Top 14 # Xem Nhiều Nhất Lễ Dâng Sao Giải Hạn Ở Chùa Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Nên Làm Lễ Dâng Sao Giải Hạn Ở Nhà Hay Ở Chùa?

(Lichngaytot.com) Nhiều người có lệ đầu năm làm lễ dâng sao giải hạn, cầu an cho cả gia đình. Song nên làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa thì tốt hơn?

Tại sao có nghi lễ dâng sao giải hạn?

Hàng năm mỗi người lại có 1 ngôi sao chiếu mệnh. Đó là những ngôi sao có thật trên vũ trụ, người ta gọi chung là Cửu diệu.

Cửu diệu được sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành, mỗi sao thuộc 1 hành riêng biệt. Người ta tính theo tuổi , mỗi năm sẽ chịu ảnh hưởng của 1 sao, 9 ngôi sao luân phiên lần lượt, cứ 9 năm quay lại 1 lần. Trong 9 sao này, có sao tốt, cũng có sao xấu.

Người xưa cho rằng, nếu trong năm gặp sao tốt thì phải làm lễ nghinh sao để đón phúc lành, còn gặp sao xấu thì làm lễ dâng sao giải hạn để hóa giải những điều xui xẻo, vận hạn.

Không phải tất cả mọi người đều tin vào điều này, nhưng phần lớn người dân đều làm lễ này vào dịp đầu năm vì cho rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Ngoài ra, chẳng cần dâng sao giải hạn cũng có thể hóa giải xui xẻo nếu biết làm việc này

Nên làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa?

Thực chất đây là tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời, việc các chùa làm lễ dâng sao giải hạn là thuận theo phong tục tập quán có sẵn ở từng địa phương mà thôi. Song nếu xét kĩ càng thì lễ dâng sao giải hạn ở chùa thường hay được chuyển sang hình thức cúng cầu an.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh thì chùa chiền là nơi nghiêm tịnh, nơi tu tập Phật pháp chứ không phải nơi thờ phụng thần tiền, cầu mong may rủi để làm những chuyện như cúng sao giải hạn.

Dân có mong cầu thì chùa có “cung”, nhưng thực chất thì các chùa thường hướng mọi người làm lễ cầu an.

Trong đạo Phật vốn không có sao tốt sao xấu, càng không có ngày tốt ngày xấu, không phải cứ dâng cúng đồ lễ hậu thì muốn gì được nấy. Phúc không thể cầu mà họa cũng chẳng thể xin giảm được nếu bản thân không có ý thức.

Ai hay làm việc xấu, tạo nhiều điều ác, không thành tâm sám hối, không phát nguyện từ bi thì dù có được sư thầy cầu phúc, tụng kinh niệm phật thì cũng khó có thể giải trừ được oan khiên .

Việc làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa thực chất không quá quan trọng. Các chùa gần đây tổ chức việc cúng sao để làm lễ cầu an cho dân chúng được bình tâm, coi đó là cơ hội để giáo hóa dân chúng về đạo Phật, về luật Nhân – Quả, để mọi người năng làm việc thiện, bỏ làm việc ác, hướng tâm về thiện…

Việc thờ cúng cốt ở thành tâm, nhiều người tự cúng sao giải hạn ở nhà cũng không có vấn đề gì. Chẳng cần phải mâm cao cỗ đầy, chẳng cần phải mời thầy về cúng, gia chủ thành tâm biện lễ, tùy theo điều kiện của gia đình mà cúng cầu… ấy rồi mọi sự cũng qua.

Không ai dám chắc việc dâng sao giải hạn có hiệu quả, cũng không ai dám khẳng định nên làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa sẽ tốt hơn, nhưng chắc chắn có điều này không ai có thể phủ nhận được, đó chính là làm nhiều việc thiện thì tâm sẽ thanh thản, sẽ cảm nhận thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống, còn làm việc ác thì khó có thể được an lành, lúc nào cũng lo sợ nơm nớp…

Thay vì tốn công tốn của, mất bao thời gian những ngày đầu năm vào những việc không rõ được mất, hơn thiệt, hãy dành thời gian và sức lực của mình làm những việc có ích cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.

Như vậy chắc chắn bạn sẽ thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn nhiều, chẳng còn điều xui xẻo, vận hạn nào có thể khiến cho bạn lo lắng nữa.

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Đầu Năm Tiến Hành Ở Chùa Hay Ở Nhà Linh Nghiệm?

Tử vi khoa học phương Đông cho rằng, mỗi năm, mỗi bản mệnh sẽ chịu sự chiếu mệnh của một ngôi sao khác nhau. Đó là những ngôi sao có thật trên vũ trụ, người ta gọi chung là Cửu diệu. Cửu diệu được sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành, mỗi sao thuộc 1 hành riêng biệt. Mọi người xem lịch âm 2019 để tính tuổi, xem năm đó chịu sự ảnh hưởng của ngôi sao nào. 9 ngôi sao luân phiên lần lượt, cứ 9 năm quay lại 1 lần. Trong 9 sao này, có sao tốt, cũng có sao xấu.

Theo quan niệm dân gian, nếu trong năm bản mệnh may mắn gặp được sao tốt thì phải thực hiện nghi lễ nghênh sao tốt về. Còn nếu chẳng may gặp phải sao xấu thì làm lễ dâng sao giải hạn để những điều xui xẻo, thiếu may mắn sẽ được tiêu trừ. Không phải tất cả mọi người đều tin vào điều này, nhưng phần lớn người dân đều làm lễ này vào dịp đầu năm vì cho rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Ngoài ra, chẳng cần dâng sao giải hạn cũng có thể hóa giải xui xẻo nếu biết làm việc này

Lễ dâng sao giải hạn đầu năm tiến hành ở chùa hay ở nhà linh nghiệm?

Đây chỉ là tín ngưỡng trong dân gian. Nhiều người đi lễ chùa đầu năm để tiến hành nghi lễ dâng sao. Tuy nhiên, nếu để ý sẽ thấy hầu hết lễ dâng sao ở các chùa đều chuyển thành nghi lễ cầu an. Đầu năm đi chùa cầu an là lệ xưa, các chùa cũng đều làm lễ cầu an dịp này để hướng người dân về với Phật pháp, giảng giải cho mọi người về luật Nhân – Quả, tránh làm việc xấu, năng làm việc thiện.

Các nhà nghiên cứu tâm linh cho rằng chùa là nơi thờ cúng Phật và truyền tụng Pháp, chứ không phải nơi thờ các vị thần tiên, cầu mong may rủi để làm những chuyện như cúng sao giải hạn. Đạo Phật cũng không hề có quan niệm sao tốt hay sao xấu, ngày tốt ngày xấu cũng không hề có. Ở chùa không cổ xúy việc cứ dâng đồ cúng tốt sẽ nhận được những điều tốt tương tự. Phúc không thể cầu mà họa cũng chẳng thể xin giảm được nếu bản thân không có ý thức.

Không quá quan trọng việc thực hiện nghi lễ dâng sao giải hạn ở chùa hay tại nhà. Các chùa gần đây tổ chức việc cúng sao để làm lễ cầu an cho dân chúng được bình tâm, coi đó là cơ hội để giáo hóa dân chúng về đạo Phật, về luật Nhân – Quả, để mọi người năng làm việc thiện, bỏ làm việc ác, hướng tâm về thiện… Việc thờ cúng cốt ở thành tâm, nhiều người tự cúng sao giải hạn ở nhà cũng không có vấn đề gì. Chẳng cần phải mâm cao cỗ đầy, chẳng cần phải mời thầy về cúng, gia chủ thành tâm biện lễ, tùy theo điều kiện của gia đình mà cúng cầu… ấy rồi mọi sự cũng qua.

Chẳng ai có thể khẳng định chắc chắn việc dâng sao giải hạn có mang lại kết quả tốt đẹp hay không. Cũng không ai dám khuyên việc làm lễ dâng sao giải hạn tại chùa hay tại nhà sẽ linh nghiệm hơn.Nhưng chắc chắn có điều này không ai có thể phủ nhận được, đó chính là làm nhiều việc thiện thì tâm sẽ thanh thản, sẽ cảm nhận thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống, còn làm việc ác thì khó có thể được an lành, lúc nào cũng lo sợ nơm nớp…

Nơi Lễ Chùa Dâng Sao Giải Hạn Rằm Tháng Giêng Linh Thiêng

Vào ngày Tết Nguyên tiêu theo lịch âm, người dân Việt không chỉ làm mâm cúng ở nhà mà còn đi chùa lễ Phật dâng sao giải hạn Rằm tháng Giêng để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.

Ngày rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu được coi là một trong ngày lễ lớn theo quan niệm của người Việt.

1. Chùa Phúc Khánh

Hàng nghìn người đổ về chùa Phúc Khánh dâng sao giải hạn

Nhắc đến ngôi chùa dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng linh thiêng bậc nhất Hà thành không thể không kể đến chùa Phúc Khánh.

Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, thuộc phường Thinh Quang, Đống Đa, Hà Nội.

Dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thu hút nhiều người đến hành lễ. Hàng năm, dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu an, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông.

Trong đó, rằm tháng Giêng là thời điểm đông nhất. Sau những lời cầu khấn cho một năm mới làm ăn sung túc, suôn sẻ thuận hòa, nhiều người sẽ đến ban thờ Đức Ông để rút quẻ đầu năm. Nhiều người tin rằng chùa Phúc Khánh rất linh thiêng, cầu gì được nấy, nên khách thập phương đến dâng lễ vào những ngày lễ, Tết năm nào cũng nườm nượp như trẩy hội.

Đặc biệt trong các khóa lễ người dân thường đứng kín từ trong chùa tràn ra đến ngoài phố Tây Sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở, nhiều người còn chấp nhận đứng xa cả cây số để vái vọng.

Không chỉ nổi tiếng là ngôi chùa cầu an, giải hạn linh thiêng có tiếng ở Hà Nội, chùa Phúc Khánh còn được biết đến là một trong những ngôi chùa cầu duyên và cầu tự nức tiếng Hà thành. Nhất là với những người trắc trở về tình duyên, họ tìm đến chúc Phúc Khánh để nhờ nhà chùa làm lễ cắt tiền duyên, cầu mong cắt được duyên âm để sớm tìm được ý trung nhân thích hợp.

2. Chùa Hà

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy – Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).

Nếu như những ngôi chùa khác tập trung nhiều tầng lớp trung niên, các cụ ông cụ bà đến để giải hạn, để lễ bái thì chùa Hà được đông đảo học sinh, sinh viên biết đến với một cái tên khác – Chùa Tình yêu.

Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng nên chùa thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan, lễ Phật. Trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.

Thêm vào đó, trong giới trẻ còn lan truyền những tin đồn về sự linh ứng của ngôi chùa Hà cầu duyên linh thiêng này: nào là trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm đuợc ý chung nhân của mình. Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo người yêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thể ở đây rồi sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ.

Chính điều đó khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người đến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.

5 ngôi chùa cầu được ước thấy nên đi lễ đầu năm Năm mới lễ chùa cầu may là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Cùng điểm danh 5 ngôi chùa cầu được ước thấy trên đất nước Việt Nam.

3. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.

Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

Điều thu hút nhất của chùa Trấn Quốc chính là Bảo tháp lục độ đài sen có 11 tầng và cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp cũng có đài sen 9 tầng cũng bằng đá quý.

Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng của người dân Hà thành. Vì vậy mà không có gì lạ khi chùa Trấn Quốc là một trong những nơi được nhiều người tìm đến để cầu bình an và cả cầu duyên.

Vào những ngày rằm, đặc biệt là rằm tháng Giêng, người dân tấp nập đổ về đây để mong cầu những điều tốt đẹp nhất cho bản thân cũng như gia đình và những người thân yêu.

Đầu xuân mà vừa đi cầu bình an, tài lộc còn được ngắm cảnh đẹp đầu xuân thì còn gì bằng. Vậy nên người kéo đến đây rất đông vào ngày đầu xuân. Đặc biệt là những bạn trẻ thường tìm vừa đến chùa để cầu duyên đầu năm vừa tạo cho mình những bức ảnh đẹp nhất.

Bạn có biết: Nên làm lễ dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa?

4. Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Chùa Quán Sứ được biết đến là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa và là một trong rất ít ngôi chùa ở phía Bắc mà tên chùa cũng được viết bằng chữ Quốc Ngữ.

Năm 1943, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ. Năm 1942, chùa được xây lại theo quy mô kiến trúc và trang trí nội thất như ngày nay. Chùa có quy mô kiến trúc lớn, tam quan kiểu 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông.

Qua tam quan đến một sân rộng lát gạch. Giữa sân xây tòa chính điện cao, hình vuông, có hành lang bao quanh. Hai bên và đằng sau là dãy nhà dung làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Chùa Quán Sứ hiện nay là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Với lịch sử lâu đời nhất, chùa Quán Sứ cũng là một trong những ngôi chùa dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng rất linh thiêng ở Hà Thành.

Vào những ngày rằm, ngày mùng 1 đầu tháng, đặc biệt là ngày rằm tháng Giêng đầu xuân, dòng người dân đến chùa để khấn bái cho công việc làm ăn thuận lợi, phát đạt, cầu tình duyên, cầu sức khỏe và cả những người hiếm muộn cầu con… rất đông.

5. Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây.

Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, một người phụ nữ tài hoa giỏi cầm ca, thơ phú và đức độ. Là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử trong tín ngưỡng của người Việt, là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ mà bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.

Cũng theo như truyền thuyết, Phủ Tây Hồ được dựng lên do trạng nguyên Phùng Khắc Khoan lập nên để tưởng nhớ về người tri âm.

Vào dịp tết đến xuân về, du khách thường đổ về đây rất đông. Cùng với việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ. Được coi là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc.

Không chỉ để cầu tài lộc, dâng sao giải hạn cho gia đình mà còn người tới lễ phủ còn để cầu duyên mỗi dịp đầu xuân năm mới.

6. Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh

Trấn giữ phía bắc là đền Quán Thánh hay còn gọi là đền Trấn Vũ. Ngôi đền có vị trí đẹp, nằm đúng ngã tư giao đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, nhìn sang Hồ Tây.

7. Đền Kim Liên

Hội đền và đình Kim Liên được tổ chức thường niên vào ngày 16/3 âm lịch, thu hút đông đảo du khách và người dân Hà thành. Trong dịp này, người ta tổ chức các sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi chim, thi nấu cơm trên thuyền, chơi bấp bênh dưới nước, thi tài dọn cỗ cúng thần với những mâm cỗ rất thú vị.

Đền/chùa ở miền Nam:

8. Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm

Nằm trong danh sách các ngôi chùa dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng linh thiêng của khu vực phía Nam, chùa Vĩnh Nghiêm là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại.

Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của TP HCM. Chùa có khuôn viên khá rộng với diện tích sử dụng khá rộng khoảng hơn 7000m2.

Bước vào chùa là tượng Phật Mẹ Quan Âm cao lớn. Lên cầu thang quẹo qua tay trái là Tháp Quan Thế Âm cao 7 tầng, bên trong tháp mỗi tầng đều có bàn thờ Bồ Tát Quan Thế Âm.

Đây là địa điểm mà các tăng ni phật tử thường đến nghiên cứu Phật học. Ngôi chùa là nơi các du khách thập phương thường đến tham quan và người dân đi cầu may mắn, hạnh phúc.

Nhiều người dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thành phố vì thế, người dân đến đây thường khá đông trong dịp rằm tháng Giêng để dâng lễ cầu bình an, dâng sao giải hạn cho cả gia đình.

Nhang trong bảo điện lúc nào cũng nghi ngút khói. Chùa đã và đang là địa chỉ tin cậy để người dân thành phố có được một điểm tựa về mặt tinh thần trong cuộc đời đầy bộn bề vất vả, lo toan này.

9. Chùa Phổ Quang

Chùa Phổ Quang

Chùa Phổ Quang tọa lạc ở số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông gắn liền với những thăng trầm của lịch sử, đây là địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Có lẽ vì thế mà hàng năm chùa Phổ Quang chào đón rất nhiều du khách tìm đến chiêm bái, vãn cảnh, thả mình vào không gian thoáng tịnh.

Ngôi chùa này là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ bái lớn trong năm như: cúng rằm tháng Giêng, Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan, Lễ Hạ Nguyên, Giao thừa, Tân niên… Ngoài ra chùa cùng là nơi thường xuyên lui tới thắp hương và nguyện cầu mỗi ngày 15 và mùng 1 hàng tháng.

Bên cạnh đó, chùa Phổ Quang Tân Bình còn là nơi học tập Phật pháp và thường xuyên tổ chức các buổi lễ cầu nguyện, cầu siêu cho nhân dân và đất nước.

10. Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp

Tọa lạc tại ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, chúng tôi chùa Hoằng Pháp cũng là một chốn linh thiêng với người dân miền Nam tìm đến mỗi dịp đầu xuân năm mới, các ngày lễ hoặc ngày mồng 1, ngày rằm hàng tháng để lễ Phật, cầu an cho gia đình.

Chùa Hoằng Pháp có rất nhiều hoạt động quy mô hoành tráng và rất thú vị như: Lễ giỗ tổ chùa (lễ húy kỵ), khóa tu Phật thất, khóa tu mùa hè, lễ Vu Lan, vía A Di Đà, lễ Phật đản sanh…

Đặc biệt, chùa Hoằng Pháp đã tổ chức rất nhiều khóa tu Phật thất thu hút hàng nghìn thiện nam thiện nữ từ khắp nơi về đăng ký tham gia. Trong 7 ngày tu tại chùa bạn sẽ được học rất nhiều điều, nhiều văn hóa trong cuộc sống đạo Phật như: Cách lễ bái, cách chắp tay, xá chào, cách lễ lạy và ý nghĩa của chúng.

Đến đây không chỉ tu tâm, tu tính mà người tham gia còn được rèn luyện sức khỏe dẻo dai.

