Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Cúng Rằm Tại Nhà Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Herodota.com

Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Tại Nhà

Phần lễ cúng rằm tháng giêng bao gồm lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên, được chuẩn bị chu đáo thành từng phần

2/ Cúng gia tiên.

Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến. Nếu là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo.

Dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. ( 3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy )

(Cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)

Nguyện mây hương lành này,

Biến khắp mười phương giới,

Trong có vô biên Phật,

Vô lượng hương trang nghiêm,

Viên mãn đạo Bồ Tát,

Thành tựu hương Như Lai. ( 1 lạy, và cắm hương vào bát hương)

Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương.( 1 lạy)

(Thành kính chấp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật)

Phật thân rực rỡ tựa kim san

Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn

Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.

Phật đức bao la như đại dương

Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

Trí tuệ vô biên vô lượng đức

Đại định uy linh giác vẹn toàn.

Phật tại Chân Như pháp giới tàng

Không sắc không hình chẳng bụi mang

Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật

Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.

Án phạ nhật ra hồng. (3 lần)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. ( 1 lạy )

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 1 lạy )

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. ( 1 lạy )

Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. ( 1 lạy)

( Quỳ đọc) Chí tâm sám hối:

Xưa kia gây nên bao ác nghiệp

Đều vì ba độc: tham, sân, si

Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra

Hết thảy con nay xin sám hối.

Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng

Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư

Niệm niệm âm vang tận pháp giới

Độ khắp chúng sinh nhập Bất Thoái. (1 lạy)

Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương. (1 lạy )

Cúng gia tiên là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy. Ngoài ra còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.

Văn khấn Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) tại nhà

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Bạn nên tìm hiểu thêm: **Những thông tin trong bài viết có tính chất tham khảo cho những ai quan tâm

Cách Sắm Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Tại Nhà ?

Ông bà ta xưa quan niệm rằng mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh như: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô.

Trong đó có sao vận tốt, lại có sao vận xấu. Nếu ai bị sao vận xấu chiếu mạng trong năm thì làm lễ dâng sao giải hạn; Nếu ai được sao tốt chiếu mạng thì làm lễ dâng sao nghinh đón.

Lễ nghênh, tiễn nhương tinh (cúng sao) được tiến hành thường kỳ vào những ngày nhất định của các tháng trong năm.

Tuy vậy, dù sao nào chiếu mệnh thì vào tối ngày rằm tháng giêng (ở miền Nam nhiều chùa cúng sao vào tối mồng 8 tháng giêng), người ta thường sắm đủ phẩm vật, đủ số lượng các đèn, nến tuỳ theo mỗi sao cần nghinh tiễn đế làm lễ cúng sao tại nhà. Bài vị cúng mỗi sao được viết trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao.

Bàn hương án cúng dâng sao thường đặt ở sân trước nhà hoặc trên sân thượng.

Văn khấn cúng dâng sao giải hạn (ngày Rằm tháng Giêng)

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm……………..

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………..

Chúng con thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân

Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân

Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân

Văn Xương Văn Khúc tinh quân

Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn

La Hầu, Kế Đô tinh quân

Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời sán lạn.

Chiếu thắp cõi trần.

Xin các tinh quân.

Lưu ân lưu phúc.

Lễ tuy mọn bạc.

Lòng thành có dư.

Mệnh vị an cư.

Thân cung khang thái.

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Cách Cúng Rằm Tháng 7 Đơn Giản Nhất Tại Nhà

Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày lễ Vu Lan. Đây được xem là một đại lễ báo hiếu công sinh thành và nuôi nấng của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lễ cúng này được thực hiện chùa, đình hoặc cũng có thể cúng tại nhà gia chủ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách cúng rằm tháng 7 đúng cách nhằm cầu bình an, gặp nhiều may mắn. Giúp gia chủ một năm gặt hái thành công và đầy tài lộc. Để hiểu rõ hơn cách cúng rằm tháng 7, hãy cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu một số thông tin từ nội dung bài viết sau đây.

Hướng dẫn cách cúng rằm tháng 7 đúng chuẩn tại nhà

Ý nghĩa của việc cúng rằm tháng 7 âm lịch

Để có được nhiều may mắn và thu hoạch được mùa bà con thường cầu xin thần linh, tổ tiên đã khuất ban điều tốt lành cho gia chủ. Thường lễ cúng này diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm. Hay còn gọi là lễ Vu Lan, 1 đại lễ báo hiếu cho người đã sinh thành và nuôi nấng chúng ta nên người.

Cứ đúng rằm tháng 7 thì công việc được hoàn tất. Lúc này, con người làm lễ cúng tạ ơn thần linh và làm mâm tưởng nhớ tổ tiên bằng rượu, xôi, hương, 1 lọ hoa tươi, và mâm cỗ mặn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp mắt. Sau đó, gia chủ cầu nguyện bằng bài văn khấn rằm tháng 7 để cầu bình an cho gia đình thêm khỏe mạnh và giàu sang phú quý.

