Top 11 # Xem Nhiều Nhất Có Nên Cúng Đầy Tháng Cho Con Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Con Gái Và Con Trai Có Gì Khác Biệt

Lễ cúng đầy tháng cho con gái và bé trai đã trở nên nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Lễ cúng đầy tháng chất chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng ảnh hưởng đến cuộc đời sau này của đứa bé. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt giữa lễ cúng đầy tháng cho con gái và con trai?

2 điểm khác biệt trong lễ cúng đầy tháng cho con gái và con trai:

Người Á Đông có quan niệm phân biệt nam nữ rất rõ ràng. Trong tất cả các nghi lễ cúng bái, không ít thì nhiều giữa nam nữ đều có điểm khác biệt.

Điểm khác nhau trong cách chọn xôi chè cúng đầy tháng:

Đối với lễ cúng đầy tháng cho con gái, chè được dùng để cúng thường là chè trôi nước. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”, câu thơ của Hồ Xuân Hương so sánh bánh trôi nước như hình ảnh người nữ. Bên ngoài trắng mịn, dẻo thơm, pha thêm chút béo bùi của nhân đậu xanh và nước cốt dừa, kết hợp cùng vị ngọt thanh của nước đường đã tạo nên món chè trôi nước độc đáo.

Cúng chè trôi nước trong lễ cúng đầy tháng cho con gái, hàm ý mong muốn con gái sau này dẻo dai nhưng ngọt ngào và thanh tao. Vị ngọt như những may mắn và an yên mà gia đình muốn con có được. Chè trôi nước tuy dễ làm dễ ăn, nhưng chính nhờ hương vị ngọt ngào khiến cho lòng người vương vấn mãi.

Cúng đầy tháng cho bé trai, gia đình phải cúng món chè đậu trắng. Hạt đậu khi chưa nấu phải còn cứng, hạt tròn dài đều. Hạt đậu cứng cáp ấy chính là sự rắn rỏi của con trai, nhưng sau khi được “nấu chín”, trải qua nhiều thử thách để trưởng thành lại trở nên mềm dẻo.

Vị ngọt của nước cốt dừa chan trên mặt bát chè đậu trắng, như những ngọt ngào mà gia đình muốn gửi đến cho con trai qua những lời chúc phúc. Không có gì bằng một cuộc đời bình yên sau khi đã trải qua những thử thách cuộc đời người con trai.

Điểm khác nhau trong cách tính ngày giờ cúng:

Từ xưa đến nay mọi lễ cúng đều được dân gian tính theo âm lịch. Tuy nhiên một số gia đình ngày nay chọn cúng đúng ngày đầy tháng theo lịch dương và hầu như không biết về quy luật chọn ngày giờ cúng đầy tháng.

Lễ cúng đầy tháng cho con gái theo đúng phong tục sẽ cúng vào ngày trước đầy tháng 2 ngày. Ngày này phải được tính theo lịch âm. Đối với bé trai, gia đình sẽ phải cúng đầy tháng trước ngày đầy tháng đúng 1 ngày.

Sở dĩ có cách tính như vậy là do theo quan niệm của ông bà ngày xưa, “gái lùi 2” còn trai thì “lùi 1”. Cứ theo như vậy, gia đình sẽ chọn được đúng ngày để làm lễ cúng đầy tháng cho cháu bé.

Chọn thời điểm cúng đầy tháng giữa bé gái và bé trai cũng không quá khác biệt. Trong ngày lễ cúng đầy tháng cho con gái và bé trai, gia đình có thể chọn buổi sáng sớm hoặc lúc chiều tối để cử hành.

Cúng vào lúc sáng sớm vì đó là lúc con người đang tràn trề năng lượng để khởi đầu một ngày mới. Hoặc cúng vào buổi chiều là lúc mặt trời sắp lặn, con người cũng ngừng lao động và bắt đầu nghỉ ngơi. Thời điểm cúng đầy tháng có thể tùy chọn ở mỗi gia đình và mỗi hoàn cảnh khác nhau.

Lễ vật cần có trong cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai:

Để chuẩn bị cho buổi lễ cúng đầy tháng gồm những gì?, gia đình cần có 2 mâm cúng, 1 cho 12 Bà Mụ và 1 cho các Đức Ông. Lễ vật trên 2 mâm cúng gồm có:

Mâm cúng 12 Bà Mụ: Xôi và chè chia làm 12 phần nhỏ, 12 ly nhỏ đựng rượu hoặc nước, 12 quả trứng luộc, heo quay bánh hỏi chia thành 12 phần nhỏ. Đặc biệt không thể thiếu 12 dĩa nhỏ đựng bánh kẹo trẻ em loại đủ màu sắc.

Mâm cúng Đức Ông cũng phải có xôi chè nhưng để trong tô và dĩa lớn hơn. Bên cạnh đó còn phải có gà luộc nguyên con để tréo cánh, cháo, cùng thịt heo quay nguyên miếng và bánh hỏi.

Ngoài những lễ vật bắt buộc phải có trên, gia đình còn có thể chuẩn bị thêm trầu cau, nhang đèn, hoa quả và giấy tiền vàng bạc. Tùy theo thói quen của mỗi gia đình có thể có hoặc không.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, cha mẹ cũng cần lưu ý thêm về cách sắp xếp bàn cúng. Mâm cúng 12 Bà Mụ đặt trên bàn lớn để phía dưới, phía trên là bàn nhỏ đặt mâm cúng Đức Ông. Hai bàn cần cách nhau 10 phân, trên bàn phải bày trí hài hòa theo quy tắc “Đông bình, Tây quả”.

Mâm Cúng Đầy Tháng Cho Con Gồm Những Gì

Mâm cúng đầy tháng cho con trẻ có mục đích gì, và bao gồm những vật phẩm thờ cúng nào ? Đó là câu hỏi mà không ít bật cha mẹ từng phải trải qua và hoang mang những ngày đầu được lên chức.

Vậy bàn cúng đầy tháng bao gồm những gì

– Quá trình cúng đầy tháng rất quan trọng khâu chuẩn bị lễ vật là ưu tiên hàng đầu, mọt bàn cúng đầy tháng cho con thông thường không thể thiếu những vật phẩm như sau :

1. Vàng mã cúng đầy tháng cho con

Đồ vàng mã bao gồm các vật dụng như đôi hài màu xanh, nén vàng xanh và váy áo màu xanh.

2. trầu cau cúng đầy tháng cho con.

Yêu cầu trầu sẽ têm hình cánh phượng và 12 miếng trầu với cau bổ ra làm bốn và 1 miếng trầu to hơn với quả cau. Ý nghĩa của việc cúng trầu cau đó là một tập tục từ lâu đời, trầu cau có tác dụng

” Tiện đây ăn một miếng trầu Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là Có trầu mà chẳng có cau Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm”. Trầu câu như là một lời mở đầu của câu chuyện với ông bà, thần linh để thông báo một việc trọng đại là Đứa con đã được chào đời và khỏe mạnh dưới sự phù hộ của chư thần cũng như ông bà tổ tiên.

3. Đồ chơi trẻ em cúng đầy tháng con :

Các món đồ vật để trẻ em chơi như sành sứ, bát đĩa đồ chơi …. Những món đồ nay mang ý nghĩa tượng trưng như những gì mà tình cảm người cha người mẹ dành cho con cái của họ.

4. Các con cua, ốc, tôm để sống hoặc hấp chín :

Thông thường những con vật này bao gồm 12 con có kích thước bằng nhau, sau khi cúng xong thì đem đi phóng sinh tựa như những điềm tốt lành sẽ mang đến cho con của gia chủ.

5. Bàn lễ mặn dùng để cúng đầy tháng cho con

Bàn lễ mặn bao gồm những món như là Xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn đa dạng, rựu trắng để dân lên chư thần và tổ tiên về chứng giáng cho ngày trọng đại của đứa bé.

6. Kẹo bánh các loại cúng đầy tháng cho con

Có thể chia các món kẹo bánh thập cẩm thành 12 phần như nhau để cúng dân lên mâm cúng chứng giám.

7. Hoa cúng đầy tháng cho con

là hoa lan hoặc ly… chọn những cách hoa ly khách màu để cho bình hoa thêm sinh động tạo không khí tươi vui chào đón và công nhận thành viên mới của gia đình.

