Top 7 # Xem Nhiều Nhất Bánh Hỏi Cúng Đầy Tháng Là Bánh Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Bánh Phu Thê Là Gì? Cách Xếp Bánh Phu Thê Lên Tráp Cưới

Bánh xu xê hay còn gọi là bánh phu thê là loại bánh không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mặc dù thời đại ngày nay có rất nhiều loại bánh cưới hiện đại, được tạo hình đẹp mắt nhưng bánh phu thê vẫn là loại bánh phổ biến nhất được nhà trai chọn đặt vào trong tráp để làm lễ vật cho nhà gái.

Truyền thuyết về bánh phu thê

Truyền thuyết từ vua Lý Anh Tông

Theo truyền thuyết người xưa kể lại rằng: tên gọi bánh phu thê là do sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra cho chồng…

Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê. Cũng vì tên gọi ấy mà bánh phu thê (hay cũng còn gọi là xu xê) luôn được buộc thành cặp, biểu trưng cho sự gắn bó son sắt của tình chồng vợ.

Truyền thuyết từ người lái buôn

Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là bánh phu thê. Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gửi cho chồng kèm theo lời nhắn:

“Từ ngày chàng bước xuống ghe

Sóng bao nhiêu đợt bánh rầu bấy nhiêu”

Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó, người ta truyền nhau rằng bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng, và thường hay có mặt trong tiệc cưới như một lời nhắn nhủ đến các đôi vợ chồng trẻ.

Truyền thuyết từ vua Lý Thánh Tông

Theo truyền thuyết, trong thời nhà Lý, các nông dân thường sử dụng các loại nông sản của mình trồng ra để làm các loại bánh dâng cúng tổ tiên và thần linh, trong đó có một loại bánh gọi là bánh Su Sê. Trong một lần đi vi hành, vua Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên Phi Ỷ Lan về quê lễ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở Đền Đô.

Tại đây, dân làng đã dâng Đức vua và Nguyên Phi đặc sản của quê hương là bánh Su Sê. Đức vua và Nguyên Phi thưởng thức món bánh này và khen ngon. Thấu suốt sự hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn của loại bánh ngon, nhà vua đã truyền rằng bánh nên là một lễ vật trong ngày vui kết thành phu thê. Từ đó, bánh được gọi là bánh Phu Thê.  

Bánh phu thê được làm từ nguyên liệu nào?

Nguyên liệu chính làm ra bánh chính là tinh bột của gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. Tinh bột đó được xây nhuyễn, sau đó mới đem phơi và sấy khô trước khi được sử dụng để làm bánh.

Nhân bánh su sê được làm bằng đậu xanh, sợi dừa và cả hạt sen nữa. Vỏ bánh có màu vàng, màu vàng này được tạo ra từ chiết xuất hoa dành dành phơi khô.

Lớp bên ngoài cùng của bánh phu thê được gói bằng 2 loại lá. Lớp ngoài cùng là lớp lá dừa để bảo vệ bánh, lớp bên trong là lớp  lá chuối để chóng dính.

Ý nghĩa của bánh phu thê trong ngày cưới

Bánh xu xê hay còn gọi là bánh phu thê là loại bánh không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mặc dù thời đại ngày nay có rất nhiều loại bánh cưới hiện đại, được tạo hình đẹp mắt nhưng bánh phu thê vẫn là loại bánh phổ biến nhất được nhà trai chọn đặt vào trong tráp để làm lễ vật cho nhà gái.

Những chiếc bánh xu xê sẽ được dán chữ Song Hỷ bằng giấy đỏ lên mỗi chiếc bánh trước khi nó được xếp vào trong tráp làm sính lễ cưới mang qua gia đình nhà gái.

Khay sính lễ bánh su sê

Tráp bánh phu thê trong lễ ăn hỏi truyền thống của Việt Nam thường tượng trưng như lời chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ tình cảm thêm mặn nồng và sâu sắc.

Tráp bánh phu thê thông thường sẽ đi đôi với tráp bánh cốm. Bánh cốm đại diện cực Dương, trái ngược với bánh su sê đại diện cho cực âm. Khi kết hợp 2 loại bánh này sẽ tạo thành âm dương hòa hợp tượng trưng cho chuyện vợ chồng luôn hòa hợp và yêu thương nhau bền lâu.