Tham khảo thêm >>> Cách cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái đơn giản nhất 2019

Lễ cúng Vu Lan được diễn ra vào thời gian nào của năm?

Theo phong tục truyền thống của dân tộc, lễ cúng Vu Lan (lễ báo hiếu cha mẹ, tổ tiên đã khuất) được diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm. Mục đích của việc cúng này nhằm cầu xin tổ tiên đã khuất phù hộ cho con được khỏe mạnh, làm ăn phát tài, giàu sang phú quý.

Bên cạnh đó, bạn cần phân biệt lễ cúng Vu Lan báo hiếu gia tiên và cúng cô hồn. Đây là hai lễ hoàn toàn khác nhau. Ngày nay có nhiều người đã gộp cúng gia tiên và cúng cô hồn làm 1 nhưng đây là điều không nên. Bởi cúng gia tiên cần làm lễ ở trong nhà trước ban thờ tổ tiên thể hiện sự biết ơn đến cha ông đặc biệt nên cúng vào ban ngày.

Lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng rằm tháng 7

Mâm cúng lễ Vu Lan rằm tháng 7 thường là đồ mặn kèm theo đồ mã và những vật dụng liên qua của người cõi âm. Tất cả được làm bằng giấy giống như thật như quần áo, giày dép, nón, xe, nhà,…

Gia chủ cần chuẩn bị chu đáo các lễ vật từ mâm cơm cho đến đồ vàng mã mà lúc sinh thời tổ tiên dùng trước khi khuất.

Tham khảo thêm >>> Cách cúng động thổ xây nhà 2019 gồm những gì?

Nội dung bài văn khấn cúng rằm tháng 7 âm lịch

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Kính lạy chư vị Tổ tiên.

Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là rằm tháng bảy năm ….

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Tham khảo thêm >>> Cách cúng Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch)

Hi vọng với cách cúng rằm tháng 7 bên trên sẽ giúp các bạn cầu bình an giúp gia chủ một năm đầy tài lộc. Bên cạnh đó, ngày rằm tháng 7 chính là ngày lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã xuất. Người đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta thành người như ngày hôm nay. Ngoài ra, vào dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7) tùy theo điều kiện của mỗi gia đình có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua… khi phóng sinh có suy nghĩ vô tư, trong sáng, thành tâm làm phúc. Với mục đích cầu bình an, tài lộc cho gia chủ thêm giàu sang phú quý.

Xem Lịch Âm – Lịch Vạn Niên

Cách Cúng Cô Hồn Rằm Tháng 7 Tại Nhà Đơn Giản Nhất

Bên cạnh việc chuẩn bị từ đồ lễ, bài khấn thì thời điểm để cúng rằm tháng 7 và lễ xá tội vong nhân cũng là một trong những điểm lưu ý vô cùng quan trọng.

Trong dịp lễ Vu Lan, ngoài việc lên chùa cài hoa hồng, tụng kinh cầu siêu, cúng dường trai tăng…người dân thường thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát (còn gọi là lễ xá tội vong nhân).

Khóa lễ xá tội vong nhân nhằm giúp những người đã mất được tha thứ mọi lỗi lầm. Đây cũng là dịp để cho những vong hồn có tội ăn năn, sám hối. Ngày này dân gian còn gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn.

Tuy lễ cúng cô hồn với lễ Vu Lan được thực hiện trong cùng ngày rằm tháng bảy nhưng lại hoàn toàn khác nhau. Vậy cúng rằm tháng 7 và cúng cô hồn như thế nào cho đúng để có thể thực hiện được ngay tại nhà.

Đầu tiên là cúng Phật, vào ngày rằm tháng Bảy, mọi người có thể sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày Báo hiếu, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.

Về cúng gia tiên, vào ngày 15/7 (âm lịch) đa phần các gia đình Việt Nam thường làm một mâm cơm mặn để dâng lên bàn thờ ông bà, nhưng theo giáo lý nhà Phật việc cúng chay vẫn tốt hơn.

Cách cúng cô hồn ngay tại nhà

Mâm cỗ cúng cô hồn thường có:

– Muối gạo (1 đĩa)

– Cháo trắng nấu lỏng ( 12 chén nhỏ ) hoặc cơm vắt (cơm nắm) : 3 vắt

– 12 cục đường thẻ.

– Giấy áo, giấy tiền vàng bạc .

– Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15cm )

– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

– Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)

– Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Chú ý: Không cúng xôi, gà, đồ mặn. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Việc cúng Rằm tháng 7 tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.

Nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên… vào ban ngày, sau đó về nhà làm một mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật và bàn thờ người thân.

Riêng việc thiết lập mâm lễ cúng cho những cô hồn chưa siêu thoát thì nên thực hiện vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa.