Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Thờ Cúng Cửu Huyền Thất Tổ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Cửu Huyền Thất Tổ, Tranh Đồng Thờ Cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Cửu huyền thất tổ, tranh đồng thờ cúng cửu huyền thất tổ

Ý nghĩa tranh đồng cửu huyền thất tổ

Cửu huyền thất tổ – Tranh đồng cửu huyền thất tổ thờ cúng, hoành phi câu đối thờ cúng, nơi bán tranh cửu huyền thất tổ thờ cúng, tranh đồng cửu huyền thất tổ. Liên hệ công ty Đồ đồng Việt.

Cửu huyền thất tổ – Tranh đồng cửu huyền thất tổ thờ cúng

Ý nghĩa của bốn chữ “Cửu Huyền thất Tổ”

“Thích độ nhân miễn tam đồ khổ Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương”

Ðại ý là giáo lý đức Phật Thích Ca hoá độ chúng sinh để thoát khỏi ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, và có khả năng cứu thoát cửu huyền và thất tổ được siêu thăng

Cửu huyền: Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ

Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.

Như vậy, chữ “cửu huyền” bao quát hơn chữ “thất tổ”. Vì “thất tổ” chỉ cho các thế hệ đi trước, còn “cửu huyền” không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là “Nhà Thờ Cửu Huyền” (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ “Cửu Huyền thất Tổ” (viết bằng chữ Hán).

Quý Tăng Ni miền Nam và miền Bắc cũng dùng cụm từ này để chỉ cho nơi thờ ông bà, cha mẹ mình nhiều đời, nhưng không phổ biến rộng rãi, các vị thường dùng từ “hương linh” chỉ người đã khuất, và nơi thờ các hương linh ấy được gọi là “bàn linh”. Các tịnh xá thuộc hệ phái Khất Sĩ dùng từ “Cửu Huyền” hoặc cả “Cửu Huyền Thất Tổ” chỉ cho nơi thờ những người đã quá vãng.

Cửu Huyền Thất Tổ Là Gì? Cách Lập Bàn Thờ Cửu Huyền

Trong văn hóa tâm linh người Việt không chỉ đa dạng về cách thờ cúng mà còn thể hiện sự phong phú trong từng đồ vật bày trí trên bàn thờ. Cửu Huyền Thất Tổ là đồ thờ được tìm thấy nhiều tại các gia đình Việt Nam. Bốn chữ này có thể được khắc vào một tấm bảng gỗ hoặc một bài vị đặt nơi thờ cúng. Vậy Cửu Huyền Thất Tổ là gì?

Cửu Huyền nghĩa là 9 đời được tính từ bản thân mình gồm: cao – tằng – tổ – cha – mình – con – cháu – chắt – chít. Trong đó mình ở vị trí thứ 5, phía trên mình có 4 đời và phía dưới 4 đời.

Thất Tổ nghĩa là 7 đời được tính từ bản thân mình gồm: phụ (cha), tổ (ông nội), tằng (ông cố, cụ), cao (ông sơ), thái (ông sờ), huyền (tổ đời thứ năm), hiển (tổ đời thứ sáu). Như vậy thất tổ chỉ có 7 đời trước đó nên phạm vi vẫn nhỏ hơn cửu huyền.

Ý nghĩa của Cửu Huyền Thất Tổ

Cửu Huyền Thất Tổ ngụ ý ám chỉ và nhắc nhở con cháu đời sau phải luôn tưởng nhớ, kính trọng tổ tiên, tiền nhân. Vì họ là những người có công rất lớn trong việc sinh dưỡng, gìn giữ gia phong, nuôi dạy con cháu khôn lớn, thành tài qua đời đời kiếp kiếp.

Như thay lời nhắc nhở con cháu luôn tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, truyền nhân từ bao đời trước. Đây là nét đẹp văn hóa thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc.

Đối với những người am hiểu phong thủy, biết được ý nghĩa quan trọng của tranh thờ Cửu Huyền họ xem nó như một báu vật mang lại may mắn cho gia đình. Ngoài ra khung thờ Cửu Huyền Thất Tổ còn làm tăng tính trang nghiêm, sang trọng cho không gian thờ cúng.

Cách thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Cách thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ trong gia đình cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có người quan niệm rằng ” âm phù dương trợ “. Câu này có nghĩa là ngày nay bạn chăm nom phần âm, tưởng nhớ, thờ cúng tổ tiên cẩn thận thì ngày sau bạn sẽ được hưởng phúc phần, được bề trên nâng đỡ, phù hộ trong mọi việc. Nhóm người này đồng ý và khuyến khích mọi người thờ Cửu Huyền Thất Tổ trong gia đình ngay cả khi ba mẹ còn sống.

Tuy nhiên một nhóm người cho rằng nếu cha mẹ còn sống thì không nên thờ Cửu Huyền Thất Tổ trong nhà. Bởi vì Cửu Huyền là thờ luôn cả đời bố mẹ, trong khi họ vẫn còn sống. Việc thờ như vậy là không tốt cho ba mẹ còn sống, giống như bạn đang trù ẻo ba mẹ mất sớm.

Ở một số gia đình do quan niệm tâm linh sai lệch nên họ kiêng kỵ không treo tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Thật sự mà nói việc treo liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ không ảnh hưởng gì đến phong thủy. Vì nó cũng chỉ là một vật dụng thờ bình thường, hoàn toàn không tương khắc với gia chủ.

Hơn thế nữa với ý nghĩa to lớn của bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ hỗ trợ rất nhiều trong việc giáo dục con cháu khắc ghi, biết ơn và hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, yêu thương nòi giống.

Các loại Cửu Huyền Thất Tổ hiện nay

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ

Phổ biến nhất hiện nay đó là bài vị Cửu Huyền Thất Tổ. Được xem là tinh hoa văn hóa tâm linh người Việt, bài vị Cửu Huyền được thiết kế tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Ưu điểm của bài vị cửu huyền thất tổ là gọn, bền chắc và có thể đặt cố định được mọi nơi nhờ có chân đế. Kích thước bài vị Cửu huyền Thất Tổ không quá to nên phù hợp với mọi kích thước bàn thờ.

Tranh thờ cửu huyền thất tổ

Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ thường thấy đối với bàn thờ có kích thước vừa và lớn. Thực tế tranh thờ Cửu Huyền cần phải có thêm chân đế để kê thẳng đứng lên. Có nhiều người còn đính thẳng áp lưng vào tường phía trong cùng bàn thờ nhưng thực tế không nên như vậy.

Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ có rất nhiều ưu điểm như đa dạng phong cách thiết kế, họa tiết cùng nội dung thông điệp hiển thị. Một phần nữa giá thành của tranh cửu huyền rẻ nhất so với mọi loại khác.

Liễn thờ cửu huyền thất tổ

Cách lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ cũng chính là lập bàn thờ gia tiên. Công đoạn này gồm nhiều bước đòi hỏi gia chủ phải thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ từng công đoạn.

Trước tiên gia chủ phải mua đầy đủ các vật phẩm thờ cúng, mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ. Trước khi đặt những vật phẩm này lên bàn thờ Cửu Huyền thì gia chủ phải thực hiện tẩy uế để thể hiện lòng thành kính. Trong quá trình lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ gia chủ cần lưu ý các điều sau:

Gia chủ dùng rượu trắng pha với gừng để lau chùi tẩy uế đồ thờ cúng. Sau đó mang đồ vật này phơi khô tự nhiên.

Khi bốc bát hương gia chủ phải thực hiện đúng các bước được quy định trong nguyên tắc thờ cùng thể hiện sự tôn nghiêm và lòng thành kính.

Sau khi thực hiện bốc bát hương xong, gia chủ sẽ tiến hành tiếp việc cúng lễ, đọc văn khấn và thắp nhang để an vị bàn thờ.

Đợi hết tuần nhang, gia chủ có thể hạ tất cả đồ cúng xuống, mang đi chia cho các thành viên trong gia đình dùng, lưu ý không mang đi cho người ngoài tránh thất thoát tài lộc.

Bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Gia chủ đốt hương trầm cắm vào lư hương, thắp đèn, đốt nhang. Kế đến đứng thẳng trước bài vị vái 3 lạy, đưa nhang lên trán và bắt đầu khấn Bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ.

“Hôm nay là ngày…….tháng……….năm ……….

(Chúng) con tên là ……………., ………..tuổi, ở tại địa chỉ………………

Được ngày lành tháng tốt, (chúng) con thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ, nội ngoại tông thân, đồng lai lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu.

Kính mong Cửu huyền thất tổ anh linh, phù hộ độ trì cho (chúng) con và gia đình được bình an mạnh khỏe, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi may mắn.

(Chúng) con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu huyền thất tổ và Nội ngoại tông thân.

Kính thỉnh. “

Hoàn thành bài khấn gia chủ sẽ vái 3 lạy và cắm nhang vào bát hương. Khi cắm nhang gia chủ lưu ý cho nhang trường ở phía trước, nhang nhỏ ở phía sau. Làm như vậy đảm bảo tính trật tự và tạo thành ba điểm tách rời nhau.

Mang bát nước lạnh xuống và thay vào chén nước trà.

Mọi người trong nhà cùng quỳ xuống và lạy liên tục 4 cái, sau đó đứng dậy vái 3 vái. Lễ an vị hoàn thành.

Ba Ngôi Thờ Cúng, Cửu Huyền Thất Tổ Là Gì? Tại Sao Phãi Thờ Cửu Huyền Thất Tổ

CỬU HUYỀN THẤT TỔ LÀ GÌ? Ý NGHĨA “CỬU HUYỀN THẤT TỔ (九 玄 七 祖)” VÀ 3 NGÔI THỜ CÚNG?

——*——

BA NGÔI THỜ CÚNG CỦA TÍN ĐỒ PGHH BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Theo truyền thống dân tộc, người Việt Nam chúng ta đều sùng ngưỡng Tam Giáo: Phật, Thánh, Tiên. Vì thế, trong nghi thức thờ cúng, Đức Thầy dạy: nơi tư gia của mỗi tín đồ có 3 ngôi thờ cúng là để tượng trưng cho Tam giáo. Đó là:

1- BÀN THỜ PHẬT HAY NGÔI TAM BẢO:

Lúc mới khai Đạo (1939), Đức Thầy dạy tín đồ trang trí ngôi Tam Bảo một bức trần điều, là vì noi theo truyền thống của Đức Phật Thầy Tây An. Đến tháng 2 năm Canh Thìn (1940), Đức Thầy cho toàn thể trong Đạo đổi lại bức trần màu dà, với lý do được Ngài giải thích như sau: “…gần đây có nhiều kẻ thờ Trần Điều tự xưng cùng tông phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn chỉ của Đức Phật, nên toàn thể trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu hiện cho sự thoát tục của mình, và màu dà ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa hiệp của nhân loại không phân biệt chủng tộc và cá nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ phượng để tiêu biểu cho tinh thần vô thượng của nhà Phật.”

2- BÀN THỜ ÔNG BÀ hay CỬU HUYỀN THẤT TỔ (九 玄 七 祖)

Tượng trưng cho Thánh Đạo. Nơi đây là tôn thờ Tổ Quốc và Ông bà Cha mẹ từ vô lượng kiếp. Bàn nầy đặt giữa ngay giữa nhà, thấp hơn ngôi Tam Bảo, hoặc dưới ngôi Tam Bảo, nếu nhà nhỏ thì làm nhị cấp. Là một nền Đạo xuất phát trong lòng dân tộc, người tín đồ PGHH với tôn chỉ “Học Phật Tu Nhân” không thể thiếu bàn thờ Ông bà được.

3- BÀN THÔNG THIÊN:

Tóm lại, với cách thiết trí 3 ngôi thờ cúng gồm đủ Phật, Trời, Tiên, Thánh trong mỗi gia đình, người tín đồ PGHH thường quan niệm rằng tư gia của mình ví như một ngôi chùa nho nhỏ.

Như vừa trình bày, hầu như tư gia của người tín đồ PGHH nào cũng có bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ và bốn chữ nầy luôn được người tín đồ nhắc nhở mỗi ngày qua hai thời cúng lạy:

“Cúi kính dưng hương trước Cửu Huyền, Cầu trên Thất Tổ chứng lòng thiềng. Nay con tỉnh ngộ quy y Phật, Chí dốc tu hiền tạo phước duyên.”

GIẢI NGHĨA ” CỬU HUYỀN THẤT TỔ (九 玄 七 祖)” QUA SỰ PHÂN TÍCH CỦA CÁC VỊ ĐỒNG ĐẠO

NGHĨA CỦA ” CỬU HUYỀN THẤT TỔ  ” THEO CỐ ĐỒNG ĐẠO THIỆN TÂM

Trước hết, đây là lời giải thích của Cố Đồng đạo Thiện Tâm trong quyển Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ Chú Giải:

CỬU HUYỀN THẤT TỔ: Thành ngữ chỉ cho Ông Bà Cha Mẹ từ vô lượng kiếp đến giờ.

CỬU HUYỀN: Theo Nho giáo (Hán học) thì Cửu huyền là Cửu tộc, gồm có: Cao, Tằng, Tổ, Khảo, Kỷ, Tử, Tôn, Tằng, Huyền. Có nghĩa trên mình bốn bực là: ông Sơ, ông Cố, ông Nội, Cha, giữa là mình và dưới mình bốn bực là: Con, Cháu, cháu Chắt, cháu Chít.

Xưa, đời Hạ Võ bên Tàu có đúc 9 cái đỉnh bằng đồng để thờ Tổ Tiên tộc họ. Triều đình nhà Nguyễn Việt Nam cũng có tạo ra Cửu đỉnh đặt tại nhà Thái Miếu, có ý để tưởng nhớ Tổ Tiên nòi giống. Tuy nhiên, nên nhớ là thờ lạy bốn bực trên đã qua đời, còn sự cứu độ và liên đới trách nhiệm thì cả luôn bốn cấp dưới.

