Top 6 # Xem Nhiều Nhất Thờ Ngũ Công Vương Phật Độ Mạng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

1.2.2. Thờ Thần Độ Mạng

Trong gia đình cư dân Việt ở Đồng Nai, ngoài việc thờ cúng ông bà để nhớ nguồn cội, còn thờ thần độ mạng để được phù trợ, che chở. Thần độ mạng cho đàn ông phổ biến là Quan Công (Quan Thánh Đế quân), độ mạng cho đàn bà phổ biến là các mẫu còn gọi là mẹ sanh, mẹ độ.

là tên gọi dân gian của Quan Vân Trường, một nhân vật lịch sử đời Tam Quốc, còn được gọi là Quan Thánh Đế quân, Quan Vũ, Xích Đế. Có lẽ tục thờ Quan Công đến Đồng Nai theo con đường nhập cư của lớp người Hoa đến sớm, nó nhanh chóng được Việt hóa, và hiện trở thành phổ biến, khó phân định nguồn gốc Hoa, Việt. Những nhà còn thờ theo lối xưa có khám thờ ở phía sau bên trên bàn thờ họ, giữa là Quan Công, bên trái là Định Phúc Táo quân, bên phải là mẫu (mẹ sanh, mẹ độ). Những nhà không có khám thờ thường lập trang thờ Quan Công treo cao bên trái trong gian chính. Tục xưa thường thờ bằng một bức dán giấy đỏ đề chữ nho “Quan Thánh Đế quân”, gần đây, phổ biến loại tranh thờ vẽ trên gương gồm hai loại: Tranh ba ông(Quan Công mặc giáp phục ngồi giữa hổ trướng một tay vuốt râu đôi khi vẽ thêm tay phải cầm Kinh Xuân Thu, sau lưng có Quan Bình giữ ấn và Châu Thương cầm thanh long đao đứng hầu), Tranh năm ông (như tranh 3 ông, phía sau có thêm Trương Tiên cầm cung và Xương Thiên Quân cầm giản đứng hầu) còn gọi là tranh thờ ngũ công vương Phật.

Vía ông ngày 24 tháng 6 âm lịch, cúng đơn giản bằng nhang, đèn, hoa, trái; có thể cúng mặn hoặc cúng chay, kiêng cúng thịt gà và hoa mồng (mào) gà; cũng kiêng ăn thịt trâu, thịt chó.

Tục thờ Quan Công độ mạng không phải là biểu hiện của sự sùng bái cá nhân mà là “biểu tượng của tinh thần trọng nhân nghĩa, trung tín, hoạn nạn có nhau, bần cùng không biến tâm, giàu sang không đổi chí trong mọi hoàn cảnh vẫn một dạ chẳng hai lòng” ( 1).

Trang thờ Bà thường bằng gỗ như một khám nhỏ treo cao ở bên phải gian chính, có khi Bà được thờ chung cùng Quan Công và Thích Ca hoặc Táo quân trong khám ở sau bàn thờ giữa. Trang thờ Bà được bài trí giản đơn gồm 1 bức tranh tượng (hoặc giấy hồng đơn đề tên Bà), bình bông, nhang, đèn, nước trong. Cúng Bà cũng rất đơn giản: nhang, đèn, nước trong, bánh, trái cây. Bà cũng được mời phối hưởng trong các lễ cúng giỗ, nhưng không bày đồ mặn. Bà độ mạng được gọi nôm na là mẹ sanh, mẹ độ; đó là các nữ thần quen thuộc trong tín ngưỡng dân gian của cư dân Việt ở Nam bộ; tùy theo hằng tâm của người phụ nữ mà chọn nữ thần độ mạng cho mình. Các Bà độ mạng được thờ trong gia đình gồm một trong số: Mẹ Thai Sanh, Chúa Ngọc nương nương, Chúa Tiên nương nương; Chúa Xứ nương nương, Linh Sơn Thánh mẫu; Thiên Hậu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Địa mẫu, Quan Âm Bồ tát… Do các mẹ sanh mẹ độ đa dạng cho nên ngày cúng, ngày vía cũng không thống nhất, tùy theo từng gia đình, thông thường là các ngày rằm hoặc ngày cuối tháng âm lịch hoặc ngày vía. Tranh tượng thờ Bà cũng vậy. Trước đây, thường thờ bằng tờ hồng đơn ghi tên Bà, hiện nay đang phổ biến tranh thờ Bà trong khuôn gỗ lồng kiếng.

Tục thờ Bà độ mạng phản ảnh tín ngưỡng thờ nữ thần của Nam bộ; trong đó đan xen, tích hợp nhiều lớp văn hóa, có sự dung hợp các nữ thần gốc Hoa, gốc Chăm, Việt trong niềm tin rộng mở của người địa phương.

Ngũ Công Vương Phật .Đức Thánh Trần Trong Tranh Thờ Dân Gian 25X32Cm

Đức Thánh Trần trong tranh thờ dân gian.

Vị Thánh – Tướng 

Nam : Canh Thân, Canh Tuất thờ Phật A-Di-Đà Nữ : thờ Chúa Tiên Nương Nương Nương độ mạng.

Nam : Tân Mùi ,  thờ Phật Thích Ca Mâu Ni . Nữ :  thờ Chúa Tiên Nương Nương độ mạng.

Nam  :Canh Tý, Canh Dần, Canh Thìn, Canh Ngọ, Tân Sửu, Tân Mão, Tân Tỵ, Tân Hợi thờ Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng .

Nữ : thờ Chúa Tiên Nương Nương độ mạng

Nam :  Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, thờ Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng  . 

Nữ : thờ Quan Âm Đại Thế Chí độ mạng. Nam : Mậu Thìn, Mậu Thân, Kỷ Tỵ thờ , Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng  . 

Nữ : thờ Phổ Hiền Bồ TátNam : Mậu Tý , Mậu Tuất, Mậu Dần , Kỷ Sửu ,  Kỷ Dậu, Kỷ Hợi . thờ Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng  . 

Nữ : thờ Quan Âm Bồ Tát độ mạng

Nam : Kỷ Mão, thờ Cửu Thiên Vũ Đế Đức Thánh Trần Hưng Đạo độ mạng  .   

Nữ : thờ Chúa Tiên Nương Nương đô mạng

Ngủ Công Vương Phật: 

theo phong tục việt nam ngủ công  vương phật gồm :

 1/ CỬU THIÊN VŨ ĐẾ ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO2/ ĐỨC TẢN VIÊN SƠN THÁNH 3/ TIÊN ÔNG CHỮ ĐỒNG TỬ 4/ THÁNH MẪU BẢO VƯƠNG .[ MẸ PHỦ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG THÁNH GIÓNG ]5/ LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA  

Tứ bất tử  : là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là Tản Viên Sơn Thần, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, và Liểu Hạnh Công Chúa.

Tản Viên Sơn Thần ,            hay gọi là  Sơn Tinh, là vị thần Núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi nước Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai

Phù Đổng Thiên Vương.   hay còn gọi Thánh Gióng, tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

Tiên Ông Chử Đồng Tử   .    còn được gọi là Chử Đạo Tổ, tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, và sự sung túc giàu có.

 Liểu Hạnh Công Chúa., hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, sự thịnh vượng, văn thơ.

Trong 4 vị trên thì 3 vị nam thần đầu tiên theo truyền thuyết có từ thời Hùng Vương, và đã được thờ ở rất nhiều nơi từ rất lâu. Riêng Mẫu Liễu Hạnh là phụ nữ duy nhất, mới được đưa vào hệ thống thần thánh từ đời Hậu Lê.

Do Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện khá muộn so với 3 vị kia nên có ý kiến cho rằng bên cạnh 4 vị thánh kia, Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân tộc Việt còn có 2 vị thánh khác là Đạo Hạnh và Nguyển Minh Không.

Ghi chép

Tài liệu xưa nhất về thuật ngữ Tứ bất tử là bản Dư địa chí, in trong bộ Ức Trai di tập. Nuyển Tông Quai ở thế kỷ XVII là người đầu tiên giải thích thuật ngữ Tứ bất tử, khi ông chú giải điều 32 trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Lời chú ấy như sau:

Người Nhà Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng tử nhà họ Chử gậy nón lên trời; Ninh Sơn (nay là Sài Sơn) Thánh Mẫu Bảo Vương  . Ướm vào dấu chân lớn để thụ thai . Ấy là An Nam Tứ bất tử vậy.

