Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Để Gà Cúng Tất Niên Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Cách Đặt Gà Cúng Tất Niên

Sai lầm trong cách đặt gà cúng tất niên

Cách đặt gà cúng tất niên như thế nào? Làm thế nào để đặt gà cúng đúng cách? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều bạn quan tâm và mong muốn tìm lời giải đáp. Trong văn hóa người Việt, gà là vật nuôi thân thuộc với mỗi chúng ta. Đây còn là món ăn dân cúng tổ tiên trong những dịp quan trọng như lễ, Tết. Tuy nhiên, vẫn có nhiều gia đình không biết cách đặt gà cúng thế nào mới đúng. Hiểu được điều đó, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách đặt gà thật chuẩn trên mâm cỗ tất niên để thu hút tài lộc cho gia đình trong năm mới.

Đặt gà cúng giao thừa thế nào cho đúng?

Việc chuẩn bị mâm cỗ giao thừa bạn phải chú ý đến rất nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số đó, cách đặt gà cúng tất niên cực kỳ quan trọng. Bạn sẽ phải đặt gà cúng lên đĩa to, thao các dây buộc gà nếu có. Bầy gà ngăn ngắn trên đĩa, tránh trường hợp gà bị đổ. Mỏ gà ngậm một bông hoa hồng đỏ và phần đầu gà phải quay ra đường để đón quan Hành khiển. Đặt gà cúng như vậy có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà, thu hút năng lượng tốt nhất.

Trong nhiều nơi ở miền Bắc, các gia đình thường chặt gà sẵn thành miếng nhỏ trên mâm cỗ cúng với suy nghĩ cho ông bà tổ tiên có thể dễ dàng thưởng thức. Phần tiết và lòng sẽ dùng để nấu canh miến. Đây là tập tục quen thuộc, tùy vào suy nghĩ của mỗi gia đình khác nhau sẽ có cách đặt gà cúng tất niên không giống nhau.

Hướng dẫn đặt gà cúng trên ban thờ

Bạn cần phải chú ý cách đặt gà cúng trên ban thừa không chỉ vào dịp tất niên mà còn ngay trong những dịp khác như cúng giỗ, cúng rằm,… Gà đặt trên bàn thờ phải quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Con gà sẽ trong trạng thái há miệng, chân quý và cánh duỗi tự nhiên.

Nhiều gia đình thường không chú ý đến những chi tiết nhỏ này, đặt gà nhưng đầu gà lại hướng ra bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc gà không chịu chầu. Đây là sai lầm trong cách đặt gà cúng tất niên nhiều người mắc phải. Thực tế, gà quay đầu ra ngoài sẽ đẹp hơn so với việc quay đầu về bát hương, phao câu cũng chổng ra ngoài nhưng cách đặt gà này chỉ đẹp về hình thức. So về ý nghĩa tâm linh và thành kính thì đặt gà như vậy sẽ không đẹp.

Cách làm gà cúng đẹp

Gà luộc cho mâm cơm tất niên không giống như gà cúng Giao Thừa. Nếu mâm cúng Giao Thừa bạn phải chọn gà trống non thì gà cho mâm cơm tất niên thường lựa chọn là gà mái bé đã đẻ trứng. Như vậy ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.

Gà cúng đẹp phải mổ moi, làm sạch và cứa khớp để hai chân quặp vào phần bụng phía sau. Sau đó, bạn mang gà đi luộc, quá trình luộc gà cũng phải chú ý đặt gà nghiêng trong nồi nước lạnh, đầu ngửa ra phía lưng, hai cánh co tự nhiên. Luộc gà phải chú ý thời gian lập để gà chín đều hai bên và không bị vẹo.

Nước luộc gà được dùng là nước lạnh, không sử dụng nước nóng khiến da gà bị co, không đẹp về mặt thẩm mỹ. Luộc gà cùng với 1 củ hành, củ gừng đã đập dập. Luộc đến khi sôi rời hớt bọt nước. Khi gà chín vớt ra cho vào tủ lạnh để thịt gà giòn, ngon hơn và trông đẹp mắt.

Tháo dây buộc gà vì lúc này gà đã được định hình rõ ràng. Nhét một bông hoa hồng vào miệng gà hoặc sử dụng 1 quả ớt đã tỉa hoa để trang trí trông gà sẽ đẹp hơn rất nhiều. Sau đó, bày gà ra đĩa và chuẩn bị cúng giao thừa.

Một số lưu ý bạn cần nhớ khi làm gà cúng tất niên

Vậy khi làm gà cúng tất niên bạn cần chú ý những gì? Chắc hẳn có rất nhiều bạn đều quan tâm đến vấn đề này. Chúng tôi chia sẻ cho bạn một số lưu ý như sau.

Đầu tiên, khi cúng lễ bạn nên để nguyên con gà trống bày trên mâm lễ thay vì việc chặt toàn bộ con gà thành từng miếng. Điều này nhằm thể hiện sự nghiên cẩn và cũng mang tính thẩm mỹ cao hơn cho mâm cỗ cúng tất niên. Gà mái, bạn có thể chặt gà thành từng miếng, đương nhiên, tính thẩm mỹ cũng không cao bằng.

Khi chặt nên để nguội, không nên chặt thịt lúc gà nóng vì sẽ làm nát thịt và bắn bẩn thịt gà xung quanh. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý không nên cúng gà quay, gá rán, gà rang,… hình thức này vừa không đẹp vừa mất đi sự nghiêm trang.

Tiếp đó, việc bày trí gà trên đĩa rất quan trọng. Bạn nên sử dụng đĩa to để bày gà cho gà đứng vững giữa mâm cỗ cúng. Nhờ rằng gà bày cúng phải cắm thêm bông hoa hồng để khiến gà trở nên sinh động và thể hiện thành ý của bạn đối với những người đã khuất.

Hướng Dẫn Cách Chuẩn Bị Gà Cúng Tất Niên Ngon Nhất

Một con gà trống hoa luộc vàng ươm, miệng ngậm bông hoa hồng đỏ từ lâu đã trở thành lễ vật không thể thiết trong mâm cúng tất niên, cúng giao thừa của mọi gia đình Việt. Vậy làm sao để chuẩn bị 1 con gà cúng như vậy? Hãy cùng CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH xem những mẹo hay dưới đây nhé.

> Xem thêm: Nhận đặt mâm cúng tất niên trọn gói, giao hàng tận nơi

Để có một con gà cúng đẹp, người nội trợ cần chọn gà rất kỹ: con gà (sống hoặc mái tơ) mào phải đỏ tươi nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy, chân nhỏ (gà ri) gà nặng từ 1,2 kg – 1,4 kg là vừa, gà to quá bày không đẹp, thịt kém ngọt nhiều xương. Khi gà mua về cắt dây trói chân, thả vào chuồng hoặc vào lồng 2-3 giờ để gà đi lại cho máu không tụ ở chân, sau đó mới cắt tiết.

Làm gà cũng phải công phu hơn gà làm các món khác, trước tiên vặt lông ở dưới tai gà, dùng dao sắt cắt một nhát ( không cắt quá sâu đứt cả cổ gà, ra ít tiết sẽ bị thâm đen) hứng tiết vào bát cho thêm một chút nước cho xốp. Khi cắt tiết không cầm quá chặt ở phần đầu làm tụ máu, đầu gà bị đen, khi gà chảy hết tiết mới bỏ vào chậu, nếu gà chưa chết hẳn gà sẽ đập mạnh cánh bị gãy không tạo được con gà đẹp. Nhúng gà vào nước nóng khoảng 70 độ C (pha 4 phần nước sôi 1 phần nước lạnh) nếu nước sôi 100 độ C, gà non dễ bị rách da. Nhổ sạch lông, bóc màng chân, bóc vỏ sát muối toàn thân để tẩy hết mùi của lông, rửa nhiều lần cho sạch. Mổ gà phải mổ moi: cắt đứt đoạn da ở diều, lôi diều và cuống họng ra, cắt ngang bụng dưới cách hậu môn 2-3 cm (vết cắt dài khoảng 4 cm), lấy nội tạng ra, khoét hậu môn để lòng rời khỏi thân gà. Sau đó làm lòng sạch để ráo nước.