THẤT TỔ: Theo Phật giáo (Phật học) thì Thất Tổ là Tổ Tông bảy đời, do chữ “Thất Thế Phụ Mẫu”. Có nghĩa là mỗi lần sanh ra một xác thân đều có Tổ Tiên cha mẹ, mà bảy đời như vậy gọi là “Tổ Tông bảy đời”. Theo phong tục ở Ấn Độ, con số 7 là con số tượng trưng cho số nhiều (Vô lượng).

Bởi từ vô thỉ tới giờ con người chết đi rồi sanh lại không biết bao nhiêu lần, cho nên Thất Tổ là chỉ cho Ông bà Cha mẹ từ vô lượng kiếp.

Điều nầy, Đức Thầy đã bảo:

“Chừng nào đắc được lục thông, Vớt hồn cha mẹ Tổ Tông bảy đời.”

Căn cứ theo hai lý giải trên, tựu trung ”Cửu Huyền Thất Tổ” là một thành ngữ ghép cả hai từ ngữ Cửu Huyền (Hán học) và Thất Tổ (Phật học). Ban sơ là tiếng cầu chúc lẫn nhau (chúc cho Cửu Huyền Thất Tổ Nội Ngoại), sau thành thói quen, nên dùng làm thành ngữ chỉ chung cho Ông bà Cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.

“Phụ mẫu thâm ân vô lượng kiếp.”

Và:

“Đầu cúi lạy Cửu huyền Thất tổ, Ngõ đáp ơn báo bổ sanh thành.”

PHẦN GIẢI NGHĨA CỦA ĐỒNG ĐẠO NGUYỄN VĂN CHƠN TRONG QUYỂN TỪ ĐIỂN ĐẶC DỤNG

CỬU HUYỀN THẤT TỔ có thể hiểu theo hai nghĩa thông dụng:

1.- Để chỉ Ông bà Cha mẹ đã nhiều kiếp cho đến bây giờ. Ngoài ra còn có nghĩa: Tổ tiên nòi giống trải qua bao thế hệ, bao đời nay.

Theo Nho Giáo gọi Cửu Huyền là Cửu Tộc: Cao, Tằng, Tổ, Khảo, Kỷ, Tử, Tôn, Tằng, Huyền. Thất Tổ: Phật Giáo gọi Thất Tổ là Tổ Tông bảy đời, do câu “Thất thế phụ mẫu”. Mỗi lần sanh ra một thân xác đều có Tổ Tiên cha mẹ, bảy đời như vậy gọi là Tổ Tông bảy đời.

Ấn Độ gọi con số 7 là số tượng trưng cho số nhiều. “Cửu huyền thất Tổ”, con số tượng trưng để chỉ Ông bà Cha mẹ hoặc Tổ Tiên nòi giống trong nhiều kiếp đến bây giờ.

2.- Cửu Huyền còn gọi là Cửu Tộc: Cao Tổ, Tằng Tổ, Khảo Tổ, Nội Tổ, Phụ, Tử, Đích Tôn, Tằng Tôn, Huyền Tôn.

Cửu Tộc là chín lớp người trong tộc họ: Bản thân, Cha, Con, Ông Nội, Cháu Nội, Ông Cố, Cháu Tằng Tôn, Ông Sơ, Cháu Huyền Tôn.

Thất Tổ: Phật Giáo thuyết “Thất thế Phụ mẫu” (Phụ mẫu Bảy đời).

Riêng về PGHH, Đức Thầy có giao cho Ông Hương Hào Phỉ nguyên văn bài giải thích Cửu Huyền Thất Tổ như sau: “Cửu Huyền là Cửu Tộc, nghĩa là chín đời trong gia tộc mình, đếm từ Cao Tổ, Tằng Tổ, Khảo Tổ, Nội Tổ, Phụ, Tử, Đích Tôn, Tằng Tôn, Huyền Tôn. Còn Thất Tổ là Bảy lớp Tông Tộc của mình trong bảy kiếp, vì Phật nói chúng ta sanh ra vô lượng kiếp, như mà dạy cầu nguyện trong bảy lớp Tông Tộc mà thôi; nên gọi là Cửu Huyền Thất Tổ”.

PHẦN THUYẾT GIẢNG CỦA CỐ ĐỒNG ĐẠO LÊ VĂN PHÚ TỰ THO VÀ CÁC VỊ KHÁC:

Chữ CỬU là số Chín (không nghĩa nào khác). Chữ HUYỀN là đen tối, sâu kín (cho nên gọi là Huyền Bí, Huyền Diệu…). Chữ THẤT là số Bảy (không nghĩa nào khác). Chữ TỔ là Ông Bà Tổ tiên.

