Top 11 # Xem Nhiều Nhất Mâm Quả Đám Hỏi Bình Định Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Bình Định

Phong tục cưới hỏi của người Bình Định ngày nay đã có nhiều thay đổi so với thời xưa. Nó được rút gọn hơn về nghi lễ và hiện đại hơn về các nghi thức.

Phong tục cưới hỏi của người Bình Định trước kia và hiện nay

Trước đây, người dân trong tỉnh thường tổ chức cưới hỏi theo phong tục cưới hỏi của người Bình Định thời xưa truyền lại. Nó bao gồm đến 6 lễ trong một đám cưới. Đó chính là: Lễ Thăm Nhà, Lễ Nói, Lễ Hỏi, Lễ Đại Nạp, Lễ cưới, Lễ rước dâu, lễ hồi dâu. Từ năm 2018 cho đến nay, thức hiện nếp sống văn minh thì người Bình Định đã rút gọn các nghi thức để chỉ còn làm từ 2 đến 3 lễ trong một đám cưới. Nhiều nghi lễ đã được nhập và gộp lại thành 1 để giản đơn hóa.

Từ đó, phong tuc cưới hỏi của người Bình Định ngày nay đã có nhiều thay đổi so với xưa kia. Những sự thay đổi này phù hợp với sự tiến bộ trong đời sống và phong tục tập quán của họ. Các phong tục cưới hỏi của người Bình Định nghiêng về tính xã hội và đi vào dân gian nhiều hơn là thể hiện những phong tục cổ xưa. Trong phong tục đã có nhiều lệ ước thoải mái cho trai gái nhiều hơn và chuyện sui gia trao đổi bàn chuyện cưới hỏi cho con cái cũng không quá nặng, câu nệ, phép tắc như thời xưa.

Hiện nay, đám cưới của người Bình Định có tính cởi mở nhiều và ngày càng được đơn giản hóa. Nhất là sau khi thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới xin.

Vào nữa đầu thế kỷ XX, những đám cưới ở Bình Định bắt đầu được tổ chức theo kiểu tân thời. Nó chịu ảnh hưởng bởi nền văn hoa từ phương Tây du nhập vào Việt Nam. Ở khu vực thành thị, có sự kết hợp giữa phong tục truyền thống và những nét tân thời trong đám cưới. Lời chúc đám cưới mong muốn đôi tân lang, tân nương sẽ có cuộc sống hạnh phúc cho đến khi “Răng long đầu bạc”.

Đám cưới của người Bình Định trước đây đều phải trải qua các bước bắn tin, lễ dạm ngõ hoặc lễ vấn danh sau đó mới tới lễ hỏi hay lễ cưới. Ngày nay, các lễ này đều hầu như không còn được tổ chức, mà được trao cho đôi trai gái tự quyết định. Cha mẹ của hai bên chấp thuận thì họ sẽ trao đổi với nhau để thống nhất ngày tổ chức đám cưới.

Lễ đại nạp và lễ hỏi trong phong tục cưới hỏi của người Bình Định

Lễ hỏi của người Bình Định cho đến ngày hôm nay vẫn còn được giữ gìn và phát huy. Để tiến hành lễ hỏi, ngoài quá trình chuẩn bị họ còn phải thống nhất được ngày giờ tổ chức lễ cưới nữa.

Trong giai đoạn này, còn có một nghi thức nữa trong đám cưới của người Bình Định chính là lễ đại nạp. Lễ đại nạp còn gọi là lễ nạp tài. Ngoài ra tùy theo địa phương, nó còn được gọi với những tên gọi khác là Lễ Đen hoặc là Lễ Nát tùy theo từng vùng miền. Trong lễ này, nhà trai sẽ trao cho nhà gái một khoản tiền nhỏ gọi là tiền nạp tài, cùng với những lễ vật cưới. Lễ Nạp Tài thường được diễn ra trong ngày đám hỏi hoặc ngày rước dâu.

Ý nghĩa của những khoản tiền và món quà này là để bày tỏ lòng biết ơn của bên nhà trai đối với bên nhà gái vì đã có công sinh thành và dưỡng dục cô dâu.

Ngày nay, nghi thức này đã được đơn giản hơn. Người ta thường gộp lễ đại nạp và lễ hỏi để tổ chức một lần.

Sính lễ cưới của người Bình Định

Cũng giống sính lễ cưới của các vùng miền khác của Việt Nam, sính lễ cưới quan trọng nhất và không thể thiếu trong bất kỳ đám cưới nào của người Bình Định chính là trầu cau. Sỡ dĩ trầu cau trở thành sính lễ cưới quan trọng của người Bình Định là do nó chính là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, tình cảm gia đình.

Trong những câu chuyện kể từ thời xưa lưu truyền đến nay vẫn còn những câu thơ nói về tình nghĩa vợ chồng và ý nghĩa trầu cau:

Miếng trầu anh kết làm đôiLá trầu là vợ, cau tươi là chồngTrầu xanh, cau trắng, chay hồngVôi pha với nước, thuốc hồng với duyên.

Bài thơ này ví người chồng như quả cau, được sinh ra từ cây cau có thân tròn thẳng đứng. Nó đại diện cho người quân tử. Trái ngược lại là chiếc lá cau hơi bầu bầu là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam cần cù, chịu khó. Khi người xưa nhai trầu với cau thì họ thường giã nó chung với vôi tạo nên màu đỏ thắm tượng trưng cho tấm lòng son sắc, thủy chung của đôi vợ chồng

một số các sính lễ khác nữa. Đối với người Bình Định, tùy thuộc vào gia đình có khá giả không mà sính lễ cưới nhiều hay ít chứ không bắt buộc phải có đầy đủ như một số địa phương khác.

Các sính lễ cưới phổ biến trong phong tục cưới hỏi của người Bình Định thường gồm các tráp trà rượu, tráp trái cây, tráp bánh. Ngoài ra còn có tiền nạp tài và nữ trang cho cô dâu nữa.

Đám cưới của người Bình Định có sự khác biệt về phong tục ở vùng nông thôn và khu vực thành thị. Thông thường ở những vùng nông thôn khi họ hàng nhà trai đến nhà gái thì làm lễ gia tiên, tuyên bố lý do, xin rước dâu … Nhà gái đến nhà trai thì có thêm mục gửi gắm con gái. Đám cưới của người Bình Định ở khu vực nông thôn được tổ chức ôn hòa xen lẫn giữa phong tục truyền thống lẫn hiện đại

Đám cưới của người Bình Định ở khu vực thành thị ngày nay, ngoài nghi lễ làm ở hai bên nhà trai và nhà gái thì thường còn mời khách dự tiệc cưới ở các nhà hàng tiệc cưới nữa. Những đám cưới dạng này thường được tổ chức rất xa hoa và tốn kém.

Trang phục cưới của người Bình Định

Chịu ảnh hưởng của văn hóa phương tây du nhập vào Việt Nam, hiện nay, đa phần các bạn trẻ của tỉnh Bình Định đều chọn âu phục cho đám cưới của mình. Cô dâu chọn những kiểu váy cưới phương tây xòa phồng kiểu công chúa hoặc váy cưới đuôi dài. Bên cạnh đó chú rể diện lên mình bộ áo vest với cà vạt hợp gu.

đều chọn áo vest như chú rể. Các bà mẹ trái ngược lại thích chọn chiếc áo dài.

Cách xem ngày và kén giờ cưới của người Bình Định

Ngày nào có nhiều sao cát tinh như thiên đức, nguyệt đức, thiên an, thiên hỷ … hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn … thì đối với người Bình Định, những ngày đó chính là những ngày tốt.

Ngày nào có những sao hung tinh như sao trùng tang, trùng phục, thiên hình, nguyệt phá thì đối với người Bình Định, những ngày đó chính là những ngày xấu.

Người Bình Định kiêng kỵ nhất là ngày sát chủ, ngày thụ tử, không chỉ trong đám cưới mà làm bất cứ việc gì người Bình Định cũng tránh những ngày này. Mỗi một tháng có ba ngày được người Bình Định gọi đó là 3 ngày nguyệt kỵ. Đó chính là ngày năm, ngày mười bốn và ngày hai mươi ba. Trong ba ngày này, làm việc gì cũng nên kiêng và nhất là nên kiêng nhập phòng.

