tình gia đình thương yêu nhau. Nguyện khấn cho cả gia đình được bình an, êm ấm.

Văn khấn cúng giỗ cha mẹ như thế nào

Nếu bạn muốn tìm hiểu về bài văn khấn cũng giỗ mẹ bạn có thể đọc văn khấn mẫu dưới đây.

Con lạy chín Phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ: Xưng họ của bạn. Tín chủ con là: Xưng đầy đủ họ tên và tuổi. Ngụ tại: Đọc nơi bạn đang sống Hôm nay là ngày/tháng/năm (âm lịch) Chính là ngày giỗ của Cha hoặc Mẹ (đọc tên của Cha/Mẹ) Năm qua tháng lại vừa ngày húy lâm, Ơn võng cực xem bằng trời biển. Nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ chúng con và toàn gia con cháu. Nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng đốt nén nhang hương dãi tỏ tấc thành. Thành khẩn kính mời: Cha hoặc Mẹ (nếu họ tên) Mất ngày/tháng/năm (âm lịch) Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng thịnh vượng. Xin mời các vị Tổ tiên, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Di và toàn thể các hương kinh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Xin mời vong linh các vị Tiền Chủ, Hậu chủ trong đất này với tâm hưởng. Chúng con với lễ bạc lòng thành xin cúi đầu được phụ trì.

Ý Nghĩa Ngày Giỗ Và Bài Văn Khấn Ngày Giỗ Ông, Bà, Cha, Mẹ

Đây là ngày con cháu tưởng nhớ đến các vị tổ tiên. Để ngày giỗ diễn ra trong khi ấm cúng thì cần có một mâm cơm cúng và cùng với đó là bài văn khấn cúng giỗ cho trọn vẹn.

Ý nghĩa và những ngày cúng giỗ quan trọng:

Đạo lý làm người luôn được người dân Việt Nam coi trọng. Người Việt luôn đề cao tính hiếu thảo trong cuộc sống hằng ngày. Bởi vậy những câu cao dao hay tục ngữ vẫn luôn hay nhắc về công cha, nghĩa mẹ và các đấng sinh thánh.

Chính vì lẽ đó, việc cúng giỗ những người đã khuất sẽ giúp cho con người thể hiện được lóng hiếu kính đối với tiên tổ, với những người đã khuất.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà việc cúng giỗ sẽ được tổ chức như thế nào – có thể tổ chức linh đình mới bà con, hàng xóm đến dự hoặc cũng có thể là một mâm cơm để gia đình sum vầy. Nhưng dù thế nào thì việc ngày giỗ cùng đã thể hiện được lòng thành kính với người đã khuất.

Những ngày giỗ quan trọng: Giỗ đầu

Người thân qua đời sau một năm thì tiến hành giỗ đầu. Trong thời gian này, những người có người thân mất vẫn chưa khây khỏa được nỗi đau buồn và sự nhớ thương. Thông thường vào ngày giỗ đầu của người đã khuất, mọi người thường tổ chức linh đình, mời họ hàng và hàng xóm đến.

Giỗ hết

Hai năm sau khi người thân mất, người ta sẽ tổ chức giỗ hết. Đây cũng là thời gian ngắn nên mọi người vẫn còn chút đau buồn và nhớ tới người thân đã mất. Vào ngày giỗ hết này, mọi người cũng tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu.

Giỗ thường

Giỗ thường là ngày giỗ từ năm thứ ba trở đi, trong ngày giỗ thường mọi người không phải tổ chức to như ngày giỗ đầu hay giỗ hết, ngày giỗ này có thể thu hẹp lại trong phạm vi gia đình và tù đó sẽ được tiến hành hàng năm.

Bài văn khấn ngày giỗ ông, bà, cha, mẹ:

Bạn đang đọc bài viết Ý nghĩa ngày giỗ và bài văn khấn ngày giỗ ông, Bà, Cha, Mẹ tại chuyên mục Cần biết, trên website Thích gì chọn đó

Lời Bài Hát Ngày Giỗ Mẹ

Ca sĩ: Linh Trúc-Giang Châu Album: Ngày Giỗ Mẹ Sáng tác: Đăng Duy NGÀY GIỔ MẸ Nói lối Mẹ ơi có muộn màng không khi con nhớ về mẹ Một khoảng đời vất vả gian lao Như cánh buồm trước biển cả bảo dông Chưa có một mùa xuân vui trọn vẹn Vọng cổ Câu 1: Mẹ ơi ngày mẹ vĩnh viễn ra đi về cõi vĩnh hằng xa thẳm, đàn cháu con hôm nay sum vầy đông đủ xin kính dâng lên một nén hương lòng…… như dáng mẹ năm xưa tóc bạc lưng còng, ngày ấy con rưng rưng nước mắt, buồn tiển biệt tính lại đã mấy độ thu sang. Lệ khóc mẹ già đã phai nhạt với thời gian, ngày giổ mẹ chúng con bùi ngùi thương cảm, nén hương lòng theo khói hương bay, gởi chút tình thâm đến mẹ hiền yêu kính…. Ơ…. Câu 2: Mẹ kính yêu ơi hương đăng trà quả, vật chất dương gian một chút lòng thành. Hèn mọn làm sao so với công đức sanh thành, ngày giổ mẹ chúng con quây quần tưởng nhớ, mâm cao cổ đầy nhưng mẹ có dùng đâu. Ôi cõi đời là bể khổ thương đau, là tử biệt sanh li là vô thường định mệnh, mẹ về trong khói hương bay, chút lòng con trẻ mẹ nào có hay…ơ… Nói lối Thuở ấu thơ con thường nghe mẹ hát Giai điệu vui buồn của bài vọng cổ quê hương Nay đến ngày giổ mẹ kính yêu Con xin dâng mẹ bài ca vọng cổ Vọng cổ Câu 5: Con cất lên tiếng ca nhân tình thế thái, những lời ca nhân ái của con …. Người…. đạo lý nhân gian ta nên khóc hay nên cười, cười cho những ai đua tranh cùng vật chất, chạy theo bạc tiền mà phụ nghĩa anh em, mẹ thường bảo rằng: tàu khang chi thê là bất khả hạ đường, bần tiện chi giao mạc khả vong, vợ chồng là nghĩa trăm năm, anh em là cả tình thâm cao vời… Câu 6: Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi một mình, mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm lở bước biết người nào lo ơi đời mẹ là những chuổi ngày dài gian truân cay đắng, nhưng vì cuộc đời mẹ phải trọn thủy trọn chung, me ơi mẹ đã lìa đời từ lâu lắm, chúng con cứ tưởng chừng vừa mới hôm qua, dù cuộc sống bôn ba xa lìa xứ sở, nhưng ở nơi đâu con cũng nhớ cội thương nguồn, một giọt máu đào hơn ao nước lả, dầu khổ thế nào chúng con luôn đùm bọc lẩn nhau, mẹ ơi con ghi tạc đáy lòng, anh em như thủ túc trọn đời thương yêu.

Bài Văn Khấn Cúng Ngày Giỗ Của Ông Bà, Cha Mẹ Đúng Nhất

Những ngày cúng giỗ quan trọng cần phải nhớ

Người dân Việt Nam chia ngày cúng giỗ thành ba ngày cúng quan trọng sau:

Giỗ đầu (Tiểu tường)

Đây là ngày giỗ được tiến hành vào đúng một năm người thân mất. Thông thường vào ngày giỗ đầu, người nhà thường tổ chức rất linh đình, mời họ hàng và hàng xóm đến. Vì trong thời gian này, những người có người thân mất vẫn chưa nguôi được nỗi đau buồn và sự nhớ thương.

Giỗ hết

Đây là ngày giỗ được tiến hành vào đúng hai năm người thân mất. Tương tự như ngày giỗ đầu thời gian này mọi người vẫn còn chút đau buồn và nhớ tới người thân đã mất. Vào ngày giỗ hết này, mọi người cũng thường tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu.

Giỗ thường (Ngày cát kỵ)

Giỗ thường là ngày giỗ tính từ năm thứ ba trở đi. Đối với ngày giỗ thường thì mọi người thường không tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu và giỗ hết. Có thể thu hẹp lại trong phạm vi gia đình và dòng họ.

Lễ vật cúng ngày giỗ

Mẫm lễ vật cúng ngày giỗ còn tùy thuộc vào phong tục của từng vùng miền khác nhau như thế nào. To hay nhỏ còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên không nên cúng những món ăn như mắm tôm hay những món là người mất lúc còn sống không ăn được.

Tin khác: Văn khấn cúng khai trương đúng chuẩn trong kinh doanh

Bài văn khấn cúng ngày giỗ đầu

Bài văn này áp dụng cho cả cúng giỗ ngoài sân hay trong nhà đều được. Cách vái cúng đám giỗ thường là 3 vái chào, 4 vái tạ. Ghi sớ cúng giỗ theo mẫu chữ hán hoặc nôm.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………………. Tuổi…………………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm…………….(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của:……………………………………………………………………………………………………

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:………………………………………………………………………………………………………..

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…………………………………………………………………………………………….

Mộ phần táng tại:………………………………………………………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Bài văn khấn cúng ngày giỗ thường

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ: …………………

Tín chủ (chúng) con là: …………………… Ngụ tại: …………………… Hôm nay là ngày ……… tháng ………. Năm………… Là chính ngày Cát Kỵ của ……………………………… Thiết nghĩ ………. (dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời ……………… Mất ngày …………….. tháng …………. năm …………… Mộ phần táng tại: …………………… Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Những kiêng kị trong ngày giỗ

Không nên nếm thức ăn trước thức ăn khi bày lên cúng vì nếu làm như vậy sẽ không thành kín với người đã mất.

Không nên dùng hoa quả giả. Phải chuẩn bị hoa quả còn tươi để cúng.

Không nên dùng chén bát sử dụng hàng ngày trong gia đình. Khi cúng giỗ tốt nhất là nên sử dụng chén bát mới.

Không cúng mắm tôm hoặc các món mà người đó lúc còn sống không ăn được.