Bốn chữ nầy là con số tượng trưng, vì chữ CỬU và THẤT còn ám chỉ cho bên Nam và bên Nữ (Nam thất, Nữ cửu). Ai trong chúng ta cũng có Ông Bà quá vãng tức là có Nam, có Nữ. Chữ HUYỀN là sâu kín, ám chỉ không biết bao nhiêu đời Ông bà. Cho nên Đức Thầy có dạy: “Phụ mẫu thâm ân vô lượng kiếp” nghĩa là ơn sâu của Cha mẹ là con số vô lượng đếm không hết được.

Nho giáo dùng chữ Cửu Tộc để giải thích cho chữ Cửu Huyền là không đúng, bởi vì không ai đem con cháu mà thờ chung với Ông bà Tổ tiên bao giờ.

Năm 1939, Đức Thầy viết bốn chữ nầy đem lên để trên Bàn thờ Ông bà, tín đồ lui tới Tổ đình thấy vậy nên bắt chước, về nhà cũng viết bốn chữ nầy đặt lên bàn thờ Tổ tiên, thờ phụng cho đến ngày nay.

Quý Đồng đạo vừa theo dõi sự giải thích của các cao đồ PGHH về ý nghĩa bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ, sau đây chúng tôi giới thiệu thêm sự giải đáp của nhà sư Thích Giác Hoàng cũng về bốn chữ nầy để mở rộng tầm hiểu biết.

Không biết bốn chữ nầy được xuất hiện trong văn bản nào sớm nhất, nhưng theo chỗ chúng tôi biết, bốn chữ này xuất hiện trong tác phẩm Sự Lý Dung Thông viết bằng thể thơ song thất lục bát của Thiền sư Hương Hải (1628 – 1715) được Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã dày công biên khảo và dịch lại, cho in chung trong Toàn Tập Minh Châu Hương Hải. Phía sau cuốn sách có in toàn bộ tác phẩm và ngữ lục của Thiền sư bằng chữ Hán. Tác phẩm Sự Lý Dung Thông cũng nằm trong phần phụ lục này, có đề cập đến bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ trong hai câu thơ:

“Thích độ nhân miễn tam đồ khổ Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương”.

(Ðại ý là Giáo lý Đức Phật Thích-Ca hóa độ chúng sanh để thoát khỏi ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, và có khả năng cứu thoát cửu huyền và thất tổ được siêu thăng).

Có lẽ vì câu trên quá cô đọng nên bản Việt ngữ của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát vẫn giữ nguyên như vậy, và phần dưới có chú thích ngắn gọn về bốn chữ “Cửu huyền Thất tổ” như sau:

“Cửu huyền: Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ.”

Mặc dầu trong các Từ điển, chúng tôi không thấy có chữ “huyền” nào có nghĩa là “đời” cả, nhưng qua quá trình Việt hóa, chữ nầy được hiểu như là “đời”, và có lẽ nên dịch là “thế hệ” thì chính xác hơn.

Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.

Ngoài ra, có một vị Hòa Thượng đã giải thích rằng, sở dĩ gọi chữ “Huyền” ở đây vì chữ “Huyền” trong “Cửu Huyền” này vốn có nghĩa là “đen”, vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tủy xương máu và thịt tan rã, hủy hoại đều biến thành màu đen nên gọi là “Huyền”. Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là “Cửu Huyền”.

Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là Ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.

Như vậy, chữ “cửu huyền” bao quát hơn chữ “thất tổ”. Vì “thất tổ” chỉ cho các thế hệ đi trước, còn “cửu huyền” không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là “Nhà Thờ Cửu Huyền” (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” (viết bằng chữ Hán).

Ngoài ra, Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ cũng có ý kiến về các chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” như sau:

Theo thiển ý của tôi là Cửu Huyền tức 9 đời và Thất Tổ tức 7 tổ?

Bởi vì, con số 7 và 9 ở đây để phân biệt nam và nữ như đã dẫn ở trên. Đó là ý kiến, xin quý bậc cao minh bổ túc chỉ dạy thêm.

Cửu Huyền hay Cửu Tộc hoặc Cửu Đại tức dòng họ gồm 9 đời tính từ cao đến thấp đối với dòng họ trong gia tộc, được tính từ đời Ông Bà Sơ trở xuống đến các Chút như sau : Ông Bà Sơ (Huyền tổ), Ông Bà Cố (Tằng tổ), Ông Bà Nội hay Ngoại (Tổ phụ/Hiền tổ), Cha Mẹ (phụ thân), bản thân, các con (tử), các cháu (tôn), các chắt (tằng tôn) và các chút (huyền tôn).

