Top 10 # Xem Nhiều Nhất Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng Giêng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng Giêng

Ngày này cũng là một ngày lễ rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt nhưng thay vì rước đèn, người Việt thường đi lễ chùa, dâng Phật cầu an. Bên cạnh đó, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng lễ để cúng Rằm tháng Giêng với mong muốn cầu bình an, may mắn, tài lộc, sức khỏe và thịnh vượng trong năm mới.

Tùy thuộc vào từng địa phương và từng gia đình khác nhau sẽ có những cách chuẩn bị mâm cỗ cúng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên) dựa vào câu nói từ dân gian xưa: “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng. Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Cách chuẩn bị và sắp xếp mâm cỗ cúng chay (cho bàn thờ Phật)

Với sự phát triển như hiện nay, nhiều người đã bỏ nhưng nhiều gia đình vẫn một mực tuân thủ quan niệm từ xa xưa đó là tránh sát sinh, ăn chay trong ngày lễ cúng Rằm tháng Giêng để một lòng thờ Phật.

Món bánh trôi xuất hiện trong mâm cỗ cúng chay thể hiện cầu mong năm mới hạnh phúc tròn đầy (Ảnh: Internet)

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.

Vì thế, mâm cỗ cúng chay Phật thường bao gồm: Hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu và chè trôi nước.

Món chè trôi nước xuất hiện trong mâm cỗ cúng của người Việt thể hiện cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy…

Cách chuẩn bị và sắp xếp mâm cỗ mặn cúng gia tiên

Bên cạnh đó, một số gia đình người Việt không thờ Phật trong nhà nên mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của họ sẽ là mâm cỗ mặn.

Mỗi món ăn trong mâm cỗ cúng mặn đều mang một ý nghĩa đặc biệt (Ảnh: Internet)

Mâm cỗ mặn thường bao gồm 10 món (gia đình khá giả hơn có thể nhiều hơn) được xếp xung quanh nhau tạo thành vòng tròn:

– 4 bát gồm bát ninh măng, bát canh bóng, bát miến, bát mọc.

– 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi gấc (hoặc bánh chưng) và nước chấm.

Đồ lễ khác gồm: Hương, hoa tươi, hoa quả, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, thuốc lá…

Những món ăn trong mâm cỗ cúng cũng thể hiện những ước mong riêng của người Việt.

Bánh chưng: Món ăn đầu tiên góp mặt trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu – Rằm đầu tiên của năm mới là bánh chưng. Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới.

Xôi gấc: Xôi gấc không chỉ là món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày Tết mà còn được sử dụng nhiều vào ngày Rằm. Xôi gấc khi ăn có vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt của đường và vị béo của nước cốt dừa. Xôi gấc không chỉ có màu đỏ giúp mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của bạn thêm đẹp mắt mà còn tượng trưng cho sự may mắn, tròn đầy của gia chủ.

Gà luộc: Gà không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày mà trong các ngày lễ Tết, đây cũng là món ăn không thể thiếu.

Thịt lợn: Thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển.

Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở.

Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.

Mâm cỗ cúng rằm tháng riêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.

Khám Phá Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng Giêng

(Moitruong.net.vn) – Ông cha ta có câu: “Cúng cả năm không bằng ngày Rằm Tháng Giêng”, chính vì vậy, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau.

Tết Nguyên tiêu, ngoài tên gọi là lễ Thượng Nguyên, còn có nhiều tên khác như: Nguyên Tịch; Nguyên Dạ, Tết Trạng nguyên…

Mâm cỗ cúng Rằm Tháng Giêng bao gồm mâm cỗ cúng Phật và mâm cỗ cúng Gia tiên.

Mâm cỗ cúng Phật gồm: Hoa quả; Chè xôi; Các món đậu; Canh xào không thêm nhiều hương liệu; Bánh trôi nước; Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món.

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm cỗ cúng gia tiên: Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món;

4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc; 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.