Hiểu Đúng Về Lễ Dâng Sao Giải Hạn

Kính thưa quý đạo hữu! Đầu xuân năm mới, nếu ai chưa biết đến Phật Pháp thì thường đi làm lễ dâng sao giải hạn theo phong tục của dân gian. Bình thường, lễ dâng sao giải hạn đầu năm đã được đăng ký từ năm trước, đặt sẵn hình nhân thế mạng, đặt ngựa, đặt nhiều mũ mão,… Khi đi giải hạn, người ta sẽ đi theo đoàn để đến đền này, chùa kia và rất nhiều nơi khác nữa.

Hạn là gì và cái gì sinh ra hạn?

Hạn là những điều làm chướng ngại chúng ta trong cuộc sống khiến cho chúng ta phải đau khổ. Cái gì hạn chế chúng ta trong tất cả các việc thì đều gọi là hạn. Ví dụ như bệnh tật hạn chế chúng ta trong tất cả các sinh hoạt, khiến chúng ta phải đau đớn, khổ sở thì gọi là hạn về sức khỏe; hoặc là khi chúng ta gặp phải những việc làm ăn không được thông suốt, hạn chế chúng ta có được kinh tế thì gọi là hạn trên việc làm ăn;… Vậy chúng ta phải hiểu cái gì sinh ra hạn cho chúng ta, rồi từ đó chúng ta mới có thể tìm được cách giải quyết nó. Cũng giống như một người bác sĩ phải siêu âm, phân tích các mẫu xét nghiệm cho người ta thì mới có thể kết luận là bệnh gì, từ đó người ta mới tìm thuốc để chữa bệnh.

Theo quan điểm của đạo Phật, hạn chính là nghiệp. Nghiệp là do những suy nghĩ, lời nói và việc làm bất thiện của chúng ta sinh ra, như từ tâm bất hiếu, bất nghĩa, bất nhân,…

Cách giải hạn

Nếu chúng ta muốn chuyển hóa được tất cả các nghiệp, thay vì chuẩn bị hình nhân thế mạng, hay chuẩn bị các lễ để đầu năm đi giải hạn thì cứ đến cuối năm, mình xem lại cách mình ứng xử với cha mẹ còn sống của mình như thế nào, mình đã báo hiếu được cho cha mẹ chưa; đối với gia tiên tiền tổ, mình đã tạo được phúc báu để hồi hướng, báo ân chưa; còn đối với tổ tiên, mình đã làm rạng danh hay xấu hổ tổ tiên của mình. Và mình phải xem trong một năm qua, những người giúp đỡ mình thì đến cuối năm mình đã tìm cách báo ân, đền ân họ chưa. Nếu tìm cách báo ân, đền ân thì mình đã giải được các hạn vô ơn, sang năm mình không phải chịu những quả báo do tiền kiếp mình đã vô ơn bạc nghĩa. Còn trong gia đình, mình phải xem trong một năm qua vợ chồng đã ứng xử với nhau như thế nào, có điều gì cần rút kinh nghiệm, có điều gì vô tình, vô nghĩa với vợ, với chồng,… Và đối với con cái, trong một năm qua mình đã dạy bảo các cháu đúng điều gì, sai điều gì, điều gì mình nên rút kinh nghiệm trong quan hệ với con cái.

Dâng lên những tâm thiện lành để chuyển hóa các nghiệp ác

Đó là cách dâng sao giải hạn, dâng lên các tâm thiện lành, dâng lên sao trí tuệ, dâng lên sao tâm sáng để chuyển hóa các nghiệp ác mà nó hạn chế mình trong một năm tới do quả báo từ sao ác tâm, sao mê mờ của trí tuệ,… Cho nên, nếu chúng ta giải được những sao ác tâm, sao ngu si, sao bất thiện để sinh ra sao tâm sáng, tâm thiện lành thì chúng ta sẽ có một năm mới tốt đẹp. Và nếu chúng ta dâng sao này trong cả năm, cả đời thì chúng ta sẽ giải hạn được trong một năm, một đời và nhiều đời về sau.

(Trích lời Cô Phạm Thị Yến trong video Cách Dâng Sao Giải Hạn Để Được Hạnh Phúc)

Thả Cá Ngày Tết Ông Công Ông Táo Thế Nào Cho Đúng?Sắm Lễ Hoa Quả Cúng Gia Tiên Thế Nào Để Phúc Báu Lớn Nhất?Đến Chùa DÂNG LỄ – HẠ LỄ – XIN LỘC Thế Nào Cho Đúng?