Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cúng Gia Tiên Ngày Tết Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Khoa Cúng Gia Tiên Và Bài Cúng Gia Tiên Ngày Tết

Cúng gia tiên là cách để chúng ta tưởng nhớ đến những người trong gia đình đã khuất. Là dịp thể hiện tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên. Vậy khoa cúng gia tiên gồm những gì và những bài cúng trong dịp lễ.

Có thể nói khoa cúng gia tiên là những lễ cúng trong ngày mùng 1 và những ngày rằm, ngày lễ và tết. với ý nghĩa cầu mong cho tháng mới mọi điều may mắn và thành hơn hơn.

Vào ngày rằm là ngày thông suốt giữa mặt trăng và mặt trời với nhau dân gian ta quan niệm rằng khoa cúng gia tiên trong ngày này sẽ là thời điểm thích hợp nhất để gia tiên nghe hết được nguyện khấn của con cháu trong nhà. Hơn nữa trong ngày này còn thể hiện được mong muốn về con người sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu và ý nghĩ không tâm tịnh trong lòng. Vì thế các khoa cúng gia tiên vào ngày này là lúc để kính hiếu và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với những người đã khuất.

Bài cúng gia tiên ngày tết như thế nào

Vào những ngày tết, trong mỗi gia đình Việt không thể thiếu mâm cỗ cúng để dâng lên các vị gia tiên trong ngày tết. Bài cúng gia tiên ngày tết như thế nào?

Bài cúng gia tiên ngày tết cũng khá đơn giản bạn có thể tham khảo theo như sau:

Nam mô A Di Đà Phật: khấn 3 lần Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư phật và chư phật mười phương. Con xin kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. Con xin kính lạy các cụ là Tổ Khảo, các cụ Tổ tỷ, các bá thúc huynh dệ, đường thượng liên tinh và các hương hồn hai bên nội ngoại tộc. Hôm nay là ngày mùng 1 của tháng giêng năm 2016. Gia đình chúng con là: đang sinh sống tại. Hôm nay, theo tuế luật và âm dương vận hành đã đến tuần Nguyên Đán. Ngày mùng 1 đầu xuân năm mới. Con cháu trong gia đình tưởng niệm ân đức của Tổ tiên như trời rộng biển cao. Vì thế chúng con cùng toàn các con cháu trong gia đình sắm sửa lễ vật cùng với oản quả và hương hoa kính dâng trước án. Con kính mới các vị các cụ Cao Tằng, các cụ Tổ khảo, tổ tỷ và các vị bá thúc huynh đệ, cùng với các cô dì chú bác, anh em nam nữ nội ngoại xin xót thương con cháu, có linh thiêng thì về linh sàng. Phù hộ cho gia đình con cháu một năm mới an khang, an thái, thịnh vượng phát tài, mọi chuyện thuận lợi, thanh thông. Tín chủ chúng con cũng đồng tâm kính mời các vị vong linh, các vị tiền chủ, các vị hậu chủ trong đất này cùng về để hâm hưởng. Phù hộ cho con cháu trong nhà bách sự được như ý, vạn sự cát hưởng. Chúng con với lễ bạc tâm thành, cúi xin trước án xin được phù hộ. Nam mô A Di Đà Phật: Khấn 3 lần.

Cúng gia tiên ngày tết như thế nào

Những ngày tết lễ vật sắm sửa để cúng gia tiên ngày tết được chuẩn bị thật chu đáo để thể hiện được tấm lòng lành của con cháu trong gia đình. Những lễ vật trên ban thờ cúng gia tiên ngày tết bao gồm: Mâm ngũ quả, trà, thuốc, bánh kẹo, bánh trưng hoặc bánh tét, rượu, nước, nhang, đèn, nến thắp sáng và mâm cỗ bao gồm các món ăn mặn.

Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Ngày 30 Tết

Cúng tất niên là một lễ truyền thống diễn ra vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Mâm cơm cúng tất niên thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Trong bữa cơm tất niên, các thành viên thường có mặt đông đủ, nói những chuyện vui trong năm hay những dự định năm mới, động viên nhau vươn lên, nỗ lực hơn, tạo một bầu không khí đầm ấm, hòa thuận.

Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào…

Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính chất tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm hàng mã lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.

Gần đây nhiều người hay gán ghép phong thủy cho mọi lĩnh vực, từ hoa thờ đến mâm ngũ quả, rồi suy luận không căn cứ. Thậm chí một số người còn sa đà vào tâm linh không cần thiết như đếm nải chuối có quả lẻ mới mua, đếm phật thủ có lẻ nhánh mới được, tổng số quả trên mâm phải hợp mệnh chủ nhà… Đây là những suy luận về mặt ý nghĩa và khiên cưỡng. Nhiều khi suy luận quá đà thì sẽ không còn hoa quả nào để bày trí.

Khánh Phương

2 Bài Cúng Gia Tiên Ngày Mùng 1 Tết

2. Văn khấn Tổ tiên mồng 1 Tết Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật. Các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô dì tỷ muội, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc. Nay theo Tuế luật , Âm Dương vận hành tới tuần Nguyên Đán, mùng Một đầu xuân mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ Tiên, như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật , oản quả hương hoa kính dâng lên trước án. Kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô dì tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại. Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, hâm hưởng lễ vật. Phù hộ độ trì cho con cháu năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời: các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng. Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Một số hình ảnh mâm cỗ cúng Gia tiên:

3 bài cúng đêm Giao thừa

(PLO)- Văn khấn giao thừa có nhiều bản. PLO xin giới thiệu đến bạn đọc ba bài cúng Giao thừa để tham khảo.