Kiều Oánh Mậu người làng Đường Lâm là nhà học giả cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong lời Án sách Tiên phả dịch lục có viết:

Tên các vị Tứ bất tử của nước ta, người đời Minh cho là: TẢN VIÊN, PHÙ ĐỔNG, CHỮ ĐỒNG TỬ, NGUYỂN MINH KHÔNG. Đúng là như vậy. Vì bấy giờ Tiên chúa (Liễu Hạnh) chưa giáng sinh nên người đời chưa thể lưu truyền, sách vở chưa thể ghi chép. Nay chép tiếp vào.

 Những thông tin về Tứ bất tử trong thư tịch Hán Nôm, hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Các tài liệu tiếng Việt hiện đại về Tứ bất tử thì phong phú hơn và thường khẳng định tứ bất tử gồm: Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa. Ví dụ như Nguyễn Tuân (1910-1987), trong thiên truyện Trên đỉnh non Tản in trong tập Vang bóng một

CHẦU VĂN ĐỨC  THÁNH TRẦN

 Công cứu quốc cao dày đã rõ

Ơn chúng sinh tế độ còn dài

Đại vương từ ngự thiên đài

Ngọc hoàng giáng chỉ cứu người dương gian

Ngôi vạn kiếp bốn phương chầu lại

Đức uy linh bát hải lan ra

Nam tào bắc đẩu hai tòa

Xa ba thiên tướng hằng hà thiên binh

Việc nội ngoại ngụ dinh tuần thú

Khắp thiên đình địa phủ dương gian

Bên ngai tả hữu hai ban

Kiếm thần cờ lệnh ấn vàng trong tay

Trên ngọc bệ tàn mây ngũ sắc

Trước long đình hổ phục rồng chầu

Thần thông biến hóa phép màu

Nghìn tai nghìn mắt đâu đâu tỏ tường

                    

Đạo đức cao bốn phương bái phục

Phép uy linh quỷ khóc thần kinh

Triệt dịch lệ giải đao binh

Phò nguy cứu khố tà tinh tiêu trừ

Suốt nam bắc phụng thờ thành kính

Cả muôn dân cửa thánh đội ân

Tâm thành cầu khấn phép thần

Phút đầu hiện ứng mười phân vẹn mười

Non nước nhược ngự chơi ngày tháng

Chốn non bồng thăng giáng hôm mai

Trần gian bao cửa đền đài

Đăng vân giá vụ khắp nơi đi về

Từ sơn cước suối khe rừng nội

Đèn phồn hoa cát bụi chẳng nề

Một tay che chở phù trì

công ơn tế thế sánh bì trời cao                phongthuygiatrannam.com 

TỪ TRẦN HƯNG ĐẠO ĐẾN ĐỨC THÁNH TRẦN TRONG ĐẠO MẪU

Sau khi đại phá quân Nguyên, Mông (1258 – 1288), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được dân chúng khắp nơi coi như vị thánh giúp dân thoát kiếp lầm than. Nhưng tại sao Đức Thánh Trần lại gia nhập vào hàng Tứ Phủ trong Đạo Mẫu? Đó là vấn đề được người dân và cả giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm. 

Trong hệ thống biểu tượng tâm linh Việt, không ít nhân vật có thật được dân chúng huyền thoại hóa, tôn làm thánh và trở thành đấng quyền năng siêu việt, có ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tâm linh của mỗi người. Trong số đó, Đức Thánh Trần (Trần Quốc Tuấn) là nhân vật đã gia nhập Tứ Phủ và trở thành chư vị thần thánh giúp dân thoát khổ, thoát nạn.

