Top 13 # Xem Nhiều Nhất Cách Khấn Vái Cúng Xe Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Khấn Vái Cúng Xe Mới: Văn Khấn Cúng Xe, Lễ Vật Cúng Và Điều Cấm Kỵ

Chiếc xe không chỉ là phương tiện di chuyển của nhiều người nói chung mà còn là bạn đồng hành, cơ nghiệp nói riêng. Khấn vái cúng xe mỗi tháng cũng là phong tục không chỉ của riêng người sở hữu ô tô mà tất cả mọi người ít nhiều đều cúng vái cầu may hàng tháng.

Thông thường khi mua một chiếc xe mới (kể cả xe máy), các chủ xe thường chọn ngày lành tháng tốt để cầu nguyện với mong muốn nhận được bình an và may mắn.

Ý nghĩa lễ cúng xe

Theo quan niệm của đại đa số, cúng xe là một điều hoàn toàn cần thiết. Đây là dịp để họ tạ ơn Trời, Phật, các vị thần linh hoặc tổ tiên đã che chở, phù hộ, giúp cho họ ăn nên làm ra hay có cơ hội mua một chiếc xe mới hay.

Lễ cúng cũng có ý nghĩa cầu mong mọi điều an lành, che chở cho chiếc xe bình an, thuận lợi khi tham gia giao thông. 

Ngoài ra, với những người thường xuyên sử dụng xe hay dùng nó để làm “cần câu cơm” thì việc cúng xe này đem lại cho họ rất nhiều ý nghĩa:

Việc cúng xe mới mua giúp cho bạn yên tâm hơn khi tham gia giao thông, tâm lí vững vàng, tránh được tai nạn hoặc các va chạm, ít hỏng hóc.

Cúng xe mới cũng thể hiện việc họ mong muốn được thần linh phù hộ, có được nhiều khách hàng, công việc kinh doanh cũng thuận lợi hơn.

Ở nhiều nơi, việc cúng xe không chỉ diễn ra ở những chiếc xe mới. Nhiều người hiện nay đã và đang cúng cho xe dịch vụ hoặc cả xe máy với những mong muốn như trên. 

Thời gian cúng xe hàng tháng

Ở miền Bắc, các chủ xe thường làm lễ cúng vào ngày 1 (đầu tháng) và ngày 15 (giữa tháng) âm lịch.

Ở miền Nam và miền Trung, lễ cúng xe thường diễn ra chậm hơn một ngày so với miền Bắc. Cụ thể ở hai miền trong thường làm lễ cúng ngày 2 và ngày 16 âm lịch hàng tháng.

Cách cúng xe hơi, xe máy mới mua

Lễ vật cúng xe bao gồm:

1 bình hoa đặt bên cạnh lư hương (nhang).

1 đĩa trái cây (mãng cầu, thanh long, táo, quít, xoài, nhãn,..)

1 đĩa đồ ăn mặn (thịt heo quay, heo luộc,..) hoặc 1 con gà luộc

1 đĩa gạo và 1 đĩa muối trắng

1 xấp tiền vàng mã

3 hoặc 5 ly (chung) rượu

3 hoặc 5 ly (chén) trà

1 ly nước lọc

1 hoặc 3 cây nhang

2 cây đèn cầy (nến)

Vị trí đặt xe và lễ vật cúng

Thông thường, việc cúng xe sẽ diễn ra ở ngoài trời. Tuy nhiên, nhiều gia chủ nếu không có không gian riêng vẫn có thể làm bên trong. 

Mâm cúng sẽ được đặt ở trước đầu xe. Đầu xe sẽ được hướng ra ngoài (không nên hướng vào trong nhà hoặc trong hẽm, ngõ,..). 

Nhiều chủ xe cẩn thận lựa chọn thêm những hướng tốt hợp với tuổi và phong thủy để thêm may mắn và thuận lợi.

