Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cúng Chay Tăng Là Sao Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Cúng Dường Chay Tăng Là Gì ?

Tôi thấy nhiều người Phật tử thiết lễ cúng dường Trai Tăng. Xin giải thích ý nghĩa và pháp thức của lễ cúng dường này.

là pháp tu quen thuộc, phổ biến của hàng Phật tử tại gia nhằm gieo trồng phước báo cho tự thân và gia đình trong hiện đời cũng như những đời sau.

Cúng dường Trai Tăng là gia chủ sắm sanh các lễ vật đúng như pháp, trong sạch và chay tịnh, thành tâm dâng lên cúng dường chư Tăng. Có thể thỉnh chư Tăng về tư gia của bạn để cúng dường hay bạn mang lễ phẩm lên chùa rồi cúng dường chư Tăng ngay tại chùa.

Có hai hình thức cúng dường là Trai Phạn và Trai Tăng :

Cúng dường Trai Tăng : thì gia chủ phải sắm sanh tứ sự (gồm thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa), ngày này có thêm tịnh tài để chư Tăng có thêm phương tiện tùy nghi sử dụng.

” Cúng dường Trai Tăng dựa trên nền tảng tự phát tâm, tự nguyện của gia chủ Phật tử. Do đó, “lễ bạc mà lòng thành” là một trong những nguyên tắc quan trọng, không thể thiếu trong khi thực thi Phật sự cúng dường này.”

Muốn cúng dường Trai Tăng, bạn hãy lên chùa gặp quý sư-thầy trình bày tâm nguyện và bạn sẽ được hướng dẫn cặn kẽ để thực hành cúng dường đúng Chánh pháp.

Cúng dường Trai Tăng và làm từ thiện, phước báu của hai việc trên như thế nào ? Nên cúng dường hay nên làm từ thiện hơn ?

và Làm từ thiện cúng dường Trai Tăng, cái tâm làm việc hai việc này khác nhau :

Có những người rất thù thắng về tâm đại bi nghĩa là họ xúc động mãnh liệt trước nổi đau khổ của chúng sanh khác, do đó họ dễ dàng phát tâm hoan hỷ, dễ dàng phát thiện tâm giúp đỡ cho những người khốn khó, thông qua các buổi làm từ thiện.

Có những người có tâm tín thành đối với Tam bảo muốn, duy trì Phật Pháp, đồng thời cũng có sự hiểu biết về Giáo pháp nên họ dễ dàng hoan hỷ cúng dường Chư Tăng qua các buổi lễ Trai Tăng.

Đây là hai cái nhìn, hai sự nhận thức, hai sự cảm nhận khác nhau. Sự quan trọng tùy thuộc quan niệm của mỗi người.

Theo quan điểm Phật giáo, trong tất cả sự bố thí, Tăng thí ( dakkhinadana) là phước báu tối thượng, người Phật tử nên hiểu rõ về điểm này.

Một cuộc bố thí thù thắng : nếu người cho (hoặc cúng dường) bằng tâm trong sạch (nghĩa là cho với lòng cung kính, cho nhưng không có hậu ý đòi hỏi điều gì và cho với tâm không có phiền não) với lễ phẩm (tịnh tài, tịnh phẩm) trang trọng và người nhận một cách trang nghiêm thanh tịnh (nghĩa là nhận một cách không tham lam, nhận không có sự đòi hỏi, và hồi hướng phước lành cho tất cả chúng sanh) thì gọi đó là ứng cúng (thành tựu).

Nếu vị Sa môn sống đời sống chân chánh giống như Đức Phật đề ra thì người Phật tử có bốn mục đích quan trọng để làm phước :

– Tăng là đối tượng nhận cúng dường.

– Nhận cúng dường một cách hợp đạo.

– Nhận dưới với tính cách đại chúng chứ không phải cá nhân.

– Nhận với mục đích cao cả để tu tập..

Bốn mục đích này làm cho đối tượng nhận cúng dường trở nên thù thắng.

Một nhà sư hiểu Pháp và Luật khi thọ thực vị ấy phải quán tưởng : “t hực phẩm này của tín thí cúng cho mình để mình tu tập và sự quán tưởng như vậy mang lại phước lạc lớn cho người thọ thí và cho cả người thí chủ”.