Trong một năm lại có 13 ngày, người Bình Định gọi 13 ngày này là ngày Dương Công Kỵ Nhật. Làm bất kỳ chuyện gì cũng phải tránh những ngày này. Những ngày này chính là:

       –  Ngày 13 tháng Giêng.       –  Ngày 11 tháng hai.       –  Ngày 9 tháng ba       –  Ngày 7 tháng tư       –  Ngày 5 tháng năm       –  Ngày 3 tháng sáu       –  Ngày 8 và 29 tháng bảy       –  Ngày 27 tháng tám       –  Ngày 25 tháng chín       –  Ngày 23 tháng mười       –  Ngày 21 tháng mười một       –  Ngày 19 tháng chạp

Còn như kén giờ thì lúc mới xuất hành, lúc mới ra ngõ đi cưới … thường đều kén lấy giờ hoàng đạo. Phép tính giờ hoàng đạo của người Bình Định  dựa vào 4 câu thơ sau:

Dần, Thân gia Tý, Mão Dậu DầnThìn, Tuấn tầm Thìn: Tý Ngọ Thân;Tỵ Hợi thiên cương tầm Ngọ VịSửu Mùi tòng Tuất định kỳ chân.

Lại cần phải nhớ hai câu:

Đạo Viễn Kỷ thời thông đạtLộ dao hà nhật hoàn trình

Lúc tính giờ trước hết phải biết đó là ngày gì. Sau đó dùng 2 câu thơ dưới để tính ra giờ ở 4 câu thơ trên.Nếu tính giờ mà gặp phải cung nào có chữ “đạo, viễn, thông , đạt ,dao hoàn” thì giờ ấy là giờ hoàng đạo.

Nếu thấy bài viết hay , chia sẻ ngay với bạn bè

Pinterest

Linkedin

Tumblr

Mâm Quả Đám Hỏi Miền Bắc 2022

Trong các thủ tục cưới hỏi theo nghi thức truyền thống của Việt Nam, ăn hỏi là nghi lễ quan trọng nhất. Theo mỗi vùng miền mà nghi lễ này cũng có những điểm khác nhau. Vậy mâm quả đám hỏi miền Bắc có gì đặc biệt?

Nghi thức ăn hỏi là lời thông báo chính thức của hai con giữa hai gia đình nhà trai và nhà gái. Chính vì vậy, chuẩn bị sính lễ để nhà trai đưa tới nhà gái trong lễ ăn hỏi cần phải được lưu tâm đặc biệt. Tùy vào văn hóa của từng vùng miền mà có sự chuẩn bị đặc trưng riêng. Nhưng nhìn chung đều có những điểm tương đồng và phải đảm bảo được chuẩn bị cẩn thận.

Trong văn hóa của người miền Bắc luôn coi trọng các tiêu chuẩn trong nghi thức lễ nghi. Đặc biệt là trong những nghi lễ quan trọng , chẳng hạn như lễ ăn hỏi. Quá trình chuẩn bị và tiến hành phải được thực hiện theo thứ tự có trước có sau. Các khâu chuẩn bị phải được thực hiện tỉ mỉ, tránh gây ra sai sót trong ngày trọng đại. Vì vậy mà mâm quả ăn hỏi mang ý nghĩa quan trọng.

Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi là điểm đầu tiên cần lưu ý.

Để biết được số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi, nhà trai và nhà gái sẽ bàn bạc kỹ lưỡng trước ngày tiến hành lễ. Ngày đó được gọi là ngày dạm ngõ theo cách gọi xưa của ông bà ta. Nhà gái sẽ đưa ra lời ” thách cưới”, bao nhiêu mâm quả, những loại lễ vật gì và lễ dẫn cưới ( tiền mặt ) là bao nhiêu.

Theo nghi lễ truyền thống, lễ vật sẽ được đặt trong các mâm sơn son thép vàng mà người Bắc gọi là tráp ăn hỏi. Dù số lượng tráp là bao nhiêu thì mâm trầu cau là mâm không thể thiếu trong lễ ăn hỏi. Sau đó mới tùy vào số lượng tráp cưới mà người ta chọn lựa các lễ vật khác cho lễ ăn hỏi.

Lễ ăn hỏi 3 tráp : mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt sen.