Đến nay, giới nghiên cứu văn hóa vẫn chưa tìm ra được dấu mốc thời gian cụ thể trong việc gia nhập Đạo Mẫu của vị tướng thời nhà Trần. Trong sách “Đạo Mẫu Việt Nam”, tập I, GS Ngô Đức Thịnh chủ biên có nói: “Trong đạo Mẫu Tứ Phủ đây đó người ta còn nhắc tới Phủ Trần Triều, một phủ thuần tuý mang tính chất nhân Thần. Bởi thế cần xem xét Đức Thánh Trần cùng với các thuộc hạ của Ông trong hệ thống điện thần Tứ Phủ cũng như trong thực hành tín ngưỡng”. Như vậy, việc chỉ ra thời gian cụ thể khi Đức Thánh Trần đi vào Đạo Mẫu là chưa chắc chắn. Tuy nhiên, có người cho rằng không nên đặt ra vấn đề như trên. Bởi lẽ việc thần thánh hóa một nhân vật lịch sử phải trải qua thời gian nhất định. Có thể nhân vật lịch sử đó được nhân dân yêu quý, người này nói tốt, người kia nói tốt… thì tự trong tâm tưởng người dân đã coi nhân vật đó như một vị thần rồi. Cái sự yêu quý ấy cứ ngày một lan ra, thấm sâu vào quần chúng và dần dần, người ta lập đền thờ ở nhiều nơi. Nơi thờ chính, nơi thờ vọng… Cứ như thế Trần Quốc Tuấn đã đi vào đạo Mẫu Tứ Phủ một cách tự nhiên nhất, hợp lòng người nhất.

Theo truyền thuyết về Đức Thánh Trần thì ông là con của Đức Long vương Bát Hải Đại Vương cai quản vùng sông nước. Do dân chúng gặp kiếp nạn mà đầu thai vào Trần Quốc Tuấn để cứu dân khỏi nạn giặc ngoại xâm, giết người, cướp của.

 Đức Thánh Trần “được đặt riêng một phủ Trần Triều. Về hàng bậc, ông được Vua Trần phong là THƯỢNG PHỤ QUỐC CÔNG TIẾT CHÊ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG còn cao hơn cả cha Vua, có lúc Ông được đồng nhất với Vua Cha trong đối sánh với Thần Mẹ, ngày giỗ và lễ hội kèm theo của Ông cũng đồng nhất với ngày giỗ Cha “tháng Tám giỗ Cha” cùng với Bát Hải Đại Vương. Nơi thờ Ông ở Kiếp Bạc, có ngọn núi xèo rộng ra ôm lấy thung lũng trước mặt ngôi đền là núi Nam Tào và Bắc Đẩu. Như vậy trong tâm thức dân gian, nghiễm nhiên Ông được coi như là Ngọc Hoàng, một Vua Cha cao hơn, bên trên cả Thánh Mẫu. Tuy nhiên, không giống như Vua Cha Ngọc Hoàng hay Vua Cha Bát Hải, các vị chỉ ngự trên điện thần chứ không giáng đồng, các Thánh hàng Mẫu cũng chỉ giáng chứ không nhập đồng, còn Đức Thánh Trần và một số thuộc hạ của Ông thì lại giáng đồng chuyên để trừ tà, cứu chữa con bệnh, tạo nên hẳn một dòng Thanh đồng phân khác với hình thức hầu đồng của dòng đồng cốt thờ Mẫu. Trong thứ tự giáng đồng của những người có căn Trần Triều thì thường là sau khi Mẫu giáng, và trước các vị Thánh hàng Quan. Đấy là chưa kể hình thức lên đồng để trừ tà thường diễn ra trong dịp lễ tiết của Đức Thánh Trần ở những nơi thờ tự chính của Ông” – theo sách “Đạo Mẫu Việt Nam”.

Đức Thánh Trần trở thành đạo sĩ?

Việc Đức Thánh Trần được người dân đặt vai trò như một đạo sĩ đã gây ra sự khó hiểu trong cộng đồng. Bởi ông xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, thân làm tướng, thống lĩnh ba quân, đánh Đông, dẹp Bắc, phong thái uy nghi và chỉ tương xứng với những việc cao quý, hợp với đấng quân vương. Còn công việc xua đuổi ma tà, quỷ quái thuộc về các đạo sĩ, những nhân vật thường có thân phận thấp bé trong xã hội. Nhưng ở đây, Đức Thánh Trần lại đóng vai của một bậc hạ lưu. Tại sao vậy?