Có người nói: Cửu Huyền gồm 9 bậc, nghĩa là mình đứng ở giữa có trên 4 bậc và có dưới 4 bậc tức là: Cao, Tằng tổ, Tổ, Khảo, Kỷ, Tử, Tôn, Tằng tôn, Huyền tôn.

Còn Thất Tổ là gì? tức là tổ tông 7 đời, bởi có câu Thất Thế Phụ Mẫu cũng căn cứ sự dẫn chứng ở trên, được tính từ Ông Bà Nội trở lên đến Ông Bà Kỷ: 1.- Ông Bà Nội (Tổ Phụ/ Hiền tổ), 2.- Ông Bà Cố (Tằng tổ), 3.- Ông Bà Sơ (Huyền tổ), 4.- Ông Bà Sờ (Lai tổ), 5.- Ông Bà Sẩm (Côn tổ), 6.- Ông Bà Cẩm (Nhưng tổ) và 7.- Ông Bà Kỷ (Vân tổ).

Do vậy, Ông Bà mình thờ Cửu Huyền Thất Tổ là thờ cả dòng họ nhiều đời từ Ông Bà Kỷ (Vân Tổ) đến các Chút trong thân tộc, đáng cho người hậu thế như chúng ta noi gương. Bởi vì, đó là căn bản đạo đức của dân tộc Việt-Nam đáng ngưỡng mộ và biết ơn tiền nhân, không khác:

“Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ kẻ đào giếng.”

(Trích dẫn từ trang 838 đến trang 853 quyểnTử-vi & Địa-Lý Thực-hành).

Tóm lại, bốn chữ “CỬU HUYỀN THẤT TỔ” đã được nhiều cao đồ trong hàng ngũ PGHH giải thích rất rạch ròi, vở lẽ, ngay cả những nhà Sư hoặc nhà văn cũng đã bỏ công sưu tầm, nghiên cứu để tìm hiểu nghĩa lý. Chúng tôi hy vọng qua những ý kiến được trình bày, chư quý đồng đạo cũng được ít nhiều thỏa mãn.

Đã là tín đồ PGHH, ai cũng mang nặng Tứ Đại Trọng Ân và ai cũng mong có ngày đáp trả; trong đó ơn Tổ tiên Cha mẹ, cũng chính là ơn Cửu Huyền Thất Tổ lại đứng hàng đầu. Do đó, muốn đáp đền công ơn Cửu Huyền Thất Tổ không gì khác hơn là phải lo tu hành chân chánh, nhất là phải hành theo những gì mà Đức Thầy đã chỉ dạy: “Tưởng nhớ Phật như ăn cơm bữa, Vọng Cửu-Huyền sớm tối mới mầu.”

Hay:

“Đầu cúi lạy Cửu-Huyền Thất-Tổ, Ngõ đáp ơn báo-bổ sanh-thành.”

Do đó, “Mỗi khi ăn cơm với mắm muốn chi cũng vậy đều nguyện vái Cửu-Huyền, Thất-Tổ, Ông bà Cha mẹ quá vãng về ăn với mình để tỏ lòng hiếu thảo.” Đặc biệt là phải làm sao để:

“Tu cho kẻ bạo khâm nhường, Đẹp lòng cha mẹ Cửu-Huyền chờ trông.”

Bởi vì:

“Nay con quy Phật tu-hành, Cửu-Huyền Thất-Tổ lòng lành chứng tri.”

Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó chẳng hạn như “phải ở chung đậu với người khác không có tu hiền hay không cùng một Đạo với mình hoặc nhà cửa nhỏ hẹp quá không có chỗ phượng thờ, thì đến giờ cúng kiếng chỉ vái thầm và niệm Phật trong tâm cũng đặng.” Xin đừng để Đức Thầy phải buông lời than trách:

“Cửu-Huyền Thất-Tổ chẳng thờ, Để thờ những Đạo ngọn cờ trắng phau.”

Ngoài ra, nếu chúng ta cố gắng chuyên tâm tu hành cao công quả, sẽ cứu vớt được Cửu Huyền Thất Tổ đang còn đọa sa nơi chốn Diêm đình:

“Tu cầu yên nước lợi nhà, Cửu-huyền Thất-tổ Diêm-la thoát hình.” “Rán tu đắc-Đạo cứu Cửu-Huyền, Thoát chốn mê-đồ đến cảnh Tiên.” “Thất-tổ Cửu-huyền nơi chín suối, Mỉa-mai xa-lánh sáu đường duyên.” “Thất-Tổ Cửu-Huyền nơi chín suối, Những mong hậu-tấn biết tâm chay.”