Về vấn đề Trai tăng và làm từ thiện chuyện nào nên làm hơn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau tùy thuộc qua cảm tính hay qua bối cảnh sống cá nhân. Điểm này không nói được vì không ai giống ai. Người thích đi làm từ thiện cứ làm từ thiện, người nào thích thì cứ Trai Tăng. Chúng tôi không nói rằng quý vị đừng đi làm từ thiện nữa mà lo Trai Tăng đi. Hoặc nên làm từ thiện mà đừng làm Trai Tăng.

Khi mình làm phước không nên so đo như vậy. Chúng ta làm phước chỉ nên biết một điều tùy duyên nào làm được gì thì làm. Ví dụ khi chúng tôi sang hành hương Ấn độ, lần nào chúng tôi cũng tổ chức những buổi chẩn tế cho những người nghèo, những người đói khổ ở đó. Lúc nào Trai Tăng được thì chúng tôi làm Trai Tăng. Chúng tôi không nói rằng làm Trai Tăng mới có phước nên gặp người nghèo mình không để ý đến họ, hay nghĩ rằng Chư Tăng có cơm ăn rồi mình không nên mình khỏi cúng dường chỉ lo cho những người nghèo mà thôi. Thật ra làm phước như vậy làm cho tâm chúng ta nhỏ hẹp lại.

mình rót ly nước trà cho một người khách uống, đừng suy nghĩ tại sao lại cất công rót như vậy cho khách mà không làm cho cha cho mẹ mình hay một người nào khác xứng đáng hơn. Khi khách đến mình lo cho khách . Khi cha mẹ đến mình lo cho cha mẹ.

Trong cuộc sống, nếu người sống có hiểu biết, có đạo tâm thì họ làm việc tùy theo duyên, tùy theo hoàn cảnh. Cơ hội nào, nhân duyên nào đến chúng ta tùy duyên mà làm, giống như câu tục ngữ khéo ăn thì no khéo co thì ấm. Phước sự không có nhiều trong đời sống. Vì vậy trong từng trường hợp, nếu mình làm được gì thì cứ làm, làm Trai Tăng hay làm từ thiện xã hội , chuyện nào cũng nên làm, và nên tùy duyên mà làm bởi vì mai đây biết đâu không còn cơ hội để làm nữa.

chúng ta nên làm cả hai Còn vấn đề nên làm cái gì hơn thật sự rất khó nói vì không phải lúc nào cũng có cơ hội giống nhau. Khi sang Ấn Độ cho những người nghèo, họ giành giựt, nhiều khi chúng tôi phải mướn cảnh sát để ngăn ngừa những hành động khó chịu như họ xin thêm, hay gian lận như đã xin rồi còn xin thêm nữa, nhưng không vì lý do đó mình sợ mình không làm, vì mình biết họ nghèo họ mới làm như vậy. Vậy, ai có niềm tin vào Trai Tăng xin cứ làm và thật ra Trai Tăng và từ thiện, tùy duyên, tùy cơ hội.

Cám Ơn Các Bạn Đã Ghé Thăm Website. Chúc Các Bạn An Lạc, Có Thêm Nhiều Kiến Thức Bổ Ích…

( Đã Xem : 12548 )

Giá Trái Cây, Đồ Chay… Tăng Trước Ngày Cúng Rằm Tháng Giêng

Rằm tháng Giêng (tết Nguyên tiêu) được nhiều quan niệm là ngày “tết lại”, “dù lễ Phật quanh năm không bằng nhớ lễ ngày Rằm tháng Giêng”… nên việc chuẩn bị mâm lễ ngày rằm tháng Giêng rất được chú ý. Nhiều mặt hàng được sử dụng nhiều trong mâm cúng ngày này tăng giá bình quân 10-15%.

Cụ thể, giá các loại trái cây (thanh long, đu đủ, mãng cầu, xoài…) và một số loại hoa tươi như cúc vàng, đồng tiền, dơn…tại một số chợ trên địa bàn chúng tôi như Gò Vấp, Thị Nghè (Bình Thạnh) Thủ Đức (Thủ Đức)… đồng loạt tăng.

Cụ thể, giá hoa cúc vàng dao động từ 20.000-25.000 đồng/bó (3-5 cành), tăng khoảng 5.000-8.000 đồng/bó. Hoa lay ơn 10.000-15.000 đồng/cành. Các loại trái cây cũng tăng mạnh thanh long 35.000-45.000 đồng/kg, bưởi năm roi 40.000-60.000 đồng/kg, vú sữa 50.000-40.000 đồng/kg…

Một mặt hàng cũng tăng khá mạnh là thịt gà, đặc biệt là các loại gà ta nguyên con làm sẵn tăng từ 100.000 đồng lên 130.000-160.000 đồng/kg.

Không tăng giá như hoa và trái cây tươi. Nhóm sản phẩm chay năm nay cũng khá đa dạng. Trong đó phổ biến là các giò, chả, nem, thịt, cá, tôm chay… với giá bán dao động từ 25.000 đồng đến 300.000 đồng/kg tùy loại.

Rất nhiều cửa hàng bán thực phẩm chay, một số siêu thị còn thực hiện chương trình khuyến mại ngay trong dịp này để thu hút khác hàng. Chẳng hạn, tại hệ thống siêu thị Big C, nhiều mặt hàng thực phẩm, đồ hộp chay được áp dụng chương trình giảm giá từ 5 đến 20% trong những ngày này.

Giá bán nhóm các sản phẩm chay dao động 40.000-70.000 đồng/kg. Chẳng hạn, nem dao động từ 50.000-80.000 đồng/kg, giò nạc, giò bò, giò nấm khoảng 60.000 đồng – 100.000 đồng/kg, cá, tôm chay dao động từ 100.000 đến 300.000/kg…

Tại hầu khắp các chợ truyền thống, từ hai ngày nay các điểm bán chè, xôi phục vụ cho nhu cầu bày mâm cúng rằm tháng giêng cũng tấp nập. Giá bán những mặt hàng này khá thấp, trung bình từ 3.000-7.000 đồng/bịch đối với chè, 10.000-25.000 đồng/dĩa xôi nhỏ..

Ngoài các mặt hàng thực phẩm, các điểm bán đồ cúng rằm tháng Giêng tại nhiều tuyến đường lượng khách cũng tăng vọt.

Ghi nhận tại các cửa hàng bán vàng mã, đồ cúng trên một số tuyến đường như Trang Tử, Hải Thượng Lãn ông (quận 5), Xô Viết Nghệ Tĩnh, chợ Bà Chiểu… đều bán sẵn theo “set”, tùy theo nhu cầu sắm lễ cúng rằm tháng Giêng của từng gia đình.

Chẳng hạn, mâm cúng gia tiên trong nhà hay cúng thần phật ngoài trời, sân thượng… đều được các cửa hàng chuẩn bị sẵn. Giá tiền vàng cho mỗi mâm cúng dao động từ 30.000-75.000 đồng/kg.

Theo một số chủ cửa hàng bán đồ vàng mã, ngoài tiền vàng được soạn sẵn, nhiều gia đình còn có nhu cầu mua thêm các loại vàng nén, mã… để cúng ông bà tổ tiên. Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà các cửa hàng tư vấn cho việc chuẩn bị đồ cúng trên mâm cúng rằm, bài khấn cúng rằm tháng giêng…

Ngày 3/3 Là Ngày Gì? Vì Sao Lại Cúng Bánh Trôi, Bánh Chay Vào Ngày Này?

Hằng năm, vào ngày 3/3 Âm lịch, nhiều người thường cúng bánh trôi, bánh chay cúng gia tiên. Vậy ngày 3/3 là ngày gì? vì sao lại cúng bánh trôi, bánh chay vào ngày này?

Ngày 3/3 Âm lịch còn gọi là Tết Hàn thực. Theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” là lạnh, “thực” là ăn. Tết Hàn thực có ý nghĩa là ngày Tết ăn đồ lạnh.

Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa, Tết Hàn thực ở Việt Nam được bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc được lưu truyền tới ngày nay.