Buộc gà cúng.

Luộc gà phải chọn nồi sâu lòng, cho nước vào nồi ước lượng đủ ngập gà, đặt lên bếp nóng khoảng 50 độ C (để hạn chế nước trong thịt gà không bị tiết ra nước, giữ độ ngọt của thịt gà), cho muối gừng hành đập dập, rồi cho gà vào luộc. Lưu ý đặt gà nằm sấp khi chín mới đẹp. Đậy vung đun lửa vừa, khi bắt đầu sôi, hạ nhiệt độ nước sôi lăn tăn, cho tiết lòng vào luộc. Khi gà nổi lên, nước có nhiều váng béo, dùng tăm xiên thử vào đùi gà, thấy nước tiết ra không đỏ là gà đã chín. Vớt ra nhúng gà vào nước đun sôi để nguội, rửa sạch da gà, để ráo nước. Xoa một chút mỡ gà tạo da gà: béo vàng mọng (để lâu da không bị co nhăn nheo).

Xếp gà lên dĩa để cúng tất niên.

Đặt gà lên đĩa to, tháo dây bầy ngay ngắn, mỏ cài bông hoa hồng đỏ rực ( tiết, lòng bầy dưới bụng), bầy thêm một đĩa muối tiêu, chanh ớt thái mỏng và một ít lá chanh thái chỉ cho thêm phần hấp dẫn. Làm được con gà như ý cả gia đình rất vui, yên tâm tiễn năm củ và đón một năm mới tốt đẹp. Thế là bạn đã có một đĩa gà cúng trong ngày tất niên cuối năm rồi đấy!

dichvudocung.com

Cúng Tất Niên Ngày Nào Tốt Năm 2022, Ngày Đẹp Nhất Để Cúng Tất Niên Cu

Trong những ngày Tết Nguyên đán, các gia đình đều chuẩn bị một mâm cúng tất niên để bày tỏ sự biết ơn đến cội nguồn, tổ tiên và bày tỏ được mong muốn, nguyện vọng một năm mới nhiều tài lộc, may mắn. Vì vậy, cúng tất niên ngày nào tốt năm 2018 là thắc mắc chung của nhiều người tại thời điểm này.

Từ trước tới nay, vấn đề cúng tất niên luôn được các gia đình đặt lên hàng đầu bởi đây là nghi lễ quan trọng nhất khi Tết đến, xuân về. Thông thường, lễ cúng tất niên sẽ được tiến hành vào chiều hoặc tối 30 Tết, tuy nhiên, nhiều gia đình có xu hướng tổ chức sớm hơn để có được những ngày chơi Tết thoải mái hoặc chuẩn bị cho những ngày đi thăm họ hàng, du lịch,…

Cúng tất niên ngày nào tốt năm 2018?

Cúng tất niên vào ngày nào tốt năm 2018 sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn của các gia đình là chủ yếu. Thông thường, các gia đình sẽ cân nhắc vào khoảng thời gian cả gia đình có thể sum họp đông đủ để tiến hành lễ cúng tất niên hoặc xem chọn ngày cúng phù hợp để đạt được ước nguyện của mình. Các gia đình nên chuẩn bị đồ cúng tất niên đầy đủ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón tổ tiên và có được sự may mắt trong năm mới.