Đồng thời, chúng ta cần lo trau thân hành Đạo, bố thí trì chay để hồi hướng công đức, cầu nguyện cho Tổ tiên dòng họ được siêu thăng Tịnh độ, thoát khỏi sự khổ não trong luân hồi lục đạo. Trong bài nguyện trước bàn thờ Cửu huyền mà người Tín đồ phải sớm chiều hai buổi thường hành, Đức Thầy có dạy:

“Nguyện đem công quả tu hành, Cứu trong Tông Tổ vãng sanh liên đài. Về Phật quốc ngày ngày an lạc, Cả giống dòng giải thoát luân trầm.”

Nam Mô A Di Đà Phật!

Cửu Huyền Thất Tổ Là Gì

Trong mỗi nhà ở Việt Nam đa phần đều có bàn thờ gia tiên (cửu huyền thất tổ) nhưng lại được ghi phổ biến bằng tiếng hoa nên không có mấy người hiểu được ý nghĩa, nên hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa, cách thờ cúng như thế nào cho đúng

Cửu huyền thất tổ là gì

“Cửu huyền: Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ.”

Mặc dầu trong các từ điển, chúng tôi không thấy có chữ “huyền” nào có nghĩa là “đời” cả, nhưng qua quá trình Việt Hoá, chữ nầy được hiểu như là “đời”, và có lẽ nên dịch là “thế hệ” thì chính xác hơn.

Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.

Một vị Hoà Thượng mà người viết có duyên học hỏi đã giải thích rằng, sở dĩ gọi chữ “Huyền” ở đây vì chữ “Huyền” trong “cửu huyền” này vốn có nghĩa là “đen”, vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là “huyền”. Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là “cửu huyền”.

Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là Ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.

Như vậy, chữ “cửu huyền” bao quát hơn chữ “thất tổ”. Vì “thất tổ” chỉ cho các thế hệ đi trước, còn “cửu huyền” không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là “Nhà Thờ Cửu Huyền” (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” (viết bằng chữ Hán).

“Cửu huyền Thất tổ” tiếng Hoa 九玄七祖

Cách lập bàn thờ cửu huyền thất tổ

Theo nhà Phật, con người không phải tồn tại ở một đời này mà có thể nói, đời sống của một con người trong hiện tại chỉ là một điểm trong một chuỗi mắc xích dài vô tận, của một Phật tánh mượn tánh người và thân tứ đại, để tạo nhân quả. Chuỗi mắc xích dài vô tận ấy, lặp đi lặp lại từ đời này qua đời khác còn gọi là luân hồi, tức trở về chỗ cũ.

Quy luật luân hồi thì chúng ta không chỉ có một ông bà, cha mẹ một đời này, mà thực ra đã có nhiều ông bà, cha mẹ từ nhiều đời nhiều kiếp và vẫn lẩn quẩn theo qui luật Nhân – Quả: Trả – Vay! Có khi ông bà, cha mẹ đời trước đó lại là … con cháu của chúng ta đời này!

Còn Đức Phật, Thầy, Tổ Thiền tông là những vị đã vượt thoát ra ngoài qui luật sinh tử. Đồng thời giúp chúng ta Giác ngộ và chỉ đường cho chúng ta thoát hẳn ra khỏi qui luật đó, còn gọi là Giải thoát. Để từ đó, chúng ta mới có thể trở về chính quê hương chân thật của chúng ta, trong danh từ nhà Phật tạm gọi là “Phật giới”.

Do vậy, Ân Phật, Thầy, Tổ phải đặt lên trên ân ông bà, cha mẹ…

Lưu ý rằng việc vị trí đặt bàn thờ cũng rất quan trọng. Cần phải đặt đúng vị trí. Chúng tôi xin nêu khái quát các vị trí đặt nên tránh:

Tránh đặt bàn thờ Cửu Huyền trong một lồng kiếng, hộp hoặc để vật gì lên trên, kể cả Kinh sách Phật.

Tránh đặt bàn thờ Cửu Huyền ngay dưới bàn thờ Phật. Nên đặt phía dưới nhưng lệch sang một bên.

Nếu không có điều kiện đặt ở phía dưới bàn thờ Phật thì có thể tạm bố trí đặt ở cùng bàn thờ Phật nhưng chiều cao bức hình của bàn thờ Cửu Huyền phải thấp hơn của bức hình Phật và Bồ Tát. Ngoài ra, cần thiết phải có vách ngăn giữa bàn thờ Cửu Huyền và bàn thờ Phật trong trường hợp này. Vách ngăn có thể bằng gỗ, kiếng hay xi măng tùy ý.

Tuyệt vời nhất là vị trí bàn thờ Cửu Huyền đặt nơi riêng biệt với và thấp hơn bàn thờ Phật. Vì có khi Tổ tiên, ông bà, cha mẹ ta nhiều đời trước không tu theo đạo Phật, do vậy cần phải đặt riêng biệt và đúng vị trí.