Đó là vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Lúc bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, do lương thực hết nên Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau nếm trải bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Nghĩ vậy nên Giới Tử Thôi về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt không phải để tưởng nhớ đến Giới Tử Thôi. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, bắt đầu từ tháng 3 hằng năm, thời tiết dần nóng lên, cũng là thời điểm chuyển giao sang mùa hè.

Vì thế, để đánh dấu thời điểm này, cứ vào ngày 3/3 Âm lịch, người dân làm bánh trôi, bánh chay để cúng tế đất trời, tổ tiên.

Món bánh trôi, bánh chay do người Việt sáng tạo ra có ý nghĩa tượng trưng là những món ăn nguội. Vì vậy, ngày mùng 3/3 Âm lịch của người Việt còn có tên gọi là Tết bánh trôi bánh chay.

Hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay để cúng gia tiên.

Thổ Công Là Gì? Cách Thờ Cúng Thổ Công Cho Nhà Tăng Phúc Trạch

Thổ Công là gì?

Thổ Công hay còn được gọi bằng nhiều tên khác như Thổ Địa, Thổ Địa Công, Ông Địa, Thổ Thần hay Xã Thần. Đây là một vị thần được thờ cúng trong tín ngưỡng của người Châu Á. Thổ Công là vị thần chuyên cai quản một vùng đất nào đó, trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc của một gia đình. Trong truyền thuyết miêu tả rằng, Thổ Công là vị thần thích đùa nghịch với trẻ con và thích ăn tỏi. Vì vậy mà người ta thường dâng tỏi lên bàn thờ của vị Thổ Công mỗi dịp trọng đại.

Với người Việt Nam, người ta thường dùng từ Ông Địa để gọi Thổ Công. Trong ấn tượng của người Việt, Ông Địa là một vị thần thân thiện, dễ gần, thân hình mập mạp, bụng to, ăn mặc xuề xòa, thường xuyên không mặc áo, tay cầm quạt lá, lúc nào cũng vui vẻ, cười nói nên rất được trẻ em yêu thích. Ông Địa trong tín ngưỡng của người Việt thường xuất hiện bên con lân nên người ta cho rằng, Ông Địa có năng lực cân bằng và thuần hóa kỳ lân – con vật mang đến điềm tốt lành.

Truyền thuyết về Thổ Công

Có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh nguồn gốc của Thổ Công. Trong đó, giả thuyết cho rằng Thổ Công cùng với Táo Quân trong câu chuyện về “Sự Tích Táo Quân” lý giải về nguồn gốc 3 vị thần được nhiều người tin và lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Câu chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khổ. Trong một năm mất mùa, người chồng đành phải đi làm ăn xa để chăm lo cho gia đình nhưng đi một hơi liền không thấy người chồng trở về. Người vợ ở nơi quê nhà đành để tang chồng rồi kết duyên với một người khác.

Ngày nọ, khi người chồng mới đi làm đồng, người chồng cũ bỗng nhiên trở về nhà. Người vợ và người chồng cũ nhận ra và xúc động ôm lấy nhau. Lúc bấy giờ, người chồng mới vì ra ruộng quen mang phân bón nên trở về nhà lấy. Người vợ sợ chồng mới hiểu lầm bèn bảo chồng cũ trốn vào đống rơm. Nhưng chẳng may, người chồng mới đang cần tro bón phân nên đã châm lửa đốt đống rơm, vô tình thiêu chết người chồng cũ.

Người vợ thấy chồng cũ chết oan, đau lòng nhảy vào đống lửa chết cùng. Người chồng mới lại thương vợ nên cũng nhảy vào lửa chết theo. Sau đó, Ngọc Hoàng cảm động về tình cảm của ba người sống có tình có nghĩa nên đã quyết định phong họ làm thần để ở bên nhau mãi mãi. Trong ba người, chống mới là Thổ Công, chồng cũ là Thổ Địa và người vợ là Thổ Kỳ.

Ý nghĩa của việc thờ cúng Thổ Công

Thờ cúng Thổ Công từ lâu đã trở thành một tập tục không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt. Thờ cúng Thổ Công mang đến cảm giác về sự yên ổn trong cuộc sống. Với vai trò là vị