Bên cạnh đó, cúng tất niên ngày nào tốt 2018 sẽ phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh từ gia đình, không bỏ qua các yếu tố xem ngày nhưng cũng không quá khắt khe.

Theo truyền thống của người Việt Nam, bữa cơm tất niên diễn ra vào khoảng thời gian chiều 30 tết (29 tết), các thành viên, thế hệ cùng ngồi dự bữa tiệc tất niên là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình. Cùng với quan niệm gia đình nào có nhiều con cái, cháu chắt thì gia đình đó “Phúc lộ đề đa”, gia đình đó càng nhiều may mắn.

Chuẩn bị văn khấn lễ tất niên như thế nào?

Các bài văn cúng khấn lễ tất niên đã có từ nhiều cổ truyền, nhưng bài văn khấn nào là phù hợp nhất để kết thúc một năm cũ và đón một năm mới tràn ngập tiền tài, sức khỏe cũng là vấn đề nhiều người quan tâm.

Bên cạnh đó, các bạn nên chuẩn bị một bài văn khấn tất niên đầy đủ để gọi hồn tổ tiên về ăn Tết, đồng thời, bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của gia đình trong năm mới để được tổ tiên phù hộ. Khi đặt mâm cúng tất niên hoặc đọc văn khấn, các bạn cũng nên có sự thành tâm để được chạm đến tâm linh và được phù hợp đạt được ước nguyện của mình.

Để chọn cúng tất niên ngày nào năm 2018, các bạn có thể theo dõi lịch âm 2018 để tra cứu lịch âm dương một cách chính xác và nhanh chóng. Tết Nguyên Đán 2018 năm nay sẽ rơi vào giữa tháng 2 Dương lịch, trong đó, theo dõi lịch âm 2018 chi tiết sẽ giúp các bạn nắm được lịch để lên các kế hoạch được phù hợp hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cung-tat-nien-ngay-nao-tot-nam-2018-31074n.aspx Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018 đang đến gần, cúng tất niên vào ngày nào tốt năm 2018 sẽ là thông tin hữu ích để những vợ chồng trẻ lần đầu cúng tất niên cho gia đình nhỏ có được sự lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, các bạn nên chuẩn bị sẵn lời chúc Tết 2018 hay và ý nghĩa để gửi tặng cho những người thân yêu, cầu mong sự may mắn, bình an sẽ đến với họ trong năm mới.

Cách Cúng Tất Niên Cuối Năm

Tất Niên là một ngày thuộc về lễ Tết Cổ Truyền. Đại lễ này kéo dài có rất nhiều ngày nhưng lễ Tất Niên là lễ đầu tiên đến trong đại lễ, đặc biệt là Tất Niên là lễ duy nhất thuộc về năm cũ mà không phải năm mới.

Cúng Tất Niên cuối năm

Cúng Tất Niên là hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ Tất Niên.

Lễ Tất Niên là ngày lễ cuối cùng của năm, có thể vào ngày 29 tháng Chạp, nếu đây là năm thiếu, hoặc ngày 30 tháng Chạp, nếu đây là năm đủ. Ngày Tất Niên chính là ngày cuối cùng của năm, làm cúng lễ trong ngày này có hai ý nghĩa chính, đó là cúng gia tiên và cúng bốn phương. Năm hết tết đến, mỗi gia đình sẽ cúng gia tiên để mời tổ tông về nhà ăn Tết, cúng bốn phương có thể là cúng thiên địa hoặc là cúng cô hồn, mục đính kính thiên địa hoặc vong linh lưu lạc không có nơi để về ăn tết.

Cúng Tất Niên thường cúng ngày 30 hoặc 29 tháng Chạp, nhưng hiện nay nhiều gia đình thích đi chọn ngày tốt để cúng. Cách chọn ngày tốt để cúng Tất Niên có thể qua xem bài này để biết: Cúng Tất Niên ngày nào tốt.