Đồ lễ khác gồm: Hương – Hoa tươi – Vàng mã – Đèn nến – Trầu cau – Rượu, thuốc lá

Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày nào?

Cúng Rằm tháng Giêng cúng vào ngày chính Rằm ngày 15 tháng Giêng là tốt nhất và nên cúng vào buổi sáng sớm. Và giờ để cúng Rằm tháng Giêng là giờ Mão (05h00 – 07h00), giờ Thìn (07h00 – 09h00). Chính vì vậy, các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ.

Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện cuộc sống, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.

Ngoài ra, vào ngày 14 hoặc chính rằm, người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khỏe mạnh, hạnh phúc… cho cả năm.

Bật mí những điều cần kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là ngày lễ quan trọng nên theo quan niệm dân gian, có một số kiêng kỵ mọi người nên biết để có một năm thuận lợi, nếu tránh được sẽ tốt cho vận khí của bạn và gia đình.

Tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn.

Kiêng đi đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém.

Tránh mang nhiều tiền bạc, đồ vật có giá trị bên người. Nếu mất mát tài sản vào ngày này thì năm nay tài vận của bạn sẽ kém đi.

Kiêng cho người khác mượn tiền, nếu bạn cho mượn nghĩa là bạn cũng cho đi tài khí của mình.

Không để thùng gạo trong nhà lộ đáy, thùng gạo trống rỗng chẳng khác gì nhà bạn sẽ đói kém cả năm.

Không để quần áo bị rách, theo quan niệm xưa thì nếu quần áo rách, năm tới bạn sẽ bị vận rủi đeo bám.

Không được sát sinh, nếu không tài vận suy giảm, gặp tai nạn, bệnh tật.

Kiêng câu cá vào ngày này vì theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi.

Không nói bậy, chửi tục, nếu không sẽ gặp chuyện thị phi.

Hân Hân (T/h)

Cách Bày Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng Giêng

Bạn có thể làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng theo khẩu vị của gia đình, chủ yếu là tấm lòng thành tâm kính dâng lên tổ tiên.

“Tết quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”, chị em hãy tranh thủ làm mâm cơm đơn giản thắp hương, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên, cầu mong những điều an lành và may mắn đến với mọi người.

Giò lụa, xôi lá dứa chà bông, thịt heo quay giòn bì, chả tôm bắp ngọt, gỏi cổ hũ dừa tôm thịt, bông cải xanh luộc chấm kho quẹt và canh sườn nấu rau củ.

XÔI LÁ DỨA CHÀ BÔNG

Nguyên liệu: 300g gạo nếp, 50g chà bông heo, 1 bó lá dứa, muối, dầu ăn.

Cách làm: Lá dứa (lá nếp) rửa sạch, để lại khoảng 2 lá lát nấu cùng xôi, phần còn lại xắt khúc, xay nhỏ cùng với chút nước. Sau đó vắt lấy phần nước cốt để ngâm gạo tạo màu cho xôi. Cho nước lá dứa vào xâm xấp mặt gạo nếp ngâm khoảng 6-7h. Sau đó vo sạch, để ráo, xóc cùng chút muối cho xôi thêm đậm đà. Nhưng chú ý lượng muối cho vừa phải sao cho xôi hơi nhạt so với khi nấu bình thường vì lát chúng ta sẽ ăn cùng chà bông.

Đun xôi nước trong xửng hấp, cho gạo cùng với 2 cái lá dứa đã chừa lại ở trên vào hấp cho đến khi chín. Trong khi hấp thỉnh thoảng dùng đũa đảo cho xôi được chín đều, phía đáy không bị nát. Khi xôi vừa chín tới, gắp bỏ phần lá dứa đồ cùng xôi đi, sau đó cho 1 thìa dầu ăn vào đảo đều là được.

GIÒ LỤA

Giò lụa khoảng 300g, bóc vỏ cắt thành 2 khoanh tròn, sau đó cắt mỗi khoanh thành 6 miếng. Xếp giò vào đĩa, trang trí cùng dưa leo cho đẹp là được.

Nguyên liệu: 500g thịt ba chỉ heo, 100g củ kiệu chua ngọt, muối, đường, tiêu, hành củ, tỏi, dầu ăn, 1 gói ngũ vị hương.

Thực hiện: Thịt ba chỉ xắt thành 2-3 miếng nhỏ tùy theo khổ thịt, rửa sạch rồi cho vào nồi nước muối luộc sơ, sau đó rửa lại cho sạch. Tiếp theo cho thịt vào luộc với gia vị (muối và ít hành tỏi băm nhỏ). Luộc khoảng 10-15 phút tùy theo miếng thịt, chín khoảng 60-70% là được. Lấy ra dùng tăm nhọn đâm đều phần bì, cho xíu muối vào xát vào phần bì để lát chiên cho giòn. Sau đó ướp thịt cùng chút gia vị, tiêu, bột ngũ vị hương, hành/tỏi bằm để ít nhất khoảng 2-3 giờ trong tủ lạnh cho ngấm.

Thịt đã ướp ở trên, bạn gạt bỏ hết phần hành/tỏi bằm ra khỏi miếng thịt để lát chiên không bị cháy. Dùng giấy thấm dầu lau thật khô miếng thịt. Cho chảo lên bếp, cho dầu ăn vào rồi sau đó cho miếng thịt vào chiên với lửa vừa (chiên phần da cho vàng, nở, giòn trước) sau đó lật lại chiên phần thịt. Thịt chín vàng đều, cho ra đĩa có lót giấy thấm dầu cho bớt mỡ rồi thái miếng nhỏ, xếp ra đĩa. Khi ăn có thể ăn cùng kiệu ngâm chua ngọt rất ngon.

Nguyên liệu: 250g tôm, 100g thịt bằm, 1/2 trái ngô ngọt, 1 nhánh hành lá, 1 thìa bột chiên giòn, tiêu, bột nêm, muối, dầu ăn.

Thực hiện: Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen, bỏ đầu, rửa sạch lại bằng nước muối sau đó vớt ra rổ cho ráo nước rồi bằm hoặc xay nhỏ. Ngô ngọt rửa sạch, dùng dao bào nhỏ. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ.

Cho các nguyên liệu tôm, thịt bằm, ngô vào một cái tô. Thêm hành lá xắt nhỏ cùng chút tiêu, bột nêm trộn thật đều. Sau đó, cho 1 thìa bột chiên giòn vào trộn cùng để tạo độ kết dính cho món chả. Bắc chảo lên bếp, chảo khô cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng già dùng thìa múc từng thìa hỗn hợp trên cho vào chiên vàng 2 mặt, cho ra đĩa có lót giấy thấm dầu để bớt dầu là được.

Nguyên liệu: 200g cổ hũ dừa, 100g thịt ba chỉ, 150g tôm, 1 trái dưa leo, 1 củ cà rốt nhỏ, rau răm, rau mùi, 50g đậu phộng, 2-3 nhánh tỏi nhỏ, 3-4 củ hành tím, 1 trái chanh, 1-2 trái ớt và các gia vị như nước mắm, muối, đường, dầu ăn.

Thực hiện: Cổ hũ dừa chọn phần non, bỏ phần già, thái lát mỏng ngâm trong nước lạnh. Sau đó rửa sạch lại, để ráo. Thịt heo rửa sạch, luộc chín với chút muối sau đó thái lát mỏng. Tôm rửa sạch, cắt bớt râu, luộc chín, bóc vỏ, chú ý chừa lại phần đuôi cho đẹp.

Dưa leo rửa sạch, bổ đôi, cắt lát chéo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi. Rau răm, rau mùi bỏ rễ, gốc già, lấy phần non rửa sạch. Đậu phộng rang chín, bóc vỏ, giã giập. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt lát. Chanh cắt miếng, vắt lấy nước cốt. Hành tím bóc vỏ, thái lát, chiên giòn.