Cách bày trí mâm cúng lễ đầy tháng: Mâm cúng lễ đầy tháng của con trẻ sẽ được bày trí một cách cân đối, đối xứng và các món cúng cho bà mụ thường được chia làm 12 phần bằng nhau. Mâm lễ mặn cùng hương hóa được bày biện thấp hơn mâu cúng bà Mụ.

Thông thường mâm cúng đầy tháng của con trẻ thường là bao gồm 12 chén chè, 3 chén xôi, 1 con vịt chéo cánh để cúng Đức Ông, kèm 3 tô chè. Vịt được luộc chín và xếp đặt chỉnh chu kèm theo 3 chén cháo và 1 tô cháo lớn. Ngoài ra kèm theo trong nhà cũng bày biện 3 mâm thức ăn phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, dùng làm thức ăn cho khách mời đến dự lễ mừng đầy tháng của con.

Nghi thức lễ cúng thôi nôi của con như thế nào :

Lễ cúng thôi nôi bao gồm những việc sau :

+ Đầu tiên đại diện bố hoặc mẹ của con sẽ tiến hành thắp 3 nén hương sau đó bế cháu bé lên tiến về mâm cúng và bắt đầu khấn theo bài khấn cúng Mụ, cúng thôi nôi. Tùy từng địa phương mà bài khấn cúng thôi nôi sẽ khác nhau đôi phần. Tuy nhiên đều bắt đầu từ việc kính cẩn xưng danh các vị thần phật và bà mụ, ngày tháng cúng cùng tên của hai vợ chồng lẫn đứa con. Lời cuối cùng là cầu xinh các bà mụ phù hộ độ trì cho đứa bé được phát triển bình thường khỏe mạnh và thông minh. + Kết thúc việc khấn thì cha hoặc mẹ đứa bé đã thực hiện cầu khấn tiến hành vái 3 trước và sau 3 đốt hương thì tạ lễ. Lễ vật bằng vàng mã sẽ đem hóa đốt, đồ ăn được thì gia đình và khách mời thụ lộc. Các con vật sống thì phóng sanh các đồ chơi thì giữ lại cho con, phân phát cho con trẻ hàng xóng hoặc họ hàng lấy phước.

Bài văn khấn cúng mụ như sau :

Văn khấn cúng Mụ – Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa. – Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa. – Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa. – Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương – Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương Hôm nay là ngày…. Tháng….. năm…. Vợ chồng con là …………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là ………….. Chúng con ngụ tại:…………………………………………… Nay nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình: Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấn g thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Làm Lễ Đầy Tháng Con Gái Cúng Chè Gì &Amp; Bài Khấn Cúng Đầy Tháng Con Trai

Trong mâm cỗ cúng đầy tháng yêu cầu phải có xôi có chè nhưng nhiều mẹ thắc mắc phải có món chè gì, chuẩn bị đầy đủ lễ cúng cho bé trai, bé gái có khác nhau nhiều lắm không?

Tư vấn đầy tháng con gái cúng chè gì

Theo ông bà ta thì lễ đầy tháng bé gái được tổ chức sụt 2 ngày so với ngày sinh (quan niệm gái sụt hai, trai sụt một), ví dụ đứa bé gái sinh ngày 25 tháng 7 thì đầy tháng bé gái vào ngày 23 tháng 8. Lễ đầy tháng có một ý nghĩa đánh dấu đứa con gái cưng được 30 ngày tuổi, trải qua thời gian khó khăn, để thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ.

Không quan trọng là chè gì chỉ cần đảm bảo có chè trong mâm cúng là được.

Đồ cúng đầy tháng bé gái gồm:

1 con gà luộc hoặc 1 con vịt luộc bẻ cánh tiên + Cháo + Gỏi

12 đĩa xôi + 1 đĩa xôi lớn (thường xôi gấc 3 tầng, màu đỏ của gấc mang lại may mắn)

12 chén chè + 1 tô chè lớn (bé gái cúng chè trôi nước)

Bộ tam sên (Cua luộc, thịt heo 3 rọi luộc, trứng vịt luộc)

Mâm trái cây ngũ quả (gồm 5 loại trái cây)

Bình hoa tươi thật đẹp

Trầu tem cánh phượng

Cau tươi

Giấy

1 bộ đồ hình thế (ghi tên, ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong đốt đi để giải hạn và cầu được may mắn cho bé)