Lễ ăn hỏi 5 tráp : mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh cốm.

Lễ ăn hỏi 7 tráp : mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh.

Lễ ăn hỏi 9 tráp : mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, mâm lợn sữa quay.

Lễ ăn hỏi 11 tráp thường có ít nhà chọn lựa. Ngoài những mâm quả như lễ 9 tráp, người ta có thể thêm vào đó những vật lễ khác, chẳng hạn như: tháp bia lon, mâm bánh nướng bánh dẻo, mâm xôi gấc trang trí đậu xanh… Tất cả các lễ vật được sắp xếp rất đẹp, theo hình tháp, bày trong mâm quả sơn son thép vàng, phủ khăn rồng phụng màu đỏ.

Riêng đối với lễ dẫn cưới (tiền mặt) sẽ được đặt trên một khay riêng và mẹ chủ rể sẽ cầm khay lễ trao cho mẹ cô dâu trước khi trao các lễ vật khác cho nhà gái, xin hỏi cưới con gái về làm dâu con trong nhà. Lễ dẫn cưới thể hiện lòng kính trọng của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô dâu vì người xưa quan niệm rằng nhà trai sau lễ cưới được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại. Mặt khác lễ vật cũng biểu thị sự quý mến, yêu thương của nhà trai dành cho cô con dâu tương lai.

Mâm quả đám hỏi theo phong tục miền Bắc:

Tráp trầu cau

Trong lễ vật đám hỏi miền Bắc, tráp trầu cau là mâm quả vô cùng quan trọng trong buổi lễ. Ông bà ta có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Đây được coi là lễ vật dẫn dắt đầu tiên rồi mới đến những mâm lễ khác.

Mâm chè

Mâm hạt sen

Mứt hạt sen mang hương vị ngọt ngào vi như viên ngọc sáng tượng trưng cho sự dịu dàng, đài cát của cô dâu. Đây cũng được xem như sự bày tỏ lòng came mến, yêu quý của gia đình nhà trai dành cho con dâu. Vì vậy, vị ngọt của mứt sen được tượng trưng cho sự ngọt ngào của tình yêu đôi lứa của tình yêu vợ chồng son, hi vọng rằng tình yêu này sẽ lâu bền. Ngoài ra, còn tượng trưng cho sự giàu sang, hạnh phúc nhằm chúc phúc cho hạnh phúc vợ chồng sau này được no ấm, đủ đầy về vật chất.

Mâm rượu thuốc

Mâm bánh cốm

Nếu bánh phu thê được người miền trung chọn cho mâm quả đám hỏi thì bánh cốm lại được xem như lễ vật không thể thiếu của người miền Bắc. Bởi do điều kiện thời tiết mà cốm là thức quà riêng chỉ có ở miền Bắc. Chính vì thế mà nó đặc trưng cho mâm quả đám hỏi miền Bắc. Mang ý nghĩa tình yêu vợ chồng đượm tình nồng thắm và gắn bó hạnh phúc với nhau trọn đời.

Những mẫu mâm quả đám hỏi miền Bắc:

Mâm ngũ quả đặc trưng bởi các loại trái cây của miền Bắc

Bánh cốm được gói bằng giấy kính đỏ để gọn trong tráp lễ

Theo: Marry

Mâm Quả Đám Hỏi Miền Trung 2022

Mỗi miền mỗi phong tục tập quán riêng. Điều đó cũng ảnh hưởng đến các thủ tục trong nghi lễ đám hỏi. Vậy đối với mảnh đất văn hóa cung đình lâu đời thì mâm quả đám hỏi miền Trung có điểm gì đặc biệt?

Nghi thức cưới hỏi truyền thống của miền Trung là sự hài hòa giữa sự chặt chẽ của miền Bắc và sự phóng khoáng đơn giản của miền Nam. Cùng với đó là những nét riêng đặc trưng của miền Trung tạo nên nét văn hóa giao thoa không lẫn với vùng miền khác. Miền Trung là vùng đất thiêng liêng của đất nước Việt Nam, vì vậy chỉ cần làm đầy đủ theo phong tục sẽ luôn được hưởng hạnh phúc hôn nhân bình yên.

Ý nghĩa của mâm quả ăn hỏi ở miền Trung:

Dù cho là ở vùng miền nào, lễ vật hay mâm quả cưới nhiều hay ít, sang trọng hay đơn giản đều được coi trọng vì đó là những sính lễ thể hiện lễ nghĩa, lòng thành của nhà trai đối với nhà gái.

Khác với miền Bắc, mâm quả đám hỏi miền Nam không cần quá cầu kỳ về số lượng. Chủ yếu là phải có đầy đủ những lễ vật quan trọng nhất, còn lại thì tùy vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình để chuẩn bị.

Chuẩn bị mâm quả miền Trung:

Lễ ăn hỏi 5 tráp miền Trung được lựa chọn khá phổ biến. Chỉ cần 5 tráp sính lễ chính cũng vừa đủ cho nhà trai để mang sang nhà gái hỏi cưới. Vừa hàm chứa đủ ý nghĩa, không cần quá cầu kỳ.

Lễ ăn hỏi 5 tráp miền Trung:

6 mâm quả đám hỏi miền Trung:

Ở một số nơi như Đà Nẵng thường quan niệm tổng số người rước dâu bưng mâm quả phải ứng số sinh hoặc lão. Theo đó các số 1, 2, 3, 4, 5, 6… sẽ tương ứng với sinh, lão, bệnh, tử, sinh, lão…Và số tráp ứng với sinh hoặc lão sẽ là số lượng tráp đẹp nhất.

Trong đó có 4 lễ vật trầu cau, bánh phu thê, chè rượu và nến tơ hồng là bắt buộc phải có. Số lượng cau trong tráp là 105 quả cau với ý nghĩa tượng trưng cho lời chúc tram năm hạnh phúc. Bánh phu thê tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng hòa thuận êm ấm. Chè rượu tỏ lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên. Và cặp nến tơ hồng sẽ do một người cao tuổi có gia đình hạnh phúc thổi tắt sau khi lễ xong để lấy may cho đôi trẻ cũng có cuộc sống hôn nhân như vậy.

Mâm quả đám hỏi theo phong tục miền Trung:

Tráp trầu cau:

Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong mâm quả đám hỏi ở mọi vùng miền. Trầu cau biểu trưng cho tình nghĩa và sự gắn bó của đôi uyên ương. Vì vậy từng miếng trầu, quả cau phải được têm một cách gọn gàng.

Khác với mâm quả đám hỏi miền Bắc, đám hỏi miền Trung không yêu cầu về số lượng quả cau trong một mâm trầu cau. Nhà trai có thể tùy ý tạo một mâm quả miễn sao nhìn đẹp mắt và tươm tất là được. Đặc biệt ở Huế, mâm trầu cau còn đi kèm với muối và gừng. Đây là biểu tượng cho sự chung thủy, mặn mà của cặp vợ chồng sắp cưới.

Mâm bánh phu thê:

Không giống hai miền còn lại, người miền Trung lại chọn bánh phu thê để làm lễ vật ăn hỏi. Đối với người miền Trung, bánh phu thê được coi là lời hứa thủy chung son sắt của người chồng với vợ sắp cưới. Đây là lời hứa hẹn và là lời chúc phúc chân tình nhất của phía nhà trai dành cho nhà gái.

Mâm rượu thuốc.

Chè, thuốc lá và rượu là những sính lễ cơ bản mà gia đình nhà trai gửi đến nhà gái làm lễ bái tổ tiên xin dâu. Với người miền trung, những lễ vật này thường được dùng để cô dâu chú rể mời các quan khách trong lễ cưới. Nhà gái cũng tạo điều kiện để nhà trai thoải mái sắp xếp mâm lễ cũng như sính lễ khi không yêu cầu bất cứ điều gì về số lượng.

Cặp nến tơ hồng:

Đây là một trong những lễ vật rất quan trọng mà nhà trai không thể thiếu trong các lễ vật ăn hỏi miền Trung. Cặp nến tơ hồng se duyên được thắp lên khi thực hiện nghi thức ăn hỏi. Ngọn lửa tượng trưng cho tình yêu nồng cháy giữa cặp vợ chồng. Sẽ là sự thiếu hụt đáng tiếc nếu nhà trai quên mất việc chuẩn bị lễ vật này trong đám hỏi.

Một số lễ vật thách cưới khác…

Thông thường là heo quay, gà quay, tiền sính lễ, nem chả,… phụ thuộc vào điều kiện kinh tế. Để tránh sự bối rối trong lễ ăn hỏi, cả hai bên gia đình nội ngoại đều có một buổi họp mặt để bàn về một số lễ vật thách cưới trước khi đám hỏi diễn ra.

Ngày nay, việc thách cưới cũng trở nên đơn giản hơn, không còn là gánh nặng kinh tế của nhà trai khi thực hiện theo lời thách cưới của nhà gái. Dù vậy, mâm quả của nhà trai cũng phải cầu kỳ và đầy đủ để bày tỏ thành ý với gia đình nhà gái.

211 Điện Biên Phủ, Thừa Thiên – Huế

Mâm Quả Đám Hỏi 2 Miền Bắc Nam

Trong phong tục cưới hỏi của Việt Nam thì lễ phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nhà trai sẽ là bên chuẩn bị lễ phẩm vào ngày ăn hỏi có tên gọi là “mâm quả”. Và bên nhà gái sẽ yêu cầu số lượng lễ phẩm cần nhà trai chuẩn bị để tiến hành lễ dạm hỏi. Bạn chưa có kinh nghiệm sắm lễ đám hỏi, bạn muốn biết mâm quả đám hỏi cần có những gì và số lượng bao nhiêu? Đừng lo lắng, Thần Tình Yêu- đơn vị có kinh nghiệm làm lễ phẩm đám hỏi sẽ giúp bạn sắm mâm quả chất lượng và chuẩn truyền thống.

Có gì khác nhau giữa cách sắm mâm quả miền Bắc và miền Nam?

Mâm quả đám hỏi miền Bắc

Nét đặc trưng trong cách sắm mâm quả của miền Bắc đó là: ” ngoài lẻ, trong chẵn “. ”

“Ngoài lẻ” tức là số tráp ăn hỏi, người miền Bắc sẽ chuẩn bị số tráp là: 3, 5, 7, 9, 11 và tối đa là 13. Nhưng con số tráp ăn hỏi phổ biến nhất vẫn là số 7 bởi lẽ số 7 là số rất đẹp về mặt phong thủy và tâm linh.

” Trong chẵn” là số lượng lễ phẩm có trong một tráp lễ phải chẵn. Ví dụ như tráp hoa quả sẽ có số lượng quả chẵn.

Ngoài ra cách sắm mâm quả của người Bắc còn đặc trưng ở các loại hoa quả được chọn. Thông thường các loại quả như: chuối, nho, cam, bưởi, quýt sẽ được họ lựa chọn để làm mâm hoa quả bởi nó mang vị ngọt ngào và dễ ăn. Các loại quả trong mâm quả của miền Bắc không quá quan trọng về phần tên gọi như mâm hoa quả miền Nam.

Mâm quả đám hỏi miền Nam

Miền Nam có phần hơi trái ngược về số lượng tráp lễ cần sắm vì miền Nam họ sắm số tráp ăn hỏi là số chẵn. Thông thường số tráp thường rơi vào con số 6 hoặc là 8. Phổ biến nhất là lễ ăn hỏi miền Nam 8 tráp. Con số 8 tượng trưng cho sự phát đạt.

Cách sắm tráp hoa quả của người miền Nam có phần cầu kỳ và kỹ lưỡng hơn. Ngoài yêu cầu là các loại hoa quả cần sắm có vị ngọt và dễ ăn thì tên gọi của chúng phải thể hiện sự đầm ấm hạnh phúc cho gia đình.

4 loại hoa quả trong tráp hoa quả miền Nam cần phải tránh đó là:

Chuối: phát âm là “chúi” là sự vấp ngã.

Cam: là sự cam chịu không hạnh phúc.

Sầu riêng: là sự buồn bã bi thương.

Lựu: tượng trưng cho lựu đạn là sự đổ bễ.

7 tráp ăn hỏi miền Bắc gồm những gì?

8 mâm quả đám hỏi miền Nam

Nếu bạn cần sắm mâm quả đám cưới giá rẻ chất lượng cao thì hãy tới Thần Tình Yêu. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt hàng qua hotline: 0909.933.915.