Pha nước chấm trộn gỏi từ 1,5 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, tỏi bằm, ớt. Chú ý có thể tuỳ chỉnh tỷ lệ theo loại nước mắm và khẩu vị của bạn.

Cho các nguyên liệu cổ hũ dừa, cà rốt, dưa leo vào một cái tô lớn. Dưới từ từ 2/3 chỗ nước trộn gỏi trên vào trộn đều, để khoảng 5′ cho ngấm. Sau đó cho tôm, thịt và chỗ nước trộn gỏi còn lại vào trộn cùng, nêm nếm vừa miệng. Cho gỏi ra đĩa, rắc chút rau thơm xắt nhỏ, lạc rang, hành phi lên trên là được.

BÔNG CẢI XANH LUỘC CHẤM KHO QUẸT

Nguyên liệu: 500g bông cải xanh, 100g thịt ba chỉ, 30g tôm khô, 2 trái ớt, 1 củ hành tím, tiêu sọ, đường, muối, dầu ăn, nước mắm.

Thực hiện: bông cải nhặt bỏ phần gốc già, lá giập úa, ngâm nước muối loãng 30 phút sau đó rửa sạch để ráo. Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi thêm xíu muối và 1 thìa dầu ăn rồi cho bông cải vào luộc. Bông cải chín vớt ra đĩa.

Cách làm kho quẹt để chấm cùng bông cải: thịt ba chỉ thái hạt lựu cỡ 1 đốt ngón tay. tiêu sọ đập giập, ớt xắt lát nhỏ, hành tím bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Tôm khô rửa sạch ngâm nước cho mềm.

Cho chảo lên bếp, cho xíu mỡ phần ở trên vào đảo săn lại cho ra bớt mỡ. Sau đó, chắt bớt mỡ ra rồi cho hành tím vào phi thơm, tiếp đến tôm vào xào cho săn lại. Thêm nước mắm, đường, ớt vào chảo và đun cho đến khi sền sệt lại, nêm nếm vừa miệng. Tắt bếp, cho ớt và tiêu vào là được.

Nguyên liệu: 300g sườn non (khoảng 2 dẻ), 1 cái củ cải, 1 củ cà rốt, 1 trái su su, 3-4 củ khoai tây nhỏ, 1 nhánh hành lá, muối, bột nêm.

Thực hiện: Sườn chặt miếng nhỏ, rửa sạch sau đó cho vào nồi nước sôi có chút muối chần sơ. Sau đó đổ nước luộc này đi, rửa lại thật sạch rồi cho lên bếp hầm mềm cùng chút muối.

Các loại rau củ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Khi sườn mềm, cho các nguyên liệu rau củ vào hầm chín, nêm nếm vừa ăn, tắt bếp, múc canh ra bát rắc xíu hành lá lên trên là được.

Rằm Tháng Giêng Là Tết Gì? Cách Chuẩn Bị Mâm Cỗ Rằm Tháng Giêng

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên tiêu được du nhập vào Việt Nam theo phong tục của người Hoa. Tết Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm mới.

Lễ hội trăng tròn bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.

2. Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng được xem là ngày lễ quan trọng sau dịp Tết Nguyên đán, theo tín ngưỡng, tôn giáo và ngành nghề, tùy vào từng gia đình thờ khác nhau như: thờ Phật, thờ Thần Tài Thổ Địa, thờ Chúa…Nhưng nhìn chung và bắt buộc mỗi gia đình là bàn thờ tổ tiên bày tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn những người trên đã phù hộ cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe, học tập thành tài, làm ăn phát đạt trong năm. Có thể thấy đây là ngày lễ quan trọng trong tâm linh mỗi người.

Ở một số vùng miền, Tết Nguyên tiêu được xem như nét văn hóa sinh hoạt tao nhã mang nhiều ý nghĩa nghệ thuật trong khung cảnh thơ mộng hữu tình. Không chỉ cùng nhau ngắm trăng, đọc thơ, ăn bánh trôi mà mọi người còn có dịp xem múa lân, chơi các trò chơi dân gian giải trí cùng nhau.

