Top 5 # Xem Nhiều Nhất Rằm Tháng 10 Là Thứ Mấy Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Herodota.com

Giỗ Tổ Hùng Vương Được Nghỉ Mấy Ngày? Lễ 10/3 2022 Vào Thứ Mấy?

Bài viết chia sẻ chi tiết lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2020, giúp bạn đọc nắm được những thông tin cần thiết để lên kế hoạch đi lễ Tổ, du xuân cùng gia đình, bạn bè. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp thêm thông tin về chế độ lương đi làm ngày 10/3 để bạn đọc biết và tham khảo.

10/3 Giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của toàn dân tộc. Vào ngày này, người dân trên khắp cả nước lại nô nước quay trở về Đền Hùng để tiến hành nghi lễ dâng hương, tưởng nhớ về cội nguồn của dân tộc.

Giỗ tổ Hùng Vương 2020 được nghỉ mấy ngày?Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2020.

Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 2020 vào thứ mấy? được nghỉ mấy ngày? 1. Giỗ tổ Hùng Vương 2020 vào ngày nào?

Theo tìm hiểu của chúng tôi Giỗ tổ Hùng Vương 2020 sẽ rơi vào ngày thứ 5, giữa tuần. Như vậy, ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 năm nay (tức ngày 2/4/2020 dương lịch), người lao động sẽ chỉ được nghỉ 1 ngày mà không được hoán đổi ngày nghỉ để nghỉ kèm cuối tuần như các năm trước.

Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2020

Năm 2020, lễ hội đền Hùng (Phú Thọ) sẽ được tổ chức từ ngày ngày 8/3 âm lịch (tức ngày 31/3 dương lịch) đến hết ngày 10/3 âm lịch (tức ngày 2/4/2020). Lễ hội sẽ bao gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Các bạn nên thu xếp thời gian, công việc để đến dâng lễ vào đền Hùng từ những ngày đầu khai hội. Vào ngày lễ chính (10/3), lượng du khách đến đền Hùng rất đông, rất dễ gặp tình trạng chen lấn, xô đẩy hoặc trộm cắp, mất đồ,…

2. Ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương?

Theo truyền thống văn hóa của dân tộc, Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để những người con đất Việt tưởng nhớ về công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.

Vào ngày này, các bạn có thể đến đền Hùng, Phú Thọ để dâng hương, lễ vật, cầu chúc những điều bình an cho gia đình, dân tộc hoặc tổ chức các buổi tiệc nhỏ cùng bạn bè, người thân trong gia đình.

3. Đi làm ngày giỗ tổ Hùng Vương được bao nhiêu % lương

Theo quy định của luật lao động, hầu hết người lao động sẽ được nghỉ vào ngày 10/3. Tuy nhiên với các đơn hàng gấp, cần sản xuất trong ngày nghỉ, doanh nghiệp sẽ phải trả lương cho người lao động như sau:

– Trả lương tối thiểu 400% lương của ngày làm việc thông thường cho người lao động làm việc vào ban ngày

– Trả 500% lương ngày làm việc cho người lao động làm việc vào ban đêm.

Với những thông tin trong bài viết này, các bạn đã có thể trả lời được những băn khoăn, thắc mắc về Giỗ tổ Hùng Vương 2020 vào ngày nào cũng như Giỗ tổ Hùng Vương 20202 nghỉ mấy ngày rồi đúng không. Nếu có dự định đi lễ Tổ vào ngày 10/3, các bạn cần chuẩn bị các lễ vật và tham khảo bài văn khấn Đền Hùng của chúng tôi .

Không chỉ có ngày Giỗ tổ Hùng Vương, Việt Nam còn có rất nhiều ngày lễ lớn, được nhiều người dân háo hức mong chờ. Nếu chưa nắm rõ các ngày lễ này, bạn có thể tham khảo ở bài viết các ngày lễ lớn trong năm tại Việt Nam của Taimienphi.vn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/gio-to-hung-vuong-10-3-2020-vao-thu-may-duoc-nghi-may-ngay-56003n.aspx

Rằm Tháng Bảy 2022 Là Ngày Mấy? Cách Sắm Lễ, Bài Văn Khấn Cúng Rằm Tháng 7

BTV/Sức Khỏe Cộng Đồng

Rằm tháng Bảy 2020 là ngày mấy? Cách sắm lễ, bài văn khấn cúng Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là ngày mấy? Rằm tháng Bảy là ngày 15 tháng 7 âm lịch. Năm nay, Rằm tháng Bảy rơi nhằm đúng thứ năm ngày 2/9/2020 – là ngày Quốc khánh nước Việt Nam.

Ngày Rằm tháng 7 còn được gọi là ngày Lễ Vu Lan hoặc ngày Xá tội vong nhân. Đối với người Việt, đây là ngày Rằm quan trọng nhất trong năm. Chính bởi vậy, lễ cúng Rằm tháng 7 cũng được chuẩn bị vô cùng chu đáo.

Ngày Rằm tháng 7 năm nay là ngày Mậu Thân, tháng Giáp Thân, năm Canh Tý. Giờ hoàng đại trong ngày là Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h)Tỵ (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).

Cách sắm lễ cúng Rằm tháng 7

Vào ngày này, các gia đình thường làm các lễ cúng Phật (có thể làm trên chùa), cúng gia tiên và cúng cô hồn (còn gọi là cúng chúng sinh).

Lễ cúng Phật chỉ cần hoa quả, đồ chay, tùy tâm theo điều kiện gia đình.

Lễ cúng gia tiên và cúng thần linh: Cúng Thần Linh có xôi (bánh chưng), gà (hoặc gì), rượu, chè, trái cây, bình hoa tươi. Tùy theo hoàn cảnh gia chủ mà mâm cúng đầy đặn hoặc giản dị nhưng không quá bắt buộc. Còn cúng gia tiên, có thể sắm mâm cơm chay hoặc mặn, một chút tiền vàng mã để tỏ lòng thành.

– Lễ cúng chúng sinh: Gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ. Lễ cúng cô hồn không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si. Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng xá tội vong nhân xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.

Ý Nghĩa Rằm Tháng 10

PHĐS – Theo phong tục dân gian Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mồng Một hoặc mồng Mười, cũng có thể là ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm. Còn gọi là tết Song Thập, Ở nông thôn Việt Nam, ngày này người ta thường làm bánh nếp, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc..

Ý nghĩa rằm tháng 10 – Tết Hạ Nguyên

Thu sắp tàn, Đông sắp đến, gió lạnh thổi về, lá vàng rơi lác đác để lại những thân cây trụi lá, đánh đấu ngày hội lễ Hạ nguyên gần kề. Trong khi mỗi gia đình, cũng như chùa chiền, đang sửa soạn cho ngày lễ hội, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của ngày lễ hội thuần túy của dân tộc.

Từ trong cội rễ văn hóa dân gian Việt Nam, rằm tháng Bảy hay ngày lễ Hạ nguyên, rằm tháng Mười, đều là ngày lễ cổ truyền quan trọng: “Rằm tháng Mười, mười người mười cởi

Rằm tháng Bảy, người cởi người không”

Theo phong tục tập quán Việt tộc, rằm tháng mười hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt thoát phạm vi gia đình và trở thành một lễ hội tâm linh của dân tộc Việt, một sinh hoạt tín ngưỡng mang đậm tính nhân văn nơi chốn già lam tịnh địa. Đây cũng chính là điều mà nhà thơ Huyền Không đã khẳng định trong bài thơ Nhớ chùa: “Mái chùa che chỡ hồn dân tộc,

Nếp sống muôn đời của tổ tông.”

Mái chùa xưa và nay, dù ở nơi đất Tổ hay trời phương ngoại vẫn là nơi hội tụ của muôn ngàn con dân đất Việt chung giòng máu Lạc Hồng, chung một ý niệm đồng bào ruột thịt. Và rằm tháng Mười giờ đây không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là Tết Hạ nguyên mà trở thành một nếp sống tâm linh của người con Phật. Trong ngày lễ Hạ nguyên, người Phật tử dâng trọn tấm lòng tưởng niệm ân đức sâu dày của chư Phật, chư Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng, đã từng khai sáng và trùng hưng huyết mạch của Đạo Phật tại thế gian này.

Hàng đệ tử chúng ta, những người mang sứ mệnh truyền thừa chánh pháp của Thế Tôn, mang đuốc tuệ vào lòng thế cuộc, vận chuyển bánh xe chánh pháp giữa rừng đời phải chọn một ngày thích hợp như lễ Hạ nguyên để “Tiên tri Tam đức, hậu báo tứ ân” nhằm thắp sáng tiền đồ hoằng dương Phật pháp.

Lễ Hạ nguyên ở chùa tuy hình thức có phần đơn sơ hơn so với các lễ hội Phật giáo khác như Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu Lan, nhưng về nội dung vẫn phản ánh đậm nét mầu sắc tâm linh, và nhắc nhỡ người con Phật hãy sống như chánh pháp, hành xử theo chánh pháp theo gương các bậc Tiên hiền cổ thánh ngàn xưa.

Ngày nay, ngày rằm tháng Mười, Rằm Hạ nguyên đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt. Nhất là đối với phật tử, rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa tri ân và báo ân.

Sau khi vụ lúa tháng Tám vừa gặt hái xong, công việc đồng áng cả năm bắt đầu nhẹ nhàng, thư thả. Lúa đã đầy bồ, rơm rạ đã chất thành đống khô ráo, tươm tất. Đông tiết lạnh lẽo mà lại được mùa, có lúa mới, mọi người nghĩ ngay đến ơn nghĩa của trời đất mưa thuận gió hòa, trong năm không bị lụt lội làm hư hại mùa màng; cho nên đến ngày rằm tháng Mười đem những gì đã được hu hoạch, chế tạo thức ăn theo phong tục địa phương tự ngàn xưa như: Xôi, chè, bánh ít, bánh cúng, bánh bột lọc, bánh gạo… cùng với mâm cơm dâng cúng tổ tiên, ông bà, thổ thấn, âm linh, các bác… Ngày rằm tháng Mười được coi như là lễ tạ ơn. Lễ tạ ơn này là một trong tứ trọng ân của Phật giáo mà đức Phật đã dạy khi Ngài còn tại thế. Sau khi cúng tạ ơn, cả gia đình sum họp quanh bếp lửa hồng của mùa đông giá rét với một bữa cơm đoàn tụ, ấm cúng.

Ý nghĩa rằm tháng 10 – Tết Hạ Nguyên

Tết Song thập (Chữ Hán: 十成節, Hán Việt: Song thập tiết) (mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch) còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay Tết Cơm mới tháng mười. Ở nông thôn Việt Nam, ngày này người ta thường làm bánh nếp, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc. Có nơi tổ chức Tết Cơm mới tháng mười (còn gọi là Tết Hạ nguyên) vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10 để nhớ đến công của Tiên Nông (tiên của ruộng đồng) và để ăn mừng việc gặt hái của vụ mùa đã xong.

Theo phong tục dân gian Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mồng Một hoặc mồng Mười, cũng có thể là ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, những ngày này Thiên Đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian để xem xét việc tốt xấu về tâu với Ngọc Hoàng. Do vậy, mọi nhà phải tiến hành làm lễ để thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa và cũng là dịp “‘tiến tân” cơm gạo mới cúng tổ tiên.

Nhân Tết Hạ Nguyên mọi người đều mua quà và gạo nếp ới cùng những đặc sản lúc giao mùa Thu Đông biếu ông, bà, cha mẹ và những bậc được tôn kính để tỏ lòng hiếu thuận, biết ơn bề trên.

Đệ Nam

10 10 Là Ngày Gì? Ý Nghĩa Ngày Tết 10

Tết 10 10 là ngày gì?

Theo Âm lịch của Việt Nam, ngày 10 tháng 10 được gọi là ngày tết Trùng Thập (Hay còn gọi là Hạ Nguyên). Tên gọi này xuất phát từ âm Hán Việt của số 10, 10 là thập nên 10 10 được gọi là Trùng Thập.

Ngoài ra, theo tục lệ của nhà Phật, ngày 10 tháng 10 còn được gọi là Tết Hạ Nguyên, để tạo đối với ngày tết Thượng Nguyên diễn ra vào rằm tháng Giêng.

Ý nghĩa ngày ngày tết Trùng Thập

Tuy cùng một ngày Tết nhưng ngày 10 tháng 10 lại có nhiều ý nghĩa. Với mỗi đối tượng nghề nghiệp nó lại thể hiện một ý nghĩa khác nhau:

Ngày 10 10 thường được coi là ngày Tết của các vị thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì 10 tháng 10 là thời gian chuyển mùa rõ rệt nhất của thời tiết, nó chính là ngày lành giúp cây thuốc tích tụ được mọi nguồn khí âm dương, kết sắc của trời đất và 4 mùa. Vào ngày này, cây thuốc quý sẽ sinh trưởng một cách tốt nhất, phát huy tốt nhất khả năng chữa bệnh của mình nên các thầy thuốc rất coi trọng ngày này.

Thông thường, các thầy thuốc khi khám chữa bệnh có thu lễ, thu tiền nên vào ngày này họ thường ăn tết linh đình để khoản đãi các đệ tử cũng như bạn hàng của mình.

Theo ngành nông nghiệp truyền thống thì mỗi năm người làm nông sẽ gieo trồng 2 vụ lúa. Một vụ diễn ra vào thời điểm lập xuân được gọi là vụ mùa và một vụ diễn ra vào mùa hạ được gọi là vụ chiêm. Lúa sẽ được thu hoạch sau khoảng 3 tháng trồng cấy và chăm sóc.

Vụ chiêm sẽ kết thúc vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10, cũng là vụ kết thúc của một năm trồng cấy. Vậy nên nhiều nơi tổ chức ăn tết tháng 10 vào ngày 10 tháng 10 để tưởng nhớ vị tiên Nông (vị tiên đồng ruộng) và chúc mừng cho một vụ mùa bội thu.

Ông Đồng, bà Cốt là những người có khả năng đặc biệt, những người này có khả năng nhìn thấy, giao tiếp với người đã chết, họ cũng có thể cho thần linh, ma quỷ hoặc hồn người chết nhập vào thể xác mình và nói chuyện bình thường với người còn sống. Đối với họ ngày 10 tháng 10 chính là ngày lễ lớn của mình.

Cũng có rất nhiều người nhờ ông Đồng, bà Cốt chữa bệnh bằng tử vi, bói toán, lễ bái, các gia đình chữa lành bệnh được bằng cách này cũng thường chuẩn bị các mâm lễ thịnh soạn để cảm tạ thần linh vào ngày 10 10.

Phong tục đón lễ Trùng Thập

Vì có ý nghĩa với nhiều đối tượng khác nhau nên phong tục đón tết Trùng Thập cũng rất đa dạng.

Thuở xưa, ngày 10 10 là ngày các thầy thuốc lên núi hái thuốc để có được những cây thuốc tốt nhất, sau đó họ sẽ tổ chức ăn mừng khi hái được nhiều thuốc quý.

Ngày này, các thầy thuốc thường mời người thân, bạn bè trong ngành, học trò,… của mình đến nhà để ăn uống, chúc mừng.

Tại Việt Nam, ngày tết Trùng Thập thường được bà con các dân tộc thiểu số ở vùng Việt Bắc hoặc khu vực cao nguyên Tây Nguyên tổ chức linh đình. Đây là những khu vực có địa hình khá hiểm trở, đời sống người dân còn nhiều khổ cực, đối với họ lương thực là thứ vô cùng quý giá. Vì vậy, sau một vụ mùa bội thu họ muốn cảm ơn trời đất và cầu cho năm tới mưa thuận gió hòa để có mùa màng tươi tốt.

Lễ ăn mừng được tổ chức lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào việc năm đó người ta có thu hoạch được nhiều hay không. Vào ngày này, mọi người thường lấy gạo để thổi cơm, làm bánh dày, nấu chè để cúng tổ tiên và ăn mừng cùng mọi người.

Các gia đình sẽ mời bà con, bạn bè, họ hàng ở buôn làng khác tới chung vui. Họ tổ chức ăn uống linh đình sau khi cúng thần, cúng tổ tiên. Các gia đình sẽ nhìn số lượng khách đến ăn tết cùng gia đình để lấy làm vinh dự với hàng xóm, láng giềng. Sau khi ăn uống, các gia đình tập hợp lại với nhau đánh chiêng, đánh trống, vui chơi, ca hát cùng nhau.

Mỗi dân tộc lại có cách ăn mừng khác nhau. Ví dụ, người dân tộc Mạ thường giết trâu để ăn mừng ngày lễ này, trong khi đó người Ê đê sẽ chuẩn bị heo, gà để thịt và cùng nhau uống rượu ăn mừng.

Vào ngày này, các ông Đồng, bà Cốt thường chuẩn bị lễ thịnh soạn để cúng cảm tạ thần linh, sau đó cùng đãi khách những mâm cơm linh đình.

Rất nhiều ngày lễ tết có nghĩa vẫn được lưu giữ đến ngày nay và Tết 10 tháng 10 âm lịch (Tết Trùng Thập hay Tết Hạ Nguyên) là một ngày như thế. Một số người có thể không chú ý đến ngày này nhưng với một bộ phận lớn người dân đây là một ngày rất quan trọng và có các hoạt động để nhớ ngày.