Bên cạnh đó, nơi khấn vái (cúng) cũng nên được vệ sinh sạch sẽ, tránh bụi bặm để thể hiện lòng thành kính với các bề trên

Bài văn khấn vái cúng xe mới đầy đủ và chuẩn nhất năm 2021

Sau khi chuẩn bị xong lễ vật, bắt đầu đến giờ làm lễ gia chủ có thể sử dụng hai mẫu văn khấn cúng xe đầy đủ và chuẩn nhất như sau:

Bài văn khấn vái cúng xe mới – Mẫu 1

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hôm nay, Ngày …… Tháng ……. Năm …….

Tên họ người chủ cúng xe: ……..

Cung Thỉnh: Chư vị Thần Linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, những vong linh ở quanh đây.

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là…… và chiếc xe mang biển số…….. xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Con xin tạ ơn !!!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật cúng xe

Bài văn khấn vái cúng xe mới – Mẫu 2

Hôm nay, Ngày … Tháng … Năm …

Tên họ người chủ cúng xe: …

Cung Thỉnh:

Chư vị Thần Linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, những vong linh ở quanh đây.

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là…… và chiếc xe mang biển số…….. xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Con xin tạ ơn !!!

(Rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật cúng xe).

Khấn vái cúng xe mới là một nghi lễ thiêng liêng không thể thiếu của cánh tài xế. Không chỉ nói về mặt tâm linh, tạ ơn bề trên mà còn giúp cho bác tài giữ vững tâm lí, tin vào những điều tốt đẹp trên những cung đường. Tuy vậy, người lái xe cũng nên thực hiện đúng luật pháp khi tham gia giao thông, chạy cẩn thận an toàn. Không gì bằng ý thức bảo vệ tính mạng cho chính mình và người tham gia giao thông trong thực tế. 

4.6

/

5

(

8

bình chọn

)

Cách Khấn Vái Tổ Tiên Ngày Tết

Hướng dẫn quy tắc vái lạy khi cúng

Khi cúng gia tiên thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên.

Cúng là gì

Khi có giỗ Tết, gia chủ bày hoa (bông) quả, nước, rượu, cỗ bàn, chén bát, đũa, muỗng (thìa) lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương), thắp đèn, đốt nến (đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn, và cầu phước lành. Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp nhang (hương), khấn, lạy,và vái.

Vái là gì:

Là đứng (hoặc quỳ) nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên hai tay chắp như lạy nhưng động tác đưa xuống nhanh hơn và chỉ đưa đến trước ngực, đầu cúi xuống khi vái (còn gọi là bái) thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi (cho dù có thực hiện 2, 3, hay 4 lạy cũng thế)

Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái (xem phần sau).

Lạy là gì:

Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình.

Lạy tức là chắp hai tay đưa cao quá trán và hạ từ từ xuống phía trước mặt đến ngang ngực và trong một số trường hợp rất cung kính thì người lạy tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất rồi đầu cuối đến khi trán chạm đất thì hết quy trình 1 lạy. Nếu người lạy ở tư thế đứng lạy thì có thể kẹp thêm một nén nhang giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau cũng được. Với động tác lạy thì người lạy phải nhìn về phía trước, khi tay đưa xuống thì đầu đồng thời cuối xuống theo.

Các tư thế lạy khi cúng bái

Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều có mang ý-nghĩa khác nhau.

Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra. Có thể quì bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi quì chân nào xuống trước thì khi chuẩn bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì hai bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất khoa học và vững vàng. Sở dĩ phải quì chân trái xuống trước vì thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng bằng cho khỏi ngã. Khi chuẩn bị đứng lên cũng vậy. Sở dĩ chân trái co lên đưa về phía trước được vững vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.

