Top 13 # Xem Nhiều Nhất Cúng Đất Nên Cúng Chay Hay Mặn Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Giải Đáp Cúng Gia Tiên Nên Cúng Mặn Hay Chay

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp trong văn hóa nguyên thủy của người Việt. Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay, dâng hương, hoa như thế nào để mang lại may mắn, bình an là băn khoăn của nhiều người. Thế giới Trầm hương sẽ cùng bạn phân tích, lựa chọn cách thức cúng gia tiên dễ dàng thực hiện và phù hợp với đạo lý, truyền thống của dân tộc.

Ý nghĩa của mâm cỗ cúng gia tiên

Trong các dịp đặc biệt của năm như ngày giỗ, cỗ tất niên, cỗ giao thừa, rằm tháng giêng…, bên cạnh hương nhang, hoa thơm, trái cây thì mâm cỗ cúng rất được coi trọng để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Mâm cỗ dâng hương thể hiện lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo của con cháu tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ đã khuất, đồng thời thể hiện ước mong về một cuộc sống sung túc, no ấm, thuận hòa.

Tuy nhiên khi Phật giáo đã hòa cùng tín ngưỡng dân tộc thì cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay lại trở thành vấn đề được bàn bạc sôi nổi. Cúng chay theo quan điểm của nhà Phật là để người mất được hướng tới cõi lành, hạn chế sát sinh, tích phước đức cho cả người mất và người còn sống. Cúng chay cũng hướng vong linh siêu thoát về cõi lành, thanh tịnh.

Hiện nay, nhiều gia đình lập bàn thờ Phật tại phòng thờ gia đình cho nên việc cúng chay và cúng mặn đều được tiến hành đồng thời. Khi đó, mâm cỗ chay sẽ đặt lên bàn thờ Phật, thể hiện sự chay tịnh, thuần khiết; mâm cỗ mặn sẽ đặt lên bàn thờ tổ tiên, thể hiện đúng ý nghĩa duy tâm là “trần sao âm vậy”.

Nếu bạn đang tìm câu trả lời cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì cần hiểu rõ ý nghĩa dâng cỗ, thắp hương. Người mất cảm ứng được hương thơm từ khói nhang, cỗ cúng hay không là do sự thành tâm của người chuẩn bị cỗ và dâng hương. Việc cúng gia tiên cũng là cái gốc của đạo lý truyền thống trong lòng dân tộc – “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Chuẩn bị cỗ cúng gia tiên như thế nào?

Mâm cỗ cúng gia tiên truyền thống, đặc biệt trong ngày Tết và rằm tháng Giêng không thể thiếu đĩa xôi, con gà, giò lụa, bánh chưng và canh măng miến. Ngoài ra tùy theo khẩu vị và điều kiện từng gia đình và vùng miền, mâm cỗ cúng gia tiên sẽ có những món ăn mang đặc trưng riêng.

Với mâm cỗ cúng chay thì các món ăn chủ yếu được chế biến từ thực vật tự nhiên như rau, củ, quả, đậu tương… Những món ăn này không chứa nhiều chất béo, protein…nên hạn chế các chứng bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch…

Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì mâm ngũ quả, đèn dầu và nhang đốt đều không thể thiếu. Các loại trái cây thơm dịu, được lựa chọn đủ sắc màu trắng, xanh, đỏ, tím, vàng tương ứng với ngũ hành trong phong thủy là Kim – Mộc – Hỏa – Thủy – Thổ. Điều này tượng trưng cho sự cân bằng âm dương cho mọi sự tốt đẹp sinh sôi, phát triển, mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

Do đó, các loại hoa quả hình thù sắc nhọn như mít, sầu riêng…, mọc sát đất như cà chua, me đất… hay có mùi đặc trưng nồng sặc ít được lựa chọn dâng hương để giữ cho không gian phòng thờ luôn thanh sạch.

Lựa chọn nhang hương cúng gia tiên

Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì lựa chọn nhang khói thắp hương luôn phải được chú trọng. Vì sao vậy, khói nhang là sợi dây liên kết thế giới người sống với những người đã khuất, gửi gắm những mong cầu, nguyện vọng về hạnh phúc, bình an, tài lộc để được thần linh, gia tiên chứng linh, độ trì.

Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay và thắp hương như nào? Với nhang sạch trầm hương, bạn có thể dâng một nén hoặc ba nén theo quan niệm phong thủy, tôn giáo. Ba nén hương trầm tượng trưng cho ba cõi Trời – Đất – Người; Tam giới là Phật – Pháp – Tăng; Tam thời là Quá khứ – Hiện tại – Tương lai.

Hương thơm dịu ngọt tinh tế của trầm sẽ xua tan những mệt mỏi, lo âu của thường ngày, giúp trí tuệ trở nên sáng suốt, thân tâm an lạc, vui vẻ. Hương trầm cũng giúp phục hồi sức khỏe rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, mất ngủ lâu ngày, mắc các chứng bệnh do nhiễm lạnh như phong hàn, đau bụng, cảm mạo…

Trong phong thủy, hương trầm có tính linh mạnh mẽ, có thể cân bằng âm dương ngũ hành, mở đường cho sự sinh sôi, nảy nở của phúc lộc, tài vận. Hương thơm thuần khiết của trầm có sức thanh tẩy tà khí, âm khí, mang đến khí thiêng, năng lượng sống tích cực.

Như vậy, cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì người dâng hương thờ cúng cũng phải nhất tâm thành kính tưởng nhớ, tri ân công đức gia tiên. Để việc dâng hương cỗ cúng thêm linh thiêng, thanh tịnh, bạn hãy thắp hương trầm chất lượng cao của Thế giới Trầm hương.

Cúng Gia Tiên Nên Dâng Lễ Mặn Hay Chay?

Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh(ảnh phải), Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ UIA, gọi tắt là UIA, lại có một góc nhìn khác khi cho rằng từ bấy lâu nay người ta vẫn chưa hiểu hết về phong tục tốt đẹp này.

Phong tục bắt nguồn từ nỗi lòng muốn báo hiếu tổ tiên

Tiến sĩ Khanh cho biết, để làm rõ hơn về phong tục cúng tổ tiên, bạn đọc trước tiên cần biết về khái niệm “thần thức”. Qua 20 năm nghiên cứu với hàng vạn ca khảo nghiệm, UIA cho rằng khả năng ngoại cảm của con người là có thật. Nói cách khác, những người tham gia nghiên cứu Chương trình khảo nghiệm cho rằng người ta khi chết đi thì vẫn còn lưu lại phần “thần thức”. Điều này trùng hợp với quan điểm của đạo Phật về thuyết luân hồi, cho rằng con người phải trải qua nhiều kiếp trước khi đến với miền cực lạc.

“Và với phong tục đẹp đẽ thờ cúng tổ tiên, dù vô tình hay hữu ý, chúng ta đều đã chấp nhận phần “thần thức” ấy song hành trong thế giới đương đại. Dựa trên những cơ sở này, Chương trình khảo nghiệm đã phát triển thêm một hướng mới. Qua hàng trăm ca giao lưu điển hình, những người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nhu cầu, ước muốn của phần “thần thức” và đặc biệt trong phong tục cúng lễ, đã có những phát hiện rất lý thú”, tiến sĩ Khanh nói.

Theo nhà nghiên cứu này: “Con người ta sinh ra, ai mà không có ông bà cha mẹ, cao hơn nữa là tổ tiên dòng tộc. Kể từ 9 tháng 10 ngày hoài thai đến khi ra đời rồi được nuôi nấng lớn khôn, con cái đã được các bậc sinh thành dành cho biết bao là yêu thương, công sức. Gia tiên tiền tổ nuôi dưỡng cháu con nhưng không bao giờ quá cần thiết sự đền đáp trở lại.

Vậy trong đời này, với công ơn sinh thành dưỡng dục, phận làm con cháu biết trả thế nào cho đủ? Cho đến khi các đấng sinh thành khuất núi, nhiều con cháu vẫn trăn trở vì chưa thỏa được nỗi lòng muốn báo hiếu mẹ cha. Và phong tục cúng lễ chính là sự tiếp nối ước vọng ấy dâng lên tiên tổ”.

Những người nghiên cứu trong Chương trình khảo nghiệm đã đưa ra khái niệm rằng với phần “thần thức” của gia tiên, cần phải đền đáp bằng cách “vay cá trả cần câu”: Cha mẹ cho con cái sinh mệnh, nhưng con cái không thể dùng sinh mệnh để hoàn trả được. Như thế, vay cá nhưng không thể trả bằng cá. Vả lại “vay cá trả cá” là lẽ thường tình. Vay cá và trả lại bằng cần câu, mới là cách đền đáp công ơn trọn tâm vẹn ý. Họ thống nhất rằng cúng lễ bằng phương pháp “cúng tâm linh” chính là “chiếc cần câu” để phần “thần thức” của gia tiên tiền tổ tìm về được miền cực lạc.

Cúng đồ mặn hay đồ chay?

Nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này, ông Khanh cho rằng mình đã có những trải nghiệm lạ. Vị tiến sỹ này chia sẻ rằng qua hàng vạn ca khảo nghiệm, ông đã rất ngạc nhiên khi phát hiện có tới 80% đối tượng tội phạm có xuất thân từ những gia đình có nguồn gốc làm nghề bất lương. Có thể ví dụ như buôn bán ma túy, hành nghề cờ bạc hoặc làm giàu trên thân xác phụ nữ.

