Top 12 # Xem Nhiều Nhất Nghi Thức Xả Tang Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Herodota.com

Xả Tang Là Gì? Nghi Lễ Cúng Xả Tang Như Thế Nào?

Để tang được xem là một cách để làm trọn hiếu nghĩa, ân tình với người đã khuất được mọi người hết sức coi trọng. Chính vì thế mà việc xả tang hay mãn tang cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Để biết thông tin chi tiết và tránh những hậu họa do thiếu thông tin mời bạn theo dõi bài viết sau.

1. Tìm hiểu nghi thức xả tang

người đã khuất, những phong tục này còn mang ý nghĩa đến nét văn hóa lâu đời của người Việt.Xả tang là gì?Nghi thức xả tang hay nghi lễ cúng mãn tang là thông báo, làm lễ hết thời gian để tang

Đây là phong tục tập quán truyền thống lâu đời của dân tộc ta, là một trong những cách để trọn đạo, hiếu, nghĩa với người đã khuất, thể hiện sự đau buồn vấn vương trước sự ra đi của một người.

Tùy vào thời gian để tang và nghi lễ xả tang cũng là một cách để thông báo cho mọi người biết mình đang để tang cho ai và xả tang cho ai. Vì người ta sẽ rất ngại hỏi thăm đến vấn đề mất mát đau thương này.

Hơn nữa cách để tang, xả tang giống như một nghi thức tưởng niệm, thương nhớ người đã khuất, mong mỏi họ yên nghỉ, phù trợ cho con cháu, hậu duệ sau này.

2. Thời gian để tang bao lâu

Thời hạn để tang bao lâu cho đến lúc xả tang đều phụ thuộc vào quan hệ thân thích, xa gần đối với người đã khuất, thông thường sẽ có 2 hình thức là đại tang và tiểu tang. Vậy đại tang là gì và tiểu tang là gì?

Đại tang là gì?

Thông thường thời hạn mãn tang của đại tang sẽ là 3 năm và theo quan hệ gần với người đã khuất như để tang tứ thân phụ mẫu. Có nghĩa là con để tang cha mẹ ruột hoặc cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng. Nếu cha đã mất thì cháu đích tôn để tang ông bà, hoặc nếu cha và ông đã mất thì chắt đích tôn để tang cụ ông, cụ bà.

Vợ để tang chồng cũng được xếp vào đại tang và sẽ để tang 3 năm.

Tiểu tang là gì?

Mọi người thường thắc mắc tiểu tang sẽ để tang bao lâu, điều này sẽ phụ thuộc vào mức chia nhỏ trong tiểu tang như:

Cơ niên sẽ là để tang 1 năm thông thường sẽ là những mối quan hệ thân thích như cha mẹ với con trai, con dâu trưởng, con gái chưa chồng; con rể với cha mẹ vợ; chồng đẻ tang cho vợ; anh chị em chưa đi lấy chồng để tang cho nhau; Cháu trai, gái để tang cho ông bà; Cháu dâu để tang cho ông bà bên chồng.

Đại công sẽ là giỗ hết tang sau 9 tháng cho những mối quan hệ của những người thân thích đã đi lấy chồng như cha mẹ để tang cho con gái và con dâu thứ, anh chị em ruột đã đi lấy chồng để tang cho nhau. Hay anh chị em con chú con bác.

Tiểu công:

Xả tang của tiểu công là sau 5 tháng kể từ ngày mất, thường là đối với những mối quan hệ sau:

– Anh chị em cùng mẹ khác cha để tang cho nhau – Chị em con chú con bác ruột (đã đi lấy chồng) để tang cho nhau – Con để tang cho dì ghẻ – Cháu để tang cho ông chú, bà bác, và bà thím – Cháu để tang cho bà cô (chưa đi lấy chồng), chú họ, bác họ, thím họ, cô họ (chưa đi lấy chồng), ông bà ngoại, cậu, và dì ruột – Chắt để tang cho cụ ông cụ bà bên nội.

: Ti ma

Ti ma là xả tang sau khi tròn 3 tháng như cha mẹ với con rể, con cô cậu, con dì để tang cho nhau, cháu để tang ông bác, chú, bà cô hộ; chắt để tang cho ông cụ họ.

Tuy nhiên trong thực tế người ta ít khi để tang đủ mà thường xin và mời thầy về làm xả tang sớm nhất là đối với tiểu tang. Và để được xả tang sớm người ta sẽ làm nghi thức xả tanglễ cúng sau khi hết 49 ngày.

3. Những điều kiêng kị khi chưa đến lễ xả tang

Đặc biệt khi chưa đến lễ xả tang thì người đang chịu tang phải chú ý những điều kiêng kỵ sau đây

Trong thời gian để tang thì tuyệt đối không nên tổ chức cưới hỏi, như thế vừa không may mắn cho đám cưới lại vừa chưa thể hiện sự thành kính, bày tỏ sự tiếc nuối đối với người đã khuất. Nếu bất đắc dĩ phải tổ chức cũng không được tổ chức náo nhiệt.

Những người có tang nên hạn chế đến những chỗ khai trương hoặc tổ chức khai trương, người ta cho rằng sẽ mang vận xui đến cho việc làm ăn. Mặc dù chưa được chứng minh nhưng sau khi khai trương làm ăn không thuận lợi, người ta sẽ nghĩ do người có tang đến dự, hoặc khai trương trong thời gian để tang.

Nếu những việc trên đều cấp bách và cần thiết, thì sau 49 ngày của người đã mất đối với tiểu tang thì có thể mời thầy về cúng xả tang, bởi xã hội hiện nay vấn đề công việc, học tập, làm ăn nhiều lúc sẽ không kiêng kỵ hết được cho đến lúc xả tang.

Thời Gian Xả Tang, Xả Tang, Xa Tang,

Thời gian xả tang

✅Hiếu thảo hay không là ở nơi lòng người. Còn tang chế, cũng như các hình thức lễ nghi khác, tất cả chỉ là biểu lộ cho tấm lòng của con người .Quan trọng là việc hành xử của con người có theo đúng lễ giáo đạo đức hay không? Đó mới là điều quan trọng đáng nói. Do vậy xả tang có thể làm bất cứ lúc nào cũng được.

Lễ để tang là đang thi hành nhiệm vụ và bổn phận của sự buồn thương, nuối tiếc cũng là sự trả hiếu, trả ân nghĩa cho nhau trong một thời hạn cố định. Thời gian để tang và xả tang cũng tùy thuộc vào từng gia đình và phong tục mỗi nơi.  

Lễ xả tang

Lễ xa tang là thời hạn, nhiệm vụ và bổn phận để tang đã hoàn tất. Tùy theo sự liên hệ gần hay xa đối với người chết mà có sự ấn định thời hạn để tang

– Đại Tang: Là 3 năm (thực ra có 27 tháng ): Để Tang Tứ Thân Phụ Mẫu Và để Tang Vợ, Chồng – Tiểu Tang: Thì tính từng tháng cho đến tối đa là một năm như: Tang Anh Chị Em Ruột và Tang Họ Hàng Nội Ngoại

Đi vào chi tiết hơn về việc Để Tang, phải chăng khi đang Để Tang là đang tỏ lòng thương sót, đang đền bù, đang biết ơn, trả ơn, đang trả hiếu một cách vô cùng chân thành, nồng nhiệt.

- Của các con cháu hiếu hạnh đối với ông bà, cha mẹ, họ hang - Của những người vợ, người chồng có tình, có nghĩa - Của họ hàng, bạn bè tốt đối với người thân thương

Đồng thời cũng là:

- Của những người con, người cháu đã lỡ bất hiếu, bất mục, nay vì biến cố chết chóc này mà họ đang bắt đầu biết thương sót, biết ăn năn, hối hận đối với ông bà, cha mẹ, họ hàng… - Của những người vợ, người chồng đã lỡ bội bạc, xấu xa nay vì biến cố chết chóc này mà họ đã bắt đầu biết ăn năn, hối hận, sót thương nhau. – Và của tất cả những ai là người không tốt trong họ hàng, trong bạn bè v..v.. Nay vì biến cố chết chóc này họ cũng đã biết bắt đầu ân hận về cách cư xử không đẹp đối với người xấu số!   

Thời gian xả tang 

Xưa kia, con cháu phải để tang cho ông bà cha mẹ thời gian ít nhất là phải hai năm. Nghĩa là phải qua cái lễ giỗ đại tường, thì con cháu mới được xả tang. Và trong thời gian cư tang nầy, con cháu không được cưới hỏi, vì người ta cho rằng đó là điều không tốt. Cho nên, đối với người đang cư tang, họ kiêng cử đủ thứ.

Ngày nay, vì công việc làm ăn, học hành thi cử, hoặc cưới hỏi, hơn nữa phần lớn ảnh hưởng theo nếp sống của người Tây phương, nên vấn đề cư tang không trở nên gò bó theo tục lệ xưa. Phần nhiều là sau 49 ngày, tức xong cái lễ chung thất, thì người ta xin xả tang. Không có ai chịu cư tang cho qua cái lễ giỗ đầu. Có người còn xin xả tang liền, sau khi mai táng hoặc hỏa táng. Lý do là vì họ coi việc để tang là một việc không mấy may mắn trong những việc như: cưới hỏi, thi cử, khai trương cửa tiệm, hoặc đi xa v.v…  

Do đó, tục lệ cư tang tùy theo thời đại mà nó có sự thay đổi. Vì thế, tùy theo yêu cầu ý muốn của tang quyến mà chúng ta làm theo, thiết nghĩ, cũng không có gì là lỗi đạo sai trái. Vấn đề thời gian ngắn hay dài, lâu hay mau không thành vấn đề nữa. Thật ra hiếu thảo hay không là ở nơi lòng người. Còn tang chế, cũng như các hình thức lễ nghi khác, tất cả chỉ là biểu lộ cho tấm lòng của con người mà thôi. Điều quan trọng là việc hành xử của con người có theo đúng lễ giáo đạo đức hay không? Đó mới là điều quan trọng đáng nói. Có nhiều khi, ông bà cha mẹ mới chết, mà con cháu lại tranh chấp đấu đá tranh giành hơn thua với nhau, hoặc giả sát sanh hại vật cúng tế linh đình. Việc làm đó chỉ làm khổ cho người mới chết mà thôi, chứ không có ích lợi chi cả.  

Nếu là người Phật tử thì chúng ta nên cẩn thận việc làm nầy. Chúng ta phải hết lòng giúp cho hương linh của người mất chóng được siêu thoát. Việc cúng kiến ta nên hạn chế tối đa, chỉ làm theo lễ nghi đơn giản theo lời Phật dạy mà thôi. Nhất là không được sát sanh hại vật để cúng tế cho người mất. Vì như thế, người mất sẽ mang trọng tội khó mà siêu thoát. Tóm lại, chúng ta cứ làm theo ý muốn của họ, muốn xả tang lúc nào cũng được. Việc làm nầy không có gì chống trái hay có lỗi với người mất cả.

Nguồn : Sưu tầm  

Xả Tang Là Gì? Những Kiêng Kỵ Khi Chưa Xả Tang

Xả tang là gì?

Sau khi người thân trong gia đình vừa qua đời, người còn sống tổ chức tang lễ bày tỏ sự đau buồn, thương tiếc người đã mất. Thời điểm tổ chức tang lễ cho người vừa mất được gọi là phát tang.

Sau khi hoàn tất nghi lễ phát tang, người còn sống thực thi nhiệm vụ và bổn phận với người đã mất như thắp hương, thờ cúng,… Trong khoảng thời gian này được gọi là để tang. Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ, bổn phận trong quá trình để tang thì tiến hành nghi lễ xả tang.

Lễ xả tang hay còn được gọi là lễ mãn tang, mục đích của nghi lễ này là thông báo với mọi người đã hết thời gian để tang người mất. Mong linh hồn của người mất sớm siêu thoát và phù hộ người còn sống được bình an và gặp nhiều may mắn.

Thời gian bao lâu có thể xả tang

Với cuộc sống hiện đại như ngày nay, số đông sẽ xả tang ngay sau khi hỏa tảng, chôn cất người mất. Hoặc xả tang sau khi cúng 49 ngày của người mất. Dù thời gian xả tang sớm hay trễ không phạm phải điều sai trái hay lỗi đạo. Bởi sự thành kính, lòng thành của người còn sống dành cho người mất là ở cái t âm. Theo một số quan niệm cho rằng, nghi thức để tang người mất ảnh hưởng rất nhiều đến công việc làm ăn kinh doanh.

Tùy theo mối quan hệ giữa người mất và người còn sống như thế nào mà thời gian để tang ấn định khác nhau. Thông thường theo tục lệ dân gian thì nghi lễ này được chia theo 2 hình thức cơ bản: đại tang và tiểu tang.

Đại tang là nghi lễ để tang lâu nhất, thường thời gian để tang người mất kéo dài đến 3 năm kể từ người thân qua đời. Dù tháng đủ hay tháng thiếu thì thời gian tính tròn ngày 3 năm kể từ ngày mất.

Tuy nhiên có một số gia đình lại chỉ để đại tang 27 tháng. Bởi họ cho rằng 1 năm ứng với 9 tháng (ứng với thời gian mang thai), 3 năm ứng với 27 tháng. Những người để tang thường có mối quan hệ gần gũi, huyết thống với người mất. Người thuộc diện để tang như con cái để tang cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, hoặc vợ để tang chồng,..

Tiểu tang có thời gian để tang ngắn hơn so với đại tang, tối đa là 1 năm. Với tiểu tang được chia thành 4 bậc, tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà chọn thời gian để và xả tang thích hợp.

– Cơ niên: Đây là nghi lễ để tang tròn 1 năm kể từ người thân qua đời. Xả tang sau 1 năm ngày mất của người thân nhằm tưởng nhớ người mất. Mong muốn linh hồn của người mất ra đi thanh thản và phù hộ người còn sống được bình an và gặp nhiều may mắn.

– Đại công: thời gian để tang ngắn hơn so với cơ niên, tầm 9 tháng kể từ người thân qua đời. Những người thuộc diện chịu tang 9 tháng như cha mẹ để tang cho con dâu thứ hoặc con gái đã lấy chồng. anh chị em họ hàng để tang cho nhau.

– Tiểu công: Nghi lễ này được tổ chức sau khi người thân qua đời được 5 tháng. Người thuộc diện chịu tang 5 tháng là con cái để tang mẹ ghẻ, cha dượng, chị em họ hàng đã lấy chồng để tang cho nhau.

– Ti ma: hình thức chịu tang ngắn nhất, chỉ có 3 tháng sau khi hoàn tất nghi thức phát tang cho người mất. Người chịu tang 3 tháng này thường là cha mẹ để tang cho con rể, con cô, cậu, dì, … để tang cho nhau.

Những điều kiêng kỵ khi chưa xả tang

– Không nên tiến hành cưới hỏi, hôn nhân đại sự. Vốn cưới hỏi là chuyện vui, đáng mừng. Tuy nhiên gia đình trong cảnh chịu tang thì tuyệt đối không tiến hành lễ cưới. Điều này ảnh hưởng đến hạnh phúc tương lai của đôi trẻ.

– Tránh khai trương, xây nhà. Khai trương cửa hàng mới vốn là tin mừng, đáng vui nhưng tiệc mừng này tổ chức trong thời gian để tang thì không hay chút nào. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc làm ăn, kinh doanh. Nhẹ thì gia đạo bất hòa, tiền của vật chất tiêu pha. Nặng thì sức khỏe giảm sút, nguy hiểm đến tính mạng, cái chết.

– Tuyệt đối không mang thai, sinh con khi chưa xả tang. Điều này khiến con cái sinh ra hay quấy khóc, chậm lớn và kém thông minh. Thậm chí còn xảy ra nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc yểu mệnh, chết sớm.

Qua bài viết bên trên, chắc hẳn bạn đã biết xả tang là gì rồi phải không? Đây là một nghi lễ bày tỏ lòng thành, sự thương nhớ về người thân đã mất. Mong linh hồn người mất sớm siêu thoát và phù hộ người còn sống gặp nhiều may mắn và bình an trong cuộc sống.

Nghi Thức Nhập Quan Trong Tang Lễ

Nghi thức nhập quan trong tang lễ

Khi đóng đinh quan tài, phải đóng 7 đinh. Sau khi nhập liệm, kỵ để mưa rơi vào quan tài. Mang ra đặt ở chính tẩm, đầu tại phía cửa chính ra vào, để ngó vào bàn thờ tổ tiên. Đặt trên nắp quan tài 7 ngọn nến tượng trưng 7 ngôi sao, đặt bát hương, một chén cơm thật đầy vun trên đặt một trứng gà luộc bóc vỏ, kèm thêm một đôi đũa bông cắm 2 bên trứng gà. Đũa bông là loại đũa vót có tua 1 đầu ở phía trên. Đèn luôn để sáng.

Nhập quan rồi thì con cháu nội ngoại ở bên linh cữu, còn ra phải chia nhau túc trực để cúng lễ, đèn nhang và đáp lễ những người tới phúng điếu.

Đặt linh sàng và đặt linh tọa:

Linh sàng là giường của vong linh người chết nằm như khi còn sống. Linh tọa là chỗ của vong linh người chết ngồi như khi còn sống.

Linh sàng: Được kê ngay bên tay mặt linh cữu, cùng hướng với người sống khi bước vào nhà. Linh sàng có đầy đủ mùng, mền, gối nệm y như lúc còn sinh thời.

Linh tọa: Bàn thờ vong được đặt trước linh cữu. Trên linh tọa có bày đèn nhang, bài vị và di ảnh người chết.

Kết hồn bạch:

Là một tấm vải, hoặc lụa hay chiếc áo chiêu hồn khi người chết còn hấp hối được đặt trên ngực, đến khi đã tắt thở thì lấy miếng vải đó kết thành hình tượng trưng như người, có đầu, mình và tứ chi rồi đặt vào linh tọa để thờ.

Triều tịch điện thượng trực:

Triều là buổi sáng. Tịch là buổi chiều và Điện là cái nhà quý báu. Thượng là dâng lên. Thực là thức ăn. Như vậy sáng chiều phải dâng thức ăn lên linh vị.

Nếu nhà có đặt linh sàng và hồn bạch thì mỗi sáng sớm, con cháu đem gương, lược, thau nước rửa mặt, nước trà và cơi trầu đến trước linh sàng quỳ xuống khóc ba tiếng rồi khấn: Trời đã sáng xin rước linh bạch lên linh tọa, rồi thoát màn, mở chăn, rước hồn bạch lên linh tọa, đồng thời đem rượu thịt, bánh trái làm lễ cúng gọi là lễ Triều Điện.

Buổi chiều tà cũng làm lễ như trên, quỳ khấn rằng trời đã tối xin rước linh bạch an nghỉ. Cúng xong rước hồn bạch đặt vào linh sàng, đắp mền, buông màn, y như lúc còn sống. Lễ buổi chiều gọi là Tịch Điện.

Sau này giản tiện thành cúng cơm ngày hai buổi trên linh tọa cho đến ngày an táng xong rồi về nhà làm lễ mang hồn bạch chôn tại nơi sạch sẽ ở cánh đồng hoặc ngay trong gia đình.

Việc cúng cơm ngày 2 bữa cho tới một trăm ngày là Tuần tốt khốc mới thôi. Linh sàng dẹp bỏ sau khi mai táng xong.

Lễ thành phục:

Lễ thành phục gọi là lễ phát tang báo hiệu cho dòng họ, xóm làng biết. Con các cháu, họ mạc xa, gần cứ theo Tang phục đã ấn định mà mặc.

Sửa một lễ dâng lên linh tọa, tang chủ quỳ trước rồi đến thứ tự theo tang chế mà quỳ theo sau, sắp hàng khóc lạy, kèn trống nổi lên, gọi là lễ cử ai. Từ lúc này, bà con thân thuộc, lối xóm đều đến giúp việc tiếp khách sau khi đã làm lễ phúng điếu.

Tạ hiếu:

Đáp lễ: Khi đã phát tang thì các con cháu đều túc trực gần linh cữu, trai bên trái, nữ bên phải, chủ tang đứng đầu. Phải cúi đầu khi có người tới điếu, dù gia đình cao sang đến mấy, việc tạ hiếu phải được coi trọng. “Ma chê cưới trách” là vậy.

Thấy khách đến điếu phải có người ra đón rước, cám ơn trước khi họ mở lời, nếu họ tới trước linh cữu, tất cả con cháu đều cúi chào và có người đốt nhang, trịnh trọng cúi đầu giơ cao nén nhang len trao cho họ cầm, đoạn lui về phía linh cữu, cúi đầu chống gậy, tay bịt miệng tỏ lòng kính cẩn chờ đợi họ làm lễ. Khách bắt đầu làm lễ điếu thì con cháu tất cả cùng hướng về phía khách tạ lễ. Khi khách lễ xong 2 lạy, thì con cháu cũng tạ xong 1 lạy, khách cúi đầu hướng về con cháu tỏ lòng kính cẩn, thì con cháu cũng vái lại cho hợp lễ. Trong khi làm lẽ đã có phường kèn trống lo nổi nhạc.

Xong việc làm lễ, con cháu phải thành kính mời khách ngồi chơi uống nước đồng thời cám ơn sự có mặt làm cho vong linh cha hay mẹ mình được hân hạnh hưởng ân nghĩa này, các con cháu không dám quên. Khách ra về phải tiến chân ra tận cửa, không quên cám ơn một lần chót, rồi lại trở vào túc trực tại linh cữu. Người tới điếu thường lễ lạy, vì linh thể còn kể như là sống. Nhà có tang chỉ đáp lại 1 lạy. Khách tới điếu phải được ghi vào sổ để nhớ ơn sau này.

Trả nợ miệng: Người chết đã xong một bề, người sống cũng phải lo làm lễ “trả miệng”, mời khách khứa ăn uống.

Lễ chuyển cữu:

Thủ tục khi có nhà Từ đường riêng, thì trước khi mai táng, lúc bắt đầu phát tang, linh cữu được chuyển đến đó để triều bái tổ tiên, nếu tiện nhà thờ tại gia thì lễ chuyển cữu được tổ chức vào nửa đêm, rồi sáng ngày ra lựa giờ để cất đám.

Lê cất đám

Cất đám có nghĩa là đưa linh cữu ra đồng mai táng. Đa số chọn các giờ Thìn, Tị và Ngọ (khoảng 8-9 giờ sáng đến trưa), trừ những giờ không hợp với vong, để thuận tiện cho việc ma chay khỏi bị trễ buổi tranh tối tranh sáng, làm lễ Cũng Cơm không lỡ buổi chiều.

Tục lệ còn ghi “cha đưa, mẹ đón”. Đám tang cha, con trai chống gậy tre theo sau quan tài Đám tang mẹ, con trai chống gậy vông nửa dưới đẽo vuông, nửa trên vót tròn, đi giật lùi đằng trước quan tài.

Sau đó là lễ hạ huyệt, quy lăng,…