Top 13 # Xem Nhiều Nhất Mâm Cơm Cúng 3 3 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Mâm Cơm Cúng Giỗ Tại 3 Miền Bắc

Mâm cơm cúng giỗ chủ yếu nhằm mục đích bày tỏ lòng thành nên được chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà làm to hay nhỏ, nhiều hay ít chứ không quá quan trọng về vấn đề lễ vật.

Nghi lễ cúng giỗ là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, là nét đẹp văn hóa của người Việt được duy trì từ thời xa xưa cho đến tận ngày nay vẫn được gìn giữ. Đây là một nghi lễ vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua đối với người đã khuất, dù chỉ là một nén nhang thắp.

2. Mâm cơm cúng giỗ cần chuẩn bị những gì?

Mâm cơm để cúng giỗ không quá quan trọng về mặt lễ vật, người có nhiều làm nhiều, người có ít làm ít và mỗi một vùng miền sẽ có cách chuẩn bị lễ vật khác nhau:

+ Cơm trắng, Xôi gấc (ăn kèm với giò, chả)

+ Xôi vò, chè đường

+ Một con cua và một quả trứng bày chung trên một đĩa

Thịt quay, Bê thui (chấm tương gừng)

+ Giò lụa hay giò bò

+ Thịt kho tàu

+ Chân giò (giò heo) hầm măng khô, mộc nhĩ

+ Gà luộc chặt ra thành 1 đĩa thật đầy và đẹp

+ Tôm thịt xào nấm đông cô, đậu ve, cà rốt, su hào

+ Miến xào lòng gà (+ mộc nhĩ)

+ Thịt vịt luộc

+ Thịt lợn luộc

+ Thịt lợn quay

+ Nem chả

+ Thịt heo kho rim

+ Cá chiên hoặc cá kho

+ Vã trộn với tôm

+ Một số món canh như: canh khổ khoa nhồi thịt, canh củ hầm thịt bò

+ Một số món rau xào

+ Các món hầm bao gồm: thịt lợn hầm và thường là giò lợn hầm măng tre.

+ Các món xào bao gồm các món thịt xào chua, thịt xào mặn với rau cải đồ lòng hoặc tôm.

+ Món kho bao gồm các món như: thịt kho, cá lóc kho với nước dừa theo phong vị miền nam.

+ Món thịt luộc là thịt ba chỉ, xắt mỏng.

Về mặt cơ bản, mâm cơm cúng giỗ đầu và mâm cơm cúng gia tiên là giống nhau. Tuy nhiên mâm cơm cúng giỗ đầu sẽ được tổ chức long trọng hơn.

Nguồn: Theo Báo chúng tôi

Hướng Dẫn Làm Mâm Cơm 3 Ngày Tết

Hướng dẫn làm mâm cơm 3 ngày Tết 24/6/2014 6:35 AM. Người đăng: xiu

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ trọng đại nhất trong năm của người Việt Nam. Đây chính là dịp để mỗi cá nhân có thời gian nghỉ ngơi, được đoàn tụ bên gia đình, cùng nhau hướng tới một năm mới ấm no, thịnh vượng và hạnh phúc. Để chuẩn bị cho ngày Tết được như ý, có rất nhiều thứ các chị em nội trợ phải chú ý, nhưng bên cạnh mâm ngũ quả bày bàn thờ tổ tiên thì mâm cỗ đầu năm là một sự kì công và vô cùng tỉ mỉ.

Theo truyền thống, mâm cơm đầu năm mới của người Việt thường có bốn bát và bốn đĩa. Bốn bát gồm: bát ninh, bát măng hầm giò lợn, bát mọc, bát miến. Bốn đĩa gồm: thịt gà (thịt lợn), giò (chả), nem thính (có thể thay bằng đĩa xào), dưa muối. Ngoài ra còn có một đĩa xôi (bánh chưng) và bát nước chấm, tổng cộng là tròn mười món.