Theo ông, ở những gia đình đó, phần “thần thức” của gia tiên luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường không lành mạnh, dù có cúng bái bằng mâm cao cỗ đầy đến đâu, cũng không thể siêu thoát. “Âm không siêu thì dương không thái”, vì thế trước hay sau, những gia đình đó cũng gặp những tai họa khó lường.

Tiếp theo nhận định đó, ông Khanh cho rằng phong tục thờ cúng tổ tiên trong nhiều gia đình hiện nay chưa thực sự đúng cách. Qua tiếp xúc với nhiều gia đình, những người nghiên cứu trong chương trình này nhận thấy mâm cúng có nhiều đồ rượu, thịt sẽ khiến phần “thần thức” trở nên “nghiện” các thứ đó.

Ảnh minh họa 1 bàn thờ cúng gia tiên

“Cần giải thích thêm rằng “thần thức” khi mới hình thành thường rất non yếu, không có khả năng tự chủ. Lúc ấy, nếu các gia đình dùng những đồ cúng có nguồn gốc tanh hôi, sẽ vô tình làm cho “thần thức” của gia tiên rời xa khỏi sự thanh tịnh”, ông Khanh nói. Ông Khanh lấy ví dụ ở những đám cúng giỗ lớn, rượu thịt ê hề nhưng vẫn hay xảy ra va chạm, cự cãi, thậm chí có thể đâm chém nhau. Là bởi đám cúng giỗ đó sẽ quy tụ các phần “thần thức” ưa thích tanh hôi, có “tác dụng ngược”, gây nên sự nóng nảy vô cớ, thiếu kiềm chế của những người tham gia bàn tiệc.

“Vậy nên trong mâm cúng lễ gia tiên, tốt nhất nên dùng những đồ ăn chay, thanh tịnh”, nhà nghiên cứu này nói. Ông Khanh diễn giải việc đó gọi là “phạm thực” chuyển thành “hỷ thực”. Nên thay thế những đồ ăn tanh hôi bằng đồ chay và một không khí thanh tịnh. Ví dụ như khi ta đang đói bụng, nếu nghe được một tin rất vui, cảm giác đói trước đó có thể dễ dàng tan biến. Phần “thần thức” cũng như vậy. Làm quen với môi trường thanh tịnh, được kính ngưỡng bằng những đồ “hỷ thực”, chính là cách tiếp thêm năng lượng tinh thần, để phần “thần thức” vượt lên một bậc mới.

Nhưng đồ cúng lễ thanh tịnh thôi chưa đủ. Những người nghiên cứu trong chương trình này đề cao nhất cách thức dùng phương pháp nhà Phật để kính ngưỡng gia tiên. Cùng với kinh chú tốt lành, con cháu tham gia cúng lễ phải thật sự chay tịnh, thả tâm hồn rời bỏ “tham, sân, si”, chỉ một lòng hướng về gia tiên tiền tổ. Nhiều cuộc khảo nghiệm đã chỉ ra rằng phần “thần thức” chỉ thực sự hoan hỷ với những người thành tâm cúng lễ là con hiền, dâu thảo, cháu ngoan.

Trải qua nhiều lần được tắm mình trong “hỷ thực” và môi trường thanh tịnh như thế, phần “thần thức” của gia tiên sẽ dần được nâng về miền cực lạc. “Trong niềm kính ngưỡng với gia tiên, việc cúng lễ một cách đúng đắn, chính là cách để đền đáp công ơn trời biển của các đấng sinh thành”, ông Khanh kết luận

Thanh Huyền Ngọc

Cúng Rằm Tháng Bảy: Nên Làm Cỗ Chay Hay Mặn?

Không nhiều Phật tử băn khoăn về điều này vì thường họ cúng cỗ chay. Tuy nhiên, nhiều người khác lại thấy “khó nghĩ” vì truyền thống làm lễ vu lan báo hiếu và xá tội vong nhân đều có nguồn gốc Phật giáo, trong khi cỗ cúng của người Việt thường có gà và các đồ mặn khác.

Về điều này, Đại đức Thích Minh Quang – trụ trì chùa Địa Tạng Phi Lai (Hà Nam), cho rằng mọi người không cần quá cứng nhắc, căng thẳng về chuyện cỗ chay hay mặn.

