Top 12 # Xem Nhiều Nhất Mâm Cúng Đặt Bếp Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Hướng Đặt Bếp Và Bàn Thờ

Xem hướng đặt bếp và ban thờ theo tuổi gia chủ

Theo truyền thông văn hóa Việt Nam thì bàn thờ có thể đặt trong khu vực bếp ở những vị trí như bên cạnh hoặc bên trên bếp, điều này thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản việc bếp núc cho gia đình với mong muốn giữ cho hỏa lò luôn ấm, gia đình hòa thuận và công việc làm ăn suôn sẻ. 

Đặt ban thờ ngay trong căn phòng bếp thì theo dân gian có thể đặt xoay cùng hướng với bếp nấu. Đối với gia đình không có bàn thờ Táo Quân thì phải thắp hương tại ban thờ gia tiên và thờ thần linh, không nên đặt ở trong phòng bếp, điều này là đúng theo thuật phong thủy.

Trong trường hợp bàn thờ Táo Quân đối diện với cửa nhà vệ sinh thì cách giải quyết tốt nhất là chuyển ban thờ sang chỗ khác bởi nhà vệ sinh được xem là nơi chứa luồng khí xấu nhất trong căn nhà. Dù hướng bếp được đặt ở đâu thì hướng của bàn thờ ông Táo nên đặt trùng hoặc song song với hướng bếp và lưu ý là không được cách quá xa bếp nấu và không ở phía trên bồn rửa bởi Thủy và Hỏa xung khắc với nhau. 

  

Hướng tốt theo phong thủy

– Sinh khí thuộc Tham Lang tinh, nếu đặt theo phương Sinh khí thì sẽ rất thuận lợi cho việc làm ăn, công việc suôn sẻ, nhanh thăng tiến về công danh, đại phát tài.

– Thiên y thuộc Cự Môn tinh, nếu đặt bếp theo hướng này thì gia đình không bị bệnh tật, tiền của tăng thêm, thịnh vượng, hạnh phúc.

– Diên niên thuộc Võ Khúc tinh nếu hướng nhà hoặc hướng bếp quay về phương này thì gia đình hạnh phúc lâu dài, sống hòa thuận và sung túc.  

– Phục vị thuộc Bồ Chúc tinh, nếu gia chủ đặt hướng bếp thuộc cung này thì con cái dễ nuôi, được quý nhân giúp đỡ,may mắn về đường thi cử và công danh.

Hướng xấu theo phong thủy

– Tuyệt mệnh: thuộc Phá Quân tinh. Nếu hướng nhà hay hướng bếp được đặt theo hướng này thì gia đình có thể bị tuyệt tự, con cái gặp tai họa và không sống lâu.

– Ngũ quỷ thuộc Liêm Trinh tinh, nếu đặt hướng nhà hoặc hướng bếp theo hướng này thì gia đình sẽ bị tổn hao nặng về tài sản, bệnh tật triền miên không khỏi.

– Lục sát thuộc Văn Khúc tinh. Nếu phương hướng nhà hoặc hướng bếp phạm phải hướng này thì sẽ mất của, gia đình dễ xảy ra cãi vã, mất công việc, mất nguồn thu nhập, dễ gặp tai nạn.  

– Họa hại thuộc Lộc Tồn tinh, nếu phạm phải hướng này thì gia đình sẽ gặp phải tai họa, bệnh tật triền miên, tinh thần suy sụp, công việc đi xuống, gia đình lục đục, không hòa thuận.

Theo phong thủy phương Đông thì hướng bếp bàn thờ nên đặt nhìn về một trong các hướng tốt trên và tọa tại một trong những hướng xấu, theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”.

Một số điều cần kiêng kỵ khi đặt bếp và ban thờ

Bên cạnh đó, khi đặt bếp và ban thờ cũng nên tránh những điều sau đây thì mới mang lại những điều tốt lành cho gia đình:

– Tránh đặt bàn thờ sát nhà tắm, nhà vệ sinh, bởi như vậy sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm trong gia đình.

– Không đặt bàn thờ nhìn thẳng ra cửa chính của nhà, không nên đặt ở lối đi lại vì sẽ làm mất đi sự thanh tịnh vốn có của nơi thờ cúng, gia đình sẽ mất đi những tài lộc và may mắn. 

– Tránh đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ như hướng Đông Bắc nhìn ra hướng Tây Nam hoặc ngược lại.

– Không nên đặt bàn thờ phía trên nóc tủ và không được lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.

– Bếp nấu kiêng đặt ngược hướng nhà, tránh có cửa đâm thẳng vào bếp sẽ làm gia chủ hao tổn tài sản.

– Kiêng đường từ cửa chính đâm thẳng vào bếp, không đặt bếp tại nơi quá lộ liễu.

– Bếp kiêng đặt đối diện, gần hoặc ngay phía dưới nhà vệ sinh, tránh cửa bếp đối diện với cửa phòng ngủ.

– Tránh đặt bếp tại những nơi tối tăm, ẩm thấp, lưng bếp không nên giáp các diện tường hướng Tây hoặc sau bếp có cửa sổ.