Mâm cơm đầu năm của người miền Bắc thường được chuẩn bị rất công phu, kĩ càng. Thịt gà phải là thịt gà trống choai, được chọn lựa cẩn thận: mào gà, hình dáng gà, đặc biệt là cựa gà. Người Việt Nam quan niệm: cựa gà có đẹp thì cả năm mới sung túc, ấm no. Gà được thịt để cúng giao thừa, sau đó chia cho con cháu ăn hưởng lộc.

Thịt lợn phải chọn được miếng thịt lợn đầy đặn, có đủ nạc, mỡ (thường 1/3 mỡ, 2/3 nạc), dầy mình, vuông vắn.

Giò có thể là giò nạc, giò lụa, miếng giò chắc, thơm ngọt. Giò được gói tròn. Trong mâm cơm có bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, khoanh giò tròn tượng trưng cho trời, thể hiện sự hoà hợp, cân bằng giữa trời đất và con người. Âm dương cân bằng, gia chủ mới mạnh khoẻ, con cháu ngoan hiền, làm ăn phát đạt.

Mâm cơm đầu năm còn có đĩa xôi. Xôi đầu năm mới phải là xôi gấc hoặc xôi đỗ. Màu đỏ của gấc, màu vàng ruộm của đỗ thể hiện niềm tin, hi vọng của gia chủ vào một năm mới làm ăn thành công, gặp nhiều may mắn.

Các cụ có câu ‘Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ’. Trong mâm cơm ngày Tết không thể thiếu được đĩa dưa hành vàng óng, thơm lừng. Dưa hành không chỉ để ăn kèm với thịt luộc mà còn là một món ăn rất tốt cho sức khoẻ trong dịp Tết. Thông thường, trong dịp Tết, mọi người thường ăn rất nhiều thịt, đồ nếp, đồ ngọt vì vậy đĩa dưa hành chính là một món ăn rất tốt cho hệ tiêu hoá, đảm bảo cho cả gia đình có một năm mới khoẻ mạnh.

Trong mâm cỗ ngày Tết có đầy đủ các vị: vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh … tất cả tạo nên một mâm cơm sum vầy no đủ.

Tại sao phải có đủ bốn bát, bốn đĩa? Thực ra, con số bốn là con số tượng trưng cho sự vuông vắn, cân đối, đầy đặn, vững chãi. Ngoài ra còn có đĩa xôi (bánh chưng) và bát nước chấm là mười. Số mười tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn. Mâm cơm đầu năm mới đã thể hiện tất cả những mong ước của gia chủ về một năm mới an lành, ấm no, thành công và hạnh phúc.

Mâm cơm đầu năm mới trước để cúng thần linh, ông bà tổ tiên để xin lộc của thần linh, tiên tổ. Hết tuần hương, mâm cơm được dọn cho cả nhà cùng ăn, với ý nghĩa hưởng lộc của thần linh, tổ tiên phù hộ, cả năm không ốm đau, con cháu học hành tấn tới, làm ăn phát đạt, gia đình thuận hoà, tránh mọi tai ương.

Hương vị quê nhà: Xôi gấc ngày TếtChuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân thường lấy cả phần thịt vàng của gấc khi nấu xôi. Một cân nếp, cô thường dùng 2 lạng đường để xôi béo và mềm mà không …

Hướng dẫn tỉa hoa trang trí món ăn ngày tết thêm đẹp mắtSắp đến tết thì các chị em nội trợ thêm phần bận rộn, không chỉ lo dọn dẹp, trang trí nhà cử, mua sắm quần áo, đồ dùng cho cả nhà mà quan trọng nhất …

Cách chọn miến, mộc nhĩ, nấm hương ngày TếtCác loại đồ khô như măng, miến, mộc nhĩ… và rau củ quả đều là những nguyên liệu không thể thiếu trong ngày Tết. Bạn có thể tham khảo lời khuyên từ chuyên gia cho …

Hương vị quê hương chốn thành thịĐối với người Việt, những món ăn truyền thống, quê hương vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống. …

Tấm Tắc – điểm hẹn của hương vị quê hươngThực khách sẽ có cảm giác như trở về ngôi nhà tuổi thơ trong hương vị đậm đà của những món ăn quê hương. …

Trải Nghiệm Mâm Cơm Truyền Thống 3 Miền

Tết Nguyên đán – dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, không chỉ là khoảng thời gian để mọi người cùng nhau đón chào năm mới với nhiều hi vọng mà còn là thời điểm để gia đình đoàn tụ và thưởng thức những món ngon ngày Tết trong không khí ấm cúng, sum vầy.

Mâm cỗ Tết ba miền tuy có nhiều khác biệt nhưng tựu chung lại đều có cơm, xôi, bánh chưng, bánh tét ăn kèm với các loại dưa muối đặc trưng của từng miền, phản ánh bản sắc văn hóa, lịch sử, địa lý của một đất nước có nền văn minh lúa nước.

Để có một chuyến đi trải nghiệm tiết kiệm và an toàn trong những ngày đầu năm này thì lựa chọn phương tiện di chuyển là yếu tố hàng đầu mà mọi du khách quan tâm đến, và máy bay sẽ là gợi ý đúng đắn nhất dành cho bạn. Nếu lo ngại về chi phí thì đừng lo, hiện nay, các hãng hàng không đang thực hiện các chương trình giảm giá đầu năm để hòa vào không khí tưng bừng ngày xuân với giá vé:

Mâm cơm cổ truyền mang đậm nét văn hóa dân tộc

Thể hiện đặc sắc riêng của văn hóa nằm ở sự tinh tế. Cỗ tết Hà Nội không có món bánh răng bừa, cũng không có xôi kèm lợn quay, bánh tét hay bánh măng, mà miền Bắc lại có nhiều thức riêng phù hợp để thưởng thức trong không khí ngày tết rét lạnh miền Bắc.

Mâm cỗ Tết của người Hà Nội thường rất bài bản theo đúng nét cổ truyền của dân tộc, thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ ngày xưa phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, đi cùng với bát chiết yêu và đĩa cây mai. Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế. Thậm chí nhiều gia đình còn bày thêm đĩa thịt đông – món ăn đặc trưng cho những ngày lạnh miền Bắc.

Bánh Tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng ăn kèm dưa hành. Món tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho… Tuy là nhiều món nhưng mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ nên mâm cỗ Tết vừa đa dạng, hài hòa, lại đẹp mắt.

Mâm cỗ cúng tết của người Trung nấu rất khéo khiến ta nhìn thấy cả sự chắt chiu, san sẻ. Bàn thờ ông bà không bao giờ thiếu hương khói trong thời gian lễ Tết và đặc biệt ngày mồng một nhất định người miền Trung sẽ cúng chay. Những món chính như: Rau sống, chả ram, canh bún, cơm trắng, đồ xào, thịt kho và đôi khi có cả cá kho hoặc thêm cà ri, con gà luộc… được cho vào từng đĩa nhỏ.

Ngoài các món dành để cúng, những món còn lại sẽ dùng đãi khách và ăn trong suốt dịp Tết. Vì ở miền Trung thời tiết cũng khá khắc nghiệt, có năm nắng nóng có năm lại lạnh nên các món ăn chủ yếu là chịu được thời tiết.

Nếu như bánh chưng là món nhất định phải có trong dịp Tết ở miền Bắc thì tại miền Trung, những chiếc bánh tét mềm dẻo mang hương vị đậm đà lại là món ngon không thể thiếu trong những ngày Tết, ngoài ra còn có thịt ngâm mắm, dưa món, bánh tổ,… là những thức ăn luôn hiện diện trên bàn ăn ngày Tết của người miền Trung.

Đặc điểm nắng nóng của miền Nam cũng khiến mâm cỗ khác biệt so với hai miền khác. Ba món cơ bản: bánh tét, bánh tráng và nồi thịt kho tàu là những món ăn đặc trưng mà hầu hết các gia đình ở đây đều dùng khi Tết đến. Trong suy nghĩ của người phương Nam, bánh tét tượng trưng cho sự ấm no từ đời này qua đời khác.

Như một cách để thay đổi khẩu vị, nhà nào ở Nam Bộ cũng nấu cháo cá ám, ăn với rau ghém, chuối cây xắt mỏng và các loại rau thơm, rau mùi và một con cá lóc nướng ăn với lá bông súng non hay đọt vừng.

Người phương Nam đưa tấm long thành kính với ông bà tổ tiên vào mâm cỗ ngày xuân, họ thưởng thức trọn vẹn vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng trong từng món ăn bên mâm cơm sum vầy gia đình ngày đầu năm.

Bí quyết săn vé giá rẻ hiệu quả

Nếu bạn đang có dự định du lịch vào mùa cao điểm nhưng lo lắng giá vé cao thì giải pháp hoàn hảo chính là tìm hiểu tính năng “tìm kiếm vé rẻ trong tháng” cực hữu ích về các chuyến bay tại trang web chúng tôi của hệ thống vé máy bay giá rẻ của chúng tôi.

Những thông tin mới nhất về cũng như các chương trình khuyến mãi cực hấp dẫn sẽ luôn đợc cập nhập trên trang web, bạn chỉ cần dành ra vài phút mỗi ngày để truy cập vào trang web của chúng tôi là năm bắt những tin tức nóng nhất về chúng.

Mâm Cơm Cúng Giỗ Gồm Những Gì? Thực Đơn 3 Miền!

Cúng giỗ là một trong những nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Bất cứ ngày giỗ nào trong năm đều có một ý nghĩa quan trọng đối với gia đình. Đây cũng là cơ hội để các thành viên trong nhà có thể quây quần, đoàn viên bên nhau sau khoảng thời gian xa cách.

Chính vì thế, đây sẽ là ngày mà gia chủ cần chuẩn bị chỉnh chu, tươm tất trong mọi việc và đặc biệt nhất là việc làm mâm cơm cúng giỗ.

Tùy theo mỗi vùng miền mà cách làm mâm cơm cúng giỗ sẽ có sự khác nhau, các món trên mâm cũng có những khác biệt nhất định.

Và chắc hẳn cũng sẽ có rất nhiều gia chủ – đặc biệt là những gia đình lần đầu thực hiện lễ cúng thắc mắc về vấn đề: Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì?

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi không chỉ giải đáp câu hỏi trên mà còn gợi ý đến mọi người thực đơn cho mâm cơm cúng trong ngày giỗ, những món quen thuộc trên mâm cỗ của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam!

Ý nghĩa của việc cúng giỗ

Từ bao đời nay, cúng giỗ đã trở thành một nét văn hóa trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người phương Đông.

Việc cúng giỗ được ông bà ta truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Hầu như không một gia đình nào quên đi và không làm lễ này cho ngày đã khuất.

Ngày cúng giỗ là ngày mà con cháu thể hiện tấm lòng, sự thương xót và để tưởng nhớ những người thân đã khuất.

Trong phần dưới, chúng tôi sẽ nhắc lại để các bạn xác định được đâu là những ngày giỗ quan trọng.

Những ngày giỗ quan trọng cần nhớ

Trong 1 năm, chỉ có 1 ngày giỗ duy nhất dành cho một người đã khuất. Tuy nhiên, có 3 ngày giỗ quan trọng mà bạn cần chú ý. Cụ thể:

Giỗ đầu (Tiểu Tường)

Là ngày giỗ đầu tiên sau một năm tính từ ngày mất. Giỗ này vẫn nằm trong kỳ tang, không khí trong gia đình còn bi ai, sầu thẩm.

Trong ngày giỗ này, gia chủ thường tổ chức trang trọng, nghiêm túc không khác gì với ngày để tang của 1 năm trước đó. Ngày này, con cháu vẫn còn mặc tang phục để thắp hương!

Giỗ hết (Đại Tường)

Đây là ngày sau khi người mất 2 năm, giỗ này vẫn nằm trong thời kỳ tang. Giỗ này cũng được tổ chức trang trọng, vương vấn đau thương, sầu bi chẳng kém với giỗ đầu.

Giỗ thường (Cát Kỵ)

Là ngày giỗ tính từ sau 3 năm người khuất, Cát Kỵ cũng có nghĩa là giỗ lành. Vào ngày này, con cháu chỉ cần mặc đồ bình thường không mặc tang phục và cũng không còn cảnh sầu thảm như 2 ngày giỗ trước đó.

Đây được xem là dịp để con cháu sum họp và tưởng nhớ đến người đã khuất. Khách khứa được mời trong ngày giỗ này cũng không còn rộng rãi như giỗ đầu và giỗ hết, thường chỉ có con cháu trong nhà và bà con hàng xóm xung quanh tới dự.

Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì?

Với mỗi vùng miền thì mâm cúng giỗ sẽ có sự thay đổi khác nhau. Và để hiểu hơn về điều này, bạn có thể tham khảo những món ăn thường được chuẩn bị cho mâm cúng ngày giỗ chạp theo từng miền ở dưới phần của bài viết sau đây:

Mâm cơm cúng ngày giỗ ở miền Nam

Lễ cúng cho người quá cố cũng sẽ có sự góp mặt của những người bà con, ông bà, cố cụ từ thời xa xưa tham dự. Chính vì thế, khi cúng 3 mâm cơm ở 3 bàn thờ bên hoặc trên 1 bàn thờ thì thức ăn cần phải giống nhau.

Món kho: thịt heo, cá lóc, kho nước dừa đúng chuẩn phong vị người miền Nam.

Món luộc: thịt ba chỉ luộc thái mỏng.

Món hầm: thịt heo hầm măng tre.

Món xào: xào chua, xào mặn, xào rau cùng đổ lòng, hoặc các món xào với tôm. Tuy nhiên không bao giờ có thịt rừng trong những món xào trên mâm cúng ngày giỗ của người miền Nam.

Mâm cơm cúng giỗ miền Trung

Người miền Trung nổi tiếng với những món ăn cầu kỳ, đặc biệt là Huế – vùng đất ảnh hưởng rất lớn từ ẩm thực cung đình Huế qua các triều đại.

Do đó, nếu lấy Huế làm đại diện thì có thể nói, mâm cúng của người miền Trung có sự chỉnh chu và một chút cầu kỳ đặc biệt.

Các món thịt: Thịt vịt luộc chấm mắm gừng/ Thịt gà bóp với rau răm, Thịt heo quay, Thịt gà roti, Thịt bò nướng, Thịt heo kho rim.

Các món tôm cá: Cá chiên khúc, Tôm rim hay tôm rang, Vả trộn với tôm,…

Món canh: Canh khổ qua nhồi thịt, Canh bún nổi giò heo, Canh củ hầm thịt bò,…

Món xào: Đậu cô ve xào, su xào,…

Ngoài những món này, gia chủ người miền Trung cũng thường xuyên lựa chọn: Chả ram, Nem chả, Món gỏi,…trên mâm cúng.

Mâm cơm cúng giỗ miền bắc gồm những gì?

Mâm giỗ cổ truyền của người miền Bắc thường bao gồm tất cả những món ăn sau đây và ngày nay, dường như không có sự thay đổi. Cụ thể:

Những điều kiêng kỵ cần biết khi chuẩn bị mâm cúng giỗ

Cũng giống như bao lễ cúng khác, cúng giỗ người đã mất cũng có những điều cấm kỵ mà bạn không nên phạm phải. Cụ thể:

Khi cúng giỗ, gia chủ không nên chuẩn bị mâm cơm cúng có những món mà ngày còn sống người đó không thích ăn.

Tuyệt đối không được phép nêm nếm hoặc ăn thử thức ăn để dùng làm cơm cúng các vị gia tiên.

Trên mâm cúng không nên đặt các món gỏi, món đồ sống có mùi tanh hôi khó chịu.

Những món từ cá mè, cá sông cũng không được đưa lên bàn cúng.

Mâm cơm cúng ngày giỗ cần phải được đặt riêng, món ăn được bày biện trên bát, đĩa mới.

Nên chuẩn bị bát đũa riêng để dọn lên bàn cúng. Không nên sử dụng chén đũa đã dùng ngày thường cho mâm cúng giỗ.

Không được sử dụng đồ đóng hộp, những món ăn được đặt ở nhà hàng vào mâm cúng.