Trước đây, cố GS Trần Quốc Vượng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: “Thời nhà Trần, bên cạnh đạo Phật, Đạo giáo khá thịnh hành, nhiều người thuộc giới quý tộc, hoàng thân cũng là những đạo sĩ, tín đồ đạo giáo, trong đó có Trần Hưng Đạo. Từ sau khi chiến thắng giặc Nguyên, Mông, được phong vương, Ông quay trở về sống ở Kiếp Bạc, vui thú với cảnh sắc thiên thiên, làm thuốc chữa bệnh cứu người. Huyền thoại về việc Ông dùng ma thuật để trừ tà Phạm Nhan chỉ là sự lịch sử hóa, huyền thoại hóa một thực tế Ông là một thầy thuốc có tài chữa bệnh hậu sản, bệnh của phụ nữ. Với lại, trong dân gian, việc chữa bệnh bằng thuốc luôn đi liền với các hành động có tính ma thuật. Bởi vậy, sau khi Trần Hưng Đạo qua đời, danh tiếng và uy tín của Ông đã được huyền thoại hóa, khoác ra ngoài cái vỏ tín ngưỡng và lưu truyền mãi về sau, cho tận tới ngày nay”.

Không những thế, cố GS Trần Quốc Vượng còn giải mã luôn những điều kỳ lạ khi đặt Đức Thánh Trần ngang hàng với vua cha là Bát Hải Đại Vương. Đó là bởi cuộc đời của Trần Quốc Tuấn gắn liền với những chiến công oanh liệt ở sông nước, ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông thu phục giang sơn về một mối… Cho nên, người dân coi ông như một vị thần cai quản miền sông nước là điều dễ hiểu.

Theo các nhà nghiên cứu Văn hóa thì Đức Thánh Trần hiện đang được nhân dân tứ phương phụng thờ dưới 3 hình thức hoàn toàn khác nhau. Hình thức thứ nhất, người dân thờ Trần Quốc Tuấn với vai trò là một anh hùng dân tộc, người đã góp công lớn vào sự kiện 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, bảo vệ lãnh thổ Quốc gia. Hình thức thứ hai là người dân coi Trần Quốc Tuấn như vị vua cha, ngang hàng với Bát Hải Đại Vương. Cách phân biệt hai hình thức này dựa vào điện thờ. Hình thức thứ nhất thì ngoài điện thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ra không có điện thờ Mẫu và điện thần thờ Mẫu. Hình thức thứ hai thì ngược lại.    Hình thức thứ 3 là thờ Ông là vị Thần Độ Mạng cho tuổi Nam có can là Canh và Tân . Còn tuổi Nam can Mậu và Kỷ thì thờ ông trong bộ NGỦ CÔNG VƯƠNG PHẬT.Gồm Trần Hưng Đạo, Tản Viên Sơn Thánh, Tiên Ông Chử Đồng Tử, Bảo Vương Thánh Mẫu Mẹ Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng và Liểu Hạnh Công Chúa

Winner 150 Độ Mâm Kuni Và Công Tắc Đỏ

Xế yêu Winner 150 đến Hoàng Trí Racing Shop chi nhánh chính độ nhẹ một vài món đồ để thỏa sức đam mê đồng thời trang trí cho xế yêu của mình thêm phần đẹp mắt. Đồng thời lên một vài món đồ chơi tiện ích để thuận tiện hơn trong việc di chuyển.

Các món đồ chơi xe winner mà xế yêu Winner đỏ đã lên gồm:

+ Công tắc đỏ (công tắc tắt máy tạm thời)

+ Dè con chống văng sình

+ Si nhan Beast Led 2 chiều

+ Mâm kuni (mâm nhện) gắn zin winner

+ Ngoài ra còn độ thêm vỏ xe (Lốp xe) trước và sau thương hiệu Michelin. Với thông số lốp trước là 90/80/17 và Lốp sau  là 130/70/17.

Tổng chi phí thiệt hại là khoảng 5.550.000đ. Ngoài ra, điểm đặc biệt ở đây là mâm kuni zin winner được gắn cho xe mà không hề chế cháo – tháo ra và gắn vào. Rất thuận tiện cho anh em ở xa mua về để tự lắp đặt. Công tắt đỏ (công tắc SH300i hay công tắc tắt máy tạm thời) dành cho Winner với tính năng tắt máy nhanh chỉ cần bật công tắt và sau đó mở lại công tắt và khởi động lại bạn hoàn toàn có thể di chuyển ngay và luôn mà không cần bật chìa khóa..

Thuận tiện hơn nữa nếu chủ xế yêu độ thêm bật yên xe tự động để thuận tiện cho việc đổ xăng hay các đồ chơi công nghệ khóa chống trộm smartkey, định vị GPS, sạc pin trên winner,… Bảo đảm xế yêu của bạn sẽ được mọi người chú ý nhờ sự đẹp mắt từ các đồ chơi xe winner mang lại và hiện đại do các món đồ chơi công nghệ mang lại.

Si nhan Beast Led 2 chiều được độ trên Winner

An toàn hơn và dễ dàng cho người đối diện chú ý khi xin đường

Mâm kuni – mâm nhện màu đỏ tông sẹc tông với xế yêu

Cận cảnh mâm kuni và vỏ trước Michelin

Công tắc tắt máy tự động màu đỏ nổi bật trên nền đen

Chắn bùn sau và mâm kuni nổi bật với vỏ to

Tổng thiệt hại khi độ xế yêu là khoảng 5.550.000đ

Có Nên Thờ Quan Công Chung Với Phật?

Ngày nay, mọi người thường thờ cúng Quan Công để được hộ thuẫn về mặt phong thủy, được Ngài che chở, trấn trạch và bảo vệ nhà cửa, đất đai. Với người làm kinh doanh, tượng Quan Công còn có tác dụng phù giúp cho công việc thuận lợi, buôn may bán đắt. Khi tìm hiểu về bức tượng này, nhiều gia chủ đặt ra câu hỏi có nên thờ Quan Công chung với Phật hay không? Đồ Đồng Quang Hà cho rằng đây là một câu hỏi rất hay bởi việc thờ cúng là vô cùng quan trọng, gia chủ nên và cần tìm hiểu kỹ để tránh những sai xót không đáng có xảy ra, dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Ý nghĩa thờ Quan Công theo lịch sử và Phật giáo

Với hình tượng dữ dằn, mạnh mẽ, cương quyết, tượng Quan Công được xem là thần bảo vệ cho gia đình, gia chủ. Người ta quan niệm Tượng Quan Công có gương mặt càng dữ thì hiệu quả bảo vệ càng mạnh với vũ khí bên mình là cây đại đao và thanh gươm khiến cho quỷ dữ phải khiếp sợ.

Tượng Quan Công mang đến năng lượng rất mạnh cho mọi người sức sống, vượng khí để làm việc không ốm đau, bệnh tật.

Ý nghĩa thờ Quan Công còn mang lại sự bình an, hòa khí, sự đoàn kết trong gia đình và thu hút tài lộc cho gia đình. Nhất là các nhà lãnh tụ hay doanh nhân khi đặt tượng Quan Công sau lưng, tại nơi làm việc, họ sẽ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ.

Quan Công cũng là một vị anh hùng, tượng trưng cho lẽ phải. Theo Phật giáo, Quan Công, Thổ Địa và Thần Tài chính là những vị hộ pháp, thiện thần, tài thần hỗ trợ cho con người. Việc thờ Quan Công cũng khá phổ biến trong những gia đình hiện nay.

Tượng Quan Công bằng đồng

Tượng Quan Vân Trường là vật trang trí phong thủy nên phù hợp với mọi tuổi giáp nhưng người thờ được tượng này phải là nam giới, từ 25 tuổi trở nên vì mang dương khí và trưởng thành, chín chắn trong mọi quyết định thì mới việc thờ Quan Công hiệu nghiệm, linh thiêng.

Trước khi mang về trưng bày, gia chủ phải phải khai quang điểm nhãn nếu không bức tượng cũng chỉ là một vật trang trí thông thường. Việc này nên chọn ngày giờ đẹp và nhờ thầy phong thủy có kinh nghiệm thực hiện.

Tượng Quan Công mang ý nghĩa rất lớn, tốt cho gia chủ

Gia chủ có thể đặt tượng Quan Công bằng đồng trên bàn làm việc hoặc thư phòng để có những kế sách hay, ý chí quyết tâm sắt đá và giúp con cháu sau này học hành giỏi giang văn võ toàn tài. Cần đặt theo hướng nhìn ra cửa chính hoặc ở các vị trí Sát tinh chiếu sẽ giải vận như: hoạ hại, lục sát, ngũ quỷ, tuyệt mệnh… Không nên đặt tượng Quan Công ở những vị trí ẩm thấp, thiếu tôn trọng, sạch sẽ.

Các ngày tốt để lễ thờ ông Quan Công là: ngày 13/1 – ngày quy y Tam Bảo; ngày 13/5 – ngày cúng chúng sinh; ngày 13/6 – ngày cúng tử; ngày 24/6 – ngày Cúng vía quan công ở Hội An. Trong các ngày thường gia chủ chỉ cần thắp nhang cho Ngài là được. Tuyệt đối không được cúng thịt gà vì gà là ân nhân cứu mạng của ông ngày xưa.

Thờ Quan Công cũng khá phổ biến trong các gia đình người Việt hiện nay. Có nên thờ Quan Công chung với Phật không cũng có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.

Tượng Phật Bà Quan Âm

Có người cho rằng thần linh, thánh phật đều là những bậc thánh nhân phù hộ độ trì cho con người có cuộc sống tốt đẹp, viên mãn, giúp con người thoát khỏi ưu tư muộn phiền. Trong đó, việc thờ Phật tại gia cũng có chư thiên, chư vị hộ pháp và các thiện thần theo hộ trì cho mọi người. Quan Công là vị hộ pháp, thiện thần, tài thần bảo vệ cuộc sống bình an cho con người. Vì vậy, theo tinh thần thờ thần phật chung thì có thể thờ , chung với Quan Công.

Ngược lại, nhiều người phản đối, bác bỏ ngay suy nghĩ có nên thờ Quan Công chung với Phật bởi họ cho rằng Phật là cao nhất, Quan Công là thần, xét về thứ bậc thì Phật ở bậc trên của Quan Công, nên không thể thờ chung một vị trí hai vị này với nhau được.

Việc thờ thần linh, thánh phật trong nhà chủ yếu xuất phát từ cái tâm của con người, một lòng hướng thiện, chăm nom phần âm của gia đình, có hiểu với bề trên,…. thì việc thờ cúng, sắp xếp ban thờ sẽ không quá cầu kì, yêu cầu cao ngoài những vật dụng, cần thiết.

Tượng Quan Công bằng đồng thiết kế tinh xảo, cao cấp tại cơ sở Quang Hà

Là mẫu tượng thờ, trưng bày nên ai cũng muốn lựa chọn được sản phẩm tượng Quan Công bằng đồng đẹp, chất lượng. Hiểu được nhu cầu và tâm lý của khách hàng, các nghệ nhân của Đúc đồng Quang Hà luôn trau chuốt, tỉ mỉ vào từng chi tiết để tạo nên bức tượng đặc sắc, sống động, có hồn toát lên được sự uy nghi, sức mạnh của vị tướng.

Đồng có độ bền vĩnh cửu, để lâu ngày cũng không bị oxy hóa, phai màu nên sử dụng trong mục đích thờ cúng, trưng bày là rất hợp lý. Trong tâm linh, kiêng kỵ tối đa việc thay thế, di chuyển, sửa chữa đồ đang thờ cúng nên thờ tượng Quan Công bằng đồng là hợp lý nhất.

Nếu quý khách có nhu cầu về bất kì mẫu tượng Quan Công hay thắc mắc có nên thờ Quan Công chung với Phật, hãy liên hệ ngay với Đúc đồng Quang Hà để được giải đáp chi tiết nhất.