Thế lạy phủ phục của mấy nhà sư rất khó. Các Thầy phất tay áo cà sa, đưa hai tay chống xuống ngay mặt đất và đồng thời quì hai đầu gối xuống luôn. Khi đứng dậy các Thầy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà không cần phải để tay tỳ lên đầu gối. Sở dĩ được như thế là nhờ các Thầy đã tập luyện hằng ngày mỗi khi cúng Phật. Nếu thỉnh thoảng quí cụ mới đi lễ chùa, phải cẩn thận vì không lạy quen mà lại bắt chước thế lạy của mấy Thầy thì rất có thể mất thăng bằng.

Cũng có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy theo cách đã trình bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà còn không mấy đẹp mắt.

Ý nghĩa của Lạy và Vái Số lần lạy

Theo người Việt Nam, việc VÁI LẠY không chỉ dành cho khi khi đi dự đám tang, lạy khi cúng tế, lạy Phật ở chùa… mà Vái lạy còn dùng cho người sống nữa.

Ngày xưa, chắc các bạn nghe từ “Lạy mẹ con đi lấy chồng”, đọc thơ Nguyễn Du cũng thấy có việc lạy người sống đấy thôi. Ngày xưa ở miền Bắc (thời phong kiến) khi con dâu mới về nhà chồng đều phải lạy (còn gọi là “lễ”) cha mẹ chồng. Hoặc khi làm lễ mừng thọ thì cũng có chuyện người sống lạy người sống đó thôi.

Đây là phong tục đặc biệt của Việt Nam ta mà người Tàu không có tục lệ này. Khi cúng, người Tàu chỉ lạy 3 lạy hay vái 3 vái mà thôi.

Ý nghĩa Của 2 Lạy và 2 Vái :

Hai lạy dùng để áp dụng cho người sống như trong trường-hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em, v.v., ta nên lạy 2 lạy.

Hai vái: Nhưng trong trường hợp người quá-cố còn để trong quan tài tại nhà quàn, các người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v. v., của người quá cố, thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi.

Ba vái: Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý nghĩa của ba vái này, như đã nói ở trên là lời chào kính cẩn, chứ không có ý nghĩa nào khác.

Bốn vái: Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái. Theo nguyên lý âm dương, khi chưa chôn, người quá cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng trưng cho âm dương nhị khí hòa hợp trên dương thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.

Ý nghĩa Của 3 Lạy và 3 Vái Khi đi lễ Phật:

Ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng

Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, và thông hiểu mọi lẽ.

Pháp là chánh, tức là điều chánh đáng, trái với tà ngụy.

Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không bợn nhơ.

Đây là nói về nguyên tắc phải theo. Tuy nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi, và thói quen, người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy. Trong trường hợp cúng Phật, khi ta mặc đồ Âu phục, nếu cảm thấy khó khăn trong khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.

Ý Nghĩa Của 4 Lạy và 4 Vái

Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần. Bốn lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, bốn phương (đông: thuộc dương, tây: thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ tượng (Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Nói chung, bốn lạy bao gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú ngụ.

Bốn vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp dụng thế lạy.

– Ý nghĩa Của 5 Lạy và 5 Vái Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy:

Năm lạy tượng trưng cho ngũ-hành (kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ), vua tượng trưng cho trung cung tức là hành thổ màu vàng đứng ở giữa. Còn có ý-kiến cho rằng 5 lạy tượng trưng cho bốn phương (đông, tây, nam, bắc) và trung ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương, quí vị trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì Tổ Hùng Vương là vị vua khai sáng giống nòi Việt.

Ngày Tết người Việt ta thường có tục lệ cúng giao thừa vào ngày 30 Tết để tiễn các vị quan hành khiển năm cũ và nghênh đón các quan mới. Trong ngày Tết các bạn cũng nên chú ý đọc các bài khấn Tết nguyên đán Kỷ Hợi sao cho đúng để phù hợp với nghi thức cúng lễ trong dịp Tết âm lịch.