Việc thờ cúng rất quan trọng, thể hiện hiểu đạo cũng như giúp gia đình an ổn, hạnh phúc. Còn ngược lại, sẽ làm cho gia đạo bất hòa, cũng như người ngoài nhìn vào sẽ cho mình là người không hiểu đạo vậy.

Mâm cúng cửu huyền thất tổ

Cách bố trí

2—-1—-3

4—-5

6—-8—-7

1- Đèn vọng.

2- Dĩa trái cây.

3- Bình bông.

4- Chung nước trà.

5- Ly rượu.

6 & 7- Cặp đèn nghi.

8- Lư hương (cắm 3 cây hương).

Thờ cúng Cửu Huyền, ý nghĩa: mình là cháu 9 đời, thờ các bậc Tổ Tiên 9 đời trước mình.

Thờ Cửu Huyền Thất Tổ là để tỏ lòng kính trọng Tổ Tiên mà trong buổi sanh tiền đã dày công giáo hóa, chỉ dẫn công việc làm ăn, dạy bảo cử chỉ hành động sao cho tốt đẹp, hợp đạo đức, để phát huy sự nghiệp làm rạng rỡ Tổ Tiên.

Bài cúng cửu huyền thất tổ (Văn khấn cúng cơm)

Thành kính lạy Cửu Huyền Thất Tổ,

Ngỏ đáp ơn báo bổ sanh thành,

Con quy y Phật tu hành,

Cửu Huyền Thất Tổ lòng thành chứng tri.

Noi theo hạnh từ bi của Phật,

Bỏ dứt đi những tật xấu xa,

Trau giồi đức hạnh thuận hòa,

Ðạo thành cứu độ Mẹ, Cha, Cửu Huyền.

Nay phẩm vật hiện tiền dâng cúng,

Hương, đăng, hoa chúc tụng cầu xin,

Cửu Huyền Thất Tổ hương linh,

Chứng lòng hiếu thảo ân sinh thuở đầu.

Công dạy dỗ cao sâu thăm thẳm,

Công dưỡng nuôi khó gẫm gì hơn,

Ăn cay, uống đắng không sờn,

Vì con đau khổ không hờn phiền chi.

Cha mẹ rất từ bi hà hải,

Nội ngoại đồng bác ái tình thương,

Cửu Huyền Thất Tổ đồng nương,

Từ đời vô thỉ khôn lường kiếp sinh.

Ân dưỡng dục minh minh như hải,

Ân sanh thành tợ Thái Sơn cao,

Con nay muốn đáp công lao,

Ðền ơn trả nghĩa thế nào cho xong.

Lời Phật dạy mênh mông biển khổ,

Cõi Ta bà không chỗ dựa nương,

Chúng sanh vì bởi tình thương,

Tình ân, tình ái mà vương nghiệp sầu.

Sanh tử mãi biết đâu mà kể,

Cứ trầm luân trong bể ái hà,

Cũng vì bản ngã chấp ta,

Tham lam, sân giận, cùng là si mê.

Những tội lỗi không hề dứt bỏ,

Ðường tử sanh nên khó bước qua,

Làm con muốn cứu mẹ cha,

Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà đền ân.

Ðem phẩm vật cúng dâng Tam Bảo,

Nhờ chư Tăng tâm đạo cầu nguyền,

Cầu cho Thất Tổ Cửu Huyền,

Siêu sinh Tịnh độ phước duyên đủ đầy.

Ai muốn đáp công thầy dạy dỗ,

Hay đền ơn Thất Tổ Cửu Huyền,

Chúng sanh tất cả các miền,

Thì nên phát đại lời nguyền độ tha.

Trước xuất thế lìa xa cõi tục,

Sau diệt tiêu lòng dục, tánh phàm,

Chẳng còn ưa chuộng, muốn ham,

Thân tâm thanh tịnh, Già lam dựa kề.

Tu chứng đắc Bồ đề Phật quả,

Ðộ chúng sanh tất cả siêu thăng,

Vượt lên cửu phẩm thượng tầng,

Là phương trả nghĩa đáp bằng công lao.

Ai hiếu tử mau mau ghi nhớ,

Muốn đáp đền mối nợ từ xưa,

Cần nên tu niệm sớm trưa,

Công dầy quả mãn phước thừa báo ân

Văn hoá Việt Nam dù trải bao thăng trầm lịch sử, nhưng đạo lý: “Sang đò nhớ ơn người chèo chống, nằm võng nhớ ơn người mắc dây” vẫn được khắc sâu trong tâm con người Việt Nam.