– Không nên đặt bếp trên giếng nước hay hầm rút, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.

– Kiêng xà ngang đè trên bếp và góc nhọn thẳng vào bếp.

– Không nên đặt bếp nấu ở giữa tủ lạnh, bồn rửa mà phải phân ra làm 2 phía khác nhau, hoặc nếu đặt gần nhau thì cách nhau ít nhất một khoảng là 60cm.

Hỏi đáp (0)

Bạn đang nghĩ gì ?

Xem Ngày Đặt Bếp, Sửa Bếp Hợp Theo Tuổi Của Gia Chủ

Xem ngày đặt bếp là việc rất quan trọng. Vì vốn dĩ nó không chỉ đơn thuần là chỗ để nấu ăn mà còn là phong thủy của cả ngôi nhà. Có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, sự gắn kết của những người thân trong gia đình. Cho nên các gia chủ cần phải chú ý đến khi lựa chọn ngày giờ đặt bếp, sửa bếp.

Coi ngày đặt bếp có ý nghĩa gì?

Mặt khác khi xem ngày tốt để chọn hướng bếp theo tuổi chủ nhà sẽ giúp cho mọi thịnh vượng. Tạo được sự hòa hợp giữa không gian ngôi nhà và căn bếp. Cũng như trong quá trình tu sửa làm bếp được diễn ra thuận lợi suôn sẻ hơn.

Các tiêu chí để xem ngày đặt bếp hợp tuổi gia chủ

Khi chọn hướng đặt bếp theo tuổi gia chủ cần coi ngày giờ tốt cùng với tuổi chủ nhà. Đồng thời năm tiến hành làm bếp không được phạm vào các năm kỵ với tuổi gia chủ. Như: Tránh các năm Hoàng Ốc, Kim Lâu và Tam Tai. Vì những năm tuổi này sẽ không thích hợp để làm việc lớn cũng như để chọn ngày đặt bếp. Và các ngày đó phải là ngày tốt, hoàng đạo có các sao tốt chiếu

Ngày đặt bếp không khắc tuổi gia chủ

Nếu xem ngày tốt dời bếp hay sửa mà ngày đó xung khắc với tuổi gia chủ. Thì không nên tiến hành vì sẽ gặp nhiều chuyện không may, ảnh hưởng đến sức khỏe, thịnh vượng của chủ nhà.

Cúng dời bếp

Mỗi căn bếp đều có thần bếp phù hộ cho chính chủ căn nhà đó. Chính vì thế việc làm lễ cúng sau khi làm bếp sẽ là một việc không thể thiếu. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm của chủ nhà đối với thần bếp khi làm lễ cúng.

Việc lựa chọn ngày để làm bếp, đặt bếp trước tiên cần phải xem ngày đó có hợp với tuổi của gia chủ. Tránh những ngày xấu bách kỵ. Như: Ngày Nguyệt kỵ, Sát chủ, Tam nương, Thọ tử… Sau đó chọn các ngày có Trực và nhiều Sao cát tinh phù hợp với từng công việc cụ thể.

Cúng Ông Táo Thế Nào Cho Đúng: Nên Đặt Mâm Cúng Ở Bếp Hay Bàn Thờ?

Thứ 5, 08/02/2018, 10:10 AM

(Tieudung.vn) – Ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo chầu trời, theo các chuyên gia văn hoá, đây là ngày mở đầu cho những nghi lễ của Tết Nguyên đán của người Việt, là ngày thực hiện việc cúng gia tiên. Việc làm mâm cúng ông Táo đã trở thành điều không thể thiếu ở các gia đình Việt, tuy nhiên, cúng ông Táo như thế nào đúng cách thì không phải ai cũng rõ.

Theo quan niệm tâm linh người Việt, Táo quân là những vị thần cai quan chuyện bếp núc, giữ lửa trong nhà, có 2 ông và 1 bà, tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong căn bếp của người Việt xưa. Lửa ở bếp được xem như yếu tố xét xem nhà có hạnh phúc, yên ổn hay không, nên Táo quân có một vị trí vô cùng quan trọng gia đình, giúp gia đình ấm êm, hạnh phúc.

Ngày 23 tháng Chạp cũng là ngày ông Táo cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc xảy ra trong năm, và cũng thay mặt gia chủ thể hiện mong muốn một năm mới nhiều may mắn, phát tài, phát lộc và có nhiều điều tốt lành. Bởi vậy, việc chuẩn bị một mâm cỗ cúng ông Táo về trời là điều mà nhiều gia đình Việt rất xem trọng.

Cúng ông Táo thế nào là đúng cách? Nên đặt mâm cúng ông Táo ở bàn thờ gia tiên hay ở bếp?

Theo TS Nguyễn Hoàng Điệp, chuyên gia nghiên cứu văn hoá phương Đông, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc. Ngày xưa, lễ cúng, mâm cúng ông Táo thường được đặt trong bếp, trên một bàn thờ riêng. Còn ngày nay, nhiều nhà không còn bàn thờ riêng cho ông Táo nữa.