Cách Cúng, Khấn, Lễ Vái Và Chuẩn Bị Lễ Khi Vào Chùa

Theo phong tục cổ truyền, trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ Phật giáo, Tết nguyên đán, hoặc những ngày gia đình có việc hệ trọng, người Việt thường đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu khấn hồng ân chư Phật, chư đại Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng gia hộ cho bản thân và gia đình mạnh khoẻ, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hoà thuận, thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc v.v.

Tuy nhiên, việc sửa soạn đi lễ chùa, hoặc sắm lễ vật để đi lễ chùa, người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa mà người hành lễ phải tuân thủ là:

– Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

– Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

– Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

– Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Bạn lưu ý, trong chùa thường ghi tên của vị thần, phật, nên cúng đọc luôn tên dưới biển.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa …………………………….. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng

“Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm

Hay dù chỉ thấy bức chân dung,

Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,

Thoát mọi hung tai, được cát tường”.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy)

Cách Cúng Xe Mới Mua Về: Văn Khấn Cúng Xe, Lễ Vật Cúng Xe Và Điều Kiêng Kỵ

Tại sao phải cúng xe mới?

Theo quan niệm tâm linh của nhiều người, việc cúng xe mới là hoàn toàn cần thiết. Lễ cúng này được xem là dịp để cảm tạ Trời, Phật, các vị thần linh cùng gia tiên nội ngoại đã che chở, phù hộ độ trì cho gia chủ có của ăn, của để để mua được xe mới.

Sau đó, lễ cúng xe mới cũng có ý nghĩa cầu mong các bậc bề trên ban phước lành, che chở cho những người điều khiển chiếc xe này luôn được bình an, thuận lợi khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, đối với những người thường xuyên phải sử dụng chiếc xe mới mua này hay coi chiếc xe mới này là “cần câu cơm” thì việc cúng xe mới mua còn có ý nghĩa rất đặc biệt, cụ thể là:

Việc cúng xe mới mua sẽ giúp họ yên tâm hơn khi di chuyển trên đường, giúp họ vững vàng tay lái, tránh được tai nạn, va chạm…

Cúng xe mới cũng giúp họ bày tỏ mong muốn được phù hộ để cho nhiều khách hơn, thuận lợi hơn trong kinh doanh dịch vụ…, giúp cho chiếc xe ít hỏng hóc…

Ở nhiều địa phương, người ta không chỉ thực hiện lễ cúng mua xe ô tô mới mà họ còn thực hiện lễ cúng xe khách, thậm chí là cúng xe máy mới mua.

Cách cúng xe ô tô, xe máy mới mua về

Lễ vật cúng xe mới gồm những gì?

Cũng giống như nhiều lễ cúng khác, đồ cúng xe mới có thể được chuẩn bị khác nhau tùy vào điều kiện của từng gia đình hay tùy theo phong tục của từng địa phương. Tuy nhiên, thông thường lễ vật cúng xe mới thường sẽ có các vật như sau:

1 bình hoa.

1 đĩa trái cây.

1 đĩa đồ mặn (thường là xôi kèm gà luộc, heo quay hoặc thịt heo luộc).

1 đĩa gạo và 1 đĩa muối trắng.

1 xấp tiền vàng mã.

3 hoặc 5 chén rượu trắng.

3 hoặc 5 chén trà.

1 ly nước lọc.

1 đến 3 cây nhang.

2 cây nến.

Bài khấn cúng xe mới

Bài cúng xe mới số 1

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, ngài Bản Xứ Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Con là:… Ngụ tại….

Hôm nay là ngày…

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, độ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Con xin tạ ơn!

Bài cúng mua xe mới số 2

Địa chỉ (đường… phường… quận… thành phố… Việt Nam).

Hôm nay: Ngày… tháng…năm…

Con tên là:…

Nhân dịp con mua chiếc xe, biển số…, con sắm đồ cúng xe để dâng lên ông bà Tổ tiên, Thần linh, Thổ thần, các vong linh quanh quẩn chưa siêu thoát.