2 bài cúng Tất niên của người Việt Nam

Tục Cúng Gia Tiên Ba Ngày Tết Của Người Việt

Phong tục thờ cúng gia tiên ngày Tết

Tục cúng gia tiên ba ngày Tết của người Việt

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt đã là tục lệ lâu đời, đặc biệt trong những dịp lễ, Tết để thể hiện lòng thành dâng lên ông, bà tổ tiên, tỏ lòng nhớ ơn nguồn cội của mình. Mời các bạn cùng tham khảo tục cúng gia tiên ba ngày Tết của người Việt.

Văn khấn gia tiên ngày mùng 1 Tết Những kiêng kỵ nên tránh khi đi chùa mùng một Tết Những điều kiêng kỵ khi bài trí bàn thờ ngày Tết

Trong các lễ cúng ba ngày Tết, lễ nào cũng có một mâm cỗ cùng hương hoa, trầm trà, rượu bánh, để cúng gia tiên.

Cúng gia tiên là cúng tổ tiên trong nhà, là nghĩa vụ thiêng liêng của con cháu để tỏ lòng nhớ ơn nguồn cội của mình “Cây có cội nước có nguồn”.

Cúng gia tiên là một cái đạo “Đạo thờ cúng ông bà“, gọi tắt là đạo ông bà. Đạo ở đây không phải là tôn giáo vì không có giáo chủ, môn đệ… mà chỉ là “đạo làm người” trong gia đình, lấy tình cảm và sự liên hệ máu mủ ruột thịt trong gia đình làm chủ yếu.

Cúng gia tiên là thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Cúng gia tiên trong ba ngày Tết bày tỏ lòng tri ân, thương nhớ của con cháu đối với tổ tiên nguồn cội. Việc cúng kính không chú trọng ở hình thức mâm cao cỗ đầy mà chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng thành kính tri ân thương nhớ và noi gương. Vua Hùng Vương thứ 6 không chọn cao lương mỹ vị để cúng gia tiên mà chọn bánh chưng bánh dầy là món đơn sơ giản dị nhưng hàm chứa nội dung ý nghĩa sâu sắc.

Khi cúng gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, lên đèn, đốt hương, đánh chuông, hai tay chắp lại đưa lên ngang trán và khấn, khi khấn nêu ngày tháng, làng xã, tên mình, tên vợ con, tên người quá cố, lễ vật cúng, lý do cúng, cầu nguyện… rồi tùy theo vị trí lớn nhỏ của mình đối với người quá cố, nếu nhỏ thì lạy 4 lạy hoặc vái 4 vái. Việc cúng kính tuỳ thuộc vào đức tin và đời sống đạo đức của mình.

Cúng là bày lễ vật, lên đèn thắp hương, khấn, vái, lạy. Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng, khấn xong thì vái từ 2 đến 5 vái, tùy theo từng trường hợp, mỗi lần vái đầu cúi xuống: Lầm rầm khấn vái nhỏ to (Kiều). Nếu vái là cử chỉ chào hỏi kính cẩn, thì lạy là hành động chỉ sự tôn kính từ tâm hồn đến thể xác đối với người trên hay người quá cố ở vào bậc trên của mình.

Đàn ông lạy đứng nghiêm, hai tay chắp lại để trước ngực giơ lên ngang trán, mình cúi xuống, hai bài tay xòe ra úp xuống, chiếu, quỳ gối trái rồi gối phải rạp đầu xuống theo thư thế phủ phục, sau vài giây cất người lên hai bàn tay để lên đầu gối trái vừa co lên đưa tới trước nửa bước để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quỳ cũng theo đà đứng dậy, rút chân trái về ngang chân phải đứng nghiêm, là xong một lạy. Lạy xong vái 3 vái rồi lui ra.

Các nhà sư lạy hơi khác một chút, phất tay áo cà sa đưa 2 tay xuống đất rồi quỳ 2 đầu gối xuống luôn, khi đứng lên đẩy hai bàn tay để lấy thế đứng thẳng nên khỏi tì bàn tay lên đầu gối.

Phụ nữ lạy ngồi trệt xuống đất để 2 cẳng chân vắt chéo về bên trái, bàn chân phải ngửa lên để hai cẳng chân vắt chéo về bên trái, bàn chân phải ngửa lên để dưới đùi chân trái, nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải về phía trước, tà áo sau trải về phía sau, rồi chắp 2 bàn tay để trước ngực đưa lên ngang trán cúi đầu xuống, hai bàn tay úp xuống chiếu, đầu đặt lên hai bàn tay. Sau vài giây đẩy hai bàn tay để lấy thế ngồi thẳng lên, chắp hai bàn tay đưa lên ngang trán là xong một lạy.

Lạy, xong đứng lên vái 3 vái rồi lui ra. Nhiều người theo cách lạy khác, hai đầu gối quỳ xuống chiếu, mông để lên 2 gót chân, hai bàn tay chắp lại đưa lên ngang trán, hai bàn tay giữ ở vị thế chắp, mình cúi xuống khi gần tới chiếu thì hai bàn tay xòe ra úp xuống chiếu đặt đầu lên hai bàn tay, cứ thế mà lạy.