Top 13 # Xem Nhiều Nhất Cúng Bà Tổ Cô Vào Ngày Nào Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Cúng Cô Hồn Tháng 7 Vào Ngày Nào?

Tháng 7 âm lịch hàng năm có ngày lễ cúng cô hồn xá tội vong nhân, chắc chắn người Việt nào cũng biết nhưng nên tổ chức vào ngày nào? Cúng đúng ngày rằm tháng 7 hay bất kỳ ngày nào tháng 7 cũng được là thắc mắc của không ít người.

Những lễ cúng tháng 7 âm lịch

Ở Việt Nam, tháng 7 âm lịch là tháng có ý nghĩa Tâm Linh cực kỳ quan trọng không thu kém Tết Nguyên Đán. Tháng 7 âm lịch liên tiếp những dịp lễ lớn bao gồm: cúng cô hồn xá tội vong nhân, lễ Vu Lan báo hiếu, lễ Thất Tịch- lễ tình nhân phương Đông.

Lễ Thất Tịch là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, người Việt không tổ chức lễ này. Lễ cúng cô hồn và lễ Vu Lan báo hiếu là quan trọng, là dịp lễ mang ý nghĩa truyền thống và không thể bỏ qua.

Cúng cô hồn là dịp cúng chúng sinh, thí thực và tiếp tế đồ dùng cho những cô hồn, ma quỷ lang thang, không nhà cửa, không ai cúng kiếng. Theo truyền thuyết, tháng 7 là tháng mở cửa địa ngục, những linh hồn được thả về dân gian một lần duy nhất trong năm nên mọi người tổ chức lễ cúng để không quấy nhiễu tới những người đang sống làm ăn kinh doanh, bên cạnh đó cúng cầu siêu với hi vọng các cô hồn sẽ sớm được siêu thoát, đầu thai kiếp khác thoát khỏi kiếp đọa đày.

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào để không bị quấy phá?

Theo truyền thuyết dân gian, từ ngày 2 đến ngày 15/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan, chính vì vậy đây là khoảng thời gian trên dương gian có nhiều cô hồn, ngã quỷ. 12 giờ đêm ngày 15/7 âm lịch đóng cửa địa ngục, cô hồn phải quay về nơi thuộc về mình.

Chính vì thế mà có 2 luồng ý kiến khác nhau về thời điểm tổ chức lễ cúng cô hồn. Có người cho rằng cúng cô hồn từ ngày 2 đến ngày 15 âm lịch vì lúc này cô hồn, ngã quy tự do ở dương gian, cúng lễ chúng sẽ nhận được. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cúng cô hòn phải đúng vào ngày Rằm tháng 7 mới chuẩn.

Hiện nay, lễ cúng cô hồn thực chất không phải chỉ cúng chúng sinh mà còn cúng gia tiên, không chỉ những vong hồn vất vưởng mà còn là lễ để con cháu gửi đồ cúng, vật dụng đến ông bà tổ tiên.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa- tâm linh, cúng cô hồn tháng 7 là tục lệ dân gian, không có bất kỳ quy tắc hay nghi lễ chính thức nào. Theo quan niệm dân gian, lễ cúng tổ tiên vào trước vì dịp này nhiều vong hồn không nơi nương tựa không được gia đình cúng sẽ cướp mất đồ lễ của gia tiên nhà mình. Cúng trước và ghi rõ tên tuổi, địa chỉ vào đồ lễ để tổ tiên nhận được đồ của con cháu.

Ngày Rằm là ngày có đông cô hồn, ngã quỷ nhất, là đại lễ xá tội vong nhân, tổ chức cúng cô hồn là phù hợp nhất.

Nếu theo quan niệm dân gian thì tháng 7, mọi người phải cúng 2 lễ, một ngày tổ chức lễ cúng gia tiên, một ngày cúng thí thực chúng sinh. Nhưng hiện nay, để thuận tiện, hầu hết các gia đình đều tổ chức cúng một ngày, thực hiện nghi lễ cúng gia tiên trước, cúng cô hồn – cúng thí thực sau.

Cúng cô hồng vào ngày rằm tháng 7 là tốt nhất, nhưng nếu không có điều kiện thì mọi người vẫn có thể cúng từ ngày mùng 2 đến ngày 15/7 âm lịch cũng là thời điêm thích hợp. Mọi người nên tùy vào hoàn cảnh, khả năng của mình mà thực hiện nghi lễ.

Người có người tốt người xấu, cô hồn cũng có xấu có tốt, có ma có quỷ nên việc cúng cô hồn tháng 7 không đơn giản, không thể làm qua loa nếu không may gặp cô hồn xấu quấy phá, cúng sai cách mời về được nhưng không tiễn đi được. Chúng ở lại quấy nhiễu và làm phiền cuộc sống, kinh doanh của gia chủ. Vì vậy, mọi người thường chú trọng trong vấn đề này. Nếu bạn không biết cách cúng cô hồn tháng 7 đúng cách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

Văn Khấn Cúng Bà Tổ Cô

Bài văn khấn cúng bà tổ cô

Bà cô tổ là người nữ trẻ trong họ nhà mình chết khi chưa lấy chồng (thường chết từ 12-18 tuổi). Sau đây là Bài văn khấn cúng bà Tổ cô và cách lập bàn thờ và những nghi lễ cúng giỗ bà Tổ cô chi tiết cho các bạn cùng tham khảo.

Trong thực tế ngày nay, chúng ta đang nhận thấy một điều là: Càng ngày càng có nhiều người đã được biết và tiếp xúc với bà Tổ Cô của dòng họ qua con đường giao thoa tâm linh 2 cõi âm dương. Rõ ràng chúng ta đã nhận thức được vai trò của “người phụ nữ” này đối với các công việc trong vô vi của cả một dòng họ là khá quan trọng. Nhưng có người sẽ không rõ mối quan hệ của bà cô tổ trong dòng họ là như thế nào và tại sao lại gọi là bà Tổ cô.

Bà tổ cô là ai

Bà cô tổ là người nữ trẻ trong họ nhà mình chết khi chưa lấy chồng (thường chết từ 12-18 tuổi). Thường đó là những người quyến luyến gia đình dòng họ nên sau khi chết rất thiêng và chưa đi đầu thai mà ở lại giúp con cháu trong nhà. Bà cô tổ có trách nhiệm đặc biệt với các cháu nhỏ trong gia đình dòng họ đó. Ban đầu có lẽ trách nhiệm của Bà cô tổ mỗi dòng họ là lo cho con cháu nhỏ trong gia đình khỏi bị tà ma quấy nhiễu hoặc bị tai nạn chết khi nhỏ có lẽ vì các vị chết trẻ nên không muốn con cháu giống mình. Về sau chắc mọi người thấy các “bà cô tổ” thường thiêng nên xin xỏ cả về làm ăn buôn bán, giải hạn…

Thường các bà cô tổ là các vị đã tiến hóa tâm linh khá cao nhưng vì có chút duyên với dòng họ nào đó nên không đi mà ở lại.

Những ai được xem là bà tổ cô

Bà Tổ cô có thể là hiện thân của bà Mụ, chuyện giúp đỡ chuyện sinh đẻ được mẹ tròn con vuông, khi mang thai bà Mụ là người nặn ra hình đứa trẻ. Có lẽ bà Cô tổ là sự rút gọn của đạo Mẫu, trong tâm linh người Việt, ngày xưa việc thờ cúng rất đơn giản do điều kiện cuộc sống nên khi bốc bát hương người ta chỉ bốc 1 bát coi như thờ chung. Bây giờ đầy đủ hơn nên chia làm 3 bát, khi động thổ hay khai trương gì đó thì xin thần linh thổ địa, khi đi xa về gần có công việc liên quan đến làm ăn… vv.. thì xin bà cô Tổ phù hộ cho tai qua nạn khỏi. Khi trong nhà có việc hiếu hỉ báo công hay ngay rằm ngày tết thì thỉnh ông bà tổ tiên về chứng giám..vv.. nói chung là như thế. Còn việc thờ cúng hay đồ lễ thì mỗi nơi một khác, đối với người Bắc hoặc Trung bộ, đồ thờ cúng kiêng nhất là các vật tanh như Vịt, Cá thường là gà trống choai hoặc chân giò lợn. Nhưng trong Nam bộ lại khác họ cúng Vịt hoặc Lợn sữa quay…..vv. Còn với người dân Vạn chài sống bằng Sông nước họ không thờ cúng tổ tiên mà thờ ông Hà bà Thủy với nhưng người làm ăn buôn bán thì có thể lập bàn thêm bàn thờ nhỏ thờ thần Tài thờ ông Ba Thương.

Nhưng người chết trẻ chưa có gia đình hoặc những người chết chưa qua 100 ngày thì phải lập bàn thờ riêng sau đó thì thờ chung, và coi đó như ông bà tổ tiên. Những người chết trẻ như bà Cô ông Mãnh thì được thờ cúng lâu hơn, họ được coi như người bảo hộ cho con cháu trong nhà, nhưng việc thờ cúng những người này không được coi là truyền đời mà chỉ thờ cúng một thời gian dài hơn mà thôi thời gian bao lâu thì không có quy định rõ ràng. Trong gia đình người Việt việc thờ cúng bà Cô ông Mãnh thường do người con trai thứ 2 đảm nhận, lập bàn thờ cúng giỗ…vv.

Bàn thờ bà tổ cô

Bà cô ông mãnh là từ mà dân gian dùng cho những người chết trẻ, chưa lập gia đình. Người ta cho rằng vì chết trẻ nên bà cô ông mãnh rất linh thiêng. Nếu cảm thấy “hợp” người thân nào thì sẽ phù hộ độ trì rất nhiều. Nếu thờ cúng bà cô ông mãnh không đến nơi đến chốn sẽ bị quở phạt. Bà cô ông mãnh lẽ ra cũng nên thờ cúng với tổ tiên, nhưng dân gian quan niệm rằng bà cô ông mãnh tuổi thấp nên chưa thể hưởng hương hoa cùng các cụ đời trước được. Giống như trên cõi dương gian, trẻ con chỉ ngồi riêng một mâm khi ăn giỗ nên bà cô ông mãnh cũng được thờ riêng 1 bàn thờ.

Bàn thờ bà cô ông mãnh được đặt dưới gầm hương án bàn thờ tổ tiên. Cũng có thể đặt cùng trên bàn thờ tổ tiên nhưng bát nhang phải thấp hơn thờ gia tiên 1 bậc. Cũng có thể lập riêng bàn thờ nhưng phải thấp hơn bàn thờ tổ tiên. Bài trí bàn thờ bà cô ông mãnh rất đơn giản, sơ sài. Chỉ đặt bài vị (hoặc ảnh), bát nhang, chén nước, bình hoa, đôi đèn… Người ta cúng vào ngày sóc vọng, ngày kỵ, giỗ Tết giống thờ tổ tiên.

Nếu người cúng ngang hàng với bà cô ông mãnh thì chỉ lâm râm khấn mà không cần lễ. Nếu thuộc hàng dưới thì phải khấn và lễ. Khi gia đình gặp chuyện về sức khỏe, vật chất… người ta cúng bà cô ông mãnh để được phù hộ độ trì cho mọi sự được hanh thông và tốt hơn.

Bà tổ cô là tổ tiên của mình thôi, có gì cứ khấn như khấn tổ tiên. Còn có nhiều bà tổ cô linh thiêng được đi theo hâu phật thánh, có bà cô hóa sớm được đi theo hầu cô chín (cô chín sòng chứ không phải cô chín thượng). Tuy nhiên bà cô tổ làm việc trên thiên đình, có bà theo hầu thánh, có bà theo hầu Phật…, nên đuợc Trời Phật ban cho nhiều phép tắc,chức vị, sức mạnh quyền lực để trừ tà ma có ảnh hương xấu cho họ tộc, nhất là đặc biệt có uy lực bảo vệ sự sống của trẻ con trong dòng họ…và tất nhiên khi bà cô tổ đã làm việc trên thiên đình thì bà có thể ra vào nhà mình bất cứ lúc nào mà không cần phải xin phép thần linh thổ địa tại nhà. Cho nên nhà có gì thì kêu tấu với cô cho mọi việc được êm xuôi.

Văn khấn bà Tổ cô

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Dương lai hạ sinh Di lặc Tôn Phật.

– Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đương thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc ngoại tịch, bà tổ cô dòng họ ………… tại ………………..

Tạ thế ngày ………. phần mộ ký táng tại …………………….. , nay nhân ngày huý nhật chứng minh công đức.

Tín chủ (chúng) con là:……………………Ngụ tại ……………………..

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ Tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay ngày …….. tháng …….. năm ………… , tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án. Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, bà tổ cô, Bá Thúc, huynh đệ, Cô Di, Tỷ Muội, nam nữ Tử Tôn nội, ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, phù hộ độ trì con cháu an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm lành phù hộ độ trì cho gia đình chúng con mạnh khỏe, bình an, có tài có lộc, giải vận giải hạn, giải tai, giải ách cho gia đình chúng con, cho gia đình chúng con được hòa hợp, làm ăn buôn bán có tài có lộc, đi sớm về trưa, đi trưa về tối, gặp chúng gặp bạn gặp vạn sự lành, cho cún con của con học hành tấn tới, văn hay chữ tốt, thi cử đỗ đạt, ngoan ngoãn biết nghe lời. cho chúng con nói có người nghe đe có người sợ, điều lành thì ở, điều dữ thì đi, vạn bệnh tiêu tán bách bệnh tiêu trừ.

Cho gia đình chúng con được mạnh khỏe, vui vẻ trẻ trung, sáng con mắt, chặt đầu gối. cho chúng con đi làm đi ăn, đi buôn đi bán đi học đi hành đi đâu cũng đều có người đưa, người đón, âm phù dương trợ, đi đâu cũng được thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn, mọi công việc đều thuận buồm xuôi gió, đầu xuôi đuôi lọt.

Chúng con người trần mặt thịt, đầu xanh tuổi còn trẻ, trẻ người non dạ, có những điều gì không phải thì con lạy trời lạy phật, lạy các vị thấn linh thiêng xá tội cho chúng con, phù hộ độ trì cho chúng con, chỉ đướng chỉ lối cho chúng con.

Tín chủ con lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong đất này cùng về âm hưởng, xin ban cho sức khoẻ đồi dào, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Tìm Hiểu Về Bà Tổ Cô Và Bàn Thờ Bà Tổ Cô Ông Mãnh

Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, ngoài thờ Gia Tiên, Thần Phật thì còn có tục thờ Bà Tổ Cô – Ông Mãnh. Chắc hẳn nhiều người cũng chưa biết Bà Tổ Cô là ai và bàn thờ Bà Tổ Cô Ông Mãnh thờ như thế nào. Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu những thông tin về Bà Tổ Cô và bàn thờ bà Tổ Cô Ông Mãnh nhé!

Trong tín ngưỡng thờ cúng tâm linh của người Việt thì Bà Tổ Cô Ông Mãnh là những vị vô cùng linh thiêng, là những người chết trẻ trong gia đình. Bà Cô Tổ hay Bà Tổ Cô là người phụ nữ mất khi còn trẻ, chưa lập gia đình, họ là người vẫn còn quyến luyến gia đình, dòng họ, khi chết chưa đầu thai nên ở lại giúp đỡ, quán xuyến trông nom công việc của con cháu, họ hàng trên cõi trần. Khi chết đi rất thiêng tuy nhiên không phải tất cả những người phụ nữ chết trẻ đều trở thành Bà Tổ Cô mà chỉ có những vong linh ở cõi âm, có duyên tu tập đạo Phật, đạo Mẫu mới trở thành Bà Tổ Cô và thường rất thiêng, tùy duyên độ trì, che chở cho người trong gia đình, giúp gia đình, dòng họ tránh được tà ma quấy nhiễu, thường xin xỏ về làm ăn, buôn bán, giải hạn…

Bàn thờ Bà Tổ Cô Ông Mãnh là loại bàn thờ được lập riêng bên cạnh bàn thờ gia tiên và bàn thờ Thần Phật. Thông thường bà Tổ Cô Ông Mãnh sẽ được đặt dưới hương án bàn thờ gia tiên, không đặt ngang hàng với bàn thờ gia tiên. Có thể thờ chung tất cả Bà Tổ Cô Ông Mãnh cùng một bát hương hoặc thờ cúng riêng mỗi vong hồn một bát hương.

Trên bàn thờ, các bạn có thể thấy mũ của các Bà Tổ Cô đều giống nhau còn các Bà Tổ Cô mặc áo màu gì thì sẽ tùy thuộc màu sắc được sắc phong, được phân biệt như sau: Áo xanh (tộc trưởng, phụ trách khoa học kĩ thuật), áo hồng (giáo dục, sư phạm), áo đỏ (hôn nhân, vợ chồng), áo đen (sống chết, sinh tử), áo trắng (giáo dục, đạo đức), áo tím (khoa học kĩ thuật, phẩm hạnh), áo vàng (khoa học kĩ thuật, đào tạo chuyên sâu).