Con xin mời các ngài về tham dự đầy đủ và hưởng lễ vật. Con cũng cầu xin các ngài phù hộ cho xe con được thượng lộ bình an, làm ăn được tấn tài tấn lộc, thuận buồm xuôi gió, mọi việc như ý.

Con xin tạ ơn các ngài!

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.

Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát.

Con kính lạy các vị chư Phật, chư Bồ Tát ba đời khắp mười phương, các vị A La Hán, các vị Thánh Tăng, các vị Hộ Pháp, Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát, Thập vi Du Hành Hộ Pháp.

Con kính lạy chư vị Bản cảnh Thành Hoàng, các chư vị Thần linh, Thánh linh, Thần linh chủ quản, Công Tào Phán Quan, Ngũ Phương Không Hành, Du Hành Sứ Giả, Ngũ Lộ Hành Binh, Lý Vực Phán Quan.

Con kính lạy ngài Đương Niên Thiên Quan Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo Hành Binh Chi Thần, Lâm Tào Phán Quan.

Con kính lạy ngài Bản Gia Thổ Công Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quân.

Con kính lạy các chư Hương linh, vong linh, vong nhơn trong khuôn viên bổn xứ của chúng con.

Hôm nay, ngày… tháng… năm… Dương lịch (nhằm ngày… tháng… năm… Âm lịch).

Tại địa chỉ:…

Chúng con gồm: Con, tên là:…, sinh ngày… và… (nếu có).

Gia đình chúng con hội đủ phước duyên quý báu và có khả năng mua chiếc xe mang biển số…

Do:… đứng tên sở hữu, với mục đích sử dụng để…

Kính mong các ngài chứng minh cho chúng con. Mời các chư vị giá đáo đàn tràng thọ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho con cùng chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an và làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Xin các ngài gia hộ cho con cùng gia đình con được bình an khi vận hành chiếc xe này, cho cả người lái, người đi xe và người đi đường.

Kính xin các oan gia trái chủ của con hóa giải những mối oan sai từ nhiều đời, không làm phương hại, ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn khi vận hành xe.

Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì, kính mong các bậc bề trên thương tình lượng thứ.

Chúng con lòng thành kính cẩn cáo và lễ tạ.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng xe

Có cần chọn ngày cúng xe mới?

Việc lựa chọn ngày cúng xe mới là hoàn toàn cần thiết. Bởi thông thường, sau lễ cúng xe mới, người ta sẽ chạy thử chiếc xe này. Vì thế, chủ xe nên lựa chọn ngày đẹp, hợp với tuổi của mình để thực hiện lễ cúng cho suôn sẻ cũng như đón nhận được nhiều tài lộc nhất.

Các giờ Đại An, giờ Tốc Hỷ hay giờ Tiểu Cát sẽ là khoảng thời gian đẹp để bạn chọn cúng xe mới và cho xe lăn bánh, xuất hành. Đây là 3 giờ tốt nhất cho việc xuất hành theo cách tính của nhà địa lý, phong thủy nổi tiếng nhà Đường – Lý Thuần Phong.

Lễ cúng xe ô tô, cúng xe máy mới mua hay bất kể một loại xe nào khác thì đều được thực hiện ở ngoài sân. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt không thể thay thế được thì có thể làm lễ cúng trong nhà.

Nên cho xe quay đầu ra hay vào khi thực hiện lễ cúng xe mới?

Khi thực hiện lễ cúng xe mới mua, bạn cần chú ý đặc biệt tới hướng đặt đầu xe, điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới việc bày mâm lễ vật.

Thông thường, gia chủ sẽ đặt 1 mâm lễ vật ở bàn thờ thần linh và gia tiên và 1 mâm ở bên ngoài gần với chiếc xe với ý nghĩa bố thí cho các vong hồn chết đường, chết chợ không được thờ cúng.

Nếu cẩn thận hơn, gia chủ có thể xem hướng đặt đầu xe hợp với hướng phong thủy của mình nhằm mang lại may mắn và thuận lợi.