Cách cúng Tất Niên cuối năm

Cúng lễ ngày Tất Niên có hai loại chính, đó là cúng gia tiên và cúng tứ phương. Trong hai loại này thì cúng gia tiên là lễ cúng bắt buộc trong ngày tết, còn cúng tứ phương thì tùy từng nhà có điều kiện hoặc có muốn tổ chức hay không.

Mâm cơm cúng gia tiên

Mâm cơm cúng gia tiên là mâm lễ cúng lệ thường trong ngày cuối năm mà nhà nào cũng làm. Thứ tự quy cách sắp một mâm cúng gia tiên đó là trước bày đầy đủ lễ cúng như bát hương, đĩa ngự, bình hoa, đèn cúng… sau đó mới bày thức ăn cúng lên.

Bày thức ăn cúng Tất Niên cũng chú trọng cách bày, thức ăn nên bày ở hai bên vị trí bát hương, trước bình hoa và không được lấn vào khu vực trước bát hương cùng chén nước thánh. Những món ăn này sẽ được chia đều ra hai bên, món canh và món nấu đặt đều, như vậy mới hợp lý. Cuối cùng hai cây mía ngự thì đặt dưới đất dựa vào hai bên bệ thờ.

Thức ăn chuẩn bị để bày có tiêu chuẩn riêng. Trong bài Mâm cơm cúng Tất Niên gồm những gì sẽ có tiêu chuẩn và quy tắc sắp đồ ăn cúng cho mâm cúng Tất Niên.

Đồ mã cúng Tất Niên

Thông thường trong những lễ cúng rằm và đầu tháng, chúng ta chỉ cúng bánh kẹo hoa quả cùng hoa. Nhưng là ở trong một số lễ cúng gia tiên đặc biệt sẽ có thêm một thứ khác đó chính là đồ vàng mã.

Đồ vàng mã hay đồ mã là một loại đồ cúng xuất hiện từ rất sớm. Thứ đồ này làm bằng giấy và có thể có khung nan tre, thể loại cũng vô cùng đa dạng từ đơn giản nhất tiền giấy cho đến phức tạp ngựa xe, hình người hay dụng cụ gia đình làm bằng giấy. Đồ vàng mã theo quan niệm từ xưa, đó là đồ dành cho người cõi âm sử dụng, chỉ cần sau khi cúng đem đốt đồ có thể đưa cho người đã chết, cho nên đây là vật lễ cúng không thể thiếu khi cúng gia tiên.

Chọn đồ mã cúng gia tiên vào ngày Tất Niên không phức tạp. Duy nhất cần chú ý khi chọn đồ mã cúng Tất Niên là không nên cúng quá nhiều. Không giống cúng lễ tang cần cúng nhiều đồ mã cho người chết, cúng gia tiên trong Tất Niên là cúng cho tổ tiên nhà mình nên chọn số lượng hơi đầy nhưng loại vừa phải, không thể chọn quá nhiều loại làm âm linh phức tạp.

Một số loại đồ mã cúng Tất Niên thường dùng như là tiền giấy, tiền vàng giấy, quần áo, mũ nón… Cùng đi kèm không thể thiếu trong cúng tế đó là văn khấn. Văn khấn Tất Niên sẽ phức tạp hơn những văn khấn gia tiên bình thường, xem Văn khấn cúng Tất Niên để biết rõ.

Cúng Tất Niên trong nhà hay ngoài trời

Cúng Tất Niên là cúng ở trong nhà. Mâm cúng Tất Niên luôn cúng ở trên bàn thờ trong nhà, đây là cúng gia tiên. Tuy nhiên nếu nhà nào cúng thiên địa hoặc cúng cô hồn thì cũng sẽ có thể bày một mâm cúng ở bên ngoài sân. Nhưng là cúng trong nhà vẫn là lễ cúng chủ yếu, bởi cúng Tất Niên vốn là cúng cho gia đình tiên tổ, cúng cô hồn hay cúng thiên địa chỉ là kèm theo.