Top 8 # Xem Nhiều Nhất Lễ Vật Cúng Ông Táo Ngày 23 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Lễ Vật Cúng Ông Táo Ngày 23 Tháng Chạp

Theo truyền thống của người Việt Nam thì đến ngày 23 tháng chạp mọi nhà điều phải làm làm mâm cơm cúng ông táo.

Nguồn gốc cúng ông táo.

Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.

Ý nghĩa của việc cúng ông táo.

Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.

Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao…thả. Bởi ngụ ý “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Lễ vật cúng ông Táo gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Để đơn giản có khi người việt chỉ cúng tượng trưng một chiếc mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công.

Ngoài ra, người việt còn cúng cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam thì lễ vật đơn giản, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Lễ vật cúng ông táo

Xem Thêm: Nhận đặt mâm cúng ông táo trọn gói, giao hàng miễn phí tận nơi.

Người Việt Nam quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, vì đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời, nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Các Lễ Vật Cúng Ông Công Ông Táo Trong Ngày 23 Tháng Chạp

Thời gian cúng ông Công, ông Táo

Từ xa xưa đến nay, người Việt Nam thường cúng ông Công, ông Táo trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp. Hoặc có thể cúng vào ngày ngày 22 tháng chạp nếu có việc bận và không thể làm lễ vào ngày 23 tháng chạp. Theo quan niệm dân gian, phải cúng trước 12h ngày 23 tháng chạp là để kịp cho ông Công, ông Táo lên thiên đình.

Có người cho rằng nên cúng ông Công, ông Táo vào giờ Ngọ (11 – 13h) là thời gian đẹp và thích hợp nhất, chính là giờ ngựa hóa rồng.

Cúng ông Công, ông Táo ở đâu

Bình thường một gia đình nếu có bàn thờ ông Công, ông Táo riêng đặt gần bếp thì thắp hương, làm lễ ở bàn thờ này. Còn đối với các gia đình không có bàn thờ ông Công, ông Táo riêng thì sẽ cúng chung với bàn thờ gia tiên.

Theo quan niệm dân gian, Tuy Táo Quân là gắn liền với bếp, nhưng khi cúng thì làm lễ ở bàn thờ chứ không nên làm ở bếp vì bàn thờ là nơi linh thiêng, kết nối người phàm với các vị thần.

Những lễ vật cúng Táo Quân

Một bộ đầy đủ cúng Táo Quân bao gồm: 3 chiếc mũ ông Công, 1 mũ của đàn bà, 2 mũ của đàn ông. Đối với mũ của Táo bà thì không có cánh chuồn, còn mũ của Táo ông thì có 2 cánh chuồn, Những chiếc mũ này được trang trí thêm những dải kim tuyến lấp lánh và chiếc gương nhỏ hình tròn.

Các đồ vàng mã cúng ông Công ông Táo đó là áo, mũ, hia, thỏi vàng bằng giấy những thứ này sẽ được hóa cùng bài vị cũ sau khi làm lễ vào hôm 23 tháng chạp. Sau đó gia chủ sẽ lập bài vị mới.

Màu sắc của vàng mã cũng phụ thuộc vào ngũ hành. Đối với năm hành thổ màu của vàng mã sẽ là màu đen, màu đỏ là của hành hỏa, hành thủy là màu xanh, hành mộc là màu trắng.

Nếu trong thành phần gia đình có trẻ con, gia chủ nên cúng thêm gà luộc và gà luộc phải là gà cồ mới lớn, đang trong gia đoạn tập gáy, mang ý nghĩa xin ông Táo bẩm báo với Ngọc Hoàng, phù hộ cho trẻ nhỏ trong nhà được phát triển mạnh khỏe, thông minh.

Ở miền Bắc, lễ cúng còn có thêm cá chép sống sau đó phóng sinh với ý nghĩa cá chép hóa rồng đưa ông Táo lên thiên đình. Còn đối với miền Trung, gia chủ lại cúng ngựa giấy, đầy đủ yên, cương. Người miền Nam thì rất đơn giản với mũ, quần áo, hia bằng giấy.

Trong mâm cỗ cúng Táo Quân

Cúng Táo Quân thì gia chủ vào 23 tháng chạp có thể làm cỗ chay hoặc cỗ mặn. Đối với mâm cỗ chay chỉ cần chuẩn bị, nước, trầu cau, trái cây, giấy vàng bạc,…

Theo chúng tôi

Cúng Ông Công Ông Táo Ngày 23 Tháng Chạp Không Thể Thiếu Những Lễ Vật Này

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt sửa soạn lễ vật, chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo tiễn Táo quân về chầu trời.

Cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình chuẩn bị lễ vật, mâm cúng, ca chép dâng cúng ông Công ông Táo. Ngày này còn được dân gian gọi với cái tên là Tết Táo quân. Từ xa xưa, người Việt quan niệm rằng Táo quân là vị thần bảo vệ gia đình, và vào cuối năm, Táo quân sẽ lên thiên đình báo cáo mọi chuyện tốt xấu với Ngọc Hoàng.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo thường gồm mũ ông Công ông Táo, mâm cỗ mặn và cá chép sống để phóng sinh.

Tuy 23 tháng Chạp mới là ngày các Táo về trời, nhưng phần lớn nhiều gia đình đã cúng từ vài hôm trước. Có thể cúng ông Công ông Táo từ ngày 20 trở đi, nhưng phải hoàn thành trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Mâm cúng ông Công ông Táo. (Ảnh: Nguyễn Ánh Hòa)

Để chuẩn bị lễ cúng Táo quân, cần có ba chiếc mũ ông Công, ông Táo gồm hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Những đồ này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo.

Ngoài bộ mũ, các gia đình thường chuẩn bị 1 mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn cùng các lễ vật khác như bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng và 3 con cá chép sống.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường sẽ có các món ăn truyền thống sau:

– Thịt lợn luộc (để nguyên miếng) hoặc gà luộc cả con ngậm hoa hồng

– Món canh: có thể là canh măng, canh khoai hoặc canh mọc

– Món xào: các món rau củ xào cùng thịt lợn hoặc thịt bò

– Nem rán

– Xôi gấc (có thể là xôi tạo hình cá chép)

– Một đĩa xôi hoặc bánh chưng

– Một khoanh giò

– Một bát gạo, một đĩa muối

– Một đĩa hoa quả

– Một đĩa chè (chè kho, chè trôi nước, chè bà cốt…)

– Lễ vật đi kèm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 1 lọ hoa cúc, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 ấm chè, 3 chén rượu, 1 tập tiền, vàng mã; 1 quả cau, 1 lá trầu

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo cũng là cách người Việt thể hiện sự biết ơn với các vị thần trong việc mang lại may mắn, hạnh phúc, sức khoẻ cho cả gia đình trong một năm. Theo GS. Trần Lâm Biền – nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần thiết phải quá sang trọng, mâm cao cỗ đầy hay cúng bái những món vàng mã đắt tiền, quan trọng nhất là lòng thành và sự tôn kính với các vị thần.

Cúng Ông Công Ông Táo Ngày 23 Tháng Chạp

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm là nhà nhà lại chuẩn bị tất bật cho lễ cúng ông Công ông Táo. Vậy cúng Táo công năm 2021 ngày nào tốt và chuẩn bị lễ cúng Táo công như thế nào cho đúng? Trong bài viết này Hoatieu sẽ chia sẻ các hướng dẫn cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Cúng ông Táo ngày nào

Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp, nhưng nhiều nơi người dân quan niệm Lễ phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, nên nhiều gia đình cúng từ ngày 22 vì quan niệm phải kịp giờ cho ông Táo về Thiên Đình.

Ngày bắt đầu Lễ cúng ông Công ông Táo năm 2021 là ngày 4 tháng 2 năm 2021 dương lịch là ngày Ông Táo chầu trời 2021 (thứ Năm, âm lịch là ngày 23 tháng 12 năm 2020). Chỉ còn hơn một trăm ngày nữa thôi là sắp đến ngày đưa ông Táo về trời, cũng đồng nghĩa là không khí Tết cận kề.

2. Đồ cúng ông Công ông Táo

Lễ vật gồm có:

Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.

Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.

Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.

Một mâm lễ gồm Gà trống trắng, xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau. Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc. Màu vàng mang lại sự bình an.

Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.

Một mâm hoa quả ” ngũ quả” đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.

Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm: Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân. Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa. Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.

Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.

Lưu ý: không đốt tiền âm phủ vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.

Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.

9 cây cây nến đỏ.

3. Cách làm lễ cúng ông Táo

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục.

Thắp 9 nén nhang.

Quỳ xuống lễ 9 lễ.

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân hoặc nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ.

Lưu ý:

1- Hướng Bắc là làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế.2- Hướng tây bắc là làm lễ thờ các vị Đại Tiên3- Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc các vị Thánh.4- Hướng Nam là làm lễ thờ các vị Thần linh.5- Hướng Tây là làm lễ thờ Phật.

4. Lễ tiễn ông Công ông Táo về Trời

Theo quan niệm của người xưa, Thổ Công, Táo Quân, Thổ Kỳ là ba vị thần tiên được Trung ương Hoàng Đế phái xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới.

Họ đều là nguyên thần của các vị thần tiên trên trời được nhận sắc lệnh của Ngọc hoàng thượng đế mà xuống cai quản ở trần gian. Họ là đại diện cho thần tiên.

1- Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình. Ta hay gọi là “Thổ thần thổ địa”.

2- Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần tấu sớ lên Ngọc Đế. Ta hay gọi là “Thổ công táo quân”.

3- Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần. Cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hoá đồ ăn thức uống cho gia đình. Ta hay gọi là “Thổ kỳ”.

Do vậy gia chủ có thể làm ban thờ ba vị này chung một bát nhang. Ta cũng không nên để bát nhang thổ thần thổ địa ở cùng với ban thờ gia tiên.

Tuy nhiên kể cả không có ban thờ thì gia chủ có thể làm lễ cúng các vị trên một chiếc bàn riêng để ở ngoài sân, ngoài hành lang hay ở giữa phòng khách nhà mình ở. Trên bàn cúng các vị nên trải vải đỏ. Những ngày mùng 1, ngày rằm… ta nên cúng cho các vị thần bằng chính lòng thành tâm của gia chủ không đòi hỏi lễ lạt quá lớn, có sao thì cúng như vậy.

Ngày 23 tháng Chạp là ngày trọng đại để làm lễ tiễn Thần Táo Quân về Trời tấu sớ nên mọi nghi lễ cần làm bài bản và thịnh soạn.

5. Bài cúng ông Công ông Táo

Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết bài cúng ông Táo theo đường link bên dưới: