Top 13 # Xem Nhiều Nhất Mâm Lễ Mùng 1 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Văn Khấn Mùng 1 Tết Nguyên Đán Và Mâm Cơm Cúng Mùng 1

Cúng mùng 1 Tết là gì?

Mâm cúng quan trọng không kém mâm cúng đêm Giao Thừa là cúng mùng 1 Tết. Vào sáng mùng 1 Tết, người Việt ta chuẩn bị nhiều thứ để cúng bái ông bà tổ tiên, Thần linh, Ơn trên để mong được ban cho an lành, phước lộc và may mắn trong năm mới sang. Ngoài ra, cúng mùng 1 Tết cũng là cách để những người con cháu nhớ ơn của các bậc sinh thành, cha ông đã sinh ra và nuôi dưỡng mình.

Mâm cơm cúng mùng 1 Tết gồm những gì?

Mâm cúng vào ngày đầu năm mới không yêu cầu quá cao về mặt kinh phí chủ yếu là thể hiện sự tôn kính của gia chủ dành cho tổ tiên và thần linh. Mâm cúng có thể là cúng chay hoặc cúng mặn tùy vào từng nhà.

Lễ vật cúng ngày đầu năm gồm có:

Nếu là lễ cúng mặn thì có thể thêm vào các món ăn mặn, nên gồm có những món như: Thịt gà luộc, các món chiên xào mặn trong bữa ăn và rượu.

Lưu ý trong mâm cúng ngày đầu năm

Điều mà nhiều gia đình mắc phải (do không biết) khi cúng ngày mùng 1 là sử dụng chén dĩa hay các vật dụng trong mâm cúng chung với đồ trong gia đình. Theo phong thủy đầu năm, tất cả những vật dụng như chén, dĩa, mâm… Đều phải là đồ mới hoàn toàn, sạch sẽ 1 cách tối đa và không được tạp uế.

Điều thứ 2 mà mọi người thường mắc phải khi cúng mùng 1 là việc sắp xếp đồ ăn trong mâm cúng lộn xộn. Theo đó, những thứ như trái cây hay đồ chay thì cần phải để tách riêng biệt với mâm đồ mặn. Có thể là mâm chay phía trên và mâm mặn để ở bàn dưới (hoặc ngược lại tùy theo cách sắp đặt của từng nhà nhưng cần phải tách biệt rõ ràng), sau đó mới thắp hương và đọc văn khấn. Văn khấn đọc ra sao mời các bạn tiếp tục xem bên dưới!

Văn khấn mùng 1 Tết ra sao?

Bài văn khấn số 1

Văn Khấn, Mâm Lễ Ngày Mùng 1 Âm Lịch Đầu Tháng

(Thethaovanhoa.vn) – Hôm nay, theo lịch Âm, là ngày 1 tháng 11, theo phong tục lâu đời, nhân dân ta đều cúng vào ngày rằm và mồng một hàng tháng.

Vào ngày mùng 1 và ngày rằm âm lịch hàng tháng, các gia đình người Việt thường làm lễ cúng gia tiên, gia thần để cầu xin cho mọi người trong gia đình được bình an, may mắn.

Ý nghĩa văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc.

Ngày Rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.

Người xưa cho rằng, ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.

Người Việt ta coi ngày Sóc, ngày Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.

Lễ vật cúng ngày mống 1 và ngày rằm hàng tháng đơn giản:

Hương hoa; Trầu rượu; Nước; Hoa quả.

Cách cúng ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Trước khi cúng gia tiên, phải cúng ông Công trước.

Xin giới thiệu bài tham khảo văn khấn mùng 1 và ngày rằm cúng Thổ Công và các vị Thần để mọi người có thể tham khảo: Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) – Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Thần Quân – Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần – Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần – Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này. Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ……… Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy) Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy) – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần. – Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ) Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:…… Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Lễ Cúng Gia Tiên Mùng 1 Hàng Tháng

Theo phong tục của người Việt từ xa xưa, cứ vào ngày mồng Một và Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên.

Mùng 1 háng tháng, các gia đình người Việt thường thắp hương gia tiên, thổ thần

Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng trên bàn thờ gia tiên cúng Gia tiên và Gia thần để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt… .

Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng.

Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ nặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn. Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Văn khấn thần Thổ Công và các vị thần (Vào ngày mùng Một và ngày Rằm)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:………………… Ngụ tại:………………………

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Mâm Cỗ Cúng Sáng Mùng 1 Gồm Những Gì?

Hà Anh

Sáng mùng 1 gia đình nào cũng phải làm một mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên. Vậy, mâm cỗ cúng sáng mùng 1 gồm những gì? Mâm cỗ cúng sáng mùng 1 gồm những gì?

Theo lịch âm 2019, sáng mùng 1 Tết kỷ Hợi sẽ có lễ cúng Nguyên Đán, đó là lễ cúng sáng sớm đầu tiên của năm mới. Chiều mùng 1 Tết sẽ cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều.

Mâm cỗ cúng ngày mùng 1 Tết gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).

Mâm cơm đầu tiên của năm mới không thể thiếu đĩa thịt gà trống thiến, canh măng hầm hoặc canh bóng, miến, xôi, nem rán, thịt đông.

Thông thường, gà sẽ được làm từ chiều 30 Tết vì người ta kiêng sát sinh vào ngày đầu năm. Sau khi mâm cỗ đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lấy vái để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.

Tại Hà Nội, mâm cỗ truyền thống thường có “bốn bát sáu đĩa”, với nhà khá giả thì nhiều hơn (tám bát tám đĩa).

+ Một bát bóng nấu với chân tẩy và nước dùng gà (chân tẩy gồm có su hào, cà rốt được thái mỏng theo hình hoa).

+ Một bát miến nấu lòng gà.

+ Một bát măng khô ninh thịt lợn.

+ Đĩa gà luộc (thông thường là gà trống thiến nhưng được chuẩn bị từ chiều 30 Tết vì mọi người kiêng sát sinh vào ngày đầu năm).

Cần lưu ý khi cúng gia tiên, tiền bạc, vàng mã phải để nguyên và đốt nhang đèn suốt ba ngày Tết cho đến lễ Hóa vàng.

Các bữa còn lại trong ba ngày Tết chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Trên bàn thờ ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục trong 3 ngày Tết cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy…

Trong mấy ngày Tết, người Việt thường định sẵn lịch trình đi những đâu trong năm mới. Sáng mồng 1 Tết, sau khi ăn uống cỗ bàn xong, các gia đình thường dành ngày mồng 1 đến những thăm hỏi, chúc Tết trong nội tộc.

Mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Vậy, chọn hoa quả bày mâm ngũ quả ngày Tết thế nào cho hợp lý?