Vàng mã

Nhang thơm

Đèn cày

Trà

Rượu

Gạo, muối

Lư cắm nhang

Ly sành đựng rượu, trà

đầy tháng con trai nên cúng chè gì

Cũng như con gái, đầy tháng con trai trong mâm cúng cần đảm bảo có món chè là được. Bạn có thể chọn chè đậu, chè trôi nước, …

lễ cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì

Những gợi ý về việc chuẩn bị các vật phẩm cúng lễ đầy tháng cho bé con mà các mẹ nên tham khảo một số gợi ý như sau:

Lễ vật Cúng Mụ bà:

Trái cây (Ngủ Quả)

Hoa Cát Tường

Nhang trầm thơm

Đèn cầy

Gạo hủ

Muối hủ

Giấy cúng Đầy tháng (bao gồm mâm hài và đồ cho bà mụ và bà chúa)

Trà gói

Rượu nếp

Nước chai

Trầu têm cánh phượng (12 phần nhỏ với 1 phần lớn)

Chè (Bé trai chè đậu trắng còn bé gái thì chè trôi nước)

Xôi (Xôi gấc 12 phần nhỏ 1 phần lớn)

Cháo trắng

Bánh kẹo

Cháo trắng

Gà luộc

Heo quay miếng (Chia làm 12 miếng nhỏ 1 miếng lớn)

Bánh hỏi

ý nghĩa của việc cúng đầy tháng

Đầy tháng là thời điểm, theo quan niệm dân gian Việt Nam, đứa trẻ được vừa tròn một tháng sau sinh. Trong ngày đầy tháng, thường các gia đình làm lễ cúng đầy tháng và làm cỗ mời họ hàng khách khứa để mừng cho cháu bé đã qua thời trứng nước, đồng thời cũng là thời điểm mẹ của cháu bé (sản phụ) kết thúc giai đoạn kiêng khem ở cữ.

Thông thường, theo phong tục nước ta thì khi trẻ con được sinh ra tròn một tháng sẽ được bố mẹ làm lễ cúng đầy tháng để tạ ơn đất trời vì “mẹ tròn con vuông” và sau là để trình diện họ hàng nội ngoại về thành viên mới trong gia đình nhằm mong muốn mọi người đón nhận, yêu thương và che chở cho bé trong chặng hành trình dài sau này.

Trẻ vừa mới chào đời sẽ có khá nhiều bỡ ngỡ với thế giới xung quanh nên cần lắm bàn tay nâng đỡ và hơi ấm từ người mẹ từ trong bụng cho tới khi ra đời nên việc cúng đầy tháng bé trai để giúp bé dần cảm nhận được mọi thứ bên ngoài chính là điều vô cùng cần thiết đấy.

hỏi về cúng đầy tháng, cúng đầy tháng bé trai don gian, cúng đầy tháng đơn giản, cúng đầy tháng theo lịch âm hay dương, cúng mụ đầy tháng cần chuẩn bị gì, lễ cúng đầy tháng miền trung, cung day thang don gian nhat, cúng mụ cho bé gái 9 ngày

Cúng Đầy Tháng Là Gì? Không Cúng Đầy Tháng Cho Bé Có Sao Không?

Cúng Mụ (đầy cữ, đầy tháng, đầy năm) cho bé là một trong những nghi thức quan trọng để thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình đồng thời bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong các Bà Mụ, Đức Ông sẽ ban phước lành, may mắn cho đứa trẻ.

Không cúng đầy tháng có sao không?

Nhiều người trẻ mới lập gia đình thường thắc mắc liệu có nhất thiết phải làm mâm cúng Mụ vào các dịp đầy cữ, đầy tháng, đầy năm cho bé theo phong tục truyền thống hay không. Một số người thì cho rằng không cần thiết phải làm đúng theo dân gian, tức là bày mâm cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông với các đồ lễ truyền thống mà chỉ cần bày biện mâm cơm tỏ lòng thành và thông báo sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình là được.

“Cái này không có sao đâu bạn. Bé đầu nhà mình cũng vậy đầy tháng gia đình cũng chỉ làm một mâm cơm đầy rồi thắp hương thôi . Không cần cầu kì gì mà. Cái quan trọng là cầu mong con bình an khỏe mạnh thôi chứ không phải lễ lạc gì to tát đầy sân. Gia đình mình vẫn hạnh phúc và vui vẻ 5 năm rồi nên bạn đừng nghĩ gì nhiều”, chị Lan chia sẻ.

“Con mình đứa đầu không cúng đầy tháng chỉ làm mâm cơm thắp hương và mời họ hàng thôi. Đứa thứ 2 giờ cũng sắp đầy tháng và cũng làm vậy”, chia sẻ của chị Nhật Lệ.

Tuy nhiên nhìn chung phần đông các bậc cha mẹ cho rằng nên làm lễ đầy tháng cho con theo phong tục truyền thống để thể hiện sự tôn kính, biết ơn đến các Bà Mụ và ông bà tổ tiên, đồng thời đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời bé khi vừa chào đời, cầu mong hạnh phúc, sức khỏe và được sự giúp đỡ, bảo vệ từ mọi người xung quanh.

Nhiều người cũng đồng tình rằng tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình mà cha mẹ chuẩn bị lễ cúng Mụ cho bé, tuy nhiên nhất thiết không thể thiếu những thứ sau đây.

– Chim (Gái 9 con, trai 7 con)

– Cua (Gái 9 con, trai 7 con)

– Ốc (Gái 9 con, trai 7 con)

– 13 nắm cơm nhỏ bằng gạo tẻ

– 13 miếng bánh đúc nhỏ hoặc bánh rán

– 13 miếng trứng hoặc 13 quả trứng chim cút

– 13 bông hoa

– 13 cái bánh kẹo nhỏ

– 13 miếng trầu têm cánh phượng

– 13 bộ quần áo (một bộ to dành cho Bà Chúa Đầu Thai và 12 bộ nhỏ cho 12 Bà Mụ)

– 13 nén hương

– 13 tờ tiền thật

– Một bát nước to

Cúng đầy tháng cho bé ở đâu?

Nhiều cha mẹ trẻ sắp chào đón đứa con đầu lòng có cùng thắc mắc là cúng đầy tháng cho bé ở đâu là hợp lý? Ở nhà nội hay nhà ngoại? Nếu hai vợ chồng ở riêng thì có nhất thiết phải về nhà nội hay nhà ngoại cúng đầy tháng cho con không? Tổ chức đầy tháng ở nhà hàng có được không?

Thực tế thì khi mang thai và sinh bé dù mẹ ở nhà ngoại hay nhà nội đều được nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo, tận tình như nhau vì đó là những bước đầu đời vô cùng quan trọng của đứa trẻ. Chính vì thế nên việc tổ chức lễ cúng Mụ cho bé tại nhà ngoại hay nội đều được, miễn là phù hợp và thuận tiện cho sức khỏe của mẹ và bé.

Bên cạnh đó các gia đình cũng cần lưu ý một chút trong cách đặt mâm cúng Mụ, cụ thể như sau.

– Một là đặt giữa nhà và quay ra cửa chính, cách này được nhiều người chọn nhất vì vừa rông rãi vừa thoáng khí, dễ bày trí, tiện để chụp hình lưu niệm.

– Cách thứ hai là đặt bàn cúng trong phòng bé, gần với chỗ bé nằm.

Dù là lựa chọn đặt mâm cúng ở đâu đi nữa thì cũng cần bày lễ một cách hài hòa, cân đối với những lễ vật dâng Bà Mụ chúa (Bà Chúa Đầu Thai) để ở chính giữa phía trên của hương án, lễ vật dâng 12 Bà Mụ phải chia thành 12 phần giống nhau, lễ mặn cùng hương, hoa, nước để ở trên cùng còn mâm tôm, cua để phía dưới.

Ý nghĩa của tục cúng đầy tháng “nam trồi 2, nữ sụt 1”

Theo truyền thống của người Việt thì ngày đầy tháng của bé sẽ tính theo lịch âm chứ không dựa vào lịch dương. Bên cạnh đó nhiều nơi còn quan niệm tính ngày đầy tháng dựa vào giới tính của đứa trẻ theo nguyên tắc “nam trồi 2, nữ sụt 1”. Cụ thể như sau.