Số lượng bánh và cách xếp bánh lên tráp trong lễ cưới

Nên đặt bao nhiêu bánh trong tráp bánh

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà số lượng bánh phu thê trong tráp có thể dao động từ 80 đến 100 cái. Có một lưu ý là số lượng bánh được xếp trong tráp luôn luôn phải là số chẵn

Cách xếp bánh lên tráp

Cách xếp bánh lên tráp theo kiểu tháp hình chóp

Theo cách xếp bánh này thì bánh phu thê sẽ được đựng trong những chiếc hộp nhỏ thay vì được gói bằng lá chuối. Người ta xếp các hộp bánh lên nhau theo hình của một tòa tháp hình chóp và trang trí thêm nơ và dây ruban đỏ trắng. Sau đó buộc chặt các bánh lại với nhau

Cách xếp bánh lên tráp theo kiểu tháp hình chóp

Cách xếp bánh theo kiểu hiện đại và cao cấp

Bánh sẽ được xếp vừa vặn trên 1 khay tròn làm bằng sơn mài cao cấp. Có thể sẽ xếp theo dạng hình tháp, tuy nhiên nó được trang trí thêm các loại hoa tươi làm cho tráp bánh trở nên hiện đại và đẹp hơn.

Cách xếp bánh theo kiểu hiện đại và cao cấp

Cách xếp bánh theo hình ngôi sao

Cách xếp bánh này sẽ sử dụng loại bánh được gói bằng lá chuối và  chỉ việc xếp vừa vặn bánh vào mâm tráp tròn, đến lớp trên cùng thì các bạn xếp cách chiếc bánh khéo léo lại thành hình ngôi sao. Sau đó trang trí thêm nơ và hoa màu đỏ vào là được.

Cách xếp bánh theo hình ngôi sao

Cách xếp bánh theo kiểu hình tròn

Vẫn sử dụng các loại bánh được gói bằng lá chuối. Bánh được xếp thành hình tròn theo viền của tráp, và nó được xếp thành 2 đến 3 hình tròn cho đến khi đầy tráp và người ta sẽ xếp đến lớp bánh thứ 2 đặt lên phía trên lớp bánh hình tròn vừa xếp

Cách xếp bánh theo kiểu hình tròn

Lời kết

Rất mong là sau những chia sẻ thông tin về bánh phu thê của webdamcuoi có thể giúp cho các bạn hiểu biết rõ hơn về loại bánh được cho là không thể thiếu trong bất kỳ đám cưới nào của người Việt.

Nếu thấy bài viết hay , chia sẻ ngay với bạn bè

Pinterest

Linkedin

Tumblr

Ngày 3/3 Là Ngày Gì? Vì Sao Lại Cúng Bánh Trôi, Bánh Chay Vào Ngày Này?

Hằng năm, vào ngày 3/3 Âm lịch, nhiều người thường cúng bánh trôi, bánh chay cúng gia tiên. Vậy ngày 3/3 là ngày gì? vì sao lại cúng bánh trôi, bánh chay vào ngày này?

Ngày 3/3 Âm lịch còn gọi là Tết Hàn thực. Theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” là lạnh, “thực” là ăn. Tết Hàn thực có ý nghĩa là ngày Tết ăn đồ lạnh.

Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa, Tết Hàn thực ở Việt Nam được bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc được lưu truyền tới ngày nay.

Đó là vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Lúc bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, do lương thực hết nên Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau nếm trải bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Nghĩ vậy nên Giới Tử Thôi về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt không phải để tưởng nhớ đến Giới Tử Thôi. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, bắt đầu từ tháng 3 hằng năm, thời tiết dần nóng lên, cũng là thời điểm chuyển giao sang mùa hè.

Vì thế, để đánh dấu thời điểm này, cứ vào ngày 3/3 Âm lịch, người dân làm bánh trôi, bánh chay để cúng tế đất trời, tổ tiên.

Món bánh trôi, bánh chay do người Việt sáng tạo ra có ý nghĩa tượng trưng là những món ăn nguội. Vì vậy, ngày mùng 3/3 Âm lịch của người Việt còn có tên gọi là Tết bánh trôi bánh chay.

Hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay để cúng gia tiên.

Tết Hàn Thực Của Người Việt Phải Có Bánh Trôi, Bánh Chay Là Vì Sao?

Vì sao Tết Hàn Thực của người Việt phải có bánh trôi, bánh chay?

Hàng năm, cứ vào ngày mùng 3/3 âm lịch theo tên gọi dân gian là ngày tết Hàn thực, người Việt lại cùng nhau chuẩn bị những đĩa bánh trôi bánh chay đẹp mắt để cúng tổ tiên ông bà. Trong ngày này, dù ai ở xa tới đâu cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ đầu năm, cùng ngồi bên mâm cơm sum vầy với gia đình.

Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Tương truyền, tết Hàn thực của người Việt ngày nay bắt nguồn từ một điển tích xa xưa của người Trung Quốc.

Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

Bánh Trôi Bánh Chay Trong Tết Hàn Thực

1.Ý nghĩa Tết Hàn Thực cúng bánh trôi bánh chay

Hàng năm, vào ngày 3 tháng 3 âm người Việt lại vào bếp quây quần cùng làm bánh trôi bánh chay dâng cúng vào dịp tết Hàn Thực. Theo nghĩa tiếng Hán thì “Hàn Thực” có nghĩa là thực phẩm để nguội, lạnh.

Phong tục cúng thức ăn lạnh vào ngày này dù được bắt nguồn từ một câu chuyện xa xưa ở Trung Quốc. Nhưng khi du nhập vào Việt nam ngày lễ này mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người đã khuất.

Những đĩa bánh trôi bánh chay tròn trịa, bóng bẩy còn mang đậm hình ảnh sự tích mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng của người Việt Nam.

Ngoài ra, tết này năm trong thời gian tiết Thanh Minh tháng ba âm lịch là thời điểm nhà nhà cùng nhau sum họp nhằm ngày Thanh Minh đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng sau đó.

Câu nói “Thanh Minh trong tiết tháng ba, lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” có ý nghĩa sau tiết Xuân phân mưa xuân phùn đã hết tới tháng ba âm lịch là tiết Thanh Minh trời đất quang đãng trong lành. Người dân thường đi xuất hành tảo mộ, cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất.

Từ xưa tới nay sự hiện hữu của bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt.

“Trôi nước có hiệu Thủy đoàn,

trong đường ngoài bột nổi hòn lênh đênh”

“Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”.

Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo thơm. Bánh tạo hình thành từng viên nhỏ, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh chín nổi lên mặt nước vớt ra. Còn đối với bánh chay thì nặn thành hình tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Việc người Việt Nam dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ ẩn chứa bản sắc dân tộc Việt Nam. Cả bánh trôi và bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp thơm. Là thành quả lao động vất vả của người nông dân như bánh chưng, bánh giầy,….

3.Cách làm bánh trôi bánh chay đơn giản tại nhà

Người Việt có tục lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Ngoài ra còn ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng. Thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, bánh trưng bánh dày tưởng nhớ công ơn.

Bột nếp

Đường phên hoặc đường phèn

Đậu xanh cà vỏ

Cơm dừa nạo sợi, nước cốt dừa

Mè trắng, gừng thái chỉ

Bột năng

Vani, lá nếp

Xanh: hoa đậu biếc

Nâu: Cacao, cà phê

Xanh: lá nếp, bột trà xanh

Đỏ: gấc chín

Vàng: bí đỏ, nghệ

Tím: lá cẩm, bắp cải tím

Tùy thuộc vào số lượng bánh bạn muốn dùng nhiều hay ít bột. Nhào bột với nước lạnh cho bột dẻo mịn không còn chỗ bột sống hay dấp dính tay.

Khi bạn nhào bột quá khô thì cầm vào sẽ có cảm giác còn hạt bột bên trong. Khối bột hay nứt vỡ không thành khối. Quá nhão thì sẽ có cảm giác hơi ướt và dính tay, sau này luộc bánh sẽ dễ bị nát.

Đối với bánh trôi sử dụng hoàn toàn bột nếp, bánh chay thì có sự pha trộn giữa bột gạo tẻ và bột gạo nếp theo tỉ lệ nếp 9 tẻ 1, hoặc nếp 8 tẻ 2.

Nhân bánh trôi truyền thống đơn giản chỉ sử dụng đường phên, đường phèn. Cắt miếng vuông nhỏ không những ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Có tác dụng bổ sung khí huyết, làm ấm cơ thể, kích thích máu lưu thông. Đối với bánh chay thì thường không sử dụng nhân nhưng nếu bạn thích thì làm nhân tương tự bánh trôi.

Nếu không sử dụng đường làm nhân bạn hãy dùng đậu xanh hấp chín xay nhuyễn cùng đường. Cho thêm dừa nạo vụn và vani cho thơm nếu muốn sau đó vo viên vừa với áo bánh.

d) Tạo hình bánh

Thực hiện phân chia bột thành những phần nhỏ bằng nhau. Có kích thước bằng cỡ ngón tay cái. Vo viên dùng tay ấn dẹt rồi cho một viên đường phên hay nhân đậu vào giữa vỏ bánh.

Khéo léo điều chỉnh vỏ bánh bọc kín nhân. Sao cho không để nhân bên trong không lộ ra ngoài miếng bột. Tiếp đó bạn xoa tròn viên bột trong lòng bàn tay để bánh tròn trịa.

Nếu muốn bắt mắt hơn cho bánh bạn có thể nặn tạo hình phối thêm bột nếp đã trộn màu khác. Hình thú, tai thỏ, mặt mèo, hoa trái,…

Thông thường bánh chay sẽ nặn hình tròn dẹt, bánh trôi nặn tròn đều.

Bạn cần đun một nồi nước sạch tới khi sôi thì cho những phần bánh đã nặn xong vào luộc. Chia thành từng lần luộc nếu số lượng làm quá nhiều.

Bánh sau khi vớt bạn xếp lên đĩa, chấm mè lên trên từng viên bánh cho đẹp mắt. Rắc thêm dừa nạo sợi hoặc hạt đậu xanh hấp chín lên trên.

f) Chuẩn bị nước đường chan bánh trôi bánh chay

Bạn cho khoảng một thìa bột sắn hoặc bột năng đầy. Hòa tan với lưng bát tô nước rồi đổ vào nồi, bắc lên bếp và quấy đều. Bạn cho thêm đường và nắm lá nếp, gừng thái chỉ cho thơm. Và nêm nước có độ ngọt thanh mát phù hợp, đừng cho quá ngọt.

Nước đường chan đã sôi, chuyển màu trong và bắt đầu sệt lại là đã đạt đến yêu cầu. Bạn đun nhỏ lửa thêm một chút rồi tắt bếp vớt lá nếp ra. Múc phần nước đường chan vẫn còn nóng vào các bát bánh đã để sẵn.

Sau cùng, bạn trang trí thêm cho đĩa bánh rắc phần đậu xanh hạt cà vỏ hấp chín lên trên. Tiếp đến rắc mè rang và thả một chút dừa nạo sợi lên lớp trên cùng. Thế là bạn đã hoàn thành bát bánh trôi bánh chay ngon miệng, đẹp mắt.

Cuối cùng chúng ta cũng đã hoàn thành những đĩa bánh trôi bánh chay thơm ngon, bắt mắt rồi. Đây không chỉ là món bánh được dùng để dâng lên cúng tổ tiên. Bày tỏ lòng thành kính vào ngày Tết Hàn Thực, mà còn là một món có thể làm ăn hằng ngày. Vừa lòng người lớn, trẻ nhỏ thích thú nữa!

Dịch vụ Đồ cúng Việt chúng tôi chuyên cung cấp các mâm cúng trọn gói. Đặc biệt cung cấp xôi tam sắc, tứ sắc, chè trôi tam sắc, chè đậu trắng cúng đầy tháng thôi nôi cho các bé. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thơm ngon tươi mới. Với tay ngề thợ lâu năm đảm bảo sẽ làm thực khách hài lòng.