Trên bàn thờ bà Tổ Cô Ông Mãnh sẽ thường có những vât phẩm như sau: bài vị (đặt trên chiếc bệ, hoặc cũng có gia đình không có bài vị cho bà Tổ Cô Ông Mãnh), cây đèn cày hoặc nếu không thì thắp một ngọn nến khi cúng lễ, một bình hương nhỏ, ly rượu đặt trên đài đặt ly rượu, đĩa trầu cau, chén nước. Mọi người thường cúng bà Tổ Cô Ông Mãnh vào ngày kỵ, tuần tiết sắc vọng hoặc dịp giỗ, lễ Tết giống như thờ cúng Tổ Tiên. Người cúng Bà Tổ Cô thường là chủ nhà, người trưởng trong gia đình, lâm râm khấn miệng chứ không lễ (vì thuộc hàng con cháu). Việc lập bàn thờ bà Tổ Cô Ông Mãnh là điều cực kỳ cần thiết bởi những vong hồn này rất linh thiêng đặc biệt đối với những nhà có những vong hồn này. Khi cúng bài thành tâm và trịnh trọng thì sẽ an ủi được những linh hồn này bởi họ rất linh thiêng và luôn chứng giám cho tấm lòng thành kính của mình. Một điều chú ý nữa là khi bái cúng giỗ Bà Cô Ông Mãnh thì bạn nên chuẩn bị một cách thật kỹ lưỡng và chu đáo để những bất cẩn hay gây ra những hệ lụy không hay khiến Bà Tổ Cô Ông Mãnh không vui.

>>Xem ngay: Tổng hợp 100 mẫu phòng thờ truyền thống chuẩn phong thủy

4. Dịch vụ tư vấn thiết kế, cung cấp, lắp đặt ban thờ của Vietnamarch

– MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN: Vận chuyển, lắp đặt Miễn phí vận chuyển trong nội thành Hà Nội.

– BẢO HÀNH DÀI HẠN : 10 năm cho tất cả sản phẩm.

Liên hệ bán buôn: 0918.248.297 (Mr.Trường)

————

Đến Vietnamarch, Bạn không chỉ mua được những chất lượng nhất mà còn được tư vấn toàn diện về không gian, giải quyết tất cả thắc mắc về bàn thờ như: hướng bàn thờ, vị trí đặt ban thờ, kích thước hợp phong thủy và hợp tâm nguyện…

Hoặc Liên hệ với chúng tôi:

Công ty TNHH VIETNAMARCH – CHUYÊN GIA PHÒNG THỜ.

Văn phòng thiết kế và showroom: Số 61 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội. Hotline: 0903.205.159 – 0915.191.212 (24/7) Email: Vietnamarch.Ltd@gmail.com Website: vietnamarch.com.vn

Cúng Cô Hồn Tháng 7 Vào Ngày Nào, Cúng Ở Đâu?

Từ xưa đến nay, ở Việt Nam việc cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác. Mâm cơm cúng được chuẩn bị không chỉ dâng tổ tiên, bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến những người họ hàng đã khuất. Ngoài ra còn cần cúng đúng để không gặp xui xẻo trong tháng 7 Âm lịch – “tháng cô hồn” cũng như tích đức, tích phước cho con cháu, xóa tội cho vong linh của gia đình dưới suối vàng.

Người xưa quan niệm rằng, ngày Rằm tháng 7 Âm lịch là giới hạn của kỳ “mở cửa” Quỷ Môn Quan, sau ngày này, người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng nữa nên: Từ ngày 2 tháng 7 Âm lịch là đã có thể cúng cô hồn.

Tùy từng gia đình, từng địa phương mà lễ cúng sẽ bắt đầu từ ngày mùng 2 cho tới trước 12h trưa ngày 15 tháng 7. Tuy nhiên, tháng 7 này còn có lễ Vu Lan báo hiếu. Vì vậy nên làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước rồi mới cúng cô hồn.

Lễ cúng cô hồn bắt buộc và nhất định phải làm ở ngoài nhà, từ ngoài sân, trước cửa nhà, vỉa hè, ngã ba, cổng nhà… Tuyệt đối không làm lễ cúng cô hồn trong nhà bởi theo quan niệm người xưa chẳng khác nào rước vong vào nơi ở.

Cúng cô hồn cần chuẩn bị mâm cúng như thế nào?

– 1 đĩa muối và gạo

– 12 chén nhỏ cháo trắng hay 3 vắt cơm vắt

– 12 cục đường thẻ

– Giấy áo, giấy tiền vàng bạc. Trong đó, tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

– Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc…

– Mía (để vỏ và chặt khúc khoảng 15cm).

– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– 3 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Tuy nhiên trong thời buổi hiện đại, nhiều gia đình bận rộn nên có thể tối giản bằng việc chuẩn bị: Hương, đèn (hoặc nến), gạo, muối, nước lã và cháo loãng – những đồ cúng bắt buộc phải có. Ngoài ra có thể kèm theo bánh kẹp, trái, mía, bỏng ngô là được.

– Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn tránh đem vào nhà. Đồ mã đốt tại chỗ, còn đĩa muối, gạo rải ra tám hướng.

– Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

– Buổi cúng kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở một số địa phương, người ta cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong.

BP (sưu tầm)