Nếu là bé trai thì sẽ tính ngày đầy tháng trồi lên 2 ngày so với ngày sinh (theo Âm lịch). Ví dụ: Bé trai sinh ngày 18/3 Âm lịch thì trồi lên 2 ngày tức là sẽ làm đầy tháng cho bé vào ngày 20/3 Âm lịch. Tương tự như vậy, nếu là bé gái thì tính ngày đầy tháng lùi lại 1 ngày tức là cùng ngày sinh 18/3 Âm lịch, lễ đầy tháng của bé gái sẽ được làm vào ngày 17/3 Âm lịch.

Cách tính ngày cúng đầy tháng “nam trồi 2, nữ sụt 1” này cũng mang những ý nghĩa tốt đẹp cho tương lai của bé. Sở dĩ “nam trồi 2” là vì dân gian quan niệm rằng con trai phải luôn là người đi trước, đi tắt đón đầu, xông xáo, mạnh dạn tiến về phía trước thì mới dễ thành công. Còn “nữ sụt 1” vì ông cha ta cho rằng con gái phải biết nhường nhịn thì gia đình mới êm ấm, phải biết khiêm tốn thì mới có được hạnh phúc. Mặc dù quan điểm bình đẳng giới bây giờ đã khác xưa rất nhiều nhưng đây vẫn là những lời răn dạy không thừa mà người xưa muốn truyền đạt qua ý nghĩa của tập tục này. Vì vậy, nhiều gia đình ngày nay vẫn giữ cách tính ngày đầy tháng cho bé theo quy tắc trồi, sụt này.

Bên cạnh đó, các gia đình làm lễ cúng đầy tháng cho bé cũng nên chọn giờ hoàng đạo, tránh giờ kị với tuổi hoặc mệnh của em bé theo quan niệm Á Đông. Ví dụ như bé tuổi Thân không nên cúng đầy tháng vào những giờ Dần, Tỵ, Hợi vì thuộc vào tứ hành xung, có thể sẽ không tốt cho đứa trẻ.

Cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái có gì khác biệt?

Người Á Đông có quan niệm phân biệt nam nữ rất rõ ràng. Trong tất cả các nghi lễ cúng bái, không ít thì nhiều giữa nam nữ đều có điểm khác biệt.

Đối với lễ cúng đầy tháng cho bé gái, chè được dùng để cúng thường là chè trôi nước. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”, câu thơ của Hồ Xuân Hương so sánh bánh trôi nước như hình ảnh một cô gái đẹp: Bên ngoài trắng mịn, dẻo thơm, pha thêm chút béo bùi của nhân đậu xanh và nước cốt dừa, kết hợp cùng vị ngọt thanh của nước đường đã tạo nên món chè trôi nước độc đáo.

Cúng chè trôi nước trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái hàm ý mong muốn con gái sau này dẻo dai nhưng ngọt ngào và thanh tao. Vị ngọt như những may mắn và an yên mà gia đình muốn con có được. Chè trôi nước tuy dễ làm dễ ăn, nhưng chính nhờ hương vị ngọt ngào khiến cho lòng người vương vấn mãi.

Cúng đầy tháng cho bé trai, gia đình phải cúng món chè đậu trắng. Hạt đậu khi chưa nấu phải còn cứng, hạt tròn dài đều. Hạt đậu cứng cáp ấy chính là sự rắn rỏi của con trai, nhưng sau khi được “nấu chín”, trải qua nhiều thử thách để trưởng thành lại trở nên mềm dẻo. Vị ngọt của nước cốt dừa chan trên mặt bát chè đậu trắng như những lời chúc phúc ngọt ngào mà gia đình muốn gửi đến cho con trai.

Ngoài khác biệt trong cách chọn xôi chè trong lễ cúng và cách chọn ngày làm lễ theo quan niệm “nam trồi 2, nữ sụt 1” thì ý nghĩa và sự thiêng liêng của lễ cúng đầy tháng cho bé là như nhau. Đây chủ yếu là dịp để gia đình bày tỏ lòng thành kính, biết ơn với các Bà Mụ, Đức Ông đã mang đứa trẻ đến với thế gian và thông báo cho những người thân quen biết sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình để nhận được sự chúc phúc, che chở từ mọi người.

XEM THÊM