Ở Việt Nam, ngày rằm là dịp mọi người lên chùa thắp nhang cầu gia đạo bình an, khỏe mạnh và tài lộc. Qua câu “Lễ phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng trong tâm thức của người Việt.

Vì vậy, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội rằm tháng Giêng là một tín hiệu tốt thể hiện cái ‘tâm’ con người.

Bên cạnh đó, ngày này còn là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính đối gia tiên. Với mâm cúng gia tiên, người dân chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn như ngày tết với các món mặn truyền thống như giò, chả, gà, thịt lợn, rau xào… hoặc các món chay.

4. Mâm cỗ rằm tháng Giêng gồm những gì?

4.1. Mâm cỗ tuân thủ nguyên tắc 10 món theo tỉ lệ 4 bát, 6 dĩa

Mâm cỗ cúng tươm tất nhất gồm 10 món theo tỷ lệ: 4 bát, 6 đĩa. 4 bát có thể gồm bát canh măng, canh bóng, miến, mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

4.2. Đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt

Mâm cơm cúng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị cay của ớt, vị mặn của nước chấm, vị chua của dưa hành củ kiệu, vị ngọt của bánh, tất cả hòa quyện tạo nên mâm cỗ trọn vẹn, cầu mong bình an sung túc, xua đi những điều đen đủi sẽ tới trong năm mới.

4.3. Phải có bánh chưng hoặc bánh tét

Bánh chưng là món ăn đầu tiên không thể thiếu trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu là. Bánh chưng tượng trưng cho đất, như một lời cầu mọi sự được vuông tròn trong năm mới. Ở miền Nam thì có bánh tét. Bạn có thể ăn bánh chưng bánh tét quanh năm nhưng mùi vị bánh của những ngày đầu năm khi được quây quần bên mâm cơm gia đình hẳn sẽ rất khác biệt.

Xôi gấc có màu đỏ, được hiểu như mang lại may mắn, đầy đủ cho gia chủ cả năm. Vì vậy, ngoài ba ngày Tết cần thắp hương xôi gấc thì Tết nguyên tiêu món ăn này cũng không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên. Xôi gấc có vị ngọt, dẻo thơm mùi gấc tượng trưng cho sự ngọt lành trong năm mới.

4.5. Gà luộc món ăn thường có trên mâm cỗ rằm tháng Giêng

Gà luôn là món ăn quan trọng trong các món ăn thắp hương. Gà luộc màu vàng ươm tươi mang hy vọng đem lại may mắn, tiền tài và sức khỏe cho gia đình bạn trong năm mới. Gà thường được yêu cầu cầu kỳ, cẩn thận hơn gà ăn thông thường, lớp da phải căng bóng, không chín nát, mào đẹp…

Theo sự tích nàng cung nữ tên Nguyên Tiêu làm bánh trôi nước xoa dịu các vị thần mà từ đó quan niệm của người Việt, việc cúng bánh trôi hy vọng cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy và đoàn viên. Vì vậy, đây là món bắt buộc phải có trên mâm cỗ rằm tháng giêng

4.7. Chân giò bó luộc

Trong phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thứ quan trọng trong mâm cúng. Cúng chân giò lợn được hiểu mong muốn một năm đầy đặn, viên mãn. Có thể thay bằng giò chả hoặc chân giò muối bán ở ngoài.

4.8. Các món đậu

4.9. Mâm trái cây ngũ quả

Hoa tươi và một đĩa ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên trong tất cả các dịp lễ, nhất là trên mâm cỗ rằm tháng giêng. Mỗi vùng miền sẽ có mâm ngũ quả khác nhau. Mâm ngũ quả phổ biến thường gồm mãng cầu xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài” cho cả năm được như ý.