Đối với những nhà không có bàn thờ riêng cho ông Táo, có thể chuẩn bị 2 mâm cúng ông Táo, một mâm cúng đặt ở gian bếp và một mâm cúng ở bàn thờ, có thắp hương để thực hiện nghi lễ cúng ông Táo, cúng gia tiên. Trong khi cúng ông Táo ở mâm cúng chính trên bàn thờ gia tiên, nên bật bếp để bếp cháy lửa rồi bày mâm cỗ ra.

Nên cúng tiễn ông Táo vào giờ nào?

Cũng theo TS Nguyễn Hoàng Điệp, vào năm nay, giờ đẹp nhất để làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời là giờ Ngọ, tức từ 11h – 13h. Đây còn gọi là giờ Long Mã, giờ Ngọ hoá rồng, giờ chư Phật thụ lộc.

Lễ vật cúng ông Táo cần có gì?

Trên thực tế, việc soạn mâm cúng ông Táo mỗi miền cũng có một số điểm riêng biệt, khác nhau, nhưng theo phong tục, văn hoá dân gian, lễ vật cúng ông Công, ông Táo cần phải có 2 mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.

Ở miền Bắc, kèm theo mâm cúng còn có nghi lễ thả cá chép với mong muốn “lý ngư hoá long”, cá chép hoá rồng để đưa ông Táo về trời. Ở một số tỉnh miền Trung, mâm cúng có thêm một con ngựa giấy. Còn ở miền Nam, “hành trang” của ông Táo đơn giản chỉ là mũ, áo và hia bằng giấy.

Ngoài lễ vật chuẩn bị cho ông Táo chầu trời, các gia đình Việt còn làm thêm một mâm lễ vật cúng mặn (hoặc cúng chay) để tiễn ông Táo. Cúng mặn thì có xôi, gà, các món nấu nấm, măng, cúng chay thì đơn giản là trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc… Mâm cúng chay thường được nhà Phật khuyên dùng với mong muốn hạn chế sát sinh, lễ vật thanh tịnh hơn.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa rồi tạ lễ, hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để “chở” các Táo lên chầu Trời.

Đặt Mâm Lễ Cúng Ông Công, Ông Táo Ở Đâu Trong Nhà: Bếp Hay Bàn Thờ?

TS Nguyễn Hoàng Điệp – chuyên gia văn hóa phương Đông cho biết, ngày 23 tháng Chạp hay ngày ông Công, ông Táo về chầu trời còn được xem như ngày cúng gia tiên, tất niên cuối năm.

Đây là lễ mở đầu cho hàng loạt các nghi lễ trong Tết Nguyên đán của người Việt, kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp cho đến rằm tháng Giêng.

Sau khi tiễn ông Táo về trời, mọi người thường bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa… chuẩn bị đón năm mới.

Theo phong tục cổ truyền, Táo quân là người cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Táo quân bao gồm 2 ông và 1 bà, tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong căn bếp ấm cúng của người Việt xưa.

Người xưa quan niệm, gia đình có yên ấm, hạnh phúc hay không cốt yếu là ở cái bếp bởi đó là nơi giữ lửa. Táo quân là người biết hết mọi chuyện lớn bé, xấu tốt trong nhà gia chủ.

Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại cưỡi cá chép lên Thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt, xấu trong năm của từng nhà. Đồng thời, thay gia chủ bày tỏ mong muốn một năm mới vạn sự an lành. Vì vậy, gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ để tiễn các Táo lên chầu Trời.

Nói về việc nên cúng Táo quân ở bếp hay bàn thờ gia tiên, TS Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Hiện, ở một số chùa lớn cũng thường có ban thờ riêng cúng Táo quân. Xưa, lễ cúng Táo quân thường đặt trong bếp, nơi đặt ban thờ riêng các Táo. Song ngày nay, việc thờ cúng đã đơn giản hóa, nhiều nhà không có ban thờ riêng ông Táo.

Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng, người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ.

TS Nguyễn Hoàng Điệp tư vấn, năm nay, giờ đẹp nhất để cúng tiễn Táo quân về trời là giờ Ngọ (từ 11 – 13h) tức giờ Long Mã, giờ Ngọ hóa Rồng và đó cũng là giờ chư Phật thụ lộc.

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo

Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.

Tuy nhiên, ở mỗi miền lễ vật cũng khác nhau. Ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước với ngụ ý rằng “cá hóa long” – cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời.

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.

Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Ngoài các lễ vật chính này, các gia đình thường làm thêm lễ mặn hoặc lễ cúng chay để tiễn Táo quân. Lễ mặn với xôi, gà, các món nấu nấm, măng… Lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…

Tuy nhiên, theo quan điểm nhà Phật, lễ vật cúng nên thanh tịnh, tránh sát sinh nhiều nên việc cúng lễ chay sẽ tốt hơn.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa rồi tạ lễ, hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để “chở” các Táo lên chầu Trời.

Video: Nhiều người Việt đang cúng ông Công, ông Táo sai cách?