Top 14 # Xem Nhiều Nhất Thủ Tục Cúng Xe Mới Mua Về Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Herodota.com

Cách Cúng Xe Máy Mới Mua Về Đúng Phong Tục

Trước kia, ông bà ta thường quan niệm rằng con trâu là đầu cơ nghiệp. Ngày nay, chiếc xe được xem là cần câu cơm có ý nghĩa tương tự con trâu kéo cày đối với nhiều người. Dù là ô tô hay xe máy thì việc xem ngày đẹp, màu xe, tuổi đẹp,… hợp với phong thủy thôi là chưa đủ. Thông thường khi mới mua xe về, người ta còn thực hiện nghi lễ cúng xe mới nhằm mang lại bình an, tài lộc và may mắn khi tham gia giao thông. Trong bài viết sau, Phunuvagiadinh muốn chia sẻ với bạn đọc cách cúng xe máy mới mua về theo đúng phong tục cho bạn tham khảo.

Hướng dẫn cách cúng xe máy mới mua về

Cần chuẩn bị những gì trước khi cúng xe máy mới mua?

Cúng xe máy mới như thế nào cho đúng phong tục là điều mà rất nhiều người quan tâm. Lễ vật cúng xe mới mua cần có:

Mâm cúng thứ nhất: để bày lên bàn thờ, dâng lên gia tiên, thần linh. Nếu là xe máy mới mua, sau khi hoàn tất buổi lễ cúng xe, đừng quên “rửa xe” để san sẻ may mắn, tài lộc và hỉ sự tới bạn bè, người thân.

+ Mỗi vùng miền sẽ có các cách cúng xe máy mới mua khác nhau. Thông thường, một mâm lễ chỉn chu, đầy đủ, thể hiện được lòng thành kính lên ông bà tổ tiên thường bao gồm: 1 đĩa trái cây, 1 bình hoa, 1 đĩa đồ chay, 1 đĩa gạo muối, 1 xấp giấy tiền vàng bạc, 3-5 ly rượu, 3-5 ly trà, 1 ly nước trắng, 2 cây đèn cầy đỏ và 3 cây hương.

Mâm cúng thứ 2 bao gồm: đồ mặn, hoa quả, gạo muối, tiền mã, rượu, đèn cây, nước lọc, cháo, quần áo vàng mã cúng chúng sinh. Đây là nghi thức bắt buộc để bố thí cho các vong hồn không may bị gặp phải tai nạn, chết đường chết chợ.

Nên quay đầu xe vào trong hay ra ngoài khi cúng?

Trước khi thực hiện thủ tục cúng xe mới mua về, bạn cần lưu ý quay đầu xe máy ra phía ngoài, hướng ra phía cửa. Tuyệt đối không làm ngược lại, tức là không quay đầu xe vào trong nhà hay hướng vào ngõ cụt.

Ngoài ra, nếu cẩn thận hơn, bạn có thể chọn hướng phù hợp với chủ nhân để làm nghi thức cúng xe mới. Tuy điều này không quá quan trọng nhưng theo quan niệm của ông bà ta, có thờ có kiêng có lành. Do vậy, bạn cũng không nên xem nhẹ điều này.

Giờ đẹp để cúng xe máy mới

Bạn nên chọn ngày lành, tháng tốt, hợp mệnh với gia chủ để cung xe máy mới mua về. Lời khuyên cho bạn là mở lịch hoặc hỏi các thầy phong thủy để tiến hành làm lễ cho thêm phần yên tâm. Các giờ tốt để cúng và xuất hành xe mới như Tốc Hỷ, Giờ Đại An, Tiểu Cát.

Thực hiện lễ cúng ngoài nhà hay trong nhà?

Theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ nên thực hiện lễ cúng xe máy mới mua về ngoài sân. Nếu nhà bạn ở sát đường quốc lộ và không gian quá hẹp không thể tổ chức lễ cúng bên ngoài thì bạn có thể thực hiện lễ cúng tại bãi đậu xe hoặc mời thầy cúng về nhà. Lưu ý cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc hướng đầu xe về phía đường lớn, không nhìn về ngõ cụt.

Nơi ở: Đường… Phường…Quận…Thành phố….Việt Nam.

Hôm nay, ngày…tháng…năm….

Con tên:………………..

Nhân dịp con mới mua chiếc xe biển số….., con có chuẩn bị một chút lễ vật cúng xe để dâng lên ông bà tổ tiên, thần linh, thổ thần cùng các vong linh chưa siêu thoát đang ẩn náu quanh đây.

Con xin mời các ngài về tham dự đầy đủ và hưởng lễ vật. Con cũng cầu xin các ngài phù hộ cho xe con thượng lộ bình an, làm ăn tấn tài tấn lộc, mọi việc như ý, thuận buồm xuôi gió.

Con xin tạ ơn các ngài!!!

Bạn phải nhớ rằng bài cúng chỉ là cách biểu đạt thành ý của mình lên bề trên, gia tiên và thần linh. Điều quan trọng là thái độ thành kính và thành khẩn của gia chủ. Sau khi đọc văn khấn xong thì chờ hương tàn, sau đó đốt sớ cúng vàng mã, vảy trà, rượu và muối hạt xung quanh đường để cúng chúng sinh, nhằm xua tan những điều không may mắn và cầu bình an đến với chủ nhân của chiếc xe.

Học cách cúng xe máy mới mua về không phải là điều bắt buộc nhưng nó lại là cách giúp chủ nhân của chiếc xe phần nào yên tâm khi điều khiển phương tiện giao thông trên đường.

*Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Cách Cúng Xe Máy Mới Mua Về Chuẩn Phong Tục Việt Nam

Ý nghĩa của phong tục cúng xe mới. Hướng dẫn cách cúng xe máy mới mua về chi tiết. Lễ vật chuẩn bị để cúng xe máy mới mua về. Bài cúng văn khấn cúng xe. Đặt mâm cúng xe mới trọn gói ở đâu?

Xe máy là một phương tiện phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam. Các thương hiệu luôn cho ra đời các loại xe, phiên bản xe tốt nhất. Nhu cầu sử dụng các loại xe máy cũng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, với mọi người, khi mua một chiếc xe máy mới phải thực hiện một lễ cúng cho xe. Cách cúng xe máy mới mua về sẽ mang lại sự may mắn và bình an cho người lái xe. Đây cũng một phong tục lâu đời của người dân Việt Nam.

Ý nghĩa của phong tục cúng xe mới

Cúng xe máy mới mua là một trong những thói quen của người dân Việt Nam. Đây cũng là một phong tục tập quán lâu đời mà các bậc cha ông truyền lại. Mặc dù chỉ là một chiếc xe máy thông thường, thế nhưng chúng lại vô cùng quan trọng trong cuộc sống và công việc của mọi người, Do đó, lễ cúng này mang nhiều ý nghĩa khác nhau đối với chủ xe.

Đầu tiên, điều quan trọng và ý nghĩa nhất của lễ cúng xe máy mới này là sự cảm tạ và cầu bình an. Sự cảm ơn của gia chủ đối với gia tiên, thần linh đã luôn bên cạnh, bảo vệ các thành viên trong gia đình. Đây cũng là một lời cầu may mắn sẽ luôn đến với chủ nhân xe mới.

Thứ 2, đối với mọi người thì lễ cúng này mang một ý nghĩa tâm linh. Đây là một nghi thức mang đến niềm tin cho gia chủ để họ an tâm hơn khi lái xe. Gia chủ sẽ đặt niềm tin vào các vị thần linh, gia tiên sẽ luôn bảo vệ mình.

Cuối cùng, thông thường sau khi tổ chức lễ cúng nhỏ thì các gia đình sẽ tổ chức một buổi tiệc nhỏ. Đây cũng là dịp để người thân, bạn bè, gia đình sum họp với nhau để chúc mừng cho thành quả nhỏ của gia chủ. Cùng ăn uống, liên hoan, tâm sự chia sẻ để tạo nên một không khí vui tươi nhất.

Lễ cúng xe mới được xem là một cột mốc quan trọng trong cuộc sống của gia chủ. Khi mà họ đã có thể tự mua cho mình một chiếc xe máy mới, một vật cũng có giá trị trong gia đình.

Hướng dẫn cách cúng xe máy mới mua về chi tiết

Trước hết, bạn phải tìm hiểu kỹ về một số thứ trước khi thực hiện lễ cúng này. Chúng bao gồm: chọn ngày giờ thực hiện lễ cúng phù hợp, tìm hiểu lễ vật cần thiết trong mâm cúng và bài văn khấn sẽ sử dụng trong lễ cúng xe máy mới mua.

Trong một lễ cúng xe máy mới sẽ có nhiều mâm cúng khác nhau. Do đó, bạn phải biết thứ tự thắp hương cho các mâm cúng này. Đầu tiên bạn phải thắp hương và khấn ở mâm cúng gia tiên, sau đó là mâm cúng thổ công, thổ địa. Cuối cùng, bạn đốt đèn cầy, thắp hương và khấn ở mâm cúng xe máy mới mua.

Sau khi đọc xong bài văn khấn đã chuẩn bị từ trước, bạn hãy vái lạy 3 cái và đợi hương tàn. Sau khi hương đã tàn, bạn hãy đốt tiền vàng và giấy cúng đã chuẩn bị trước. Như vậy là bạn đã thực hiện xong một cách hoàn chỉnh lễ cúng xe máy mới mua.

Lễ vật chuẩn bị để cúng xe máy mới mua về

Trong cách cúng xe máy mới mua về thì mâm cúng dùng trong buổi lễ này vô cùng quan trọng. Tuy chỉ là những món quen thuộc và đơn giản, thế nhưng chỉ cần thiếu một món cơ bản thì lễ cúng có thể không được diễn ra một cách suôn sẻ nhất.

Bài cúng văn khấn cúng xe

Mỗi một lễ cúng bạn đều phải chuẩn bị một bài văn cúng khác nhau. Chúng được xem là một điều không thiếu trong lễ cúng này và giúp bạn thể hiện được mong muốn đến các vị thần linh, gia tiên. Đây cũng là một bước quan trọng trong cách cúng xe máy mới mua về.

Tuy nhiên, có rất nhiều bài văn khấn được lưu truyền trong cuộc sống của mọi người. Do đó, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn ra một bài văn khấn mà bạn thấy phù hợp nhất.

Có rất nhiều website cung cấp các dịch vụ đặt mâm cúng xe mới mua. Bạn có thể tìm hiểu nhiều thông tin hơn thông qua việc này. Những hình ảnh để các lễ vật cần thiết trong mâm cúng, các loại mâm cúng khác nhau được bày trí với các phương thức khác nhau,… Đặc biệt hơn, mỗi một trang web đều có các nhân viên tư vấn, bạn có thể giải quyết những thắc mắc của mình thông qua những nhân viên này.

Việc đặt trọn gói mâm cúng xe máy mới mua sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bạn và gia đình hơn. Bạn sẽ chuẩn bị được một mâm cúng hoàn chỉnh, được sắp xếp một cách bắt mắt nhất mà không cần phải dành quá nhiều thời gian cho việc này. Bạn có thể sử dụng thời gian đó để thực hiện các công việc của mình.

Thủ Tục Cúng Về Nhà Mới

Thủ tục cúng về nhà mới thời buổi hiện nay thường được thực hiện theo cách tối giản nhất có thể. Bởi vì càng ngày con người ta càng bận rộn, vội vã để theo kịp guồng quay của thời đại. Nhưng cũng có rất nhiều người có quan niệm phải giữ gìn, bảo tồn những giá trị, phong tục cổ xưa: Thủ tục cúng về nhà mới – hay còn gọi lễ cúng nhập trạch là một trong số đó.

Giải thích theo Hán Việt, “nhập” là vào, “trạch” ở đây mang nghĩa “nhà”. Có thể hiểu đơn giản rằng đây là lễ vào nhà mới. Thực hiện thủ tục cúng về nhà mới này, nghĩa là đã làm lễ ra mắt thần linh, thổ địa ở địa phương.

Đây không hẳn là một hủ tục, mà có thể hiểu là một nét văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp. Xuất phát từ nề nếp “đi thưa, về trình” của người Việt Nam ta.

1.2. Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Người ta tin rằng việc thực hiện nghi lễ này sẽ giúp họ có thể kết nối với vị thần cai quản khu vực. Quan niệm từ ngàn xưa: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Việc “đăng ký hộ khẩu” với những vị thần này giúp họ quản lí địa bàn của mình thuận lợi. Từ đó họ cũng có thể phù hộ, giúp đỡ gia chủ: Gia đạo yên ấm, làm ăn thuận buồm xuôi gió.

Trái cây cúng về nhà mới: Gồm 5 loại trái cây theo mùa tại thời điểm cúng

Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi, nhang đèn, 3 hũ đựng gạo, muối và nước

Mâm cơm cúng chuyển nhà: Có thể cúng cơm chay hoặc đồ mặn tùy theo nề nếp mỗi nhà. Những đồ ăn gợi ý đối với mâm cơm chay: Cơm, các món xào chay như đậu hũ, rau củ chay, bánh kẹo tùy ý, ….. Đối với mâm cơm mặn có thể bao gồm bộ tam sên, heo quay, thịt luộc, tôm, trứng vịt; gà, xôi,….

Ngoài ra phải chuẩn bị văn khấn: Viết thành tâm lời khấn của gia chủ, được đọc trong buổi lễ. Phải có bếp than để đặt ở giữa cửa ra vào. Còn phải chuẩn bị những vật mang ý nghĩa may mắn như: Chổi mới, gạo, muối, tiền vàng, bếp than,…

3. Hướng dẫn cách cúng nhà mới thuê, nhà mới mua, nhà được xây cất nói chung

Đốt lò than tại giữa cửa chính. Bày đồ cúng lên mâm cúng trên ban thờ

Chủ nhà bước qua bếp than đầu tiên, dẫn đầu đội ngũ làm lễ. Trên tay phải cầm theo bát hương và bài vị của tổ tiên.

Các thành viên khác vào nhà theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Trên tay cầm theo các đồ vật may mắn chứ không được đi tay không.

Sau khi bật hết điện, mở hết cửa cho thông thoáng: Mang ý nghĩa đón những điều may mắn vào nhà. Người trong nhà sẽ tiến hành sắp xếp bàn thờ ngay ngắn, chỉn chu. Tiếp đó, mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu? Thường là sẽ ở giữa nhà, trước đó có thể quét dọn sẵn và bày chiếu cho sạch sẽ.

Chủ nhà đọc văn khấn, sau đó đốt nhang, đèn và hóa tiền vàng. Trong thời gian đó, những thành viên khác trong nhà: Đứng chắp tay nghiêm chỉnh, thành tâm cầu nguyện cho mọi chuyện suông sẻ, tốt đẹp.

Các hũ muối, gạo, nước sẽ đặt ở bàn thờ táo quân, cầu chúc sự no đủ an lành.

4. Bài văn phấn cúng về nhà mới

5. Một số lời khuyên cho gia chủ

Đối với một số nơi như chung cư, hoặc nhà quá sát nhau: Nên hạn chế đốt lò than và các vật dễ gây cháy nổ để ngừa sự cố không may. Việc hóa tiền vàng mã cũng nên hạn chế: Tránh ảnh hưởng đến không gia sống của tập thể.

Quy tắc, nghi lễ thì tất nhiên nên thực hiện đầy đủ. Nhưng nếu điều kiện gia đình không cho phép: Gia chủ cũng có thể giản lược bớt, thay đổi linh hoạt cho phù hợp. Hãy cứ xem việc thực hiện thủ tục cúng về nhà mới là một nét đẹp văn hóa: Không cần quá câu nệ, cuồng tín, nhưng cũng nên thành tâm và tin tưởng điều tốt đẹp.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ:

Với gần 20 năm kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng Vietnamarch là điểm đến của những mẫu ban thờ đẹp, hiện đại, sáng tạo. Vietnamarch – Nơi kiến tạo vẻ đẹp.

Thủ Tục Nhập Trạch Về Nhà Mới

Chọn thời điểm tốt làm lễ nhập trạch

Chọn ngày giờ tốt là việc đầu tiên cần thực hiện trong thủ tục nhập trạch về nhà mới. Mục đích của việc chọn ngày đẹp nhập trạch là để giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong ngôi nhà mới. Thông thường để chọn ngày tốt, giờ tốt làm lễ nhập trạch người ta sẽ chọn theo tuổi chủ nhà, chọn theo giờ hoàng đạo hay chọn theo hướng nhà.

Chọn ngày tốt làm lễ nhập trạch

Nếu gia chủ không có thời gian hoặc không có điều kiện đi xem thầy phán ngày, giờ hoàng đạo. Hoặc tìm được ngày tốt nhưng không phù hợp với hoàn cảnh của gia chủ thì có thể làm lễ nhập trạch tránh những ngày sau:

Tránh làm lễ nhập trạch vào ngày Dương công kỵ nhật: Ngày 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, ngày 8 và 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12 âm lịch.

Ngày Tam nương: 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng.

Ngày Thọ tử: 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng.

Lưu ý: Gia chủ khi làm lễ nhập trạch cần kiêng những tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Hai tháng này có các ngày như tiết Thanh minh, Vu lan báo hiếu, tháng “cô hồn”. Theo quan niệm dân gian là những tháng xấu, âm khí nặng. Trong tháng này gia chủ không nên làm lễ nhập trạch nhà mới vì dễ dẫn âm khí vào nhà.

Chọn giờ tốt làm lễ nhập trạch

Thời gian làm nếu không được “thầy” xem cụ thể thì có thể chọn những giờ tốt trong ngày để làm như:

Vào buổi sáng: Mặt trời đang lên, dương thịnh là thời gian tốt để làm lễ nhập trạch nhà mới.

Có thể làm lễ nhập trạch vào buổi trưa nhưng kiêng làm lúc mặt trời đứng bóng trên đỉnh đầu (khoảng 11 giờ đến 1 giờ). Lúc này âm và dương giao nhau, nếu làm lễ sẽ không được may mắn cho ngôi nhà mới.

Càng về chiều mặt trời ngã về tây, bóng tối lan nhiều, lúc này âm thịnh dương suy. Nếu gia chủ làm lễ nhập trạch vào các thời gian từ chiều đến tối thì cũng không được may mắn.

Ngày tốt làm lễ nhập trạch chính là thủ tục nhập trạch về nhà mới đầu tiên bạn cần nắm. Với những thông tin chúng tôi mới cung cấp phía trên chắc hẳn bạn đã có được thời điểm chính xác rồi đúng không?

Lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì?

Mâm cúng nhập trạch là lễ vật đầu tiên và bắt buộc phải chuẩn bị được để có thể tiến hành lễ nhập trạch. Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch cũng khá đơn giản. Tùy vào từng địa phương và “hoàn cảnh” mà có thể linh hoạt thay đổi chút đỉnh. Tuy nhiên, những thứ sau đây là bắt buộc gia chủ phải đáp ứng được:

Mâm trái cây: Gia chủ mua một mâm trái cây ngon. Có thể mua theo mùa hoặc có gì mua đó nhưng nhất định phải chọn những trái tươi, còn tốt. Thông thường một mâm lễ cúng nhập trạch đúng chuẩn sẽ có 5 loại hoa quả.

Hoa cúng: Tương tự như trên, gia chủ có thể tùy vào tình trạng của mình mà mua một bó hoa cúng. Thông thường hoa cúng nhập trạch gia chủ nên chọn những loại hoa trang nghiêm như cúc vàng, hoa huệ tây, hoa ly (bông lẻ),…

Nhang đèn: Gia chủ cần chuẩn bị 1 cặp đèn cầy đỏ, nhang thơm, giấy tiền vàng mã, muối – gạo – nước hoặc rượu.

Mâm cơm cúng: Tùy thuộc vào gia chủ mà có thể chọn mâm cơm dâng nhập trạch là com chay hay cơm mặn. Tuy nhiên, để lễ cúng được thanh tịnh nhất gia chủ nên chọn cúng mâm chay lên thần linh.

Bếp than hồng: Khi bắt đầu làm lễ nhập trạch, gia chủ sẽ cần dùng đến bếp than hồng. Gia chủ sẽ đặt bếp than ngay trước cửa để từng người trong gia đình bước qua.

Bếp lửa và bộ ấm trà: Bộ đồ dùng này sẽ được dùng ngay sau khi gia chủ bước vào nhà. Việc bật bếp pha trà sẽ là một thủ tục nhập trạch về nhà mới mang ý nghĩa khởi sắc cho không gian gia đình. Đồng thời, ấm trà nóng dâng lên thần linh cũng là một tục lệ không thể thiếu trong các thủ tục thờ cúng.

Văn khấn nhập trạch nhà mới: Đọc văn khấn trong lúc thờ cúng là một thủ tục nhập trạch về nhà mới không thể bỏ qua. Để bày tỏ lòng thành và xin phép thần linh nhập trạch vào nhà mới.

Đây là những vật dụng cơ bản gia chủ cần sắm đồ lễ cúng nhập trạch nhà mới cho căn nhà mới của mình. Ngoài ra, tùy gia cảnh mà gia chủ có thể chuẩn bị thêm các món đồ tùy tâm dâng lên lễ cúng thần linh của mình.