” Chay hay mặn thì theo cá nhân thầy phụ thuộc phong tục, tập quán của từng gia đình, địa phương. Ví như anh học Phật, anh muốn cúng chay nhưng vợ anh, bố mẹ, anh chị lại không muốn cúng chay. Vì mong muốn của bản thân mà gia đình phải cãi vã, bất hòa với nhau thì mâm cơm chay đó có còn thanh tịnh nữa không? Vậy nên hãy tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Thuận duyên thì mình cúng chay thanh tịnh, không thuận duyên mình có thể mua đồ chế biến sẵn khác lên cúng“.

Thầy Thích Minh Quang cũng lưu ý: ” Nếu có cúng mặn thì ta cần hiểu rõ, ngày xưa người ta gọi bàn thờ là giường thờ. Giường là nơi để nghỉ của mỗi chúng ta, còn giường thờ là nơi về nghỉ của các cụ. Nếu bày thịt cá tanh hôi lên đó thì rất khó chịu. Vì thế nên bày cúng đồ chay hoa quả xôi chè, còn phía dưới mình có thể đặt một bàn nhỏ bày mâm cơm. Nôm na có thể hiểu các cụ ai ăn chay thì lên trên, ăn mặn thì bên dướ i”.

Về việc cần bày, sắm những gì cho mâm lễ cúng rằm tháng 7, Đại đức Thích Minh Quang chia sẻ “công thức” 6 yếu tố một ban thờ cần có, đó là: Nhang – đăng (đèn) – quả – thực (cơm canh) – nước – hoa. Công thức này áp dụng cả trong các ngày rằm, mùng một hay lễ tết khác.

Cúng Ông Công Ông Táo Nên Cúng Cỗ Mặn Hay Cỗ Chay

Cúng ông Công ông Táo nên cúng cỗ mặn hay cỗ chay

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Công (thành viên của UNESCO Việt Nam) cho rằng “Trong suốt chiều dài lịch sử, người Việt bị ảnh hưởng bởi văn hóa Á Đông và Trung Quốc nhưng lại có những bản sắc rất riêng của văn hóa, tín ngưỡng bản địa. Những nghi thức cúng lễ được pha trộn bởi tinh thần của Nho giáo, Lão giáo, Đạo Mẫu, tục thờ cúng gia tiên, các tín ngưỡng tự nhiên và mang đậm dấu ấn vùng miền”, chính ảnh hưởng từ nghi thức này thì nhiều gia đình chọn cúng mặn (sử dụng động vật làm món ăn) và đốt vàng mã.

Tuy nhiên đối với những gia đình chịu ảnh hưởng từ Phật giáo không sát sinh thì họ lại chọn cúng chay.

Vì vậy việc cúng chay hay mặn còn phụ thuộc vào tín niệm của người hành lễ, lựa chọn nghi thức nào phù hợp với niềm tin của mình. Điều quan trọng nhất là dù cúng chay hay cúng đồ mặn thì điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính hướng đến ông bà, tổ tiên. Ngoài ra khi khấn cầu thì chỉ nên cầu cho “người yên vật thịnh”, gia đình bình an, yên ấm và hạnh phúc chứ đừng đề cao vấn đề tài lộc.

2 gợi ý mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo

Gợi ý 1:

Gà chay xào sả ớt đậm đà, màu sắc lại đẹp mắt.

Canh thập cẩm nhiều màu sắc lại thanh tao và tốt cho sức khỏe.

Mướp xào giá đỗ chay vừa đơn giản lại ngon và bổ dưỡng.

Xôi gấc chay thơm ngon, màu sắc bắt mắt

Nem rán chay giòn rụm

Chè chay bột lọc với vị gừng ấm, ngọt nhẹ, ăn hoài không ngán.

Gợi ý 2:

Xôi đỗ chay thường là xôi đậu xanh.

Canh nấm chay

Nem chay rán

Rau xào/luộc

Giò chay

Chè hoa cau…

Ngoài những món chay ở trên bạn còn cần chuẩn bị thêm: Ba bộ mã ông Công ông Táo (2 bộ nam và 1 bộ nữ); Cá chép vàng 3 con; Trầu cau; hoa quả; gạo; muối…

2 gợi ý mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo

Gợi ý 1:

1 con gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)

1 đĩa xôi gấc (có thể thay bằng xôi lá cẩm, xôi đậu, xôi lá nếp)

1 đĩa giò lợn

1 cái bánh chưng

1 tô canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)

1 đĩa rau xào thập cẩm, …

Gợi ý 2:

Gà luộc chặt miếng

Lòng gà xào mướp

Canh xương hầm rau củ

Giò heo

1 chén cơm trắng

Ngoài những món chính ở trên bạn cần phải chuẩn bị thêm: rượu, 1 chén gạo, 1 chén muối, hoa, quần áo ông công ông táo.