Lễ nhập trạch là gì?
Theo từ điển Hán Việt, “nhập” có nghĩa là đi vào còn “trạch” là nhà.
Từ cách giải nghĩa đơn giản như vậy có thể dễ dàng diểu nhập trạch là dọn vào ở nhà mới.
Lễ nhập trạch có tầm quan trọng ngang với thủ tục “đăng ký hộ khẩu” với các vị thần linh, thổ địa cai quản ngôi nhà bạn đang sinh sống.
Đây là một nghi lễ lâu đời, cổ truyền rất quan trọng đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Ý nghĩa Lễ nhập trạch
Người xưa từng có quan niệm rằng: “Đất có thổ công, sông có hà bá”, chính từ đó mà mỗi vùng mà cha ông ta sinh sống đều có thần linh trấn và cai quản.
Chính vì vậy mỗi khi chuyển đi hay chuyển đến một nơi ở mới đều phải làm thủ tục trình báo, xin phép với các bậc thần linh. Có như vậy thì việc chuyển nhà của gia chủ mới được chấp nhận và có thể tiến hành chuyển nhà từ đó mới thuận lợi, cuộc sống mới sau này cũng gặp nhiều điều lành.
Hơn nữa do một phần gia tiên và thần tài thổ công đang được thờ cúng tại nhà cũ nên khi tiến hành chuyển nhà, lễ nhập trạch để xin phép chuyển họ tới một nơi mới là việc cần thiết phải làm, điều này sẽ khiến gia đạo sẽ được tiếp tục phù hộ.
Trong thời gian những ngày chuyển nhà, gia chủ cần nắm rõ cách cúng cần những gì để tránh xảy ra sai sót và chuẩn bị thêm đồ gì cho đầy đủ.
Ngày làm lễ nhập trạch
Đó chính là những ngày hoàng đạo đẹp, giờ tốt và hơn hết là ngày hợp với tuổi của gia chủ cũng như thành viên trong nhà để tiến hành sẽ càng phù hợp.
Những lưu ý khi làm lễ nhập trạch
Đồ đạc trong buổi lễ phải cho chính tay người trong gia đình chuẩn bị. Đối với ngày nay, việc dọn đồ chuyển nhà còn có thêm sự lựa chọn đó là thuê một bên thứ ba để tiến hành.
Nhưng tuy nhiên gia chủ cũng như các thanh viên trong gia đình cũng phải góp mặt và vai trò của mình vào những công đoạn như chuyển đồ dù đó chỉ là ít hay nhiều.
Với bài vị cúng Gia tiên và Thần tài cũng do chính tay gia chủ tự tay mình đem đến.
Thời điểm chuyển nhà mới tốt nhất hầu hết đều vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn. Nhưng tuyệt đối không được chuyển nhà vào thời gian đã vào buổi tối.
Vật đầu tiên phải mang vào khi chuyển đến nhà mới chính là tấm đệm hay chiếu mà gia chủ đang sử dụng, tiếp đến là bếp lửa ( bếp gas, bếp dầu); không nên thay vào đó bằng bếp điện vì chính bếp điện thường không có tính linh( chính là do có nhiệt nhưng lại không có lửa) cùng với gạo, rượu, nước, … cùng các lễ vật để dâng lên cúng để báo cáo về việc làm lễ nhập trạch.
Đặc biệt lễ cúng nên được bày trên mâm hoặc bàn theo hướng tốt cho gia chủ. Và chính tay gia chủ thắp nhang vào bát hương tạm thời và khấn lễ xin phép thần linh được nhập nhà mới. Sau đó gia chủ tiến hành châm bếp lửa và đun nước.
Một mặt đun nước chính là hình thức để khai bếp và pha trà để dâng lên ban thờ thần linh, gia tiên.
Và nếu trong ngày hôm đó có khách, có thể mời khách bằng nước đó!
Sau khi gia chủ khấn thần linh, gia chủ trước khi dọn dẹp phải làm lễ cáo yết gia tiên trước.
Sau khi dọn xong để mong cầu được bình an, toàn thể gia đình phải bái tạ thần phật, thần linh và gia tiên.
Sắm lễ nhập trạch bao gồm
Lễ vàng mã:
Bộ áo mũ thần linh đỏ với ngựa cờ kiếm đỏ
2000 vàng hoa đỏ đại
Bộ gồm 5 mũ áo ngựa 5 màu (5 phương)
3 tập tiền quan
7 đinh tiền vàng lễ
1 bộ ông bà tiền chủ
Lưu ý: khi gia chủ bắt đầu xếp ngựa, xếp 6 cụ từ trái qua phải theo các thứ tự sau: trắng, tím, đỏ, đỏ to, vàng, xanh với mũ ngựa xếp bên dưới.
Lễ mặn:
1 mâm lễ cúng thần linh và gia tiên
Hoa nhiều màu và 2 cây nến to, trà, ngũ quả, trầu cau
Rượu cúng, gà( tuy nhiên có thể sử dụng giờ hay thịt chân giò để thay thế)
Gạo, muối
Bánh kẹo
Một mâm có 3 món mặn cơ bản để cúng gia tiên
Chuẩn bị thủ tục:
Trước tiên là dọn dẹp lại khu vực ban thờ, đồ thờ cúng phải được bao sái bằng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương.
Khi bày lễ bên ban thờ, nếu đặt quá chật có thể chuyển sang một ban thờ nhỏ ngay phía dưới và một bàn để bên đối diện đặt vàng mã.
Đặt bát rượu ngũ vị hương cùng Gạo thần tài với bông hoa dùng để nhúng vào bát ngũ vị hương khi bao sái.
Tiến hành thực hiện:
Chuẩn bị lễ như đã kể trên
Sắp lễ như được nêu phía trên
Dùng văn khấn lễ ” Văn lễ thần linh khi nhập trạch” sau gia chủ khấn tiếp “Văn lễ gia tiên khi nhập trạch”
Bếp lửa trong nhà đun lấy ấm nước đầu tiên, pha trà và dâng lên mời thần linh và gia tiên trong nhà
Dùng bát rượu ngũ vị hương cùng Gạo vàng thần tài cùng 1 bông hoa tươi nhúng vào bát nước sau đó vảy vào các góc nhà, tiếp đến không quên rắc gạo vàng thần tài tại nơi đó.
Treo các vật phẩm phong thủy vào các phương vị đã định trong nhà
Bắt đầu lễ tạ
Cuối cùng là hóa vàng
Đặc biệt chú ý rằng:
Khi sử dụng bếp lửa lần đầu ở nhà mới phải được đun trong 2 tiếng để ấm nhà, sau đó mới nên tắt lửa.
Như đã đề cập ở trên, hình thức đun nước được coi là khai bếp tại ngôi nhà mới
Nhập trạch chính là dọn về để ở, chính vì lẽ đó mà tất cả đồ đạc gồm tủ, kệ, … đều được chuyển đầy đủ về và sinh hoạt tại đó.
Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật
Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần
Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực
Hôm nay là ngày ………. tháng ………. năm ……. Tín chủ con là: …………………………………….cùng các thành viên trong gia đình Ngụ tại: ………………………………………….. …… Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình: Các ngài Thần Linh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ, cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được đến nhập vào nhà mới tại ……………………….và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần (nếu dọn đến nhà mới thì thêm: cho phép tín chủ con rước vong linh Gia Tiên chúng con về nơi ở mới này để gia đình thờ phụng). Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào như ý, vạn điều tốt lành. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót phù trì bảo hộ. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn cáo lễ gia tiên khi nhập trạch
Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật
Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, cùng các chư vị tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..
Chúng con là: ……………. (đọc tên lần lượt tất cả mọi người từ trên xuống dưới)
Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch Chúng con thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới (nhập trạch về nơi ở mới). Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Tại địa chỉ:……………………………………. Cúi xin các cụ, ông bà Tổ tiên cùng chư vị hương linh nội ngoại họ …………… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an, mạnh khoẻ xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn lễ tạ sau khi nhập trạch
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật
Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngủ thổ, Phúc đức tôn thần
Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..
Tín chủ chúng con là:…………………………………….. Ngụ tại:………………………………………..
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. âm lịch
5 Việc Quan Trọng Nhất Định Phải Làm Khi Chuyển Đến Nhà Mới
Lời kết
Trên thực tế lễ nhập trạch khi gia chủ chuyển đến một nơi ở mới khá đơn giản, tự bản thân gia chủ cũng có thể tìm hiểu và cúng tại nhà.
Nếu có điều kiện và thực sự cần thiết khi chưa đủ tự tin và chắc chắn để tự làm những thủ tục đó hoàn toàn có thể mời thầy cúng về để trợ giúp nhập trạch được suôn sẻ.